KHOA HỌC(69): ÔN TẬP HỌC KÌ II( Tiết1)
I/ MỤC TIÊU: Ôn tập về:
- Thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống.
- Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất.
- Kĩ năng phán đoán, giải thích qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.
II/ CHUẨN BỊ:
- Hình trang 138, 139, 140 SGK.
- Giấy A0, bút vẽ đủ đồ dung cho các nhóm.
- Phiếu ghi các câu hỏi.
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
38 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 35 - GV: Nguyễn Viết Lợi - Tiểu học Đức Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t tiết học.
- Dặn về nhà tiếp tục luyện đọc và chuẩn bị bài sau
- 2HS đọc thành tiếng.
+ Nhắm mắt lại em nhỏ sẽ nghe được tiếng chim hót, tiếng bà kể chuyện, gặp bà tiên, chú bé đi hài bảy dặm, cô Tấm, cha mẹ.
+ Bài thơ nói về trẻ em luôn được sống trong tình yêu thương, trong những câu chuyện cổ tích và trong thiên nhiên tươi đẹp.
- HS đọc và luyện viết: nhắm mắt, lộng gió, lích rich, chìa vôi, sớm kia, vất vả
- HS viết bài.
- Soát lỗi.
- 2HS cùng bàn đổi chéo vở để kiểm tra.
Thứ năm ngày 10 tháng 5 năm 2012
TIẾNG VIỆT(TLV): ÔN TIẾT 6
I/ MỤC TIÊU:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Dựa vào đoạn văn nói về 1 con vật cụ thể hoặc hiểu biết về một loài vật, viết được đoạn văn tả con vật rõ những đặc điểm nổi bật
II/ CHUẨN BỊ:
- Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL.
- Tranh minh hoạ hoạt động của chim bồ câu trong SGK; thêm một số tranh, ảnh bồ câu.
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu của tiết học và viết đề bài lên bảng.
2. Kiểm tra đọc:
- Tiến hành tương tự như tiết 1.
3. Viết đoạn văn miêu tả hoạt động của chim bồ câu :
- Gọi HS đọc y/c.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ về hoạt động của chim bồ câu.
+ Em sẽ miêu tả hoạt động nào của chim bồ câu?
- GV h/d HS hiểu đúng y/c của bài tập: Đoạn văn mà các em vừa đọc được trích từ sách phổ biến khoa học, ở đây người ta tả rất tỉ mỉ hoạt động đi lại của bồ câu, giải thích tại sao bồ câu lắc đầu liên tục. Trong đoạn văn miêu tả của mình các em tả hoạt động của chim bồ câu gắn với tình cảm của mình. Như vậy đoạn văn mới hay được.
- Y/c HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài văn của mình. GV chú ý sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
- Cho điểm HS viết đạt y/c.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò bài sau
- 1HS đọc thành tiếng.
- HS tiếp nối nhau trả lời:
+ Khi chim bồ câu nhặt thóc.
+ Khi chim bồ câu mẹ mớm mồi cho con.
+ Khi đôi chim bồ câu đang rỉa lông, rỉa cánh.
+ Khi chim bồ câu thơ thẩn trên mái nhà.
- Lắng nghe.
- HS làm bài.
- Một số HS đọc đoạn văn của mình.
Thứ năm ngày 10 tháng 5 năm 2012
TIẾNG VIỆT(LTC): ÔN TIẾT 7
I. MỤC TIÊU:
- Kiểm tra(đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chỉa đề kiểm tra môn tiếng Việt lớp 4. HKII
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ, SGK4 tập II
III. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học
2. Hướng dẫn ôn tập
a. Đọc thầm:
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài: Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon/167/SGK
- Nhắc nhở HS đọc kĩ nội dung
b. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý đúng trả lời bằng cách khoanh vào ý đúng
