I. MỤC TIÊU
- Tiếp tục giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9; củng cố cách đổi số đo diện tích và giải toán có văn.
- Vận dụng làm một số bài tập có liên quan.
- Bài tập cần làm: Làm các bài từ 5 đến 10 sách ôn hè (tr 26-27).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sách ôn hè, vở viết của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 5: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chữa bài.
a, 205; 207 ; 250; 257; 270; 207; 502; 520; 507; 570; 705; 720; 702; .
b, Số chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5 là: 502; 702
18 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2016 - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
âu kể trong các yêu cầu cụ thể.
- HS vận dụng kiến thức làm được một số bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn tập hè.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh ôn tập
2.1 Hệ thống kiến thức
GV hỏi: Trong giao tiếp, câu kể là câu dùng để làm gì?
HS trả lời; GV chốt:
* Câu kể dùng để kể, tả hoặc giới thiệu sự vật, sự việc hoặc nói lên ý kiến, tâm tư, tình cảm của mỗi người. Cuối câu kể có dấu chấm.
GV hỏi: Có mấy kiểu câu kể? (Có 3 kiểu câu kể: Ai làm gì?; Ai thế nào? Ai là gì?)
Học sinh nêu ví dụ 3 kiểu câu kể và cho biết đặc điểm của từng kiểu câu kể.
GV chốt: Câu kể thường gồm 2 bộ phận.
+ Bộ phận chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?
+ Bộ phận vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Làm gì? thế nào? là gì?
2.2 Hướng dẫn bài tập
Bài tập 1: HS đọc thầm nội dung bài tập; xác định yêu cầu của bài.
Học sinh thực hiện yêu cầu của bài.
Báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt kết quả đúng:
- Mùa xuân tươi đẹp. => Câu kể Ai thế nào?
- Mùa xuân ban cho muôn loài sức sống. => Câu kể Ai làm gì?
- Mùa xuân là mùa của những niềm vui. => Câu kể Ai thế nào?
GV củng cố kiến thức qua bài tập: Dựa vào bộ phận nào của câu kể để xác định các kiểu câu kể? (Dựa vào bộ phận vị ngữ).
GV: Vị ngữ của câu kể Ai làm gì? là động từ chỉ hoạt động. Vị ngữ của câu kể Ai thế nào? là tính từ hoặc động từ chỉ trạng thái. Vị ngữ của câu kể Ai là gì? là danh từ, được nối với chủ ngữ bằng từ là.
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập. GV nhấn mạnh yêu cầu.
Học sinh làm bài cá nhân; 1 học sinh làm vào phiếu học tập cỡ lớn.
Chữa bài làm trên phiếu.
Củng cố kiến thức qua bài tập.
Bài tập 3: Hướng dẫn học sinh làm bài rồi chữa bài.
Kết quả: Các câu: b) c), e) là câu kể Ai thế nào?
Bài tập 4: Hướng dãn học sinh làm bài rồi chữa bài.
Bài tập 5: Học sinh làm bài cá nhân rồi báo cáo kết quả. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt kết quả đúng:
Kết quả: Các câu: b), c), là câu kể Ai là gì?
3. Củng cố, dặn dò
- Học sinh đọc phần Ghi nhớ trong sách ôn.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập.
Tiết 3: Toán
ôn tập chương 2 (tiếp)
I. Mục tiêu
* Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức về:
- Nhân, chia số tự nhiên; một số chia cho một tích;
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán về chu vi, diện tích hình chữ nhật.
- Bài tập cần làm: Làm các bài từ 32 đến 37 sách ôn hè (tr 22-23).
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Bài luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài tập 32-37 trong sách ôn hè. (tr 22-23)
Bài 32: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
- Sau đó thực hiện nhẩm lại phép chia và điền đúng, sai vào ô trống theo yêu cầu của bài.
- 2 em lên bảng làm.
- Sau đó cả lớp và GV nhận xét, chữa bài: a, Đ; b, Đ; c, S; d, Đ.
- HS nêu lại cách chia cho số có 2 chữ số.
Bài 33: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS nêu các phép tính, GV ghi bảng. Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- HS dưới lớp làm bài vào vở.
- GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
- Hỏi: Muốn chia một số cho một tích ta làm thế nào?
