Giáo án Lớp 4 Tuần 2

BUỔI CHIỀU

Tiết: Luyện từ và câu

DẤU HAI CHẤM

I. Mục tiêu

- Hiểu tác dụng dấu hai chấm trong câu (ND Ghi nhớ)

- Nhận biết tác dụng dấu hai chấm (BT1); bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn (BT2).

- Hs tiếp thu được tác dụng của dấu hai chấm.

- Tích cực, hợp tác, có kĩ năng tốt trong hoạt động nhóm.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng mẫu ở BT1.

III. Hoạt động học.

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

 

doc32 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 688 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cá nhân, nhóm trên lớp. + Trả lời chính xác, to rõ. Ghi kết quả đúng, đẹp. Kết quả như sau: BT1: BT2: a) Số 2453 đọc là: hai nghìn bốn trăm năm mươi ba. Số 65 243 đọc là: sáu mươi lăm nghìn hai trăm ba mươi bốn. Số 762 543 đọc là: bảy trăm sáu mươi hai nghìn năm trăm bốn mươi ba. Số 53 620 đọc là: năm mươi ba nghìn sáu trăm hai mươi. b) Chữ số 5 trong số 2453 thuộc hàng chục. Chữ số 5 trong số 65 243 thuộc hàng nghìn. Chữ số 5 trong số 762 543 thuộc hàng trăm. Chữ số 5 trong số 53 620 thuộc hàng chục nghìn. BT3: a) 4300                                d) 180715     b) 24316                              e) 307421     c) 24301                              g) 999999 + Biết đánh giá, chia sẻ kết quả học tập của mình với bạn, với nhóm 2. Làm BT 4 Hoạt động nhóm 4. - Các nhóm thảo luận làm bài và chia sẻ trong nhóm. - Chia sẻ trước lớp. Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời, viết. + Viết được các số thích hợp vào chỗ chấm, chính xác. a) 300 000; 400 000; 500 000;600 000; 700 000; 800 000.     b) 350 000; 360 000; 370 000; 380 000; 390 000;  400 000.     c) 399 000; 399 100; 399 200;399 3000;  399 400; 399 500.     d) 399 940; 399 950; 399 960;399 970; 399 980; 399 990.     e) 456 784; 456 785; 456 786; 456 787; 456 788; 456 789. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Về nhà chia sẻ với người thân cách làm bài tập còn lại. Tiết: Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu: - Hiểu câu chuyện thơ Nàng tiên Ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. - Năng lực: + HS thực hiện nhiệm vụ học cá nhân, nhóm trên lớp. + Biết đánh giá, chia sẻ kết quả học tập của mình với bạn, với nhóm. - HS tích cực trong các hoạt động học tập. II.Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa truyện trong SGK. III. Các hoạt động hoc A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. 1. Khởi động: GV: em hay kể nối tiếp nhau câu chuyện sự tích hồ Ba Bể. - 4 HS kể nối tiếp nhau theo tranh câu chuyện sự tích hồ Ba Bể. - Nói ý nghĩa của câu chuyện. Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời: + Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được câu chuyện đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. + Có khả năng tập trung nghe bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. + Ý nghĩa câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. Câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1 Tìm hiểu câu chuyện: - GV đọc diễn cảm câu chuyện thơ. - Hs: Lắng nghe. +3 HS đọc nối tiếp nhau đọc 3 đoạn thơ. +1 HS đọc toàn bài. + Cả lớp đọc thầm từng đoạn, lần lượt trả lời những câu hỏi giúp ghi nhớ nội dung mỗi đoạn. * Đoạn 1: Khổ thơ 1. - Bà lão nghèo làm nghề gì để sinh sống - Bà lão làm gì khi bắt được ốc ? * Đoạn 2: Khổ thơ 2 - Từ khi có ốc, bà lão thấy trong nhà có gì lạ ? Đoạn 3: Khổ thơ 3 - Khi rình xem, bà lão đã nhìn thấy những gì ? - Sau đó bà lão đã làm gì ? - Câu chuyện kết thúc như thế nào ? Hoạt động nhóm 4. + Đọc câu hỏi. Tự suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - Đánh giá: Quan sát, nhận xét: + HS lần lượt trả lời được những câu hỏi giúp ghi nhớ nội dung mỗi đoạn. + Tinh thần đoàn kết, hợp tác trong nhóm. 2. Hướng dẫn kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (N3) - Thế nào là kể lại câu chuyện bằng lời của em? - GV viết 6 câu hỏi lên bảng lớp để HS dựa vào 6 câu hỏi đó trả lời bằng lời văn của mình. - Hs: Thảo luận trả lời. - HS năng khiếu kể mẫu đoạn 1 - HS kể chuyện theo nhóm ba: kể nối tiếp nhau theo từng khổ thơ, theo toàn bài - HS tiếp nối nhau thi kể toàn bộ câu chuyện thơ trước lớp. Hoạt động nhóm 3. - Đọc câu hỏi 3. Tự suy nghĩ về nội dung ý nghĩa câu chuyện - Chia sẻ trong nhóm. Cả lớp. Chia sẻ trước lớp về ý nghĩa câu chuyện - Đánh giá: Quan sát, nhận xét: + Đánh giá, chia sẻ kết quả học tập của mình với bạn, với nhóm. + Nêu được ý nghĩa câu chuyện: Con người cần thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. + Hiểu được câu chuyện thơ Nàng tiên Ốc, kể lại đủ ý bằng lời của mình. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Về nhà học thuộc bài thơ hay câu thơ em thích, kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe. Tiết: Tập làm văn KỂ LẠI HÀNH ĐỘNG NHÂN VẬT I. Mục tiêu: Giúp học sinh - Hiểu: Hành động nhân vật thể hiện tính cách của nhân vật; nắm được cách kể hành động nhân vật (ND ghi nhớ). - Biết dựa vào tính cách để xác định hành động của từng nhân vật (Chim Sẻ, Chim Chích), bước đầu biết sắp xếp các hành động theo thứ tự trước – sau để thành câu chuyện. - Năng lực: + HS thực hiện nhiệm vụ học cá nhân, nhóm trên lớp. + Biết đánh giá, chia sẻ kết quả học tập của mình với bạn, với nhóm. - HS tích cực trong các hoạt động học tập. II.Đồ dùng dạy học: - Một vài tờ giấy khổ to ghi sẵn: +Các câu hỏi của phần nhận xét + Chín câu văn ở phần luyện tập để HS điền tên nhân vật vào chỗ trống và sắp xếp lại cho đúng thứ tự. III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: Cả lớp. - Ban học tập điều hành cho lớp hát 1 bài hát. - Nghe GV giới thiệu bài. 2. Hình thành kiến thức: 1. Nhận xét 1 - Yêu cầu HS đọc “Bài văn không điểm”, làm bài vào vở bài tập. + GV đọc diễn cảm cả bài. - Yêu cầu HS ghi lại vắn tắt hành động của cậu bé bị điểm không. ? Theo em mỗi hành động của cậu bé nói lên điều gì ? - Yêu cầu HS nhận xét về thứ tự kể các hành động nội dung trên? Hoạt động nhóm 4. - Đại diện nhóm 4 trình bày kết quả - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS phát biểu. Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời + Tích cực, hợp tác, có kĩ năng tốt trong hoạt động nhóm. + HS tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để ghi câu trả lời đúng: Ghi lại vắn tắt những hành động của cậu bé bị điểm không trong truyện. a) nộp giấy trắng. b) im lặng, mãi mới nói (cô hỏi khi trả bài). c) khóc khi bạn hỏi. Mỗi hành động trên của cậu bé đều thể hiện tính trung thực của mình + Thứ tự kể các hành động a-b-c (hành động trước thi kể trước, hành động xảy ra sau thì kể sau). 2. Ghi nhớ - GV: Cho HS đọc phần ghi nhớ - 3 HS đọc phần ghi nhớ SGK. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 1. Làm BT: Hoạt động nhóm 4. Việc 1: HS đọc yêu cầu và nội dung. Việc 2: Thảo luận, làm vở BT - Chia sẻ trước lớp. Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời, viết + Hs điền được tên nhân vật (Chích hoặc Sẻ) vào trước hành động thích hợp và sắp xếp các hành động ấy thành một câu chuyện hoàn chỉnh: + Điền: 1. Sẻ 2. Sẻ 3. Chích 4. Sẻ 5. Sẻ, Chích 6. Chích 8. Chích, Sẻ 9. Sẻ, Chích, Chích. + Sắp xếp: 1, 5, 2, 4, 7, 3, 6, 8, 9. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Ngày soạn: 03/9/2018 Thứ tư, ngày 05 tháng 9 năm 2018 Ngày giảng: 05/9/2018 BUỔI SÁNG Tiết: Tập đọc TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH I. Mục tiêu - Đọc trôi chảy, lưu loát, ngắt, nghỉ đúng nhịp thơ. - Hiểu ND: ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của ông cha. (trả lời các câu hỏi trong SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc 12 dòng thơ cuối). - Năng lực: Đọc hay, đọc diễn cảm, trả lời câu hỏi lưu loát. Cảm nhận được con người Việt Nam ta nhân hậu, thông minh và là những câu chuyện đề cao những phẩm chất tốt đẹp của ông cha ta. - HS tích cực trong các hoạt động học tập. II.Đồ dùng dạy học: - GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học. III. Các hoạt động học: A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khởi động: GV: Sau khi đọc xong hai bài “dế Mèn bênh vực kẻ yếu”, Em nhớ nhất những hình ảnh nào về Dế Mèn? Vì sao? Hs: Lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 2. Luyện đọc đúng: - Giáo viên (hoặc HS) đọc toàn bài. - HS đọc thầm bài 1 đến 2 lượt, chú ý các tiếng, từ khó, dễ lẫn lộn:vàng cơn nắng, đẽo cày, khúc gỗ.... - Luyện đọc câu theo hình thức nối tiếp trong nhóm, - Cùng nhau giải nghĩa từ khó hiểu: độ trì, độ lượng, đa tình, đa mang, vàng cơn nắng, trắng cơn mưa, nhận mặt - Luyện đọc đoạn thơ trong nhóm - Luyện đọc toàn bài Đánh giá hoạt động: + Đọc đúng và hiểu được các từ khó “độ trì, độ lượng, đa tình, đa mang, vàng cơn nắng, trắng cơn mưa, nhận mặt đọc trôi chảy lưu loát. + Ngắt cuối dòng thơ, nghỉ sau đoạn thơ, đọc đúng nhịp thơ,... 3. Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm, thảo luận nhóm, trình bày kết quả trước lớp theo các câu trả lời câu hỏi ở SGK. - HS nêu nội dung chính của bài: Đánh giá: Quan sát, bằng lời - HS tham gia tích cực, thảo luận cùng bạn để trả lời đúng các câu hỏi: Câu 1: Tác giả yêu truyện cổ nước nhà vì truyện cổ nước nhà vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa. Không chỉ rất nhân hậu, ý nghĩa rất sâu sắc mà truyện cổ nước nhà còn giúp ta nhận ra những phẩm chất quý báu của cha ông: “Rất công bằng, rất thông minh. Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang." Cuối cùng, truyện cổ còn cho hậu thế nhiều lời khuyên răn quý giá của cha ông như: nhân hậu, ở hiền, chăm làm, tự tin... Câu 2. Bài thơ đã gợi đến những truyện cổ: Tấm Cám (Thị thơm thị giấu người thơm...), Đẽo cày giữa đường (Đẽo cày theo ý người ta). Câu 3. Những truyện cổ khác thể hiện sự nhân hậu của người Việt Nam ta: Sự tích hồ Ba Bể, Nàng tiên Ốc, Sọ Dừa, Sự tích dưa hấu, Trầu Cau, Thạch Sanh... Câu 4. Hai dòng thơ cuối bài: Tôi nghe truyện cổ thầm thì. Lời cha ông dạy cũng vì đời sau. Ý nói truyện cổ là lời cha ông răn dạy con cháu đời sau sống cần nhân hậu, độ lượng, công bằng, thông minh, chăm chỉ. - Nội dung: ca ngợi truyện cổ của nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của ông cha. + Trả lời to, rõ ràng, lưu loát, phong thái mạnh dạn, tự tin; có những cảm nhận sâu sắc về bài thơ. 4. Luyện đọc lại: - Tổ chức cho HS thể hiện giọng đọc diễn cảm trước lớp. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng 3 đoạn thơ đầu theo hình thức xóa dần. - Đọc theo nhóm, đọc cá nhân, đọc thể hiện trước lớp. Đánh giá: + Đọc diễn cảm, biết ngắt đúng ở cuối dòng và nghỉ cuối đoạn thơ + Học thuộc lòng 3 đoạn thơ, cả bài thơ. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Em hãy đọc thuộc lòng bài cho người thân nghe. Tiết: Toán HÀNG VÀ LỚP I.Mục tiêu - Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn. - Biết được giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số. - Biết viết số thành tổng theo hàng. - Năng lực: + HS thực hiện nhiệm vụ học cá nhân, nhóm trên lớp. + Biết đánh giá, chia sẻ kết quả học tập của mình với bạn, với nhóm. - HS tích cực trong các hoạt động học tập. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ đã kẻ sẵn như ở phần đầu bài học (chưa điền số). III. Các hoạt động học Khởi động: Cả lớp. Ban học tập điều hành: Gọi H làm bài 3 trang 11 Sgk. Việc 1: Trao đổi, nhận xét, đánh giá bài làm của bạn. Việc 2: GV nhận xét – Giới thiệu bài. Đánh giá: nhận xét, viết + HS viết và đọc các số có tới sáu chữ số, kết quả chính xác, đảm bảo thời gian. + Trả lời chính xác, to rõ. Ghi kết quả đúng, đẹp. a) 4300                                d) 180715 b) 24316                              e) 307421 A HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn. GV: Yêu cầu HS nêu tên các hàng rồi sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, GV viết vào bảng phụ. - Hs: Thực hiện theo yêu cầu của GV. GV đưa bảng phụ, giới thiệu : hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị , hay lớp đơn vị có ba hàng : hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm. - HS nghe và nhắc lại Viết số 321 vào cột số rồi yêu cầu HS lên bảng viết từng chữ số vào các cột ghi hàng và nêu lại. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. + Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn thành lớp gì? - Hs: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Yêu cầu vài HS nhắc lại. Tiến hành tương tự như vậy đối với các số 654 000, 654 321 Yêu cầu HS đọc lại thứ tự các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn. - Hs: Thực hiện yêu cầu, phát biểu ý kiến. - Hs: Nối tiếp nhắc lại. Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời. + Học sinh nêu được tên các hàng rồi sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. + HS viết được từng chữ số vào các cột ghi hàng. + Hs nêu được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn. + HS nêu được giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số. + HS viết được số thành tổng theo hàng. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 1. Làm BT 1,2,3 . - HS làm việc cá nhân + Bài 1: - 1 HS làm bài trên bảng phụ, HS cả lớp làm bài vào vở. + Bài 2: - 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở. + Bài 3: - 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở. Việc 1: Cá nhân đọc yêu cầu Việc 2: Trao đổi, nhận xét, đánh giá bài làm của bạn, cùng đi đến thống nhất kết quả. Nói cho bạn nghe cách làm của mình. Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời, viết +Viết nhanh, kết quả chính xác, đảm bảo thời gian. + Trả lời chính xác, to rõ. Ghi kết quả đúng, đẹp. + HS viết được từng chữ số vào các cột ghi hàng. + Tính chính xác, đảm bảo thời gian, trình bày khoa học, đẹp. BT1: BT2: a) 46 307 đọc là: bốn mươi sáu nghìn ba trăm linh bảy. Chữ số 3 trong số 46 307 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị. 56 032 đọc là: năm mươi sáu nghìn không trăm ba mươi hai. Chữ số 3 trong số 56 032 thuộc hàng chục, lớp đơn vị. 123 517 đọc là: một trăm hai mươi ba nghìn năm trăm mười bảy. Chữ số 3 trong số 123 517 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn. 305 804 đọc là: ba trăm linh năm nghìn tám trăm linh bốn. Chữ số 3 trong số 305 804 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn. 960 783 đọc là: chín trăm sáu mươi nghìn bảy trăm tám mươi ba. Chữ số 3 trong số 960 783 thuộc hàng đơn vị, lớp đơn vị. b)  BT3: 503 060 = 500000 + 3000 + 60.     83 760 = 80000 + 3000 + 700 + 60.     176 091 = 100000 + 70000 + 6000 + 90 +1. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Về nhà chia sẻ với người thân cách viết các số thành tổng theo hàng. Ngày soạn: 03/9/2018 Thứ năm, ngày 06 tháng 9 năm 2018 Ngày giảng: 06/9/2018 BUỔI SÁNG Tiết: Toán SO SÁNH SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ I. Mục tiêu - So sánh được các số có nhiều chữ số. - Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn. - Có ý thức học toán, tính toán, vận dụng nhanh. II.Hoạt động học A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. *. Hình thành kiến thức: 1. So sánh các số có nhiều chữ số. a.So sánh 99 578 và 100 000 - GV viết lên bảng 99 578 . 100 000 - Yêu cầu HS điền dấu thích hợp vào chỗ chấm rồi giải thích vì sao lại chọn dấu đó - HS điền dấu và tự nêu - Yêu cầu HS nêu lại nhận xét chung: trong hai số, số nào có số chữ số ít hơn thì số đó bé hơn. - Hs: Nhắc lại b. So sánh 693 251 và 693 500 - GV viết bảng: 693 251 693 500 - Yêu cầu HS điền dấu thích hợp vào chỗ chấm rồi giải thích vì sao lại chọn dấu đó. - HS điền dấu và tự nêu cách giải thích - GV yêu cầu vài HS nhắc lại nhận xét chung. - HS nhắc lại nhận xét chung. Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời. + HS tham gia hoạt động nhóm tích cực, thao tác nhanh; diễn đạt trôi chảy, chính xác. + HS điền dấu thích hợp vào chỗ chấm, giải thích được vì sao lại chọn dấu đó. + So sánh được các số có nhiều chữ số. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. - HS làm việc cá nhân Bài 1: - 1 HS làm miệng. Bài 2: HS cả lớp làm bài vào vở. Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời, viết + Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm: + HS Tìm được số lớn nhất trong các số đã cho. BT1. 9999 < 10 000                                                    653 211= 653 211 99 999 < 100 000                                                   43 256 < 432 510 726 585 > 557 652                                                 845 713 < 854 713 BT2. Ta có: 59 876 < 499 873 < 651 321 < 902 011. Số lớn nhất trong các số đã cho là: 902 011. + Trả lời chính xác, to rõ. Ghi kết quả đúng, đẹp. Bài 3,4: 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở. - Nhận xét bài làm của bạn. + HS So sánh được các số đã cho rồi sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn. BT3. Ta có: 2467 < 28 092 < 932 018 < 943 567. Vậy các số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: 2467; 28 092;932 018 ; 943 567 BT4. a) Số lớn nhất có ba chữ số là 999.     