I. MỤC TIÊU
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm môn tập đọc (Như tiết 1 )
- Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
SGK + Bảng phụ, phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Kiểm tra tập đọc (số học sinh còn lại)
Tiến hành tương tự như các tiết trước.
3. Bài tập 2
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- 1 học sinh đọc chú giải những từ khó trong SGK
( Cây bình bát, cây bần )
- cả lớp đọc thầm đoạn văn
- 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp và giáo viên nhận xét, phân tích từng dấu câu trong đoạn văn
- GV chốt lời giải đúng
19 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm học 2012 - 2013 - Tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i giải đúng.
- Cả lớp làm bài vào vở
4. Bài 3 :
Học sinh đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ phát biểu ý kiếnGVchốt lời giải đúng: Từ biển trong câu ( Từ trong biển lá xanh rờn..) không còn có nghĩa là vùng nước mặnmênh mông trên bề mặt của trái đất mà chuyển thành nghĩa một lớp tập hợp rất nhiếuự vật: Lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng lớn khiến ta liên tưởng như đang đứng trước một biển lá
5. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học & hướng dẫn chuản bị bài sau
Tiết4: Toán
Chu vi hình chữ nhật
I. Mục tiêu
- Nắm được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật
- Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình chữ nhật ( biết chiều dài và chiều rộng của nó ) và làm quen với giải toán có nội dung hình học (Liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật )
II. Đồ dùng dạy học:
SGK + Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
1. Xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật
- GV nêu bài toán: cho hình tứ giác MNPQ với kích tước như hình vẽ. Tính chu vi hình tứ giác đã cho.
- Học sinh biết tính chu vi hình tứ giác
MNPQ là : 2+ 3 + 5 + 4 =14 (dm)
( lấy số đo các cạnh cộng lại với nhau )
- Từ đó liên hệ sang bài toán: Cho hình
chữ nhật ABCD có chiều dài 4dm, chiều
rộng 3 dm. Tính chu vi hình chữ nhật đó?
- T vẽ hình lên bảng rồi hướng dẫn:
Chu vi hình chữ nhật là
4 + 3 + 4 + 3 = 14 (dm)
Hoặc: (4 + 3 ) x 2 = 14 ( dm)
- Từ đó giáo viên nêu quy tắc: Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo ) rồi nhân tổng đó với 2
* Lưu ý: Nhấn mạnh . Chẳng hạn Không được lấy chiều dài 3m cộng với chiều rộng 200 cm mà phải đổi 200cm =2m hoặc 3m =300 cm rồi mới thực hiện quy tắc tính chu vi.
- Cách ghi phép tính ở bài giải toán phải là:
Chu vi hình chữ nhật ABCD là
( 4 + 3 ) x 2 = 14 ( dm )
(tên đơn vị để ở cuối cùng trong ngoặc đơn )
2. Thực hành
Bài 1: giải đúng và khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ
a. Chu vi hình chữ nhật là b. hướn dẫn học sinh đổi
( 10 + 5 ) x 2 = 30 (cm) 2dm =20cm
đáp số : 30 cm Chu vi hình chữ nhật là
( 20 + 13 ) x2 = 66 (cm)
? Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào
? Khi chiều dài và chiều rộng không cùng đơn vị đo, để tính chu vi hình chữ nhật ta phải làm gì.
Bài 2:
- Học sinh đọc đề bài
- Tóm tắt:
chiều rộng: 35 m 20m
chiều dài : 20 m
chu vi : ....m ?