- Vài HS nêu, GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 34: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
- Sau đó HS tự đặt tính và tính vào vở ôn hè, 2 HS lên bảng làm.
- Cả lớp và GV chữa chung.
- HS nêu lại cách chia cho số có 3 chữ số.
Bài 35: HS đọc đầu bài.
Hỏi: Bài yêu cầu gì? (Tìm X)
- HS đọc 2 phần a, b, GV ghi bảng.
- Gọi 2 HS lên bảng làm. Lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Củng cố cách tìm thừa số chưa biết của phép nhân.
Bài 36: HS đọc đầu bài.
Hỏi: Bài toán cho biết gì? (diện tích hình chữ nhật 54 375m, chiều rộng bằng 125m)
+ Bài toán hỏi gì? (Tính chu vi khu đất.)
- Hỏi Muốn tính chu vi khu đất ta cần biết gì? (chiều dài, rộng)
- HS tự làm bài, GV nhận xét, chữa bài.
- HS nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
Bài 37: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn phân tích đề bài và tìm cách giải.
- HS làm bài, GV chữa bài:
5 chữ số có tổng bằng 10 là: 0 + 1 + 2 + 3 + 4 = 10
Từ 5 chữ số trên ta viết được các số tròn chục lớn hơn 4 vạn là:
41230; 41320; 42130; 42310; 43120; 43210
Xét các số trên ta có:
41230 + 3214 = 44444 (đúng); 41320 + 2314 = 43634 (loại)
42130 + 3124 = 45254 (loại); 42310 + 1324 = 43634 (loại)
43120 + 2134 = 45254 (loại); 43210 + 1234 = 44444 (đúng)
Vậy ta tìm được 2 số là: 43210 và 41230.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của HS.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Toán
ôn tập chương 3 (Tr 24)
I. Mục tiêu
* Giúp HS ôn tập củng cố kiến thức về:
- Các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Đơn vị đo diện tích ki-lô-mét vuông; hình bình hành và cách tính diện tích hình bình hành.
- Các bài tập tự luyện là: Từ bài 1 đế bài 4 (tr 25).
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Kiến thức cần ghi nhớ:
- GV cho HS nêu lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- HS nhận xét.
- GV củng cố khắc sâu lại cho HS:
+ Dấu hiệu chia hết cho 2, 5 xét chữ số tận cùng.
+ Dấu hiệu chia hết cho 3, 9 xét tổng các chữ số của số đã cho.
*GV hỏi: Ki-lô-mét vuông là gì? - HS nêu.
- Ki-lô-mét vuông viết tắt như thế nào? (km)
- Hỏi: Hình bình hành là hình như thế nào? - HS nêu.
- Hỏi: Muốn tính diện tích hình bình hành ta làm thế nào?
- HS nêu lại: Lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
3. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài 1đến bài 4 (tr 25)
Bài 1: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm.
- GV chữa chung.
a, Các số chia hết cho 2 là: 26, 34, 48, 62, 130.
b, Các số không chia hết cho 2 là: 41, 55, 123, 237, 319.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài vào vở, chữa chung.
a, 12, 13, 14, 21, 23, 24, 31, 32, 34, 41, 42, 43.
b, Số chia hết cho 2 là: 12, 14, 24, 32, 34, 42
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- HS đọc bài làm, cả lớp nhận xét và chữa.
a, Khoanh vào ý D.
b, Khoanh vào ý C.
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chữa bài.
a, Đúng; b, Đúng; c, Sai; Đúng.
4. Dặn dò HS
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 27 tháng 7 năm 2016
Tiết 1: Toán
ôn tập chương 3 (tiếp)
I. Mục tiêu
- Tiếp tục giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9; củng cố cách đổi số đo diện tích và giải toán có văn.
- Vận dụng làm một số bài tập có liên quan.
- Bài tập cần làm: Làm các bài từ 5 đến 10 sách ôn hè (tr 26-27).
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, vở viết của HS.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 5: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chữa bài.
a, 205; 207 ; 250; 257; 270; 207; 502; 520; 507; 570; 705; 720; 702; ...
b, Số chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5 là: 502; 702
Bài 6: HS nêu yêu cầu của bài.
- Một HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
- Lớp và GV nhận xét chốt kết quả đúng:
a, Khoanh vào ý C.
b, Khoanh vào ý D.
- HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 3.
Bài 7: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chữa bài:
a, Số chia hết cho 3 mà không chia hết cho 2 là: 345; 435; 453; 543.
a, Số chia hết cho 3 mà không chia hết cho 5 là: 153; 351; 513; 531.
Bài 8: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài và làm.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chữa bài, HS giải thích cách làm.
* Củng cố: HS nêu lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
Bài 9: HS đọc yêu cầu của bài.
HS đọc bài toán và cho biết:
Bài toán cho biết gì? (Khối 4 ít hơn 200 nhưng nhiều hơn 180, biết số HS trường đó là số chia hết cho cả 2 và 9))
Bài toán hỏi gì? (Khối 4 có bao nhiêu HS)
- Hướng dẫn HS nêu các bước tính:
+ Tìm số chia hết cho cả 2 và 9 lớn hơn 180 và nhỏ hơn 200 là: 198.
- HS tự làm bài, GV theo dõi chung và chữa bài: HS nêu lại cách tìm.
Bài 10: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chữa bài, HS giải thích cách làm.
- GV chốt kiến thức: Củng cố cách đổi số đo diện tích.
3. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Tiết 2: Toán
ôn tập chương 3 (tiếp)
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập củng cố kiến thức hình học.
- Vận dụng vào làm một số bài tính diện tích hình chữ nhật, hình bình hành.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS (Làm các bài từ 11 đến 16 sách ôn hè tr 27-28).
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn hè, vở viết.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm từ bài 11 đến bài 16 (tr 27-28)
Bài 11: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài, GV chữa bài. Khoanh vào ý D.
*Lưu ý cho HS cách ước lượng đơn vị đo diện tích cho tương đố chính xác.
Bài 12: HS đọc bài toán và cho biết:
Bài toán cho biết gì? (chiều dài 3km; chiều rộng 2km)
Bài toán hỏi gì? (tính diện tích khu đô thị đó)
- HS tự làm bài vào vở rồi chữa.
Tìm diện tích khu đô thị: 3 x 2 = 6 (km)
Đáp số: 6 km
Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật.
Bài 13: HS đọc đầu bài.
- Làm bài vào vở, GV chữa chung. (Hình 2)
Bài 14: HS đọc yêu cầu của bài và làm bài vào vở.
- HS đọc bài làm, cả lớp nhận xét và chữa.
Diện tích hình bình hành là: 15 x 7 = 105 (cm)
Đáp số: 105 cm
Bài 15: HS đọc bài toán và cho biết:
Bài toán cho biết gì? (diện tích hình bình hành 144 cm; cạnh MN = 8 cm)
Bài toán hỏi gì? (Tính chiều cao MH)
- HS tự làm bài vào vở rồi chữa.
Yêu cầu HS nêu cách tính chiều cao hình bình hành.
Bài 16: HS nêu yêu cầu của bài.
Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài, GV chữa bài:
Sau mỗi lần xé một mảnh giấy thành 3 mảnh nhỏ hơn thì tổng số mảnh giấy tăng thêm là: 3 – 1 = 2 (mảnh)
Ta thấy số mảnh giấy tăng thêm là một số chẵn, số mảnh giấy ban đầy Hoa có là một số lẻ nên tổng số mảnh giấy thu được phải là số lẻ.
Mà số 100 là số chẵn nên Hoa đếm sai.
3. Dặn dò HS
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Tiếng Việt
ôn tập các kiểu câu: Câu hỏi
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập các kiến thức về kiểu câu hỏi.
- Rèn kĩ năng nhận biết câu hỏi và kĩ năng đặt câu hỏi trong các yêu cầu cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn tập hè.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh ôn tập
2.1 Hệ thống kiến thức
GV hỏi: Thế nào là câu hỏi? Câu hỏi thường được sử dụng với những mục đích nào?
HS trả lời; GV chốt:
Câu hỏi dùng để hỏi về điều chưa biết. Phần lớn câu hỏi dùng để hỏi người khác nhưng cũng có những câu hỏi để tự hỏi mình. Ngoài ra câu hỏi còn được dùng vào mục đích khác: tỏ thái độ khen/ chê; sự khẳng định/ phủ định; bày tỏ yêu cầu/ mong muốn.
