I. MỤC TIÊU.
- Nêu được chức năng của thân đối với đời sống thực vật và ích lợi của thân cây đối với đời sống con người.
- Kĩ năng sống:
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm của một số loại thân cây.
+ Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.
II. ĐỒ DÙNG: Tranh trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài.
2. Bài học.
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
GV hỏi xem những ai đã làm thí nghiệm ở nhà cho HS báo cáo kết quả:
+ Rạch thử vào thân cây (đu đủ, xu hào) bạn thấy gì?
+ Bấm một ngọn cây nhưng không làm đứt rời khỏi thân cây. Vài ngày sau, bạn thấy ngọn cây thế nào?
- HS trả lời, gv giúp HS hiểu: Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng cây vẫn bị héo do không đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa các chất để nuôi cây.
- HS quan sát hình 1,2,3 trang 80 và trả lời câu hỏi:
+ Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có nhựa?
+ Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây GV yêu cầu HS nêu chức năng khác của thân cây như: mang lá, hoa, quả.
30 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 749 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm học 2013 - 2014 - Tuần 21, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng đọc sách.)
- Yêu cầu học sinh viết vào bảng con những chữ khó dễ viết sai. Cho học sinh phát âm.
- Những chữ nào trong bài được viết hoa
( Những chữ đầu câu, tên riêng .)
b. GV đọc cho học sinh viết bài.
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở.
- Học sinh nghe và tự sửa lỗi vào vở.
c. Chấm và chữa bài: GV chấm 5 – 7 bài, nhận xét.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài 2
- Học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu.
- Học sinh làm bài cá nhân - chỉ viết những âm đầu hoặc dấu thanh cần điền. GV đi đến từng bàn để kiểm tra , phát hiện lỗi của học sinh, chấm điểm cho một số bài viết.
- Học sinh đọc kết quả. GV hướng dẫn học sinh viết đúng bằng cách nói rõ cách viết.
- Học sinh đọc kết quả. Cả lớp chữa bài vào vở theo kết quả đúng.
Lời giải:
a. chăm chỉ - trở thành - trong - triều đình - trước thử thách - xử trí - làm cho - kính trọng - nhanh trí - truyền lại - cho nhân dân.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
Thứ ba ngày 11 tháng 2 năm 2014
Tiết 1 (Buổi chiều) Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số.
- Củng cố về việc thực hiện phép trừ các số có bốn chữ số.
- Củng cố về giải toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập toán trong sách BT.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn học sinh trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm.
Bài 1:
a. Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng các bảng nhân 2; 3; 4; 5.
- yêu cầu học sinh làm phần a bài tập 1 vào vở. Sau đó yêu cầu hai học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
b.2: Thực hiện nhân nhẩm với số tròn trăm.
- Hướng dẫn học sinh nhẩm sau đó yêu cầu các em tự làm phần b của bài 1.
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài . Sau đó yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn.
- GV chữa bài và cho điểm học sinh.
b.3: Tính giá trị của biểu thức.
- GV viết lên bảng biểu thức: 4 x 3 + 10 và yêu cầu học sinh suy nghĩ để tính giá trị của biểu thức này.
- Yêu cầu học sinh cả lớp làm bài.
- GV chữa bài. HS chữa bài vào vở (nếu cần)
Bài 3:
- HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn học sinh giải:
+ Trong phòng có mấy cái bàn?
+ Mỗi cái bàn xếp mấy cái ghế?
+ Vậy 4 cái ghế được lấy mấy lần?
+ Muốn tính số ghế trong phòng ăn tá lam như thế nào?
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài, học sinh nhận xét. Gv nhận xét và chữa bài.
Bài 4
- Gọi học sinh đọc đề bài, chữa bài trên bảng. Lớp làm vào vở.
- Học sinh nhận xét, GV nhận xét và bổ xung (nếu cần)
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Củng cố lại kiến thức vừa ôn tập và hướng dẫn bài tập về nhà.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Mĩ thuật
Thực hành vẽ con vật quen thuộc
I. Mục tiêu:
- Thực hành vẽ các con vật quen thuộc để củng cố, bồi dưỡng năng khiếu mĩ thuật cho HS.