- Hướng dẫn học sinh làm bài: 35m
? Bài toán cho biết gì
? Bài toán hỏi gì
- Học sinh lên bảng chữa bài, HS nhận xét, GV chốt lời giải đúng và khắc sâu kiến thức cần ghi nhớ như bài tập 1
Bài 3 :
- Học sinh nêu yêu cầu của bài
- Nêu hướng thực hiện yêu cầu của bài
* Bước 1 : Tính chu vi hình chữ nhật ABCD và chu vi hình chữ nhật MNPQ theo kích thớc như hình vẽ
63m 54 m
31 m 40 m
* Bước 2 : So sánh chu vi hai hìnhvới nhau để lựa chọn trường hợp phù hợp để khoanh vào chữ đứng trước câu trả lời đúng
3. Củng cố, dặn dò:
Học sinh nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ
Tiết5: Mĩ thuật
(GV Mĩ thuật dạy)
Thứ ba ngày 15 tháng 1 năm 2013
Tiết1: Toán
Chu vi hình vuông
I. Mục tiêu
- Học sinh biết cách tính chu vi hình vuông.
- Vận dụng quy tắc để tính chu vi hình vuông.
II. Đồ dùng dạy học:
SGK + Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn
a . Giới thiệu cách tính chu vi hình vuông
- T nêu bài toán: Cho hình vuông ABCD cạnh 3 dm (chỉ trên bảng ) . Hãy tính chu vi hình vuông đó
- GV: Muốn tín chu vi hình vuông ta làm như thế nào?
HS trả lời 3 + 3 + 3 + 3 =12 (dm)
GV yêu cầu học sinh tính theo cách khác ( dựa vào phép cộng các số hạng bằng nhau để chuyển thành phép tính nhân ( 3 x 4 = 12 dm )
HS nhận xét
+ 3 là gì của hình vuông ABCD ? ( độ dài của hình vuông ABCD )
+ Hình vuông ABCD có mấy cạnh ( có 4 cạnh bằng nhau)
GV nêu: Vì thế cách tính chu vi của hình vuông là lấy độ dài của một cạnh nhân với 4
- Học sinh nêu quy tắc trong SGK
b. Thực hành
Bài 1: Tính chu vi của hình vuông ( theo mẫu ) để củng cố cách tính
- Học sinh nêu yêu cầu của bài và phân tích yêu cầu
- GV hướng dẫn mẫu
- Học sinh làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- GV chữa bài
Bài 2 :Học sinh vận dụng quy tắc vừa học để tính chu vi của bức tranh
- Học sinh đọc đề bài
- Muốn tính độ dài đoạn dây ta làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
+ Một học sinh lên bảng làm bài
+ Cả lớp làm bài vào vở
- GV chấm bài, sau đó chữa bài và củng cố kiến thức
Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu cả lớp vẽ hình
- HS quan sát hình vẽ
+ Muốn tính chu vi của hình chữ nhật ta
phải biết được điều gì?
(chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật)
- Hình chữ nhật được tạo bởi 3 viên gạch hoa có chiều rộng là bao nhiêu
( học sinh trả lời)
- GV nêu: Chiều cạnh của viên gạch chính là chiều rộng của hình chữ nhật
+ Chiều dài của viên gạch như thế nào so với cạnh của viên gạch( gấp 3 lần cạnh của viên gạch hình vuông )
+ Yêu cầu học sinh làm bài vào vở,học sinh lên bảng chữa bài,GVchốt lời giải đúng,học sinh chữa bài theo lời giải đúng.
Bài 4:
M N
Q P
- Yêu cầu học sinh đo độ dài cạnh hình vuông ( bằng 3cm) rồi tính chu vi hình vuông đó
3. Củng cố, dặn dò
- Giáoviên và học sinh hệ thống lại nội dung bài học
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau
Tiết2: Âm nhạc
(GV Nhạc dạy)
Tiết3: Đạo đức
Thực hành kĩ năng cuối học kì I
I. Mục tiêu :
Củng cố kiến thức đã học từ tuần 1 đến tuần 17
II. Đồ dùng dạy học:
SGK + Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
Vì sao phải biết ơn thương binh liệt sĩ?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Nội dung
H: Kể tên các bài đạo đức đã học
Câu 1 Em đã thực hiện được những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy
H: Trả lời, học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét và bổ sung
Câu 2 Em có tán thành với các ý kiến dưới đây không? vì sao?
a. Không nên hứa hẹn với bất cứ ai điều gì.
b. Chỉ nên hứa những điều mình có thể làm được.
c. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng.
d. Chỉ cần thực hiện lời hứa với người lớn.