2.2 Hướng dẫn bài tập
Bài tập 1: HS đọc thầm nội dung bài tập; xác định yêu cầu của bài.
Học sinh thực hiện yêu cầu của bài.
Báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt các phương án trả lời đúng.
GV củng cố kiến thức qua bài tập: Trong câu hỏi, người ta thường sử dụng các từ nghi vấn : ai, gì, sao, không, ... Khi viết, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập. GV nhấn mạnh yêu cầu
Học sinh làm bài cá nhân; 1 học sinh làm vào phiếu học tập cỡ lớn.
Chữa bài làm trên phiếu.
Củng cố kiến thức qua bài tập: Khi sử dụng câu hỏi, em phải biết dùng từ đặt câu hỏi sao cho thể hiện được đúng thứ bậc, lịch sự, văn hoá trong giao tiếp.
Bài tập 3: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Hỏi: Bài tập yêu cầu gì?
GV ghi lại 3 yêu cầu của bài tập lên bảng.
Học sinh thảo luận cả lớp: nối tiếp nhau đặt câu hỏi với mỗi yêu cầu. HS khác nhận xét. GV khen ngợi những học sinh có những câu hỏi hay, hợp lý.
Bài tập 4: Học sinh làm bài cá nhân rồi báo cáo kết quả. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt kết quả đúng:
Câu hỏi (1): Hỏi về những điều chưa biết.
Câu hỏi (2): Thể hiện sự khẳng định
3. Củng cố dặn dò
- Học sinh đọc phàn Ghi nhớ trong sách ôn.
- GV nhận xét giờ học.
Tiết 4: Tiếng Việt
ôn tập các kiểu câu: Câu cảm
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập các kiến thức về câu cảm.
- Rèn kĩ năng nhận biết câu cảm và kĩ năng đặt câu cảm trong các yêu cầu cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn tập hè.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh ôn tập
2.1 Hệ thống kiến thức
GV hỏi: Câu cảm được dùng để làm gì?
Câu cảm thường có các từ ngữ nào?
Khi viết, cuối câu cảm có loại dấu câu nào?
HS trả lời; GV chốt:
- Câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên,...)
- Câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời; quá, lắm, thật, ...
- Khi viết , cuối câu cảm có dấu chấm than (!)
2.2 Hướng dẫn bài tập
Bài tập 1: HS đọc thầm nội dung bài tập; xác định yêu cầu của bài.
Học sinh thực hiện yêu cầu của bài.
Báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt các phương án trả lời đúng. Chẳng hạn:
Câu 1: Ôi! Chiếc áo này không phải của cháu!
Câu 2: Trời ạ! Mới tí tuổi đầu đã nhầm lẫn!
GV củng cố kiến thức qua bài tập
Bài tập 2:
Học sinh đọc yêu cầu bài tập. GV nhấn mạnh yêu cầu: Viết lời thoại theo kiểu câu cảm cho các nhân vật trong các đoạn truyện dã cho.
Học sinh làm bài theo nhóm đôi, sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả trước lớp. Gv khen ngợi những nhóm viết được lời hội thoại hay, đúng yêu cầu của bài.
Củng cố kiến thức qua bài tập
Bài tập 3: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Hỏi: Bài tập yêu cầu gì?
GV ghi lại 3 yêu cầu của bài tập lên bảng.
*Hướng dẫn làm mẫu phần a)
Học sinh thảo luận cả lớp: nối tiếp nhau nêu tình huống khi nói câu cảm: A! Bố về!
*Với mỗi yêu cầu còn lại, học sinh làm cá nhân sau đó thảo luận trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV khen ngợi những học sinh có những tình huống phù hợp.
3. Củng cố dặn dò
- Học sinh đọc phần Ghi nhớ trong sách ôn.
- GV nhận xét giờ học.
Thứ năm ngày 28 tháng 7 năm 2016
Tiết 1: Tiếng Việt
ôn tập các kiểu câu: Câu khiến
I. Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập củng cố các kiến thức về kiểu câu khiến.
- Rèn kĩ năng nhận biết câu khiến và kĩ năng đặt câu khiến trong các yêu cầu cụ thể.
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn tập hè.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh ôn tập
2.1 Hệ thống kiến thức
GV hỏi: Câu khiến được dùng để làm gì?
