Giáo án lớp 3 - Năm 2015 - 2016 - Tuần 14

I. MỤC TIÊU

- Biết so sánh các khối lượng.

- Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán có lời văn.

- Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Chuẩn bị 1 cái cân đồng hồ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu tên đơn vị gam? 1 kg = . g

- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.

B. Bài mới.

1. Giới thiệu bài:

 GV nêu mục đích yêu cầu của bài học.

2. Hướng dẫn luyện tập.

 Bài1: HS đọc thầm và nêu yêu cầu của bài.

 - HS làm câu thứ nhất, thống nhất kết quả so sánh: 744 g > 474 g

- HS nêu cách làm câu thứ 2: Thực hiện phép cộng số đo khối lượng ở vế trái rồi so sánh.

- HS tự làm vào vở.

* Củng cố bài 1: Tính kết quả ở mỗi vế rồi so sánh.

 

doc30 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2015 - 2016 - Tuần 14, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 (túi) Đáp số: 5túi Chú ý: Giúp HS nhận biết và ghi đúng tên đơn vị ở kết quả của phép chia trong giải bài tập 3, 4 4. Củng cố, dặn dò. GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Tập đọc Nhà rông ở Tây nguyên I. Mục tiêu - Bước đầu biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng một số từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên. - Hiểu đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở Tây Nguyên gắn với nhà rông. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) - Trả lời được những câu hỏi trong SGK. II. Đồ dùng dạy học: ảnh minh hoạ nhà rông. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 3 HS đọc bài Hũ bạc của người cha và trả lời câu hỏi nội dung đoạn đó. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài: HS quan sát ảnh nhà rông, GV giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn luyện đọc. a, GV đọc mẫu toàn bài. b, Luyện đọc. - Đọc nối tiếp câu, sửa lỗi phát âm cho HS. + Luyện đọc từ khó: Sến, chiêng trống, lập làng - Đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó, luyện ngắt nghỉ câu văn dài. - GVcho HS giải thích các từ khó: rông chiêng, nông cụ. - Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm, GV theo dõi sửa sai cho HS. - Kiểm tra trước lớp: 4 em đại diện 4 nhóm đọc trước lớp, mỗi em một đoạn. - Cả lớp nhận xét chung. - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài Một HS đọc to đoạn 1, cả lớp theo dõi trả lời câu hỏi: + Vì sao nhà rông phải chắc và cao? ( ... chắc đẻ dùng lâu dài, chịu được gió bão, chứa được nhiều người khi hội họp, tụ tập nhảy múa; sàn cao để voi đi qua mà không đụng sàn, mái cao để múa, ngọn giáo không vướng mái.) Cả lớp đọc thầm đoạn 2, trả lời: + Nhà rông có gian đâu được trang trí như thế nào? (Gian đầu là nơi thờ thần làng nên trang trí rất nghiêm) - HS đọc thầm đoạn 3,4: + Vì sao nói gian cửa là trung tâm của nhà rông? (Vì gian cửa là nơi có bếp lửa, nơi các già làng thường tụ họp để làm việc lớn, nơi tiếp khách của làng .) + Từ gian thứ 3 dùng để làm gì? - Em nghĩ gì về nhà rông ở Tây Nguyên? (VD: Rất độc đáo và đồ sộ. Nhà rông rất tiện lợi với người Tây Nguyên) 4. Luyện đọc lại. - GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài, chú ý nhấn giọng các từ nói nên đặc điểm của nhà rông. - HS theo dõi sau đó chọn một đoạn trong bài mà em thích để luyện đọc. - Gọi 3-4 em đọc đoạn mình chọn trước lớp. - GV nhận xét và cho điểm. 5. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau “Đôi bạn”. Tiết 2 (Buổi sáng) Toán Luyện tập I. Mục tiêu HS thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong giải toán (có một phép tính chia 9). II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Toán. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GV: Viết 3 phép tính trong bảng chia 9, HS lên bảng làm. - HS khác: Đọc bảng chia 9. