Giáo án Lớp 4 Tuần 13 - Buổi 2

BUỔI 2:

Tiếng Việt (TC):

Tiết 21: EM TỰ ÔN LUYỆN TUẦN 13(Tiết 2)

 I. Mục tiêu:

- Đọc và hiểu bài Nhà bác học Ga-li-lê. Hiểu được con người có ý chí quyết tâm, lòng kiên trì mới thành công.

- Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n ( hoặc tiếng có âm chính i/iê).

- Tìm được từ ngữ nói về ý chí, nghị lực con người.

- Viết được đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện.

II. Đồ dùng dạy học:

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc4 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 754 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 13 - Buổi 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13: Ngày soạn: 26/11/2017 Ngày giảng: Thứ ba ngày 28/11/2017 BUỔI 2: Địa lí: Tiết 13: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ( Bảo vệ môi trường) I. Mục tiêu: - Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. - Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ: + Nhà ở thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao,... + Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ. * GDBVMT: HS hiểu biết: Nêu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người qua cách dựng nhà của người dân đồng bằng Bắc Bộ: để tránh gió, bão, nhà được dựng vững chắc. - Thấy được sự thích nghi và cải tạo môi trường của người dân ĐBBB. II. Đồ dùng dạy học: - Hình (SGK). III. Các hoạt động dạy học: A. Ổn định: - HS chơi trò chơi khởi động. B. Kiểm tra bài cũ: - Nêu hình dạng, diện tích sự hình thành, đặc điểm địa hình của ĐBBB ? - 3 HS lên bảng trả lời. - GV nhận xét, đánh giá. C. Bài mới: 1. GIới thiệu bài. 2. Các hoạt động cơ bản. Hoạt động 1: Chủ nhân của đồng bằng. + Mục tiêu: Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là người Kinh, đây là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất. Nêu đặc điểm về nhà ở và làng của người Kinh ở ĐBBB. + Cách tiến hành: - Đọc thầm SGK, quan sát tranh ảnh trả lời: - HS trao đổi trong nhóm đôi. - HS trình bày. + ĐBBB là nơi đông dân hay thưa dân? - Là vùng có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước. + Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là dân tộc nào? - Dân tộc Kinh. +Làng của người Kinh ở ĐBBB có đặc điểm gì? - Làng của người Kinh có nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau. + Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh? - Nhà có cửa chính quay về hướng Nam được xây dựng kiên cố, chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao... + Làng Việt cổ có đặc điểm gì? -...thường có luỹ tre xanh bao bọc. Mỗi làng có 1 ngôi đình thờ Thành Hoàng... + Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người Kinh có thay đổi như thế nào? *Người dân ĐBBB đã cải tạo môi trường như thế nào? - Có nhiều thay đổi, làng có nhiều nhà hơn trước, nhiều nhà xây có mái bằng hoặc cao tầng, nền lát gạch hoa. Các đồ dùng trong nhà tiện nghi hơn: có tủ lạnh, ti vi, quạt điện,... + Đắp đê ven sông, sử dụng nước để tuối tiêu, trồng phi lao để ngăn gió ... + Kết luận: Người dân sống ở ĐBBB chủ yếu là người Kinh. Đây là vùng có dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta. Làng ở ĐBBB có nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau. Hoạt động 2: Lễ hội. + Mục tiêu: Kể tên một số hoạt động trong lễ hội. + Cách tiến hành: Thảo luận nhóm. - Dựa vào tranh SGK, kênh chữ và vốn hiểu biết thảo luận: - Thảo luận nhóm đôi. + Người dân thường tổ chức lễ hội vào mùa nào? Nhằm mục đích gì? - Mùa xuân và mùa thu để cầu cho một năm mới mạnh khoẻ, mùa màng bội thu,... + Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động mà em biết? - Tổ chức tế lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí. + Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân ĐBBB ? - Hội Lim, hội chùa Hương, Hội Gióng,.. - Gọi HS trình bày. - GV kết luận chung. - Lần lượt từng nhóm trình bày nội dung. - Nhóm khác