Câu 3 Em đã biết chia sẻ buồn ,vui với bạn trong lớp chưa?
Một số HS nêu, các HS khác nhân xét đánh giá hành vi.
GV hệ thống chốt kiến thức.
3. Củng cố, dặn dò
Tiết4: Tiếng Việt
ôn tập tiết 3
I. Mục tiêu
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm đọc ( như tiết 1)
- Luyện tập điền vào giấy tờ in sẵn:điền đúng nọi dung vào giấy mời thày hiệu trưởng đến dự liên hoan với lớp trào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
II. Đồ dùng dạy học:
SGK + Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Kiểm tra tập đọc: Thực hiện như tiết 1
3. Bài tập 2:
- Học sinh đọc yêu cầu của bàivà mẫu giấy mời
- Nhắc học sinh cần chú ý như sau:
+ Mỗi em phải đóng vai lớp trưởng viếtgiấy mời thày hiệu trưởng
+ Bài tập này giúp các em thực hành viết giấy mời đúng nghi thức. Em phải điền vào giấy mời những lời lẽ trân trọng, ngắn gọn . Nhớ ghi rõ ngày giờ, địa điểm
- Gọi 1 học sinh điền miệng nội dung vào giấy mời
- Giáo viên nhận xét, sửa cho học sinh những chỗ sai
- Học sinh làm bài vào vở
4. Củng cố, dặn dò
Tiếng việt
ÔN TậP Tiết 4
I. Mục tiêu
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm môn tập đọc (Như tiết 1 )
- Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
II. Đồ dùng dạy học:
SGK + Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
1 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Kiểm tra tập đọc (số học sinh còn lại)
Tiến hành tương tự như các tiết trước.
3. Bài tập 2
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- 1 học sinh đọc chú giải những từ khó trong SGK
( Cây bình bát, cây bần )
- cả lớp đọc thầm đoạn văn
- 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp và giáo viên nhận xét, phân tích từng dấu câu trong đoạn văn
- GV chốt lời giải đúng
4. Củng cố, dặn dò
Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại đoạn văn trong bài tập 2
Thứ tư ngày 16 tháng 1 năm 2013
Tiết1: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp học sinh rèn kĩ năng tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông qua việc giải các bài toán có nội nung hình học.
II. Đồ dùng dạy học:
SGK + Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1
- Gọi học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài: Một học sinh lên bảng, lớp làm bài vào vở
- Chữa bài và cho điểm học sinh
? Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào
Bài 2:Củng cố về tính chu vi hình vuông
- Gọi học sinh đọc đề bài
- Hướng dẫn: + Chu vi của khung bức tranh chính là chu vi của hình vuông có cạnh là 50cm.
+ Số đo cạnh viết là cm, đề bài hỏi theo đơn vị m nên sau khi tính chu vi theo cm ta phải đổi ra m
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc đề bài
- Hướng dẫn
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tính cạnh của hình vuông ta làm như thế nào, vì sao?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, học sinh chữa bài
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng
Bài giải
Cạnh của hình vuông là
24 : 4 = 6 ( cm )
Đáp số: 6 cm
Bài 4:
- Học sinh đọc đề bài
- GV vẽ sơ đồ bài toán như SGK và nêu: Nửa chu vi hình chữ nhật chính là tổng của chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó
? Bài toán hỏi gì
( chiều dài của hình chữ nhậ là bao nhiêu mét )
? Làm thế nào để tính được chiều dài của hình chữ nhật
( Lấy nửa chu vi trừ đi chiều rộng đã biết )
- Gọi một học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở,T cùng cả lớp nhận xét và chữa bài
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là
60 - 20 = 40 (m)
Đáp số: 40 m
3. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên và học sinh hệ thống lại nội dung bài học
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết2: Tiếng việt
ÔN tập Tiết 5
I. Mục tiêu
1. Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng
2. Luyện viết đơn (xin cấp thẻ đọc sách)
II. Đồ dùng dạy học:
SGK + Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Kiểm tra tập đọc
-Từng học sinh lên bốc thăm bài tập đọc. Sau khi bốc thăm, xem lại trong SGK bài vừa chọn khoảng 1 đến 2 phút
- HS đọc thuộc lòng một doạn hoặc cả bài theo phiếu chỉ định. Với những học sinh không thuộc bài, GV cho các em về nhà luyện tập để kiểm tra lạivào tiét sau
3. Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài
- GV nhắc học sinh : So với mẫu đơn, lá đơn này cần thể hiện nội dung xin cấp lại thẻ đọc sách đã mất.
