Giáo án lớp 3 - Năm 2015 - 2016 - Tuần 17

I. MỤC TIÊU

- Đọc thêm bài Lừa và ngựa và tiếp tục KT đọc. (như tiết 1)

 - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài.

- Đặt được 2 - 3 câu theo mẫu Ai - là gì? (BT2)

- Hoàn thành được đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi xã theo mẫu (BT3).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK + Sách bài tập TV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Giới thiệu bài:

 GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.

 2. Đọc thêm bài Lừa và ngựa.

 - GV đọc mẫu toàn bài một lượt, hướng dẫn HS đọc từng câu, sau đó đọc từng đoạn.

 - Chia nhóm HS luyện đọc và suy nghĩ trả lời các câu hỏi SGK.

 - HS đọc trước lớp: GV yêu câu từng HS đọc sau đó trả lời các câu hỏi trong bài.

 - GV theo dõi nhận xét, tuyên dương và tư vấn thêm cho HS (nếu cần).

 

doc32 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2015 - 2016 - Tuần 17, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu hỏi SGK. - HS đọc trước lớp: GV yêu câu từng HS đọc sau đó trả lời các câu hỏi trong bài. - GV theo dõi nhận xét, tuyên dương và tư vấn thêm cho HS (nếu cần). 3. Kiểm tra đọc: - 1/4 Số học sinh còn lại đọc bài theo hình thức bốc thăm. - GV gọi từng HS lên bốc thăm và đọc bài. - Yêu cầu: đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ; tốc độ đọc 55 tiếng/phút. Kết hợp trả lời câu hỏi nêu nội dung đoạn đó. - GV nhận xét, đánh giá. 4. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2: GV nêu yêu cầu HS nhắc một số mẫu câu Ai là gì? HS làm việc cá nhân, mỗi em suy nghĩ một câu văn. HS lên bảng làm và đọc kết quả. Cả lớp làm trong vở bài tập. GV theo dõi giúp đỡ HS kém. Bài 3: HS đọc yêu cầu bài và mẫu đơn. Cả lớp đọc thầm. GV: Bài này giúp các em thực hành viết 1 lá đơn đúng thủ tục. GV giải thích thêm: Nội dung phần kính gửi chỉ cần điền tên xã- huyện. - HS về nhà viết đơn giờ sau GV thu chấm bài: Điền vào nội dung mẫu đơn. Có thể cho HS tự viết theo mẫu bắt đầu từ: "Đơn xin tham gia ... câu lạc bộ" Không viết phần quốc hiệu, ngày ... tháng... năm. GV nhắc về nội dung điền và hình thức trình bày đơn. 5. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và dặn dò HS. - Dặn dò về nhà các em kể lại cho mọi người nghe. Tiết 2 (Buổi sáng) Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu - Biết tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng. II. Đồ dùng dạy học - SGK và vở bài tập toán. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Goi 2HS lên bảng làm BT: Tính giá trị của biểu thức: 123 x (42 - 40) (100 + 11) x 9 - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: Củng cố cách tính giá trị của biểu thức trong trường hợp chỉ có cộng trừ hoặc chỉ có nhân chia. - HS nêu yêu cầu của bài, nêu các phép tính. - HS làm bài cá nhân. - HS chữa bài trên bảng. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài để củng cố cách làm. 324 – 20 + 61 = 304 + 61 188 + 12 – 50 = 200 – 50 = 365 = 150 21 x 3 : 9 = 63 : 9 40 : 2 x 6 = 20 x 6 = 7 = 120 Bài 2:Tính giá trị của biểu thức. - Tiến hành tương tự như bài 1. - Gọi 2 học sinh lên bảng giải bài. - Nhận xét bài làm của học sinh. 15 + 7 x 8 = 15 + 56 90 + 28 : 2 = 90 + 14 = 71 = 104 - Nếu trong biểu thức có phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện các phép tính như thế nào? Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài 3. GV chép bài 3 lên bảng. GV làm mẫu và hướng dẫn học sinh cách nối để củng cố cách tính giá trị của biểu thức. Bài 4: Học sinh đọc đề bài. - Hướng dẫn học sinh làm bài. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết số thùng sách ta làm như thế nào? - HS: Tự làm vào vở, lên bảng chữa bài. Mỗi thùng có số bánh là: 4 x 5 = 20 (bánh) Số thùng xếp được là: 800 : 20 = 40 (thùng) Đáp số: 40 thùng - GV: Nhận xét, chốt lời giải đúng. 3. Củng cố, dặn dò - Học sinh nhắc lại nội dung bài học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi sáng) Thể dục Giáo viên chuyên dạy Tiết 4 (Buổi sáng) Chính tả Ôn các bài TĐ: Chủ điểm Mái ấm (tiếp) Ôn câu Ai – làm gì? Luyện chữ (Tiết 4) I. Mục tiêu Đọc thêm bài Chú Sẻ và bông hoa bằng lăng và tiếp tục KT các bài thơ, văn từ tuần 1 đến tuần 8). Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai-làm gì? (BT2) Nghe-viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (BT3); tốc độ viết khoảng 55 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài. II. Đồ dùng dạy học: SGK + Sách bài tập TV III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Đọc thêm bài Chú Sẻ và bông hoa bằng lăng - Trả lời các câu hỏi SGK. GV yêu cầu từng HS đọc sau đó trả lời các câu hỏi trong bài. GV nhận xét bổ sung. 3. Kiểm tra đọc 1/4 Số học sinh còn lại của lớp đọc bài theo hình thức bốc thăm. - GV gọi từng HS lên bốc thăm và đọc bài. - Yêu cầu: đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ; tốc độ đọc 55 tiếng/phút. Kết hợp trả lời câu hỏi nêu nội dung đoạn đó. 4. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 2: HS đọc yêu cầu bài . Cả lớp đọc thầm. + Bài yêu cầu gì? (Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm) + Bộ phận nào trong câu được in đậm? (Chơi cầu long, đánh cờ, học hát và múa) + Vậy ta phải đặt câu hỏi nào cho bộ phận này? (làm gì?) - HS trao đổi nhóm rồi làm. Sau đó trình bày trước lớp. - GV nhận xét chốt lời giải đúng: a, ở câu lạc bộ, chúng em làm gì? b, Ai thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ? Bài 3: Hướng dẫn nghe- viết bài Gió heo may. - GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt. + Gió heo may là gió như thế nào? (gió nhẹ, hơi lạnh và khô, thường thổi vào mùa thu) + Gió heo may báo hiệu mùa nào? (Mùa thu) + Cái nắng của mùa hè đi đâu? (Cái nắng thành thóc vàng, ẩn vào quả na, quả mí,) Nhận xét chính tả: + Không kể đầu bài, đoạn văn trên có mấy câu? (3 câu) + Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa? (chữ cái đầu câu) - Học sinh viết tiếng khó ra bảng con. Sau đó GV đọc cho HS viết bài. - Học sinh nghe, viết vào vở. GV đọc lại cho học sinh soát lỗi chính tả. - Chấm chữa bài: GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò GV yêu cầu học sinh nhớ mẫu câu Ai - làm gì? Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện toán Giải bài toán liên quan đến Tìm một phần mấy của một số I. Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố, nâng cao, mở rộng dạng toán “Tìm một phần mấy của một số” nhằm phát triển, bồi dưỡng khả năng toán học cho HS. - Bước đầu HS giải được một số bài toán nâng cao bằng nhiều phép tính. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1.Gới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Luyện tập thực hành: Bài 1: Có hai ngăn sách. Cô thư viiện cho lớp 3A mượn số sách ở ngăn thứ nhất, cho lớp 3B mượn số sách ở ngăn thứ hai. Như vậy mỗi lớp nhận được 30 cuốn. Hỏi số sách còn lại ở ngăn thứ hai nhiều hơn số sách còn lại ở ngăn thứ nhất là bao nhiêu cuốn? - Yêu cầu học sinh nêu đề bài. - Hướng dẫn học sinh làm: + Tìm số sách ngăn thứ nhất: 30 x3 = 90 (cuốn) + Số sách còn lại ở ngăn thứ nhất là: 90 – 30 = 60 (cuốn) + Tìm số sách ngăn thứ hai: 30 x5 = 150 (cuốn) + Số sách còn lại ở ngăn thứ 2 là: 150 – 30 = 120 (cuốn) + Số sách còn lại ở ngăn thứ hai nhiều hơn số sách còn lại ở ngăn thứ nhất là: 120 – 60 = 60 (cuốn) - HS làm vào vở rồi chữa chung. Bài 2: Trong vườn cây có 35 cây gồm vải, nhãn và hồng xiêm. Số cây hồng xiêm bằng số cây của vườn. Số cây nhãn bằng số cây vải. Hỏi mỗi loại có mấy cây? - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài. - Hướng dẫn học sinh làm: - HS làm vào vở rồi chữa chung. Bài 3: Bạn Tâm được số kẹo nhỏ, bạn Tắng được gói kẹo to, như vậy hai bạn được số kẹo bằng nhau. Biết số kẹo ở gói to nhiều hơn số kẹo ở gói nhỏ là 20 cái. Hỏi mỗi gói kẹo có bao nhiêu cái? - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? ( mỗi gói kẹo có bao nhiêu cái?) - GV yêu cầu học sinh tự làm. - GV chữa bài. Bài 4: Hồng hỏi Cúc: “Bây giờ là mấy giờ chiều?”. Cúc trả lời:” Thời gian từ lúc 12 giờ trưa đến bây giờ bằng thời gian từ bây giờ đến nửa đêm (tức 12 giờ đêm hôm nay)”. Em hãy tính xem bây giờ là mấy giờ? - HS đọc đề bài, GV hỏi: + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Hướng dẫn học sinh làm. - HS làm vào vở rồi chữa chung. 3. Củng cố dặn dò: - GV chốt lại kiến thức đã học. - Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi chiều) Thực hành kĩ năng sống Thực hành Kĩ năng quản lí thời gian I. Mục tiêu - HS thực hành kỹ năng xem đồng hồ. - Giáo dục HS có thói quen quản lý thời gian của mình, có ý thức làm việc, học tập đúng giờ, khoa học. - Giáo dục các em có thói quen tự chủ động thời gian của mình, biết làm việc đúng giờ, biết tiết kiệm thời giờ. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. Đồng hồ treo tường. Tranh vẽ một số đồng hồ có thời gian khác nhau. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: Trong tuần qua em đã thực hiện đi ngủ đúng giờ chưa? - GV gọi HS trả lời, GV nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. * Hoạt động 1: HS thực hành xem đồng hồ. - GV treo tranh hỏi: Đồng hồ trong mỗi tranh dưới đây đang chỉ mấy giờ? - Gọi vài HS trả lời, HS khác nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. - GV treo tranh, HS quan sát các bức tranh và trả lời câu hỏi. + Em thường làm những công việc như trong mỗi tranh giới đây vào lúc mấy giờ? Ăn cơm sáng, ăn cơm trưa, ăn cơm tối. Học bài ở nhà. Cho gà ăn giúp bố mẹ. Xem ti vi. HS làm vào phiếu học tập. - GV gọi HS lên bảng chữa bài. HS khác nhận xét. - GV nhận xét và kết luận. * Hoạt động 2: Thực hành đóng vai. GV nêu tình huống: Em và bạn Lan đang cắt hoa để mai trang trí lớp học. Bỗng trong ti vi có phim hoạt hình rất hay, Lan rủ em xem phim đã, cắt hoa sau, giờ còn sớm mà. Trong đó em đã xin phép mẹ chỉ cho sang nhà Lan 2 tiếng thôi. Em sẽ làm gì trong tình huống đó? GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận. Thời gian 5 phút. Các nhóm trình bày cách xử lí. Lớp nhận xét, tư vấn. GV nhận xét và kết luận. - Khi làm việc đúng giờ, chúng ta sẽ làm việc tốt hơn, hiệu quả công việc cao hơn và trong lòng thấy vui hơn. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện Tiếng Việt Ôn các bài TĐ: Chủ điểm Tới trường. Ôn từ chỉ đặc điểm; câu Ai – là gì? (Tiết 5) I. Mục tiêu - Tiếp tục kiểm tra đánh giá môn tập đọc và học thuộc lòng. Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. Chọn được từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật (BT2). Đặt được 2-3 câu theo mẫu Ai - làm gì? (BT3) II. Đồ dùng dạy học: SGK + Sách bài tập TV. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Kiểm tra đọc. 1/4 Số học sinh còn lại của lớp đọc bài theo hình thức bốc thăm. - GV gọi từng HS lên bốc thăm và đọc bài. - Yêu cầu: đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ; tốc độ đọc 55 tiếng/phút. Kết hợp trả lời câu hỏi nêu nội dung đoạn đó. - GV nhận xét, đánh giá và tư vấn cho HS. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 2: HS đọc yêu cầu bài . Cả lớp đọc thầm. HS đọc thầm đoạn văn, trao đổi theo cặp, làm vào vở BTTV. 4 HS lên bảng làm. GV theo dõi hướng dẫn thêm. GV chữa bài chung: HS đọc kết quả và giải thích cách làm. GV chốt lời giải đúng: + Chọn từ xinh xắn vì hoa cỏ may giản dị không lộng lẫy. + Chọn từ tinh xảo, vì tinh xảo là “khéo léo”, còn tinh khôn là khôn ngoan . HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh. Cả lớp chữa bài vào vở. Bài 3: GV nêu yêu cầu, ghi bảng. - HS đọc lại. + Hỏi: Bài yêu cầu gì? (Đặt 3 câu theo mẫu Ai- làm gì?) - HS nhắc một số mẫu câu Ai- làm gì? - HS làm vào vở bài tập, mỗi em suy nghĩ đặt 3 câu văn. GV phát 3 tờ giấy khổ A4 cho 3 HS làm. GV theo dõi giúp đỡ HS kém. 3HS dán lên bảng bài làm của mình và đọc kết quả. Cả lớp nhận xét, GV chốt câu đúng. 4. Củng cố, dặn dò GV yêu cầu học sinh nhớ mẫu câu Ai - làm gì? Thứ tư ngày 30 tháng 12 năm 2015 Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Tiếng Việt (LT&C) ôn tập Từ ngữ về thành thị, nông thôn. dấu phẩy I. Mục tiêu - Củng cố, mở rộng vốn từ về thành thị, nông thôn (tên thành phố và vùng quê, tên các sự vật và công việc ở thành phố, nông thôn). - Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy (có chức năng ngăn cách các bộ phận đồng chức trong câu - cùng giữ chức vụ) II. Đồ dùng dạy học Sách bài tập nâng cao từ và câu. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập Tiếng việt Bài1: HS đọc yêu cầu. GV giúp HS hiểu đề bài: - GV nhắc HS chú ý chia các từ ngữ thành 4 nhóm rồi điền vào bảng cho thích hợp. + Nhóm 1: Cơ sở vật chất ở thành phố. + nhóm 2: Phương tiện giao thông chủ yếu ở thành phố. + Nhóm 3: Cảnh vật quen thuộc ở nông thôn. + Nhóm 4: Công cụ sản xuất của người nông dân. HS thảo luận theo bàn - và đại diện lên báo cáo kết quả. Một số HS nhắc lại tên một số sự vật, công việc tiêu biểu: a) ở thành phố: + Sự vật: Đường phố, nhà cao tầng, đèn cao áp, công viên, trung tâm văn hoá. + Công