- Học sinh nhận ra được đặc điểm, cách sắp xếp các bộ phận và sử dụng màu sắc khác nhau trong các con vật khác nhau.
- Học sinh vẽ được một con vật quen thuộc.
- Biết vẽ màu theo ý thích.
II. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị tranh, ảnh một số con vật quen thuộc.
- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu.
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn thực hành vẽ con vật:
* Hoạt động 1: Nêu lại cách vẽ tranh.
+ Quan sát mẫu vẽ.
+ Kẻ các đường trục.
+ Vẽ hình mảng chính.
+ Vẽ hoạ tiết cho phù hợp với cách mảng.
+ Vẽ màu tự chọn.
- GV cho HS quan sát một số con vật, nêu đặc điểm của từng con.
- GV nhận xét chung.
* Hoạt động 2: Thực hành vẽ.
- GV yêu cầu HS vẽ vào giấy A4.
- GV đến từng bàn để hướng dẫn.
+ Vẽ các hình mảng theo ý thích (nên có hình mảng to nhỏ khác nhau).
+ Vẽ các hoạ tiết vào hình, chỉnh, sửa hình.
+ Chọn màu trang trí theo ý thích.
* Hoạt động 3: Trưng bày tranh vẽ.
- Sau khi HS vẽ màu hoàn thiện tranh của mình, GV hướng dẫn HS trưng bày trước lớp. Cả lớp quan sát, nhận xét.
* Hoạt động 4: Đánh giá, nhận xét:
- GV hỏi: Con thấy bài các bạn vẽ dmẫu chưa?
+ Màu màu sắc trong tranh như thế nào?
+ Bài vẽ của bạn nào đẹp nhất? Con thích bài vẽ nào?
- GV cùng HS cả lớp bình chọn những bức tranh vẽ đẹp nhất, những bức tranh có ý nghĩa sâu sắc nhất.
- Khen ngợi HS vẽ đẹp, đúng đề tài.
3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà hoàn thành bài vẽ (nếu chưa xong) và chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 (Buổi chiều) Tập đọc
Bàn tay cô giáo
I. Mục tiêu
- Đọc đúng các từ, tiếng khó có trong bài: cong cong, thoắt cái, dập dềnh,
- Ngắt, nghỉ hơi đúng giữa các câu, giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy, rõ ràng
- Hiểu nội dung của bài: Bài thơ ca ngợi bàn tay kì diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng: Tranh trong SGK.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài "Ông tổ nghề thêu".
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc.
a, GV đọc mẫu.
b, GV hướng dẫn luyện đọc - giải nghĩa từ.
* Đọc từng dòng thơ: Mỗi học sinh nối tiếp nhau đọc hai dòng thơ.
* Đọc đoạn trước lớp.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ.
- Giúp HS hiểu nghĩa của các từ được chú giải ở cuối bài (trong SGK.)
+ phô: (học sinh đọc chú giải ở cuối bài.
* Đọc đoạn trong nhóm.
- Chia học sinh cả lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 học sinh. Yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm.
- Các nhóm luyện đọc. Gọi 5 nhóm nối tiếp nhau đọc cả bài.
c, Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
- Học sinh đọc thầm khổ thơ 1 của bài, trả lời câu hỏi:
+ Từ một tờ giấy trắng, cô giáo làm ra vật gì? (chiếc thuyền cong cong xinh xắn)
- Học sinh đọc thầm khổ thơ 2 để trả lời câu hỏi: Từ một tờ giấy đỏ, cô đã tạo ra vật gì? (Ông mặt trời với nhiều tia nắng toả)
- Học sinh đọc thầm khổ thơ 3 để trả lời câu hỏi: Với tờ giấy màu xanh cô đã làm ra gì? (mặt nước dập dềnh với nhiều con sóng lượn quanh thuyền.)
- Học sinh đọc thầm khổ thơ 4 của bài để trả lời câu hỏi: Em thấy bức tranh của cô giáo như thế nào? hãy tả lại bức tranh của cô giáo tạo ra bằng lời của mình?
d, Hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng bài thơ:
- GV đọc lại bài thơ. Lưu ý học sinh về cách đọc bài thơ.
- Gọi một học sinh đọc lại bài thơ.
- GV hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ ngay tại lớp.