- Một học sinh làm miệng
+ Tên đơn sửa là: Đơn xin cấp lại thẻ đọc sách
+ Mục kính gửi cần nói rõ: Kính gửi thư viện trường tiểu học Nhân Chính
+ Mục nội dung cần viết là: Em làm đơn này đề nghị thư viện nhà trường cấp lại thẻ đọc sách cho em vì em chót làm mất
- Một số học sinh đọc đơn của mình,GV nhận xét và chấm điểm một số đơn
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết3: Thể dục
đội hình đội ngũ
và bài tập rèn luyện tư thế cơ bản
I. Mục tiêu
Kiểm tra nội dung : Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái, đi chuyển hướng phải, trái; đi vượt trướng ngại vật thấp.
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Sân trường
- Phương tiện: Còi, dụng cụ
III. Hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của tiết học
- Học sinh khởi động toàn thân
- Tập bài thể dục phát triển chung 1 lần
2. Phần cơ bản
- Kiểm tra ĐHĐN ( 20 phút )
+ Kiểm tra theo tổ dưới sự chỉ đạo của giáo viên ( Lần lượt từng tổ thực hiện mỗi động tác 2 lần sau đó đi vượt chướng ngại vật thấp
+ Giáo viên nhận xét và đánh giá: Đánh giá mức độ thực hiện động tác của từng học sinh theo hai mức hoàn thành và chưa hoàn thành
* Hoàn thành: Thực hiện đúng từ 4 động tác trở nên, các động tác khác còn sai sót nhỏ, có ý thức luyện tập
* Chưa hoàn thành: Chỉ thuộc được 3 động tác và thực hiện được động tác khác nhưng còn nhiều thiếu sót, thiếu tích cực trong luyện tập
- Đối với học sinh chưa hoàn thành giáo viên cho học sinh luyện tập thêm để đạt được mức độ hoàn thành
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Mèo đuổi chuột ( 3- 4 phút )
3. Phần kết thúc.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát ( 2 - 3 phút )
- GV nhận xét và công bố kết quả kiểm tra
- Giao bài tập về nhà
Tiết4-5: Tiếng Anh
(GV Tiếng Anh dạy)
Thứ năm ngày 17 tháng 1 năm 2013
Tiết1: Tiếng việt
ÔN tập Tiết 7
I. Mục tiêu
- Tiếp tục kiểm tra ( như tiết 5 )
- Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
II. Đồ dùng dạy học:
SGK + Sách bài tập.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Kiểm tra đọc (như tiết trước )
3. Bài tập 2:
- Một học sinh đọc yêu cầu của bài. Nhắc học sinh nhớ viết hoa chữ cái đầu câu sau khi đã điền dấu chấmvào chỗ còn thiếu
- Cả lớp đọc thầm lại chuyện vui Người nhát nhất, làm bài cá nhân.T theo dõi học sinh làm bài
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài, cả lớp và GV nhận xét
- T chốt lại lời giải đúng
? Có đúng là người bà trong chuyện này nhát không? Câu chuyện đáng buồn cười ở chỗ nào?
( Bà lo cho cháu nên nắm chặt tay cháu khi qua đường, sợ cháu đi không khéo sẽ bị tai nạn vì đường rất đông xe cộ. Cậu bé không hiểu lại tưởng bà nắm chặt tay mình vì bà rất nhát)
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
4. Củng cố, dặn dò
- Nhắc học sinh về nhà kể truyện vui trên cho người thân nghe
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị giấy để làm bài kiểm tra cuối học kì
Tiết2: Tự nhiên và xã hội
ôn tập học kì I
I. Mục tiêu.
- Kể tên một số bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể
- Nêu chức năng của một trong các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh
- Nêu một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trên
- Nêu một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc.