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. Bài luyện tập. Bài 1: Ôn tập bảng nhân và chia 9. Ví dụ: 9 x 6 = 54 54 : 9 = 6 * Củng cố bảng nhân chia 9 và mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Bài 2: Ôn tập cách tìm thương, số bị chia, số chia. Khuyến khích học sinh nên tính nhẩm. Khi tìm số chia có thể thực hiện theo một trong 2 cách sau đây: Chẳng hạn: 27 : 3 = ? 3 x ? = 27 Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Bài 3: Học sinh thực hiện theo 2 bước. * Gợi ý: + Phải xây 36 ngôi nhà, đã xây 1/ 9 số ngôi nhà . Hỏi đã xây được mấy ngôi nhà? Học sinh thực hiện 36 : 9 = 4 (ngôi nhà) + Phải xây 36 ngôi nhà, đã xây được 4 ngôi nhà. Hỏi còn phải xây tiếp bao nhiêu ngôi nhà? Học sinh thực hiện 36 - 4 = 32 (ngôi nhà) Học sinh giải bài toán, sau đó giáo viên chữa bài. Bài 4: Học sinh đọc đề bài, lớp đọc thầm . Giáo viên hướng dẫn thực hiện theo 2 bước: a) Đếm số ô vuông của hình (18 ô vuông) Tìm 1/ 9 số ô vuông đó (18 : 9 = 2 (ô vuông) b) Đếm ( tính ) số ô vuông của hình (18 ô vuông) Tìm 1/ 9 số ô vuông đó (18 : 9 = 29 ô vuông) Học sinh tự làm vào vở , sau đó GV chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò Học sinh và giáo viên hệ thống lại bài. Giáo viên nhận xét giờ học. Tiết 3 (Buổi sáng) Thể dục Giáo viên chuyên dạy Tiết 4 (Buổi sáng) Chính tả (Nghe-viết) Hũ bạc của người cha I. Mục tiêu. - Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ui/uôi (BT2). - Làm đúng bài tập 3 a/b viết đúng một số từ có tiếng chứa âm đầu dễ lẫn s/x hoặc âc/ât. II. Đồ dùng dạy học: SGK; vơ BTTV. III. Các hoạt động dạy học. Kiểm tra bài cũ. - 2HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con: màu sắc, hoa màu, nong tằm, no nê. - GV nhận xét, tuyên dương những HS viết nhanh, chữ đẹp. B Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn hs nghe viết. a, GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài. - GV đọc đoạn chính tả, 1HS đọc lại. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - GV hướng dẫn Hs nhận xét. GV hỏi: + Khi thấy người cha ném tiền vào lửa, người con đã làm gì? + Hành động của người con giúp người cha hiểu ra điều gì? + Lời nói của cha đựơc viết như thế nào? + Từ nào trong đoạn văn phải viết hoa? Vì sao? + Những chữ nào trong bài dễ viết sai? - HS viết vào bảng con: sưởi lửa, ném, thọc tay, làm lụng. b, GV đọc cho HS viết bài. - GV đọc cho HS viết bài. - GV đọc thong thả từng cụm từ cho HS viết. - GV theo dõi, uốn nắn. c, Nhận xét, đánh giá. - GV kiểm tra từ 5 – 7 bài. - GV nhận xét bài viết của HS. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 2: Điền vào chỗ trống ui hay uôi? HS đọc yêu cầu của bài, tự làm vào vở sau đó chữa chung. mũi dao – con muỗi. hạt muối – múi bưởi. núi lửa – nuôi nấng. tuổi trẻ – tủi thân. Bài 3: HS đọc yêu cầu đề bài. - Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x; âc/ât có nghĩa như sau: - HS thảo luận nhóm đôi - HS đọc bài làm theo nhóm. - GV nhận xét, chữa: a) sót, xôi, sáng; b) mật, nhất, gấc. 4. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học, tuyên dương HS viết đẹp. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán Ôn tập bảng chia 9 I. Mục tiêu - Hướng dẫn HS làm bài trong sách bài tập để cung cố bảng chia 9. - Vận dụng bảng chia 9 vào làm các phép tính và giải toán có liên quan đến phép chia 9. II. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Luyện tập. Bài 1: Ôn tập bảng nhân và chia 9. HS nối tiếp nhau đọc bảng nhân và chia 9. * Củng cố bảng nhân, chia 9 và mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Bài 2: Ôn tập cách tìm thương, số bị chia, số chia. Khuyến khích HS vận dụng bảng chia để tính nhẩm. Khi tìm số chia, số bị chia, có thể thực hiện theo một trong 2 cách sau đây: Chẳng hạn: 24 : 3 = ? 