- Một số học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 12 tháng 2 năm 2014
Tiết 1 (Buổi sáng) Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu.
- Củng cố về cộng, trừ các số trong phạm vi 10000.
- Củng cố về giải toán bằng 2 phép tính và tìm thành phần chưa biết của phép cộng, trừ.
II. các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- HS chữa bài tập về nhà.
- Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
GV tổ chức hướng dẫn HS tự làm bài sau đó chữa.
Bài1: Tính nhẩm.
+ HS nhẩm miệng.
+ Nêu kết quả và cách nhẩm.
Bài2: HS tự đặt tính rồi tính.
Sau đó chữa bài.
Bài3: HS đọc đầu bài.
Hướng dẫn các em tóm tắt rồi giải.
Tóm tắt:
948 cây
Đã trồng: ? cây
Trồng thêm:
Bài giải
Số cây trồng thêm là:
948 : 3 = 316 (cây)
Số cây tất cả là:
948 + 316 = 1264 (cây)
Đáp số: 1264 cây
Bài 4: Tìm x.
HS tự giải bài.
Chữa bài và nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ.
Chẳng hạn:
x + 1909 = 2050 x - 586 = 3705
x = 2050 - 1909 x = 3705 + 586
x = 141 x = 4291
Bài 5: HS thi xếp theo nhóm.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học .
- Hướng dẫn học sinh bài tập về nhà.
Tiết 2 (Buổi sáng) Tự nhiên và xã hội
Thân cây (Tiếp)
I. Mục tiêu.
- Nêu được chức năng của thân đối với đời sống thực vật và ích lợi của thân cây đối với đời sống con người.
- Kĩ năng sống:
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm của một số loại thân cây.
+ Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.
II. Đồ dùng: Tranh trong SGK.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài.
2. Bài học.
* Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
GV hỏi xem những ai đã làm thí nghiệm ở nhà cho HS báo cáo kết quả:
+ Rạch thử vào thân cây (đu đủ, xu hào) bạn thấy gì?
+ Bấm một ngọn cây nhưng không làm đứt rời khỏi thân cây. Vài ngày sau, bạn thấy ngọn cây thế nào?
- HS trả lời, gv giúp HS hiểu: Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng cây vẫn bị héo do không đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa các chất để nuôi cây.
- HS quan sát hình 1,2,3 trang 80 và trả lời câu hỏi:
+ Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có nhựa?
+ Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây GV yêu cầu HS nêu chức năng khác của thân cây như: mang lá, hoa, quả...
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- HS quan sát hình 4, 5, 6, 7, 8 trang 81 và trả lời câu hỏi:
- Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người và vật?
- Kể tên một số thân cây cho gỗ đẻ làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn, ghế...?
- Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn...?
- Đại diện của mỗi nhóm lên báo cáo kết quả làm việc trước lớp.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
+ Liên hệ thực tế trong cuộc sống: ở địa phương em người ta sử dụng thân cây để làm gì?
- HS tự kể, GV nhận xét.
* Kết luận: Như SGK.
3. Củng cố, dặn dò
- Học sinh nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 3 (Buổi sáng) Luyện từ và câu
Nhân hoá
Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi “ở đâu”
I. Mục tiêu:
- Nắm được ba cách nhân hoá (BT2).
- Tìm được bộ phận trả lời câu hỏi ở đâu? (BT3).
- Trả lời được câu hỏi về thời gian, địa điểm trong bài tập đọc đã học (BT4 a/b hoặc a/c.
II. Các hoạt động dạy và học :
A. Kiểm tra bài cũ:
Sắp xép các từ sau đây vào nhóm thích hợp: đất nước ,xây dựng ,nước nhà , giữ gìn,non sông ,gìn giữ,kiến thiết ,giang sơn.
Dặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp: Trên chiến khu các em nhỏ ở trong lán .
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu bài học.
Giới thiệu đề bài và nội dung bài học: Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: ở đâu?
2. Hướng dẫn làm bài tập.
HS đọc yêu cầu của bài.
- 1HS đọc 3 khổ thơ trong bài tập.
- Tổ chức cho HS làm bài.
- GV gọi 3 HS lên bảng làm.
- HS trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng .
- Trong bài thơ có 6 sự vật được nhân hoá là: mặt trời, mây, trăng sao, đất, mưa, sấm.