Có thể dùng những cách nào để đặt câu khiến?
Khi viết , cuối câu khiến có loại dấu câu nào?
HS trả lời; GV chốt:
- Câu khiến là câu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,... của người nói , người viết đối với người khác.
- Muốn đặt câu khiến, có thể thêm từ hãy, đừng, chớ, phải, nên, cần ,... đứng trước động từ hay thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào, ... vào cuối câu. Ngoài ra có thể thêm từ đề nghị hoặc xin, mong, ... vào đầu câu.
2.2 Hướng dẫn bài tập
Bài tập 1: HS đọc thầm nội dung bài tập; xác định yêu cầu của bài.
Học sinh thực hiện yêu cầu của bài.
Báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt kết quả đúng:
Các câu c), d), e) là câu khiến
Bài tập 2:
Học sinh đọc yêu cầu bài tập rồi làm bài cá nhân.
GV chữa bài. Củng cố kiến thức về các loại câu chia theo mục đích nói qua bài tập.
Bài tập 3: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Hỏi: Bài tập yêu cầu gì?
Học sinh làm bài cá nhân. Sau đó báo cáo kết quả.
Câu a) Điền vào cuối câu dấu chấm hỏi => Đây là câu hỏi.
Câu b) Điền vào cuối câu dấu chấm than hoặc dấu chấm => Đây là câu khiến.
Câu c) Điền vào cuối câu dấu chấm than hoặc dấu chấm => Đây là câu khiến.
Bài tập 4: Yêu cầu học sinh chuyển các câu kể đã cho thành câu khiến.
Hỏi: Có mấy cách chuyển câu kể thành câu khiến?
Học sinh làm miệng, nói trước lớp. Chẳng hạn:
Bà nấu cơm. => Câu kể
- Bà nấu cơm đi ạ ! => Câu khiến
- Bà ơi, bà đừng nấu cơm nhé! => Câu khiến
- Cháu xin bà hãy nấu cơm đi ! => Câu khiến
GV củng cố cho học sinh các cách chuyển câu kể thành câu khiến.
3. Củng cố dặn dò
- Học sinh đọc phàn Ghi nhớ trong sách ôn.
- GV nhận xét giờ học.
Tiết 2: Tiếng Việt
Ôn tập văn miêu tả
I. Mục tiêu.
- Giúp HS ôn tập, củng cố các kiến thức đã học về thể loại văn miêu tả với các kiểu bài đã học ở lớp 4 (tả đồ vật, tả con vật, tả cây cối); làm quen với kiểu bài tả cảnh.
- Vận dụng làm tốt các bài tập có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập.
2.1 Nhắc lại kiến thức:
- GV hỏi: Em đã được học những kiểu bài nào của thể loại văn miêu tả?
(tả đồ vật, tả con vật, tả cây cối).
- GV yêu cầu học sinh nêu lại cấu tạo của mỗi kiểu bài miêu tả đã kể trên.
2.2 Hướng dẫn HS làm các bài tập
Bài 1: Học sinh đọc nội dung bài tập. Xác định các câu hỏi của bài.
4 học sinh nối tiếp đọc bài văn đã cho trong sách ôn. Cả lớp đọc thầm theo bạn để nắm nội dung bài văn.
Học sinh làm bài theo nhóm đôi. GV yêu cầu 1 nhóm làm vào phiếu học tập lớn.
Chữa bài trên phiếu học tập của học sinh. GV chốt các câu trả lời đúng:
a) Bài văn trên có 5 đoạn văn.
b) Phần thân bài có 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Tả bao quát ngôi chùa
+ Đoạn 2: Tả vẻ đẹp trang nghiêm, cổ kính của mái chùa.
+ Đoạn 3: Tả các pho tượng với nghệ thuật kiến trúc độc đáo, tinh xảo.
ý c) Của bài tập, học sinh trả lời theo cảm nhận của từng em. GV khen ngợi những học sinh có cảm thụ tốt.
GV chốt kiến thức.
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập. Đọc bài văn đã cho trong sách ôn.
Học sinh làm bài cá nhân: trả lời các câu hỏi của bài.