3 x ? = 24 * HS làm bài sau: Tìm x: a, x : 1 = 9 b, 63 : x = 9 c, x : 4 = 9 Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia trong bảng chia 9. Bài 3: HS đọc đề bài, thực hiện theo 2 bước: + Phải trồng 36 cây, đã trồng 1/ 9 số cây . Hỏi đã trồng mấy cây? HS thực hiện 36 : 9 = 4 ( cây) + Phải trồng 36 cây, đã trồng được 4 cây. Hỏi còn phải trồng tiếp bao nhiêu cây nữa? HS thực hiện 36 - 4 = 32 ( cây) HS giải bài toán, sau đó GV chữa bài. Bài 4: HS đọc đề bài, lớp đọc thầm . GV hướng dẫn thực hiện theo 2 bước: a) Đếm số ô vuông của hình (18 ô vuông) Tìm 1/ 9 số ô vuông đó ( 18 : 9 = 2 ( ô vuông )) b) Đếm ( tính ) số ô vuông của hình ( 18 ô vuông) Tìm 1/ 9 số ô vuông đó ( 18 : 9 = 29 ô vuông )) HS tự làm vào vở bài tập, sau đó GV chữa bài 3. Củng cố, dặn dò. Tiết 2 (Buổi chiều) Thực hành kĩ năng sống Thực hành kĩ năng phòng tránh tai nạn, thương tích I. Mục tiêu - Giúp HS thực hành đóng vai xử lí các tình huống trong bài tập 4. - Biết cách xỉ lí phù hợp với từng tai nạn xảy ra. - Qua bài rèn cho HS kĩ năng phòng tránh các tai nạn thương tích có thể gặp trong cuộc sống hằng ngày. - Bài tập cần làm: Bài 5. II. đồ dùng dạy học - Vở bài tập KNS, tranh, bảng phụ, phiếu giao việc. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GV hỏi: Khi bị ong đốt, con xử lí như thế nào? - GV gọi vài HS kể. - GV nhận xét, đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS thực hành. - GV treo bảng phụ: - Cho HS đọc yêu cầu bài 5: Hãy cùng các bạn thực hành đóng vai các tình huống trên (Bài tập 4), một bạn đóng vai bị thương, các bạn khác tìm cách xử lí giúp bạn. GV hỏi: Bài yêu cầu gì? - GV chia lớp thành 5 nhóm, giao nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận đóng vai để xử lí các tình huống trong bài tập 4. + Nhóm 1: Tình huống trong tranh 1: Dùng nước sôi để nguội hoặc nước muối sinh lí nhỏ nhiều vào mắt để dị vật trôi ra. + Nhóm 2: Tình huống trong tranh 2: Cho ngâm ngay phần cơ thể bị bỏng vào nước lạnh, khoảng 20 phút hoặc đến khi hết rát. + Nhóm 3: Tình huống trong tranh 3: Dùng khăn sạch hoặc dùng tay (nếu không có khăn) ấn chặt vào vết thương cho đến khi máu ngừng chảy. + Nhóm 4: Tình huống trong tranh 4: Rút kim châm của ong rồi chấm vào vết đốt bằng vôi hoặc dung dịch amoniac (nước tiểu), hoặc dung dịch kiềm. + Nhóm 5: Tình huống trong tranh 5: Rửa vết cắn bằng nhiều nước và xà phòng, sau đó đưa đến bác sĩ. - Các nhóm trưởng lên nhận phiếu giao việc cho nhóm thảo luận. -Yêu cầu các nhóm đóng vai. Thời gian 5 phút. Nhóm trưởng phân công một bạn đóng vai bị thương, các bạn khác tìm cách xử lí giúp bạn. - Hết thời gian, các nhóm trình bày cách xử lí trước lớp bằng cách đóng vai. - Các nhóm khác theo dõi nhận xét. + Cách nhập vai, thể hiện; các xử lí tình huống đã phù hợp chưa? - GV nhận xét, đánh giá chung và tuyên dương, tư vấn. - Liện hệ: HS tự liên hệ bản thân. *Kết luận: Khi bị thương tích cần sơ cứu kịp thời, sau đó đưa đến bác sĩ nếu cần thiết. - Vài HS nhắc lại. 3. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học và dặn dò HS thực hiện phòng tránh tai nạn thương tích cho tốt. Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện đọc Luyện đọc các bài tập đọc ở tuần 13 và 14. I. Mục tiêu - Luyện tập, củng cố và rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hay cho HS. - HS đọc và trả lời lại các câu hỏi ứng với từng đoạn đọc trong mỗi bài tập đọc. - Giúp HS khắc sâu nội dung kiến thức mỗi bài tập đọc. II. Đồ dùng dạy học: Sách Tiếng Việt. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn luyện đọc - GV cho HS ôn lại 4 bài tập đọc trong tuần 13 + 14. Hỏi: Kể tên các bài tập đọc ta đã học trong tuần 13 và 14. - HS nêu tên 4 bài tập đọc. - Hướng dẫn đọc ôn từng bài. + Bài: Người con của Tây Nguyên. - GV gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. - GV theo dõi, nhận xét, tư vấn thêm nếu cần. + Bài: Cửa Tùng, GV gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. - GV theo dõi, tư vấn thêm nếu cần. + Bài: Người liên lạc nhỏ. GV gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài. - GV theo dõi, nhận xét, tư vấn thêm nếu cần. + Bài: Nhớ việt bắc, GV gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc 2 khổ thơ của bài. - GV theo dõi, tư vấn thêm cách ngắt nhịp thơ, giọng đọc. - Sau đó chia lớp thành 4 nhóm, giao mỗi nhóm đọc ôn 2 bài. + Nhóm 1 và 3: Đọc bài: Người con của Tây Nguyên và Cửa Tùng. + Nhóm 2 và 4: Đọc bài: Người liên lạc nhỏvà bài Nhớ Việt Bắc. * Thi đọc trước lớp 2 bài: + Bài: Người liên lạc nhỏ. GV gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài. - GV kết hợp hỏi nội dung đoạn đọc: a) Đoạn 1: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? (Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới) Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào? (Đi cẩn thận gặp điều gì Kim Đồng huýt sáo làm hiệu để cho ông ké tránh kịp thời.) b) Đoạn 2,3, 4: Tìm những chi tiết nói lên sư nhanh trí của anh KĐ khi gặp địch? + Kim Đồng nhanh trí thông minh. + Sự nhanh trí thông minh của anh Kim Đồng khiến bọn giặc không nghi ngờ. + Kim Đồng dũng cảm vì còn rất nhỏ đã là một chiến sĩ liên lạc của cách mạng, dám làm những công việc quan trọng, nguy hiểm, khi gặp địch vẫn bình tĩnh đối phó, bảo vệ cán bộ. + Bài: Nhớ việt bắc. - Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc? (Nhớ hoa, nhớ núi rừng Việt Bắc, nhớ con người) Tìm câu thơ cho thấy Việt Bắc rất đẹp, đánh giạc rất giỏi? (Việt Bắc đánh giặc giỏi: Rừng cây núi đá ta cùng đánh tây, rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.) - Tìm những câu tả vẻ đẹp của người Việt Bắc? (Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng; Nhớ người đan nón....) - Nội dung chính của bài thơ là gì? - Tình cảm của tác giả đối với con người và cảnh rừng Việt Bắc như thế nào? - Hai bài còn lại cho HS về nhà tự đọc tiếp. 3. Củng cố dặn dò. GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Thứ tư ngày 9 tháng 12 năm 2015 Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Tiếng Việt (LT&C) ôn: từ địa phương - Dấu chấm hỏi, dấu chấm than I. Mục tiêu. - Luyện tập, củng cố các từ địa phương đã học ở bài trước. - Luyện tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi, chấm than. - Hướng dẫn HS làm bài trong sách bài tập TV nâng cao. II. Đồ dùng dạy học: Sách TV nâng cao + Vở thực hành luyện từ và câu nâng cao. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập. (Vở thực hành luyện từ và câu – tr36) Bài1: HS đọc yêu cầu ở SGK. GV giúp HS hiểu: Các từ trong mỗi cặp từ có nghĩa giống nhau (lạc/đậu phộng; bánh đa / bánh tráng ...) HS đọc lại các cặp từ cùng nghĩa. HS làm bài tập vào vở bài tập, 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. GV: Từ ngữ tiếng Việt rất phong phú. Cùng một sự vật, đối tượng mà mỗi miền có những cách gọi khác nhau. Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài. Quan sát tranh, trao đổi theo cặp để tìm từ theo cách gọi ở miền Bắc và cách gọi của miền Nam. Viết kết quả vào bài tập. - HS nối tiếp nhau đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét. Bài 3: HS đọc yêu cầu của đề và đọc các câu văn. - HS tìm từ thay thế: tui – tôi; mô - đâu; tê tề – kia kìa; tau – tao; mi – mày; bây chừ – bây giờ; mần răng – làm gì; chừ – giờ; ni – này. HS nối tiếp đọc bài làm của mình. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. Bài 4: HS đọc yêu cầu của đề và đọc các câu thơ, nói rõ dấu câu cần được điền vào ô trống. 3 HS lên bảng dưới làm, lớp làm vào vở. HS đọc bài làm của mình, cả lớp nhận xét. - GV chữa chung: ô1 điền “!” ; ô2 điền: “?” ô3 điền: “!” ô4 điền: “?” ô5 điền: “?” HS làm bài trong vở bài tập. 3. Củng cố, dặn dò - GV hệ thống bài học và dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi chiều) Đạo đức GV chuyên dạy Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện toán Ôn: chia số có hai chữ số cho số có một chữ số I. Mục tiêu Luyện tập, củng cố cách thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia). Củng cố về giải toán và vẽ hình tứ giác có 2 góc vuông. II. Đồ dùng dạy học: Vở BT Toán + Luyện tập Toán. III. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. Luyện tập. (Hướng dẫn học sinh làm trong vở bài tập (trang 78)) Bài 1: Cho HS làm bài rồi chữa 1 số bài trên bảng để HS vừa nói vừa viết và củng cố cách thực hiên phép chia. Bài 2: Đặt tính rồi tính. - HS tự làm rồi chữa. Bài 3: Bài toán gắn liền với 1 vấn đề thực tế. - HS đọc đề bài. - GV hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - HS tự làm, tự tìm cách trình bày rồi trao đổi theo nhóm. Bài giải: Thực hiện phép chia 34 : 6 = 5 (bàn) (dư 4 HS) Số bàn có hai HS ngồi là 5 bàn, còn 4 HS nữa nên cần có thêm 1 bàn nữa. Vậy số bàn cần có ít nhất là: 5 + 1 = 6 (cái bàn) Đáp số: 6 cái bàn Bài 4: HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - HS vẽ hình vào vở. - 1 HS lên bảng làm bài. GV chữa chung. - HS đối chiếu và nhận biết một số dạng hình tứ giác có 2 góc vuông. Bài 5: HS đọc kĩ bài, suy nghĩ làm bài. Khoanh vào câu trả lời đúng: Khoanh ý C: 6giờ20 phút. 3. Củng cố dặn dò. HS và GV hệ thống lại bài. GV nhận xét giờ học. Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ & câu Từ ngữ về các dân tộc, luyện tập về so sánh I. Mục tiêu - Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta (BT1). - Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống (BT2). - Dựa vào tranh gợi ý, viết (hoặc nói) được câu có hình ảnh so sánh (BT3). - Điền được từ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh (BT4). II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ, tranh minh hoạ, bản đồ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - 3 HS lên bảng làm bài 1và bài 3. - Nhận xét, chữa bài. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài1: GV cho HS đọc yêu cầu của bài. - GV phát giấy cho HS làm việc theo nhóm. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Sau khi HS trình bày kết quả. GV nhận xét. - GV chốt lại: GV nhìn vào bảng đồ nơi cứ trú của một số dân tộc đó, giới thiệu kèm theo một số y phục dân tộc. + Các dân tộc tiểu số ở phía Bắc: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Hmông, Hoa, Giáy, Tà - ôi. + Các dân tộc tiểu số ở miền Trung: Vân Kiều, Cơ - ho, Khơ - mú, Ê - đê, Ba - na, Gia -rai, Xơ - đăng, Chăm. + Các dân tộc tiểu số ở miền Nam: Khơ - me, Xtiêng, Hoa. Bài 2: GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - GV cho HS làm bài cá nhân vào VBT. - GV dán 4 băng giấy viết sẵn 4 câu văn, mời 4 HS lên bảng điền từ thích hợp vào mỗi chỗ trống trong câu. Từng em đọc kết quả. Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang. Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên nhà rông để múa hát. Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi có thói quen ở nhà sàn. Truyện Hũ bạc của ngừơi cha là truyện cổ của dân tộc Chăm. Bài 3: HS đọc yêu cầu của đề. - Hướng dẫn học sinh hiểu rõ đề bài. - GV kiểm tra việc làm của HS. - HS lên bảng làm bài. Cả lớp cùng nhận xét chữa bài: a) Trăng tròn như quả bóng. b) Bé cười tươi như hoa. c) Ngọn đèn sáng như sao trên trời. d) Nước Việt Nam cong cong như hình chữ S. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học và yêu cầu HS đọc bài 3 để nhớ cách đánh dấu phẩy. Tiết 2 (Buổi sáng) Toán Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số I. Mục tiêu Biết dặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư). Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải toán có liên quan đến phép chia. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III. Hoạt động dạy học chủ yếu. A. Kiểm tra bài cũ: - Đặt tính rồi tính 96 : 3. HS lên bảng làm bài. - HS khác : Nêu cách chia? - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. - Giáo viên nêu phép chia cho HS thực hiện phép chia: 72 3 65 2 6 24 6 32 12 05 12 4 0 1 - Sau đó cho học sinh nhắc lại cách thực hiện từng phép chia. * GV chốt : Muốn chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ta làm như thế nào? (Chia theo thứ tự từ trái sang phải, chia từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.) 3. Thực hành: Bài 1: Cho 2 học sinh lên bảng mỗi em làm một phần. Cả lớp tự làm bài. - Sau đó chữa bài làm của các bạn ở trên bảng. Khi chữa bài nên cho HS nêu lại cách thực hiện từng phép chia. * Củng cố bài 1: Chú ý chia hết và chia có dư ở các lượt chia. Bài 2: Cho học sinh làm bài rồi chữa bài. Số phút của giờ là: 60 : 5 = 12 (phút) Đáp số: 12 phút. Bài 3: Giáo viên cho học sinh làm bài. Sau đó chữa bài cho học sinh thảo luận cách trình bày bài giải để trả lời đúng yêu cầu của câu hỏi. Ta có: 31 : 3 = 10 (dư 1) Như vậy có thể may được nhiều nhất là 10 bộ quần áo và còn thừa 1 m vải. Đáp số: 10 bộ quần áo, thừa 1m vải 4. Củng cố dặn dò: Học sinh và giáo viên hệ thống lại bài. Giáo viên nhận xét giờ học. Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả(Nghe-viết) Nhà rông ở Tây Nguyên I. Mục tiêu - Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày bài sạch sẽ, đúng quy định. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ưi/ươi (điền 4 trong 6 tiếng). - Làm đúng bài tập 3 a/b viết đúng một số từ có tiếng chứa âm s/x hoặc vần âc/ât. II. Đồ dùng dạy học: SGK; vở BTTV. III. Các hoạt động dạy học. Kiểm tra bài cũ. - 2HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con: mũi dao, con muỗi, tủi thân, bỏ sót. - GV nhận xét, tuyên dương. B. Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS nghe viết. a, GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài. - GV đọc đoạn chính tả, 1HS đọc lại. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. + Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào? (đó là nơi thờ thần làng, có một giỏ mây đựng hòn đá thần treo trên vách.) + Đoạn văn gồm có mấy câu? (3 câu) + Những chữ nào trong bài phải viết hoa? (Gian, Đó, Xung) + Những chữ nào trong bài dễ viết sai chính tả? (nhà rông, giỏ mây, lập làng, truyền, chiêng trống...) HS tự nêu, GV cho viết ra bảng con: giỏ mây, truyền lại, chiêng trống b, GV đọc cho HS chữa bài. - GV yêu cầu HS gấp SGK và viết bài. - GV đọc từng cụm từ cho HS viết bài. c, Chấm một số bài, nhận xét. - GV yêu cầu HS tự chữa lỗi. - GV chấm bài (từ 5 – 7 bài). - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn bài viết của HS. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài, tự làm vào vở sau đó chữa chung. khung cửi - gửi thư mát rượi - sưởi ấm cưỡi ngựa - tưới cây Bài 3: HS làm bài, GV chữa chung. Lời giải: a, xâu: xâu kim, xâu chuỗi, xâu cá, xâu xé .... sâu: sâu bọ, chim sâu, nông sâu, sâu sắc .... b, bật: bật lửa, tất bật, run bần bật, nổi bật .... bậc: bậc cửa, bậc thang, cấp bậc, thứ bậc . nhất: thứ nhất, nhất trí, thống nhất, duy nhất . nhấc: nhấc lên, nhấc bổng, nhấc chân, nhấc gót . 