- Các sự vật được gọi bằng ông, chị (Chị mây, ông mặt trời, ông sấm).
- Các sự vật được tả bằng những từ ngữ: bật lửa (ông mặt trời bật lửa ), kéo đến (chị mây kéo đến), trốn (trăng sao trốn ) nóng lòng chờ đợi, hả hê uống nước (đất nóng lòng...) xuống (mưa xuống ...) vỗ tay cười (ông sấm vỗ tay cười)
-Tác giả nói với mưa thân mật như nói với một người bạn thân “ Xuống đi nào, mưa ơi !”
GV hỏi: Qua bài tập trên em thấy có mấy cách nhân hoá sự vật ?
Bài tập 2: GV Y/C 1 HS đọc Y/C của bài.
- HS làm bài.
- HS trình bày bài.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Câu a/ Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
Câu b/ Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc.
Câu c/ để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái ,nhân dân lập đền thờ ông ở quê hương ông.
Bài tập 3:
- 1HS đọc Y/C của bài.
- HS làm bài.
- HS lên trình bày bài của mình.
GV nhận xét chốt lại lời giả đúng:
- Câu chuyện diễn ra ở chiến khu vào thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Các chiến sĩ liên lạc tuổi nhỏ sống ớ trong lán.
- Trung đoàn trưởng khuyển họ trở về sống với gia đình.
3. Củng cố, dặn dò
- Có mấy cách nhân hoá? Đó là cách nào?
- GV nhận xét tiết học.
Tiết 4 (Buổi sáng) Tập viết
ôn chữ hoa o, ô, ơ
I. Mục tiêu
Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Ô (1 dòng), L, Q (1 dòng); viết đúng tên riêng: Lãn Ông (1 dòng) và câu ứng dụng: “ổi Quảng Bá ... say lòng người” (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học:
Mẫu chữ viết hoa, mẫu chữ viết tên riêng.
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
- Y/c cả lớp viết bảng con, 1 em viết trên bảng lớp từ: Nhiễu điều.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học.
2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
* Luyện viết chữ hoa.
HS: Tìm các chữ hoa có trong bài L, Ô, Q, B, H, T, Đ.
GV: Viết mẫu và nhắc lại cách viết.
HS: Luyện viết trên bảng con chữ O, Ô, Ơ, Q, T.
* Luyện viết từ ứng dụng.
HS: Đọc từ ứng dụng Lãn Ông.
GV: Lãn Ông: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ( 1720 - 1792) là lương y nổi tiếng sống dưới thời Lê.
HS: Tập viết trên bảng con.
* Luyện viết câu ứng dụng.
- HS: Đọc câu ứng dụng.
- GV: Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu tục ngữ.
- Học sinh tập viết trên bảng con các chữ ổi, Quảng, Tây.
* Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết.
GV: Nêu yêu cầu.
HS: Viết vào vở.
GV: Bao quát chung.
* Chấm và chữa bài.
- GV chấm khoảng 5 đến 6 bài.
- Sau đó, nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn học sinh bài tập về nhà.
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán (nâng cao)
Viết biểu thức thành tích 2 thừa số
I. Mục tiêu
- Giúp HS vận dụng cách tính nhanh để viết biểu thức thành tích của hai thừa số..
- HS làm được một số bài nâng cao dạng biểu thứ.
- Củng cố về giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng: Toán bồi dưỡng.
IIi. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài.
2. Nội dung
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1: Viết biểu thức sau thành tớch hai thừa số:
a, 7 x 16 + 14
b, 5 x 6 + 10 + 5 x 2
c, 6 x 3 + 6 x 4 + 18
d, 4 x 5 + 12 + 4 x 2
- GV hướng dẫn mẫu:
a, 7 x 16 +14 = 7 x 16 + 7 x2 = 7 x ( 16 + 2) = 7 x18
- HS làm tương tự các phần còn lại.
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài . Học sinh khác nhận xét bài của bạn.