II. Đồ dùng dạy học:
SGK + Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn học sinh ôn tập
Hoạt động 1: Chơi trò chơi ai nhanh? Ai đúng?
Bước 1: Quan sát và làm việc theo nhóm
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Các nhóm quan sát hình vẽ các cơ quan trên bảng sau đó cử đại diện của nhóm lên gắn thẻ ghi tên và chức năng của các cơ quan vào hình vẽ. Nhóm nào gắn được nhiều và đúng thì nhóm đó thắng cuộc
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện của các nhóm lên bảng gắn thẻ ghi tên và chức năng của các cơ
quan
- GV và học sinh nhận xét, chốt ý đúng
- Củng cố kiến thức sau trò chơi
Hoạt động 2: Quan sát hình theo nhóm
Bước 1: Chia nhóm và thảo luận:
- Cho biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạccó trong hình 1, 2, 3, 4 trang 67 SGK.
- Em hãy liên hệ thực tế ở địa phương em có những hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, ...mà em biết
Bước 2:
- Từng nhóm dán tranh về các hoạt động mà các em đã sưu tầm thêm trình bày của từng nhóm, GV cho các nhóm bình luận chéo nhau
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- Từng em vẽ sơ đồ và giới thiệu về gia đình mình
- Trong khi học sinh giới thiệu, GV theo dõi và nhận xét kết quả làm việc của từng học sinh
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết3: Thể dục
Sơ kết học kì I
I. Mục tiêu
- Sơ kết học kì I: Yêu cầu học sinh hệ thống được những kiến thức, kĩ năng đã học, những khuyết điểm trong học tập để từ đó cố gắng luyện tập tốt hơn
- Chơi trò chơi đua ngựa
II. Địa điểm và phương tiện
- Địa điểm: Sân trường
- Phương tiện: Còi, các dụng cụ
III. Hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu
- Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học
- Cả lớp chạy chậm một vòng quanh sân tập
- Chơi trò chơi Kết bạn
- Cả lớp thực hiện bài thể dục phát triển chung: 2 lần, mỗi lần 8 nhịp
2. Phần cơ bản
- Kiểm tra một số học sinh giờ trước chưa hoàn thành( 6 đến 8 phút )
- Sơ kết học kì I: Giáo viên và học sinh hệ thống lại kiến thức, kĩ năng đã học trong học kì I vừa qua( tên gọi, khẩu lệnh, cách thực hiện )
+ Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số
+ Bài thể dục phát triển chung 8 động tác
+ Thể dục rèn luyện tư thế kĩ năng vận động cơ bản: Đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải trái
+ Chơi trò chơi vận động( Tìm người chỉ huy )
- Trong quá trình nhắc lại những kiến thức trên, T gọi một số em lên thực hiện động tác đúng, đẹp. Khi học sinh luyện tập, GVnhận xét, kết hợp nêu những sai lầm thường mắc và cách sửa chữa để cả lớp nắm chắc được động tác kĩ thuật
- GV đánh giá kết quả học tập của học sinh trong lớp. Khen ngợi những học sinh thực hiện tốt
- Chơi trò chơi Đua ngựa ( 4 đến 5 phút )
3. Phần kết thúc
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Hệ thống lại nội dung bài học
- Hướng dẫn chuẩn bị bài sau
Tiết4: Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Củng cố về:
+ Phép nhân, chia trong bảng
+ Nhân, chia số có hai, ba chữ số cho số có một chữ số
+ Tính giá trị của biểu thức
- Củng cố cách tính chu vi hình vuông, hình chữ nhật và giải toán về tìm một phần mấy của một số.
II. Đồ dùng dạy học:
SGK + Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Một học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét, GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
- Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng.