b) Số bé nhất có ba chữ số là số 100.     c) Số lớn nhất có sáu chữ số là số 999999.     d) Số bé nhất có sáu chữ số là số 100000. C.HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nói cho ba mẹ biết cách em thực hiện so sánh các số có nhiều chữ số em vừa học trên lớp. BUỔI CHIỀU Tiết: Luyện từ và câu DẤU HAI CHẤM I. Mục tiêu - Hiểu tác dụng dấu hai chấm trong câu (ND Ghi nhớ) - Nhận biết tác dụng dấu hai chấm (BT1); bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn (BT2). - Hs tiếp thu được tác dụng của dấu hai chấm. - Tích cực, hợp tác, có kĩ năng tốt trong hoạt động nhóm. II. Đồ dùng dạy học - Bảng mẫu ở BT1. III. Hoạt động học. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN. * Khởi động GV: Các tục ngữ dưới đây khuyên ta điều gì, chê điều gì ? a) Ở hiền gặp lành. b) Trâu buộc ghét trâu ăn. - HS làm bài cá nhân - HS nối tiếp nêu kết quả Đánh giá: Nhận xét bằng lời a) Câu Ở hiền gặp lành khuyên ta nên ở hiền vì ờ hiền sẽ gặp điều tốt đẹp, may mắn. b) Câu Trâu buộc ghét trâu ăn chê kẻ xấu bụng, hay ghen tị khi thấy người khác may mắn, hạnh phúc. 2. Hình thành kiến thức *Phần nhận xét - GV: Yêu cầu HS làm bài tập trong VBT - HS làm bài cá nhân - HS nối tiếp nêu kết quả. Đánh giá: Nhận xét bằng lời. + Tích cực, hợp tác, có kĩ năng tốt trong hoạt động nhóm. + Nhận biết được tác dụng dấu hai chấm. - Trong câu a, dấu hai chấm cho biết phần sau là lời nói của Bác Hồ (ở đây dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép). - Trong câu b, dấu hai chấm cho biết câu sau là lời nói của Dế Mèn (ở đây dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch đầu dòng). - Trong câu c, dấu hai chấm cho biết bộ phận đi sau là lời giải thích liệt kê rõ những điều kì lạ mà bà cụ nhận thấy khi về nhà, như sân quét sạch, đàn lợn đã được ăn, cơm nước đã nấu tinh tươm.. * Phần ghi nhớ ? Dấu 2 chấm có tác dụng gì? - Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. - HS phát biểu - 2 em đọc phần ghi nhớ SGK. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. 1. Làm BT 1; Trong mỗi câu sau, dấu hai chấm có tác dụng gì? Việc 1: Cá nhân trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa ghi ra nháp câu trả lời của mình. Việc 2: Chia sẻ câu trả lời với bạn. Cả lớp. Gọi đại diện N HS trình bày chia sẻ - HS nhóm khác nhận xét. Đánh giá: Nhận xét bằng lời + Hs biết được tác dụng dấu hai chấm, tác dụng dấu hai chấm trong câu. +Viết đúng, được nhiều từ ra nháp. + Trình bày mạnh dạn, tự tin trước lớp. + Tích cực, hợp tác, có kĩ năng tốt trong hoạt động nhóm. Kết quả: a) - Dấu hai chấm thứ nhất (phối hợp với dấu gạch đầu dòng) có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật “tôi”. - Dấu hai chấm thứ hai (phối hợp với dấu ngoặc kép báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo). b) Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước. Phần đi sau làm rõ những cảnh tuyệt đẹp của đất nước là những cảnh gì. 2. Làm bài 2. Viết một đoạn văn theo truyện Nàng tiên Ốc, trong đó có ít nhất hai lần dùng dấu hai chấm: - Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc. Hoạt động nhóm 3. Việc 1: Các nhóm trưởng: + Mời các bạn đọc thầm đề bài tự làm bài vào vở. Việc 2:Yêu cầu các bạn đổi vở kiểm tra lẫn nhau. Việc 3: Trình bày trước lớp kết quả của nhóm. Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời, viết. + Hs áp dụng được khi dùng dấu hai chấm khi viết văn. + Viết được đoạn văn ít nhất hai lần dùng dấu hai chấm. Viết một đoạn văn theo truyện Nàng tiên Ốc, trong đó có sử dụng dấu hai chấm. Bà lão nhẹ nhàng bước nhanh đến chum nước cầm chiếc vỏ ốc lên và đập vỡ ngay. Nàng tiên ốc giật mình, định chạy nhanh đến chum nước nhưng đã trễ rồi: vỏ ốc đã vỡ tan ra. Bà lão ôm lấy nàng dịu dàng nói: - Con hãy ở đây với mẹ ! + Dấu hai chấm đầu giải thích cho bộ phận đứng trước đã trễ rồi: vỏ ốc đã vỡ tan ra. Dấu hai chấm sau (phối hợp với dấu gạch đầu dòng) báo hiệu bộ phận đứng sau là lời bà lão nói với nàng tiên ốc. + Trình bày rõ ràng, mạch lạc, tự tin mạnh dạn trước lớp. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. Hôm nay các em được học những nội dung gì? Tiết: HĐTV GIỚI THIỆU KHO TÀNG TRUYỆN CỔ VIỆT NAM I. Mục tiêu: - Giúp các em chọn được sách theo chủ đề truyện cổ Tích Việt Nam, giúp học sinh nhớ lại những truyện cổ tích nào mà các em đó được nghe kể chuyện, được học trên lớp hay được đọc từ thưở ấu thơ đến nay. - Rèn kỹ năng, tóm tắt truyện, kỹ năng kể chuyện, đọc văn bản nghệ thuật , kỹ năng nghe và luyện kỹ năng khai thác sách vở thông tin trong thư viện. - Cảm nhận được ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái tốt, cái thiện, của lẽ phải và công băng thể hiện trong truyện II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên & cán bộ thư viện chuẩn bị: * Xếp bàn theo nhóm học sinh * Kệ trưng bày sách và truyện cổ tích Việt Nam. * Từ điển Tiếng Việt. - Học sinh : + Nắm được nội qui sinh hoạt ở thư viện. + Sổ tay đọc sách. III. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động 1: Trò chơi: “ Đối đáp đồng dao” - HS tham gia đối đáp bài “ Vè nói ngược” - GV: Nhận xét tuyên dương Họat động 2: Giới thiệu sách - Hãy nhớ lại và nói cho Thầy, các bạn biết các em đã được nghe những câu chuyện cổ tích nào? - HS phát biểu: Cậu bé thông minh, Cóc kiện trời, Tấm Cám. Giới thiệu một số truyện cổ tích đã chuẩn bị như: Tấm Cám, Thạch Sanh, Cậu bé thông minh, Cây tre trăm đốt, Ai mua hành tôi, Mụ Lường, Chuyện cái bướu, Ăn khế trả vàng, - Theo các em thế nào là truyện cổ tích? - HS phát biểu ( Truyện cổ tích là truyện cổ dân gian phản ánh cuộc đấu tranh trong xã hội, thể hiện tình cảm, đạo đức, mơ ước. -HS lắng nghe. Họat động 3: Đọc truyện Mục tiêu: Biết chọn đúng sách theo trình độ, theo chủ đề & Thảo luận sách tóm tắt được câu truyện. - Hướng dẫn tìm sách. - Nêu câu hỏi thảo luận ( các câu hỏi viết trên bảng nhóm) - Theo dõi- trò chuyện với các em về nội dung câu chuyện các em đang đọc. *HĐ nhóm 4. - HS chọn sách truyện cổ tích. - Đọc nối tiếp nhau cho cả nhóm nghe cho đến hết câu truyện. - Thảo luận ghi ra bảng nhóm. + Tên truyện là gì? Nhà xuất bản nào? +Truyện có những nhân vật nào? Mỗi nhân vật có tính cách thế nào nào ? +Những chi tiết nào trong truyện làm em thích/ cảm động? Vì sao + Bài học rút ra từ câu truyện là gì? B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG -Trao đổi với các bạn về câu chuyện mình đã chọn đọc. viết lời giới thiệu quyển truyện cổ tích mà em đã chọn đọc tuần này và đính các mẩu giới thiệu trên “Góc Chia sẻ” của bảng tin trong thư viện lớp Tiết: Khoa học CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CÓ TRONG THỨC ĂN. VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG I. Mục tiêu: - Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng. - Kể tên những thức ăn chứa nhiều chất bột đường: gạo, bánh mì, khoai, ngô, sắn, - Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể: cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ cơ thể. - Giáo dục ý thức giữ gìn sức khoẻ hàng ngày. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trong sách giáo khoa.- Phiếu học tập III. Hoạt động học: *Khởi động: Việc 1: Ban học tập tổ chức cho các bạn nhắc lại kiến thức đã học: Trao đổi chất ở người (tiết theo) - Hằng ngày, cơ thể người phải lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì? - Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động? Lớp theo dõi nhận xét Việc 2: HĐTQ mời cô giáo nhận xét, vào bài học Việc 3: GV giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.Nêu mục tiêu bài học. Đánh giá: Quan sát, nhận xét bằng lời: + Trong quá trình sống, con người lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã. Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất. + Khi một cơ quan ngừng hoạt động thì quá trình trao đổi chất sẽ không diễn ra và con người sẽ không lấy được thức ăn, nước uống, không khí, khi đó con người sẽ chết.  A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1: Tập phân loại thức ăn Bước 1: - Giáo viên yêu cầu nhóm 2 học sinh mở sách giáo khoa & cùng nhau trả lời 3 câu hỏi trong SGK trang 10 Bước 2: - Mời từng nhóm trình bày kết quả. Nhận xét, bổ sung, chốt lại - HS: Các em sẽ nói với nhau về tên thức ăn, đồ uống mà các em dùng hàng ngày. Tiếp theo HS quan sát các hình trang 10 & cùng với bạn mình phân loại nguồn gốc của các loại thức ăn sau đó HS dựa vào mục Bạn cần biết để trả lời câu hỏi 3 - HS: Đại diện một số cặp trình bày kết quả mà các em đã cùng nhau làm việc. Đánh giá : Quan sát, nhận xét + Diễn đạt tự tin, rõ ràng, mạch lạc. - Người ta có thể phân loại thức ăn theo các cách sau: + Phân loại theo nguồn gốc, đó là thức ăn thực vật hay thức ăn động vật. + Phân loại theo lượng các chất dinh dưỡng được chứa nhiều hay ít trong thức ăn đó. Theo cách này có thể chia thức ăn thành 4 nhóm: thức ăn còn chứa nhiều chất xơ & nước) + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường. + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo + Nhóm thức ăn chứa nhiều chất khoáng & vi-ta-min (Ngoài ra trong nhiều loại Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của chất bột đường. Bước 1: Làm việc với SGK theo cặp Bước 2: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nói tên thức ăn giàu chất bột đường có trong các hình ở trang 11 SGK + Kể tên các thức ăn chứa nhiều chất bột đường mà các em ăn hằng ngày. + Kể tên những thức ăn chứa chất bột đường mà em thích ăn + Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường. Sau mỗi câu hỏi, GV nêu nhận xét & bổ sung nếu câu trả lời của HS chưa hoàn chỉnh. - HS: làm việc theo cặp: HS nói với nhau tên các thức ăn có chứa nhiều chất bột đường có trong hình ở trang 11

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an theo Tuan 2 Lop 4 ptnl_12411104.doc