việc: Kinh doanh, chế tạo máy móc, ô tô, lái xe, nghiên cứu khoa học, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang,... b) ở nông thôn: + Sự vật: Nhà ngói, nhà lá, ruộng vườn, cánh đồng, luỹ tre, cây đa, giếng nước, ao cá, hồ sen, trâu, bò, lợn, gà, ngan, ngỗng, liềm, hái, cào cỏ, + Công việc: cấy lúa, gặt hái, phơi thóc, xay thóc, giã gạo, phun thuốc sâu bảo vệ lúa, chăn trâu, ... Bài 2: HS đọc đề bài, suy nghĩ, trao đổi nhóm phát biểu ý kiến. - HS làm bài các nhân: Đặt câu với các từ: tấp lập, nhộn nhịp, náo nhiệt để nói về hoạt động ở thành phố. * HS đọc từng câu văn của mình GV ghi bảng và chốt lời giải đúng. Bài 3: HS đọc yêu cầu của đề, GV kiểm tra việc làm của HS. - HS viết một đoạn văn nói về công việc của người nông dân ở nông thôn, trong đó có sử dụng các từ ngữ sau: cày bừa, gieo mạ, cấy lúa, làm cỏ, bỏ phân, tát nước, chống úng, chống hạn. - 1HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở, sau đó cùng nhận xét chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học và yêu cầu HS đọc bài 3 để nhớ cách đánh dấu phẩy. Tiết 2 (Buổi chiều) Đạo đức GV chuyên dạy Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện toán ôn tập về giải toán I. Mục tiêu: - Củng cố, nâng cao, mở rộng dạng toán thêm, bớt; có liên quan đến phép tính cộng, trừ. - Bước đầu HS giải được một số bài toán nâng cao bằng nhiều phép tính. - Bồi dưỡng năng khiếu toán cho HS. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Luyện tập thực hành: Hướng dẫn HS làm các bài tập sau: Bài 1: HS đọc đề bài: “Hiệu hai số là 64, số trừ lớn hơn 16. nếu tăng số bị trừ 16 đơn vị và giảm số trừ 16 đơn vị thì hiệu mới là bao nhiêu?” Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Khi ta tăng số bị trừ và giảm số trừ thì hiệu sẽ tăng hay giảm? (tăng) HS lên bảng làm rồi chữa bài: Hiệu hai số tăng là: 16 + 16 = 32 (đơn vị) Hiệu mới là: 64 + 32 = 96 (đơn vị) Đáp số: 96 đơn vị Bài 2: HS đọc đề bài: “Hiệu hai số là 59, giảm số bị trừ 16 đơn vị và tăng số trừ 28 đơn vị thì hiệu mới là bao nhiêu?” Hướng dẫn HS làm tương tự, sau đó chữa bài: Hiệu hai số giảm là: 16 + 28 = 44 (đơn vị) Hiệu mới là: 59 – 44 = 15 (đơn vị) Bài 3: HS đọc đề bài: “Hiệu hai số là 356, tăng số trừ 36 đơn vị và giảm số bị trừ 28 đơn vị thì hiệu mới là bao nhiêu?” HS tự làm, GV chấm điểm và chữa chung. Hiệu hai số giảm là: 36 + 28 = 64 (đơn vị) Hiệu mới là: 356 – 64 = 292 (đơn vị) Bài 4: HS đọc đề bài: Tìm một số biết lấy số đó trừ đi 124 rồi trừ tiếp 348 ta được số liền trước số 1000. Hướng dẫn HS làm tương tự, sau đó chữa bài: Số liền trước số 1000 là 999 Số trước khi trừ 348 là: 999 + 348 = 647 Số phải tìm là: 647 + 124 = 771 3. Củng cố dặn dò: - GV chốt lại kiến thức đã ôn. - Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 31 tháng 12 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ và câu Ôn các bài TĐ: Chủ điểm Tới trường (tiếp) Ôn từ chỉ đặc điểm. Dấu phẩy (Tiết 6) I. Mục tiêu. - Tiếp tục kiểm tra đánh giá HS ở các bài tập đọc, học thuộc lòng. - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. - Chọn được từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật (BT2). - Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3) II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập Tiếng việt. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Kiểm tra đọc GV gọi từng HS còn lại lên bốc thăm sau đó chuẩn bị 2 phút và đọc bài. - Yêu cầu: đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ; tốc độ đọc 55 tiếng/phút. Kết hợp trả lời câu hỏi nêu nội dung đoạn đó. 3. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2: HS đọc yêu cầu bài . Cả lớp đọc thầm. GV chỉ bảng lớp đã chép đoạn văn: bài tập này cho 5 từ các em chọn từ điền sao cho khớp vào 5 chỗ trống. GV cho HS xem tranh một số bông hoa và giải nghĩa: HS đọc thầm đoạn văn, làm vào vở BT. 4 HS lên bảng làm, đọc kết quả và giải thích. HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh. Cả lớp chữa bài vào vở. Lời giải : Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh non. Trăm hoa đua nhau khoe sắc thắm. Nào chị hoa huệ trắng tinh, chị hoa cúc vàng tươi, chị hồng nhung đỏ thắm bên cạnh cô em vi-ô- lét tím nhạt mảnh mai. Tất cả tạo nên một vườn xuân rực rỡ. Bài 3: HS đọc yêu cầu, HS làm bài cá nhân vào vở bài tập. GV theo dõi giúp đỡ HS kém. 3HS lên bảng làm bài của mình và đọc kết quả. GV chốt lời giải đúng: + Hằng năm, cứ vào đầu tháng 9, các trường lại khai giảng năm học mới. + Sau ba tháng hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn. + Đúng 8 giờ, trong tiếng Quốc ca hùng tráng, lá cờ đó sao vàng được kéo lên ngọn cột cờ. 4. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2 (Buổi sáng) Toán Hình chữ nhật I. Mục tiêu - Bước đầu nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình chữ nhật. - Biết cách nhận dạng hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh góc). II. Đồ dùng dạy học SGK và vở bài tập . III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Giới thiệu về hình chữ nhật. - GV dán hình chữ nhật lên bảng và giới thiệu: Đây là hình chữ nhật ABCD. - Mời 1HS lên bảng đo độ dài của 2 cạnh dài, 2 cạnh ngắn và dùng ê ke kiểm tra 4 góc. - Yêu cầu HS đọc số đo, GV ghi lên bảng. + Hãy nêu nhận xét về số đo của 2 cạnh dài AB và CD; số đo của 2 cạnh ngắn AD và BC? (Hình chữ nhật ABCD có 2 cạnh dài AB bằng CD và có 2 cạnh ngắn AD bằng BC.) - Ghi bảng: AB = CD ; AD = BC. + Em có nhận xét gì về 4 góc của HCN? - KL: Hình chữ nhật có 4 góc vuông, có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. - Gọi nhiều học sinh nhắc lại. + Hãy tìm các hình ảnh xung quanh lớp học có dạng HCN? + Khung cửa sổ, cửa ra vào, bảng lớp, ... - GV: Đưa ra một số hình để học sinh nhận biết hình nào là hình chữ nhật, hình nào không phải là hình chữ nhật. 3. Thực hành Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu bài tập: Trong các hình đã cho, hình nào là HCN, hình nào không là HCN? . - Học sinh làm bài vào vở, HS nêu miệng những hình chữ nhật và không phải là hình chữ nhật. - 3 HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét, bổ sung. + Hình chữ nhật : MNPQ và RSTU + Các hình ABCD và EGHI không phải là HCN. Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Làm bài vào vở. - Cả lớp thực hiện dùng thước đo độ dài các cạnh hình chữ nhật. - 3HS nêu kết quả đo trước lớp, cả lớp bổ sung. - Ta có: Cạnh AB = CD = 4cm và cạnh AD = BC = 3cm ; MN = PQ = 5cm và MQ = NP = 2cm. - GV cùng HS nhận xét và chữa bài. Bài 3: Nêu yêu cầu của bài. 4cm - Tự nhận biết các hình, sau đó tìm chiều dài và chiều rộng của hình đó. 4cm N N C D 4cm - Chữa bài trên bảng. A B B - Các HCN có trong hình là ABNM, MNCD, ABCD. -Ta có AD = BC = 3cm và AM = BN = 1 cm MD = NC = 2cm 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học & hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả Ôn các bài TĐ: Chủ điểm Cộng đồng. Giải ô chữ. (Tiết 7) I. Mục tiêu. - Tiếp tục kiểm tra đánh giá, nhận xét Tập đọc và học thuộc lòng của số HS còn lại. - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng/phút); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài. - Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ. II. Đồ dùng dạy học: Sách bài tập Tiếng việt. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Kiểm tra đọc (số HS còn lại trong lớp) GV gọi từng HS lên bốc thăm sau đó chuẩn bị 2 phút và đọc bài. - Yêu cầu: đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ; tốc độ đọc 55 tiếng/phút. Kết hợp trả lời câu hỏi nêu nội dung đoạn đó. - GV nhận xét, đánh giá. 3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: Giải ô chữ: HS đọc yêu cầu bài. Cả lớp đọc thầm, quan sát ô chữ và chữ mẫu. GV yêu cầu HS quan sát ô chữ trong SGK, hướng dẫn làm bài. + Bước 1: Dựa theo lời gợi ý (dòng 1), phán đoán từ ngữ đó là gì? Chữ đó phải bắt đầu bằng chữ T. + Bước 2: Ghi từ ngữ vào các ô trống theo dòng hàng ngang có đánh số thứ tự , mỗi ô trống ghi 1 chữ cái. + Bước 3: Sau khi điền đủ 8 từ ngữ vào các ô trống theo dòng hàng ngang, đọc từ mới xuất ở dãy ô chữ in màu. GV chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ phiếu. HS làm bài theo nhóm, sau đó đại diện nhóm đọc kết quả. GV và cả lớp nhận xét, sửa chữa, kết luận nhóm thắng cuộc là các nhóm giải đúng, nhanh. HS hoàn chỉnh bài trong vở. Lời giải: Từ mới ở ô chữ in màu: trung thu 4. Củng cố, dặn dò GV và HS cùng hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học. Tiết 4 (Buổi sáng) Tự nhiên & Xã hội An toàn khi đi xe đạp I. Mục tiêu - Nêu được một số quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp. - HS khá, giỏi: Nêu được hậu quả nếu đi xe đạp không đúng quy định. * Các KNS cần giáo dục: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát phân tích các tình huống chấp hành đúng khi đi xe đạp. - Kĩ năng kiên định thực hiện đúng khi tham gia giao thông. - KN làm chủ bản thân: ứng phó với các tình huống không an toàn khi đi xe đạp. II. Đồ dùng dạy học: SGK, vở bài tập và tranh phóng to. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu sự khác biệt giữa làng quê và đô thị về phong cảnh, nhà cửa, hoạt động sinh sống chủ yếu của người dân. - Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Nội dung: * Hoạt động 1: Tìm hiểu luật giao thông với người đi xe đạp. - GV nêu câu hỏi: Đi xe đạp như thế nào cho đúng luật giao thông? - HS thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình. - HS có thể nêu: đi bên phải đường; đi hàng một; không chở hàng cồng kềnh; đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp; không đi vào đường ngược chiều, ... - GV hỏi: + Những ai có thể đi xe đạp? + Đi xe đạp như thế nào là an toàn? - HS quan sát tranh ở SGK và xem một số