- GV chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 2: Viết biểu thức sau thành tớch hai thừa số rồi tớnh giỏ trị của biểu thức đú:
a, 15 x 5 + 3 x 5 + 5 x 2 – 10 x 5
b, (24 + 6 x 5 + 6) – (12 + 6 x 3)
c, 23 + 39 + 37 + 21 + 34 + 26
- GV hướng dẫn phần a:
a, 15 x 5 + 3 x 5 + 5 x 2 – 10 x 5
= 5 x (15 + 3 + 2 – 10)
= 5 x 10
= 50
- HS làm tương tự các phần còn lại.
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài. Sau đó yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn. GV chữa bài. HS chữa bài vào vở. (nếu cần)
Bài 3: HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn học sinh giải:
+ Trong phòng có mấy cái bàn?
+ Mỗi cái bàn xếp mấy cái ghế?
+ Vậy 4 cái ghế được lấy mấy lần?
+ Muốn tính số ghế trong phòng ăn ta làm như thế nào?
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài, học sinh nhận xét. GV nhận xét và chữa bài.
Bài 4: Hóy đặt dấu ngoặc vào biểu thức 25 x 4 + 18 : 2 + 7 để giỏ trị của biểu thức bằng:
a, 102 b, 66
- Gọi học sinh đọc đề bài, suy nghĩ làm bài. Cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.
- Học sinh nhận xét, GV nhận xét và bổ xung (nếu cần)
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Củng cố lại kiến thức vừa ôn tập và hướng dẫn bài tập về nhà.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Âm nhạc
Ôn bài hát: Cùng múa hát dưới trăng
(Nhạc và lời: Hoàng Hà)
I. Mục tiêu
- Bồi dưỡng năng khiếu âm nhạc cho HS. Giáo dục HS yêu thích văn nghệ.
- HS thuộc lời của bài hát và biết hát theo giai điệu lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay, biết gõ đệm theo nhịp, theo phách và tiết tấu lời ca.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các dụng cụ gõ đệm, gõ phách.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.
2. Dạy bài hát:
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Cùng múa hát dưới trăng.
GV cho cả lớp nghe lại toàn bài hát 1 lượt.
+ Tên bài hát là gì?
+ Bài hát do ai sáng tác?
GV cho HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức hát theo: nhóm tổ, cá nhân
Tập một vài cách hát tập thể.
+ Hát đối đáp: Chia lớp thành hai đội, mỗi đội hát một câu đối đáp nhau.
+ Hát nối tiếp: Chia lớp thành 4 tổ , mỗi tổ hát một câu nối tiếp cho đến hết bài.
- Cho HS hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát.
+ Cho HS hát theo dãy bàn, hát theo tổ; các tổ hát luân phiên do GV chỉ định.
* Hoạt động 2: Dạy hát kết hợp gõ đệm.
- Hát kết hợp nhạc cụ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca.
+ Lần 1: Cả lớp cùng hát, GV bắt nhịp.
+ Lần 2: Hát theo dãy bàn.
- Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca: GV cho một dãy hát, một dãy gõ đệm, sau đó đổi lại, luân phiên cho hết bài.
- GV nhận xét và sửa cho những em chưa vỗ, hát đúng nhịp.
* Hoạt động 3: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn một vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
- Cho HS biểu diễn trước lớp (vừa hát vứa kết hợp vận động phụ hoạ).
- GV chỉ định từng tổ nhóm đứng tại chỗ trình bày bài hát. HS hát với tốc độ vừa phải, hát nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm vui tươi.
- Cho cả lớp hát toàn bài 2 lần.
- GV nhận xét, biểu dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chúng ta vừa ôn bài hát gì, ai sáng tác?
(Cùng múa hát dưới trăng - Nhạc và lời: Hoàng Hà.)
- Nội dung bài hát nói về điều gì?
- Dặn HS về tập hát ở nhà và tập biểu diễn bài hát.
Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện từ và câu (nâng cao)
Ôn: nhân hoá
cách đặt và trả lời câu hỏi ở đâu?
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học ở buổi sáng đồng thời nâng cao, mở rộng thêm kiến thứ có liên quan cho HS.
- Nắm được ba cách nhân hoá: Gọi sự vật như gọi người, tả sự vật như tả người, nói với sự vật như nói với người.
- Ôn tập cách đặt câu và trả lời câu hỏi ở đâu?
II. Đồ dùng: Sách TV nâng cao.
III. Các hoạt động dạy và học
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập trong sách Tiếng Việt nâng cao (Tuần 21).