4. Củng cố, dặn dò. Chuẩn bị bài sau. Tiết 4 (Buổi sáng) Tự nhiên & Xã hội Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sống I. Mục tiêu Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế ... ở địa phương. HS khá, giỏi: Nói về một danh lam, di tích lịch sử hay đặc sản của địa phương. * Các KNS cần giáo dục: - Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về nơi mình đang sống. - Sưu tầm, tổng hợp, sắp xếp các thông tin về nơi mình đang sồng. II. Đồ dùng dạy học: Tranh trong SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ. - Giáo viên nhận xét, đánh giá và biểu dương. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: - GV hỏi: Nơi em đang sống là tỉnh hay thành phố? Tỉnh em có tên là gì? - HS trả lời. - GV: Hôm nay cô sẽ cùng các em tìm hiểu về tỉnh mình đang sống qua bài “Tỉnh/thành phố nơi bạn đang sống”. - GV ghi tên bài, HS nhắc lại. 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. Hoạt động 1: Làm việc với SGK. * Mục tiêu: Nhận biết được một số cơ quan hành chính cấp tỉnh. GDKNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. * Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm: GV chia mỗi nhóm 4 HS và yêu cầu các em quan sát các hình trong SGK trang 52, 53, 54 và nói về những gì các em quan sát được. GV đi đến các nhóm và nêu câu hỏi gợi ý: Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế cấp tỉnh có trong các hình. Bước 2: HS các nhóm lên trình bày, mỗi em kể tên một vài cơ quan. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * GV kết luận: ở mỗi tỉnh (thành phố) đều có các cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, ... để điều hành công việc, phục vụ đời sống vật chất, tinh thần và sức khoẻ của nhân dân. Hoạt động 2: Trò chơi. - GV cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” với yêu cầu: Nối các cơ quan, công sở với chức năng, nhiệm vụ tương ứng. - Học sinh tham gia chơi theo sự hướng dẫn của Giáo viên. - Thực hành làm trong vở bài tập. 3. Củng cố, dặn dò. HS nêu lại tên bài học. Đọc mục bạn cần biết trong SGK. Giáo viên nhận xét giờ Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (Tiết2) I. Mục tiêu Biết dặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư). Biết giải toán có phép tính chia và biết xếp hình tạo thành hình vuông. II. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GV nêu bài tập: Đặt tính rồi tính: 90 : 5; 89 : 2. HS lên bảng làm. - HS khác: Nêu cách đặt tính và tính? - GV nhận xét, cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 78 : 4 GV: nêu phép chia 78 : 4. Gọi HS lên bảng đặt tính rồi thực hiện phép chia. HS: nêu lại cách thực hiện phép chia. - Phép chia này có điểm gì giống và khác phép chia đã học? * GV nhấn mạnh: Phép chia này đều có dư ở các lượt chia. - Khi thực hiện phép chia dạng này phải chú ý điều gì? (Trong phép chia có dư số dư luôn nhỏ hơn số chia) 3. Thực hành Bài 1: Cho HS làm bài rồi chữa 1 số bài trên bảng để HS vừa nói vừa viết và củng cố cách thực hiên phép chia. *GV chốt: Cách thực hiện chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số. Bài 2: Bài toán gắn liền với 1 vấn đề thực tế. HS: tự làm, tự tìm cách trình bày rồi trao đổi theo nhóm. Bài giải: Thực hiện phép chia 33 : 2 = 16 (dư 1) Số bàn có hai HS ngồi là 16 bàn, còn 1 HS nữa nên cần có thêm 1 bàn nữa. Vậy số bàn cần có ít nhất là: 16 + 1 = 17 (cái bàn) Đáp số: 17 cái bàn Bài 3: HS vẽ hình rồi chữa bài. HS đối chiếu và nhận biết một số dạng hình tứ giác có 2 góc vuông. Bài 4: GV hướng dẫn HS láy 8 hình tam giác rồi xếp thành vuông. * Củng cố kĩ năng xếp hình th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docr (1).doc