Bài 2:Tính
- Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- GV ghi các phép tính lên bảng.
- Học sinh làm bài cá nhân, học sinh lên bảng chữa bài, T nhận xét, củng cố cách tính cho học sinh.
a. 47 281 108 75 419
x 5 x 3 x 8 x6 x 2
+ Khi thực hiện phép nhân số có hai ( ba ) chữ số với số có một chữ số, ta thực hiện như thế nào?
b.
172 2 261 3 945 5 842 7
+ Trong trường hợp chia số có ba chữ số cho số có một chữ số, chữ số ở hàng trăm bé hơn số chia. ở lượt chia thứ nhất ta phải lấy mấy chữ số để chia?
Bài 3
- Học sinh đọc đề bài, lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở
- Học sinh nhận xét, GV chốt lời giải đúng, HS chữa bài vào vở theo lời giảiđúng.
+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?
Bài 4
- HS đọc đề bài, làm bài cá nhân, chữa bài. GV chốt lời giải đúng, HS chữa vào vở theo lời giải đúng.
+ Bài toán thuộc dạng toán nào các em đã học? (Liên quan đến tìm một phần mấy của một số)
Bài 5:
Học sinh làm bài cá nhân, GV chữa bài và củng cố thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức khi có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
3. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên và học sinh hệ thống lại nội dung bài học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết5: Tiếng Việt
ÔN tập Tiết 6
I. Mục tiêu
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học huộc lòng
- Rèn kĩ năng viết: Viết được một lá thư đúng thể thức, thể hiện đúng nội dung thăm hỏi người thân. Câu văn rõ ràng, sáng sủa.
II. Đồ dùng dạy học:
SGK + Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Kiểm tra học thuộc lòng: Thực hiện như tiết 5
3. Bài tập 2
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- GV giúp học sinh xác định đúng:
+ Đối tượng viết thư: một người thân ( hoặc một nười mà mình quý mến ) như ông, bà, cô, bác, cô giáo cũ ...
+ Nội dung thư: thăm hỏi về sức khoẻ,về tình hình ăn ở, học tập, làm việc, ...
- Học sinh mở SGK trang 81, đọc lại bài Thư gửi bà để ghi nhớ hình thức của một lá thư.
- Học sinh viết thư. GV theo dõi và giúp đỡ những học sinh yếu kém.
- Chấm một số bài sau đó nhận xét chung
4. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 18 tháng 1 năm 2013
Tiết1: Toán
Kiểm tra định kì (cuối kì I)
I. Mục tiêu
Kiểm tra kết quả học tập môn toán cuối học kì I của học sinh, tập trung vào các kĩ năng sau:
- Nhân, chia nhẩm trong phạm vi bảng tính đã học. Thực hiện phép nhân số có hai hoặc ba chữ số với số có một chữ số, thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. Tính giá trị của biểu thức
- Tính chu vi hình chữ nhật
- Giải toán có hai phép tính
II. Đề bài
1. Tính nhẩm
6 x 5 = 18 : 3 = 72 : 9 = 56 : 7 =
3 x 9 = 64 : 8 = 9 x 5 = 28 : 7 =
8 x 4 = 42 : 7 = 4 x 4 = 7 x 9 =
2. Đặt tính rồi tính
54 x 3 306 x 2 856 : 4 734 : 5 . 3. Tính giá trị của biểu thức
14 x 3 : 7 42 + 18 : 6
4. Một cửa hàng có 96 kg đường, đã bán 1/4 số đường đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg đường
5. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
a. Chu vi hình chữ nhật có chiều dài 15 cm, chiều rộng 10 cm là:
A. 25 cm
B. 35 cm
C. 40 cm
D. 50 cm
III. Đáp án
Bài 1: ( 2 điểm )
Mỗi phép tính đúng 1/ 6 điểm
Bài 2: ( 2 điểm )
Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính được ẵ điểm
Bài 3: ( 1 điểm )
Tính đúng giá trị của mỗi bỉểu thức và trình bày đúng được 1/ 2 điểm
Bài 4: ( 3 điểm )
- Viết câu lời giải và phép tính đúng để tìm 1 / 4 số đường cửa hàng bán được
- Viết câu trả lời và phép tính đúng để tìm số đường còn lại của cửa hàng được 1 điểm
- Viết đáp số được 1/ 2 điểm
Bài 5: (1điểm )
- Khoanh vào chữ D được 1 điểm
* Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài giờ sau.