Bài 1. Bài 1 .GV Y/C HS nhắc lại Y/C của bài tập .
- 1HS đọc 3 khổ
- Tổ chức cho HS làm bài.
- GV gọi 3 HS lên bảng làm.
- HS trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng .
- Trong bài thơ có 4 sự vậtđược nhân hoá là: Cây trầu, lá trầu, chim chích chòe, cốc chén.
- Các từ ngữ thể hiện sự nhân hóa: ngủ, mày, tao, xin, đánh thức, tỉnh, mở mắt, cho, chìa ra, đau.
- Tác giả nói với mưa thân mật như nói với một người bạn thân “ Ơi chích chòe ơi !”, nằm im, mắt lim dim.
GV hỏi qua bài tập trên em thấy có mấy cách nhân hoá sự vật?
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài .
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng .
- Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
- Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc.
- Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ông ở quê hương ông.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
- HS lên trình bày bài của mình.
GV nhận xét chốt lại lời giả đúng :
- Câu chuyện diễn ra ở chiến khu vào thời kì kháng chiến chống Pháp .
- Các chiến sĩ liên lạc tuổi nhỏ sống ở trong lán .
- Trung đoàn trưởng khuyên họ trở về sống với gia đình .
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học và dặn dò HS.
Thứ năm ngày 13 tháng 2 năm 2014
Tiết 1 (Buổi sáng) Toán
Tháng - năm
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Làm quen với đơn vị đo thời gian: tháng, năm.
- Biết được một năm có 12 tháng.
- Biết được tên gọi của các tháng trong năm.
- Biết số ngày trong từng tháng.
II. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài tập về nhà của HS.
- Nhận xét chung.
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
2. Giới thiệu tên gọi của các tháng trong năm.
GV cho HS quan sát tờ lịch năm 2005.
+ Một năm có bao nhiêu tháng?
HS: Nêu, giáo viên ghi bảng.
- Cho học sinh nhắc lại.
GV: + Trên tờ lịch các tháng thường được viết bằng số, chẳng hạn:
(tháng một thì viết là tháng 1)
+ Không nên gọi tên các tháng khác với tên gọi đã nêu trong sách (chẳng hạn tháng một gọi là tháng giêng).
* Giới thiệu số ngày trong từng tháng Học sinh quan sát tờ lịch năm 2005 trong SGK để trả lời số ngày trong từng tháng.
- Tháng hai năm 2005 có 28 ngày, nhưng có năm tháng hai có 29 ngày.
- Gọi học sinh nhắc lại.
3. Học sinh thực hành làm bài tập
Bài 1: Cho học sinh tự làm rồi chữa bài.
- Khi chữa bài, hỏi học sinh:
+ Tháng hai năm nay có bao nhiêu ngày?
+ Tháng tư năm nay có bao nhiêu ngày?
- Gọi học sinh nhắc lại.
Bài 2 : Cho học sinh quan sát tờ lịch tháng tám năm 2005.
- GV hướng dẫn học sinh làm chung câu 1.
+ Học sinh quan sát từ lịch và trả lời, GV cho học sinh nêu cách xem lịch.
- HS: Tự làm các câu còn lại.
4. Củng cố, dặn dò
Tiết 2 (Buổi sáng) Chính tả
Nhớ- viết: Bàn tay cô giáo
I. Mục tiêu.
- Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.
Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn: tr/ch hoặc dấu thanh dễ lẫn.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng lớp viết bài 2. Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2HS em lên bảng cả lớp viết nháp các từ ngữ sau (theo lời đọc của 1HS): châu chấu, chật chội, trật tự, chầu hẫu.
- GV nhận xét, chấm điểm khen HS viết nhanh chữ đẹp.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Chuẩn bị:
GV đọc lại bài chính tả. 2HS đọc thuộc lòng bài thơ. Cả lớp đọc thầm theo để ghi nhớ.
HS nhắc lại cách trình bày bài thơ.
+ HS đọc thầm bài thơ, các em tự luyện viết ra nháp những chữ mình cho là dễ viết sai.
b) GV hướng dẫn HS viết bài:
GV cho HS ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
HS đọc lại một lần đoạn thơ để ghi nhớ.