Thảo luận cả lớp: báo cáo kết quả. GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng:
a) Đoạn văn trên tả chú cá đuôi cờ.
b) Tác giả miêu tả nó theo trình tự : Tả đặc điểm hình dáng ; Tả hoạt động, thói quen sinh hoạt và ích lợi của cá Đuôi Cờ.
c) Cách tả của tác giả rất độc đáo: Với nghệ thuật nhân hoá và so sánh, tác giả làm cho hình ảnh của chú cá cờ đẹp một cách sinh động, gần gũi, đáng yêu; ở đoạn văn tả hoạt động, tác giả đã khéo léo đưa hình ảnh cá đuôi cờ tung mình bơi lượn trước con mắt thèm muốn của những loài vật khác để ta càng thấy được vẻ đẹp của nó.
Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu bài tập. Đọc đoạn mở bài đã cho.
Học sinh làm bài cá nhân: trả lời các câu hỏi của bài.
Thảo luận cả lớp: báo cáo kết quả. GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng:
Đoạn văn giới thiệu về cây khế. Đó là cách mở bài gián tiếp. Để giới thiệu về cây khế, người viết đã bắt đầu từ chuyện kể về một giấc mơ.
3. Củng cố dặn dò
GV tổng kết bài; yêu cầu học sinh đọc phần Ghi nhớ trong sách ôn.
Nhận xét, dặn dò.
Tiết 3: Toán
ôn tập chương 4:
Phân số – các phép tính với phân số
Giới thiệu hình thoi
I. Mục tiêu
Giúp HS ôn tập hệ thống hoá kiến thức về:
- Phân số: Khái niệm về phân số, quy đồng phân số, rút gọn phân số; tìm phân số bằng nhau; cách cộng, trừ, nhân, chia phân số.
- Hình thoi, cách tính diện tích hình thoi.
II. Đồ dùng dạy học:
Sách ôn kiến thức, rèn kĩ năng Toán 4 (tr 29).
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hệ thống lại kiến thức đã học:
2.1. Phân số:
a) GV nêu phép chia 3 : 5; 8 : 3; 9 : 8; 3 : 7, ... yêu cầu học sinh viết thương dưới dạng phân số.
GV chốt kiến thức về phân số:
- Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành phân số, tử số là số bị chia, mẫu số là số chia.
- Mọi số tự nhiên có thể viết thành phân số có tử số là số tự nhiên đó, mẫu số bằng 1.
HS nhắc lại (2 em).
- HS nêu cách so sánh phân số với 1.
b) Cách tìm phân số bằng nhau:
GV nêu ví dụ: Tìm 3 phân số bằng phân số: a, ; b,
HS đọc yêu cầu của bài và làm bài vào vở, 1 HS lên bảng.
- GV và cả lớp nhận xét và chữa.
a, = = = b, = = =
- GV chốt kiến thức, HS nêu lại (như tài liệu ôn hè)
c, Rút gọn phân số:
GV nêu bài tập, HS làm, sau đó củng cố lại cách làm và chốt kiến thức.
Bài tập: Rút gọn các phân số sau:
; ;
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài: Nêu cách rút gọn các phân số.
d, Quy đồng mẫu số:
- HS nêu lại các bước quy đồng mẫu số (như tài liệu ôn hè).
e, So sánh hai phân số:
- GV nêu bài tập cho HS làm rồi chốt lại cách làm:
Bài tập: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: ; = ?
a) .... b) .... c) ....
d) e) g)
* Hỏi: Muốn so sánh 2 phân số có cùng mẫu số ta làm thế nào?
* Hỏi: Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu số ta làm thế nào?
- HS nêu cách làm như sách ôn hè.
g, Các phép tính với phân số.
- GV nêu bài tập cho HS làm rồi chốt cách làm từng dạng bài.
Bài 1: Tính:
; ; ; ; ; ;
Bài 2: Tính:
2 x ; ; ; 6 :
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét, chữa bài: HS nêu cách làm.
* Củng cố: Nêu cách cộng, trừ, nhân, chia 2 phân số.
2.2. Hình thoi:
- HS nêu đặc điểm của hình thoi.
Hỏi: Muốn tính diện tích hình thoi ta làm thế nào?
- HS trả lời, vài em nhắc lại.
GV ra thêm bài tập cho HS vận dụng làm bài.
3. Củng cố dặn dò:
GV chốt các kiến thức vừa ôn tập.
Dặn học sinh ghi nhớ để vận dụng làm bài tập.
Tiết 4: Toán
ôn tập chương 4 (TIếP)
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh ôn tập, củng cố về: Phân số: đọc, viết phân số, tìm phân số bằng nhau, rút gọn phân số, so sánh phân số và quy đồng mẫu số.
- Rèn kĩ năng làm bài cho HS.
- Bài tập cần làm: Làm các bài từ 1 đến 6 sách ôn hè (tr 31-32)
II. Đồ dùng dạy học
Sách ôn kiến thức, rèn kĩ năng Toán 4.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Luyện tập.
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: HS đọc đầu bài và nêu yêu cầu của bài.
HS thực hiện đọc, viết các phân số, sau đó báo đọc kết quả, GV chữa chung.
Bài 2: HS đọc yêu cầu.
- Hỏi: Bài yêu cầu gì? (Đúng ghi Đ, sai ghi S)
- HS làm bài. 2 học sinh lên bảng.
- Lớp và giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3: HS đọc đầu bài.
Tự làm bài vào vở, GV chữa bài.
Chốt kiến thức: Các phân số bé hơn 1 là các phân số có tử số nhỏ hơn mẫu số.
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS nêu lại cách hiểu về phân số tối giản.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Đọc kết quả bài làm.
- GV nhận xét, chốt kiến thức: Phân số tối giản là phân số không thể rút gọn được nữa.
- HS rút gọn các phân số chưa tối giản.
Bài 5: HS đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp làm bài vào vở.
GV chữa bài:
a, ; b, ;
- HS nêu lại cách làm.
Bài 6: HS đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS làm bài trên bảng phụ.
- HS đọc kết quả bài làm.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng: Nêu cách so sánh các phân số?
3. Củng cố dặn dò
GV nhận xét giờ học và dặn dò HS.
Thứ sáu ngày 29 tháng 7 năm 2016
Tiết 1: Tiếng Việt
ôn bài luyện tập số 3
luyện Đọc hiểu – luyện chính tả
I. Mục tiêu
- Hướng dẫn HS đọc và trả lời câu hỏi trong bài: Câu chuyện về giọt nước (tài liệu ôn hè trang 45).
- Hiểu nội dung: Muốn ý kiến của mình tham gia tranh luận có tính thuyết phục thì mình phải hiểu rõ vấn đề để giải thích căn kẽ cho mọi người hiểu bản chất và nguồn gốc sự việc.
- Rèn kĩ năng viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Sắc màu của cuộc sống.
- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn ch/tr (tr46)
II. Đồ dùng dạy học: Tài liệu ôn hè.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài đọc:
GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc.
BT1: HS nêu yêu cầu của bài.
a) GV đọc mẫu toàn bài một lượt. HS nghe.
b) GV hướng dẫn luyện đọc.
- 1 HS đọc bài: Câu chuyện về giọt nước.
- Cả lớp đọc thầm bài.
- GV nhắc HS nghỉ hơi sau dấu câu, cụm từ, thể hiện cách nói của nhân vật.
- HS tiếp nối nhau đọc lại bài.
- GV và lớp theo dõi nhận xét.
- Hỏi: Vì sao chị Gió, cô Mây Hồng và co Mưa tranh cãi mãi không thôi?
(vì ai cũng nhận giọt nước đấy của là của mình.)
- HS trả lời, GV nhận xét bổ sung.
- Hỏi: Câu chuyện cho em thấy muốn ý kiến của mình tham gia tranh luận có tính thuyết phục thì phải làm gì?
(tìm hiểu kĩ nguồn gốc, bản chất của sự việc để hiểu rõ bản chất của sự việc đó)
- HS trả lời, GV nhận xét bổ sung.
- HS làm bài vào vở.
3. Luyện chính tả
- GV đọc bài chính tả, HS theo dõi SGK. Viết đoạn “Mọi người cứ tranh cãi mãi ... đến hết bài (tr 45).
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- Cho HS nắm nội dung bài viết.
- HS tự phát hiện những chữ khó viết luyện ra nháp.
* HS viết bài:
- HS gấp SGK. GV đọc cho HS viết bài và đọc lại cho HS soát bài, tự sửa lỗi chính tả.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GAHE TUAN 3.doc