Tiết2: Tiếng Việt
Ôn tập tiết 8
I. Mục tiêu
- Đọc thầm bài Đường vào bản để trả lời câu hỏi.
- Học sinh trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy học:
SGK + Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
1. Đọc thầm bài Đường vào bản (trang 151)
GV nhắc học sinh đọc kĩ văn bản
Dựa vào nội dung bài tập đọc, đánh dấu x vào ô trống trước những câu trả lời đúng
a.Đoạn văn trên tả cảnh vùng nào?
Vùng núi
Vùng biển
Vùng đồng bằng
b. Mục đích chính của đoạn văn trên là tả cái gì?
Tả con suối
Tả con đường
Tả ngọn núi
c. Vật gì nằm ngang đường vào bản?
Một ngọn núi
Một rừng vầu
Một con suối
d. Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
Một hình ảnh
Hai hình ảnh
Ba hình ảnh
e. Trong các câu dưới đây, câu nào không có hình ảnh so sánh?
Nước tràn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xoá như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản
Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ
Con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa
2. Luyện từ và câu
a. Tìm hình ảnh so sánh trong các câu sau:
- Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ.
- Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù cắm trên bãi
b. Từ biển trong câu văn sau có nghĩa gì?
Từ trong biển lá xanh rờn, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời.
c. Trong các câu dưới đây, câu nào không có hình ảnh so sánh?
- Con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa.
- Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xoá như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi vè thăm bản.
3. Củng cố, dặn dò
GV cùng HS hệ thống lại nội dung bài học.
Tiết3: Tiếng việt
Ôn tập tiết 9
I. Mục tiêu
-Viết một đoạn chính tả trong bài Âm thanh thành phố trong 12 phút.
- Làm bài tập làm văn từ 7 đến 10 câu về việc học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
SGK + Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
- Nhắc nhở HS trước khi kiểm tra
2. Tiến hành kiểm tra
a, Viết chính tả.
- GV đọc trước bài chính tả một lần.
- Đọc cho HS viết.
- Đọc lại cho HS soát lỗi.
b,Tập làm văn
Đề bài:
Hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 - 10 câu) kể về việc học tập của em trong học kì 1
- HS làm bài
- GV nhắc nhở HS làm đúng yêu cầu bài ra.
- Thu bài, chấm điểm
* Biểu điểm: Bài chính tả: (5 điểm)
Yêu cầu trình bày sạch sẽ, không viết sai lỗi. Nếu sai mỗi lỗi trừ 0,5 điểm.
Bài viết bẩn, toàn bài trừ 1 điểm.
Bài văn: (5 điểm) HS viết được đoạn văn dài 7 – 10 câu đúng yêu cầu, nêu được đầy đủ nội dung, biết chấm câu rõ ràng.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết4: Tự nhiên và Xã hội
Vệ sinh môi trường
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh biết
- Nêu tác hại của rác thải đối với sức khoẻ của con người
- Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống.
* GDKNS:
- KN quan sát và xử lí các thông tin để biết tác hại của rác và ảnh hưởng của sinh vật sống; tác hại của phân và nước tiểu; tác hại của nước bẩn, nước ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- KN tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.
- KN làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cam kết các hành vi đúng.
- KN ra quyết định: Nên và không nên làm để bảo bệ môi trường.
- KN hợp tác:Hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lí rác thải.
- Hình vẽ trong SGK
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Bài mới.
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Bước 1: Thảo luận nhóm
Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68 SGK và trả lơi theo gợi ý:
- Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào?
- Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người.
GV: Rác ( vỏ đồ hộp, giấy gói thức ăn ... ) nế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN18-2010.doc