Giáo án lớp 3 môn Đạo đức - Bài 12: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (tiết )

* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ:

- Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp.

- Kiểm tra kiến thức cũ:

+ Vì sao các em phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác?

 

docx5 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 4042 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Đạo đức - Bài 12: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (tiết ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27 Tiết 27 Ngày soạn: 02/03/2018 Ngày dạy: 04/03/2018 Bài 12: TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (T2) Mục tiêu: KIến thức: Giúp HS hiểu: Thư từ, tài sản là sở hữu riêng tư của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm thư từ tài sản của người khác. Hành vi: Không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được sự đồng ý. Thái độ: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Phương tiện dạy học: Giáo viên: Giáo án, vở bài tập đạo đức lớp 3. Học sinh: Vở bài tập đạo dức lớp 3. Tiến trình dạy học: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ: Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp. Kiểm tra kiến thức cũ: + Vì sao các em phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? + Hãy kể một số hành vi thể hiện sự không tôn trọng tài sản của người khác? GV nhận xét, tuyên dương. Giới thiệu bài mới: Hôm nay cô và các em sẽ tiếp tục tìm hiểu bài “Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (tiết 2)”. Lớp trưởng báo cáo sĩ số. HS lắng nghe, trả lời: + Thư từ, tài sản của người khác là của riêng của mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm đến chúng là việc làm vi phạm pháp luật. + Xem trộm thư từ, tự ý sử dụng khi chưa được cho phép, sử dụng trước rồi mới hỏi mượn sau, phá hoại đồng dùng, tài sản của người khác. HS lắng nghe. HS lắng nghe. Hoạt động 2: Nhận xét hành vi: GV treo hình ảnh các tình huống trong vở bài tập đạo đức trang 46 lên bảng. + Yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn để nhận xét hành vi nào đúng, hành vi nào sai. Vì sao sai? + Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp. + GV kết luận theo từng nội dung. Tình huống a: Sai. Vì Bố vừa mới đi công tác về Thắng nên để cho bố nghĩ ngơi và nên hỏi thăm bố có mệt hay không rồi sau đó hẵng hỏi quà. Không nên tùy tiện mở túi xách của bố ra vì làm như vậy có thể làm lẫn lộn các tài liệu liên quan tới công việc của bố. Tình huống b: Đúng, vì khi Bình qua nhà người khác và biết chào hỏi người lớn đó là sự lễ phép, và khi Bình xin phép được xem tivi cùng thể hiện sự tôn trọng tài sản của người khác. Tình huống c: Sai, vì thư từ là tài sản bí mật, hơn nữa đây là thư Hải viết cho bố khi bố đang đi công tác ở xa, trong thư thể hiện những tình cảm mà Hải dành cho bố nếu chúng ta xem trộm thư của Hải tức là chúng ta không tôn trọng bố Hải và Hải. Tình huống d: Đúng, vì Phú xin phép bạn xem đồ chơi là đang tôn trọng bạn và tôn trọng tài sản của bạn. HS quan sát. HS thảo luận. + HS trình bày, các bạn khác lắng nghe, nhận xét. + HS lắng nghe. Hoạt động 3: Xử lí tình huống: GV chia lớp ra làm 2 đội: + Yêu cầu mỗi đội sắm vai theo một tình huống trong bài tập 5, vở bài tập đạo đức trang 47. + Hướng dẫn các nhóm thảo luận và phân công bạn sắm vai xử lí tình huống. + Cho HS trình bày. Giáo viên quan sát, nhận xét: Tình huống 1: Phải chờ khi bạn quay về lớp thì hỏi mượn chứ không tự ý lấy đọc. Tình huống 2: Khuyên ngăn các bạn không được làm hỏng mũ của người khác và nhặt mũ trả cho Thịnh. Học sinh lắng nghe. + HS thảo luận và phân công các bạn đóng vai. + Hai đội trình bày theo cách riêng của mình. HS lắng nghe. Hoạt động 4: Trò chơi “Đóng vai”: GV cho HS đọc đề bài. Chia lớp thành 3 nhóm, 2 nhóm tham gia đóng vai, 1 nhóm còn lại quan sát và nhận xét. Cho HS lần lượt lên bảng đóng vai xử lí tình huống. Cho HS nhẫn xét. GV nhận xét,kết luận: + Tình huống 1: Nếu là Quang thì nên khuyên Linh trả lại thư cho Mai, làm như vậy là không tôn trọng Mai vì đó là thư từ riêng của bạn chúng ta không nên đụng vào khi chưa được sự cho phép của bạn. + Tình huống 2: Nếu là Nguyên thì nói với Bình chúng nên để quyển nhật kí của Dung lại chỗ cũ. HS đọc đề bài. HS lắng nghe. Các nhóm cử đại diện lên đóng vai, cả lớp quan sát và theo dõi. HS nhận xét. HS lắng nghe. Hoạt động 5: Thảo luận nhóm Cho HS đọc đề bài. GV cho HS thảo luận theo nhóm bốn để tìm ra ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai. GV gọi HS nêu kết quả thảo luận. GV nhận xét. + a) Sai. Vì có những đồ dùng trong nhà là đồ dùng cá nhân của mỗi người, chúng ta không nên tùy tiện sử dụng nếu chưa được sự cho phép. + b) Sai. Vì làm như vậy là không tôn trọng bạn vài tài sản của bạn. + c) Đúng. + d) Sai. Vì không chỉ có người lớn mà trẻ em cũng có quyền được tôn trọng, chúng ta nên tôn trọng quyền riêng tư của trẻ em. HS đọc đề. HS thực hiện. HS trình bày. HS lắng nghe. Hoạt động 6: Cũng cố dặn dò: GV Kết luận: Thư từ, tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ. Tự ý xem thư, sử dụng tài sản của người khác là thiếu lòng tự trọng và vi phạm pháp luật. GV hỏi: Hôm nay chúng ta học bài gì? Cho HS nhắc lại Ghi nhớ của bài học. GV dặn dò HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới cho tiết sau bài “Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước”. HS lắng nghe. HS trả lời. HS nhắc lại. Rút kinh nghiệm tiết dạy: .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 12 Ton trong thu tu tai san cua nguoi khac_12308072.docx
Tài liệu liên quan