nhận xét trao đổi. + Kết luận: Người dân ở ĐBBB thường mặc các trang phục truyền thống trong lễ hội. Hội Chùa Hương, Hội Lim, Hội Gióng ,... là những lễ hội nổi tiếng ở ĐBBB. D. Củng cố, dặn dò: ** Ngày nay cùng với sự phát triển người dân ĐBBB cần làm gì để bảo vệ truyền thống một số lễ hội? Bảo vệ môi trường? - GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau. ________________________________ Mĩ thuật: ( Cô Ngân soạn giảng) ________________________________ Hoạt động giáo dục NGLL: ( Cô Trang soạn giảng) _________________________________________________________________ Ngày soạn: 28/11 /2017 Ngày giảng: Thứ năm ngày 30/11 /2017 BUỔI 2: Tiếng Việt (TC): Tiết 21: EM TỰ ÔN LUYỆN TUẦN 13(Tiết 2) I. Mục tiêu: - Đọc và hiểu bài Nhà bác học Ga-li-lê. Hiểu được con người có ý chí quyết tâm, lòng kiên trì mới thành công. - Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n ( hoặc tiếng có âm chính i/iê). - Tìm được từ ngữ nói về ý chí, nghị lực con người. - Viết được đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: A. Khởi động: B. Kiểm tra bài cũ. - GV đọc một số từ dễ lẫn. - GV nhận xét, đánh giá. C. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Ôn luyện. Bài 4(VBT-76): - Tổ chức cho HS làm bài. - GV theo dõi nhắc nhở. Bài 5(VBT-77): - Tổ chức cho HS làm bài. - GV theo dõi nhắc nhở. Vận dụng: Bài 6**( 78): - Tổ chức cho HS làm bài. - Gọi HS đọc mở bài. - GV nhận xét, đánh giá. D. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét bài 1-3 em. - GV nhận xét giờ học. - Dặn chuẩn bị bài sau. - HS chơi trò chơi khởi động. - HS viết bảng con - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài. KQ: kiên trì, vững chí, kiên nhẫn, kiên cường. Thử thách, quyết tâm. - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài. KQ: - Các bạn làm gì thế? - Bạn xây nhà trên cây à? - Còn bạn nhà ở đâu? Có thể lên chơi với chúng tớ không? - HS thực hành viết mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện. - Một số em đọc bài. - Lớp nhận xét. _________________________________ Toán (TC): Tiết 20: EM TỰ ÔN LUYỆN TUẦN 13(Tiết 1) I. Mục tiêu: - Thực hiện đúng phép nhân nhẩm số có hai chữ số với 11; phép nhân với số có đến ba chữ số. - Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng; đo diện tích ( cm2, dm2, m2). II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Ổn định: - Tổ chức cho 2 HS cùng bàn thực hiện khởi động theo SGKtr 66. B. Kiểm tra bài cũ - Nêu cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11? C. Bài mới 1. Giới thiệu bài: 2. Ôn luyện: Bài 1(VBT – 67) - HD HS làm bài cá nhân và trao đổi kết quả theo nhóm 2. - GV nhận xét, sửa sai. - Nêu cách nhân với 11? Bài 2(VBT – 67) - HD làm bài. - Theo dõi giúp đỡ. - GV nhận xét- sửa sai. Bài 4(VBT – 68) - GV HD HS làm bài cá nhân - GV theo dõi, nhận xét sửa sai. Bài 6**(VBT – 68) - GV HD thực hiện. - Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - GV theo dõi giúp đỡ. - GV nhận xét. D. Củng cố dặn dò: - Nêu thứ tự thực hiện phép tính nhân. - GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. - HS thực hiện phần khởi động. - HS nêu ý kiến. - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài theo cặp và kiểm tra kết quả. a. 52 11 = 572 11 87 = 957 74 11 =814 - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài theo cặp và đổi vở kiểm tra kết quả - 1 HS đọc yêu cầu: - HS làm bài theo cặp và thống nhất kết 20kg = 2 yến 200 kg = 2 tạ 2400kg = 24 tạ 3000 kg = 3 tấn 150 tạ =15 tấn 42000 kg = 42 tấn ... - HS đọc bài toán: - HS làm bài cá nhân, chữa bài nx. Bài giải Chiều dài mảnh vườn là: 162 2= 324 ( m) Diện tích mảnh vườn đó là: 324 162 = 52488 ( m2) Đáp số: 52488 m2 ________________________________ Hoạt động giáo dục NGLL: ( Cô Trang soạn giảng) __________________________________________________________________

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 13 -B2(4B).doc
Tài liệu liên quan