thông tin cô đã chuẩn bị để thảo luận rồi rút ra kết luận. - Cho HS thực hành theo nhóm: quan sát tranh trong SGK, đọc thông tin trên bảng phụ và bằng vốn hiểu biết của mình thảo luận nhóm. - HS thực hành trao đổi rồi ghi kết quả vào bảng nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV căn cứ vào ý kiến của các nhóm để phân tích về tầm quan trọng của việc chấp hành luật lệ giao thông. - GV nhận xét, chốt lại: Khi đi xe đạp cần đi ở bên phải, đúng phần đường dành cho người đi xe đạp, không đi vào đường ngược chiều. * Hoạt động 2: Chơi trò chơi: Đèn đỏ, đèn xanh. Bước 1: Học sinh cả lớp đứng tại chỗ vòng tay trước ngực, bàn tay nằm hờ, tay trái dưới tay phải. Bước 2: Trưởng trò hô. - Đèn xanh, cả lớp quay tròn hai tay. - Đèn đỏ, cả lớp dừng quay & để tay ở vị trí chuẩn bị. 3. Củng cố, dặn dò. - Khi đi xe đạp ta phải đi như thế nào? - Trong lớp chúng ta ai đã thực hiện đi xe đạp đúng luật giao thông? - Về nhà áp dụng những điều đã học vào cuộc sống. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 1 tháng 1 năm 2016 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán Hình vuông I. Mục tiêu - Nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình vuông. - Vẽ được hình vuông đơn giản (trên giầy kẻ ô vuông). II. Đồ dùng dạy học SGK và vở bài tập . III. Hoạt dộng dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - KT 2HS bài Hình chữ nhật. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn bài mời. * Giới thiệu hình vuông: Cho học sinh quan sát hình vuông trên bảng: - GV: Đây là hình vuông ABCD ( Chỉ hình vẽ trên bảng) - Mời 1HS lên bảng dùng ê ke để KT 4 góc của HV và dùng thước đo độ dài các cạnh rồi nêu kết quả đo được. + Em có nhận xét gì về các cạnh của hình vuông? - GV: Hình vuông ABCD có 4 góc vuông (Vừa nói vừa dùng ê- ke để kiểm tra) - HS: Quan sát để nhận biết. - GV: Đưa ra một số mô hình cho học sinh quan sát. - HS: Nhận biết đâu là hình vuông và đâu là hình không vuông. - LK: Hình vuông có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau. - Gọi nhiều học sinh nhắc lại KL. - HS: Liên hệ thực tế. 3. Thực hành Bài 1: Một em nêu yêu cầu bài. - Lớp tự làm bài. . - 2HS nêu miệng kết quả, lớp bổ sung. + Hình vuông : EGHI . + Các hình ABCD và MNPQ không phải là hình vuông. - GV nhận xét và chữa, giải thích để học sinh nhận biết. Bài 2: Một em đọc đề bài 2 . - Cả lớp thực hiện dùng thước đo độ dài các cạnh hình vuông và kết luận: - Ta có: 4 cạnh của hình vuông ABCD là 3 cm và độ dài 4 cạnh hình vuông MNPQ là 4cm. - 1 em đọc yêu cầu của bài. - Quan sát hình vẽ và thực hiện kẻ thêm một đoạn thẳng để tạo ra hình vuông. - 2HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét bổ sung. Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu BT. - Yêu cầu học sinh quan sát kĩ hình vẽ để kẻ một đoạn thẳng để có hình vuông. - Gọi hai học sinh lên bảng kẻ. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu BT. - Yêu cầu học sinh quan sát hình vuông. - Gọi hai học sinh lên bảng vẽ. - Giáo viên nhận xét đánh giá. 4. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học & hướng dẫn bài tập về nhà. Tiết 2 (Buổi sáng) Tập viết Làm bài luyện tập (

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN17-2010.doc