HS gấp SGK, tự nhớ và viết vào vở.
c) Chấm bài, chữa bài.
GV chấm 6 HS và nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2a: HS đọc bài tập 2a. HS làm bài cá nhân.
3 nhóm HS lên bảng nối tiếp nhau điền tr/ch vào chỗ trống, làm xong đọc lại kết quả.
Chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại. Cả lớp ghi nhớ chính tả.
4. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học, rút kinh nghiệm cho HS về kĩ năng viết chính tả và làm bài tập.
Dặn HS đọc lại các bài tập, rà soát lỗi.
Luyện thêm để khắc phục lỗi chính tả còn mắc.
Chuẩn bị cho bài sau.
Tiết 3 (Buổi sáng) Thể dục
Giáo viên môn Thể dục dạy
Tiết 4 (Buổi sáng) Tập làm văn
Nói về trí thức.
Nghe kể: Nâng niu từng hạt giống
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng nói :Quan sát tranh ,nói đúng về trí thức đước vẽ trong tranh và công việchọ đang làm.
- Nghe kể câu chuyện Nâng niu từng hạt giống, nhớ nội dung,kể lại đúng nội dung câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy - học
-Tranh ảnh minh hoạ trong SGK.
- Bảng lớp bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy -học
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc bài làm của mình ở tiết 20.
- GV nhận xét cho điểm HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu đề bài và nội dung tiết học:
Nghe - kể : Nâng niu từng hạt giống.
2. Hướng dân HS làm bài tập
Bài tập 1 :
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 1.
- GV nhắc lại yêu cầu của bài .
- Cho HS làm bài.
H: Em hãy quan sát tranh 1 và nói cho cả lớp nghe: Người trong tranh ấy là ai ? đang làm gì?
- Cho HS làm việc theo nhóm 4.
- Cho HS thi trình bày trước lớp.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Tranh 1: Là bác sĩ đang khám bệnh.
Tranh 2 các kĩ sư đang trao đổi ,bàn bạc trước mô hình một cái cầu.
Tranh 3 cô giáo đang dạy học.
Tranh 4 Những nhà nghiên cứu đang làm việc trong phòng thí nghiệm.
Bài tập 2
HS đọc yêu cầu bài tập 2.
*GV kể lần 1 Truyện: Nâng niu từng hạt giống.
H: Viện nghiên cứu nhận được quà gì?
(Nhận được 10 hạt giống quí.)
H: vì sao ông Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống?
(vì khi đó, trời rét đậm, nếu gieo những hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết vì rét)
- Ông Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa quí?
(Ông chia 10 hạt giống làm hai phần. Năm hạt đem gieo, năm hạt đem ngâm vào nước ấm,gói vào khăn......làm thóc nảy mầm.)
- Sau đợt rét kéo dài ,các hạt giống thế nào?
*GV kẻ lần 2.
*Cho HS tập kể.
- Qua câu chuyện ,em thấy ông Lương Định Của là người như thế nào?
3. Củng cố dặn dò
- 2 HS nói về người lao động trí óc.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tìm đọc về nhà bác học Ê- đi -xơn.
Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán
Luyện tập về phép cộng
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức cho HS về cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm đến bốn chữ số.
- Củng cố về thực hiện phép cộng các số có đến bốn chữ số và giải toán bằng hai phép tính.
II. Đồ dùng: Sách bài tập toán.
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài.
2. Học sinh thực hành làm bài tập trong sách bài tập toán
Bài 1.
- GV viết lên bảng phép cộng 4000 + 3000 và yêu cầu học sinh phải tính nhẩm. Cho học sinh tự nêu cách cộng nhẩm, rồi GV giới thiệu cách cộng nhẩm như SGK (bốn nghìn cộng ba nghìn bằng bẩy nghìn. Vậy: 4000 + 3000 = 7000). Cho học sinh nêu lại cách cộng nhẩm như trên.
- Một học sinh đọc to lại các tính còn lại và yêu cầu học sinh tự làm bài.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài.
- Hướng dẫn học sinh giải:
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Bài được giải bằng mấy phép tính? Là phép tính gì? Vì sao?
+ Học sinh làm bài, chữa bài. GV nhận xét, chốt kết quả đúng và củ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- r (4).doc