1. Nhân vật chính trong đoạn trích là gì?
a.Li-li-pút
b. Gu-li-vơ
c. Không có tên
2. Có những nước tí hon nào trong đoạn trích này?
a. Li-li-pút
b. Bli-put
c. Cả hai nước
3. Nước nào định đem quân xâm lược nước láng giềng?
a. Li-li-pút
b. Bli-pút
c. Cả hai nước
4. Vì sao khi trông thấy Gu-li-vơ quân địch “phát khiếp”?
a.Vì thấy người lạ
b. Vì trong thấy Gu-li-vơ quá to lớn
c. Vì Gu-li-vơ mang nhiều móc sắt
5. Vì sao Gu-li-vơ khuyên vua nước Li-li-pút từ bỏ ý định biến nước Bli-pút thành một tỉnh của Li-li-pút?
a. Vì Gu-li-vơ ghét chiến trãnham lược, yêu hoà bình
b. Vì Gu-li-vơ ngại đánh nhau với quân địch
c. Vì Gu-li-vơ đang sống ở nước Bli-pút
6. Nghĩa chữ hoà trong hoà ước giống nghĩa của chữ hoà nào dưới đây?
a. Hoà nhau
b. Hoà tan
c. Hoà bình
7. Câu: Nhà vua hạ lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch là loại câu gì?
a. Câu kể
b.Câu hỏi
c. Câu khiến
8. Trong câu: Quân trên tàu trông thấy tôi phát khiếp bộ phận nào là chủ ngữ?
a. Tôi
b. Quân trên tàu
c. Trông thấy
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò tiết sau
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS làm bài vào vở
Thứ sáu ngày 11 tháng 5 năm 2012
TIẾNG VIỆT(TLV) : ÔN TIẾT 8
I. MỤC TIÊU:
- Kiểm tra viết mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra cuối kì II
II. CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ ghi phần thân bài cấu tạo bài văn miêu tả con vật
III. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học
2. Hướng dẫn ôn tập
A . Chính tả:
a. Hướng dẫn nắm nội dung bài
- GV cho HS đọc bài
+ Đoạn văn tả cảnh gì?
+ Mặt trăng được tả đẹp như thế nào?
b. Hướng dẫn viết từ khó
- GV chọn đọc: tắt hẳn, rặng tre đen, sợi mây, vắt ngang ,mảnh dần, đứt hẳn, quãng đồng, hiu, thoang thoảng.
c. Nghe- viết:
- GV đọc cho HS viết vào vở
- Đọc soát lỗi
- Chấm, nhận xét
B. TẬP LÀM VĂN: GV ghi đề lên bảng
1. Hướng dẫn tìm hiểu đề bài
- Yêu cầu HS đọc đề bài
+ Đề bài yêu cầu gì?
+ Nêu cấ tạo của bài văn tả con vật?
- GV treo bảng phụ phần hướng dẫn tả ngoại hình của con vật, gọi HS đọc
+ Em chọn con vật nào để tả?
+ Ngoại hình của con vật ấy có gì nổi bật?
2. Hướng dẫn làm bài
- GV cho HS làm bài vào vở
- Nhắc nhở HS viết đúng đặc điểm của con vật mình định tả
- GV chấm, chữa bài
- Gọi HS đọc bài trước lớp
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò tiết sau
- HS lắng nghe
- 1HS đọc bài
- HS lần lượt trả lời
- 1HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con
- HS viết vở
- Đổi chéo vở
- 1HS đọc đề bài
- HS lần lượt nêu
- HS nêu con vật định tả
- HS làm bài vào vở
- 3,4HS đọc bài
Thứ hai ngày 7 tháng 5 năm 2012
TOÁN(171): ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT
TỔNG HOẶC HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. MỤC TIÊU:
- Giải được bài toán “tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó”
- Bài tập cần làm: bài 1(cột 2), bài 2(cột 2), bài 3
II. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
a. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 1 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 170.
- GV chữa bài, nhận xét.
b. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học
2. Hướng dẫn HS ôn tập.
Bài 1(cột 2): GV treo bảng phụ
Tổng hai số
170
Tỉ số của hai số
Số bé
Số lớn
- Yêu cầu HS làm vào SGK bằng chì
- GV nhận xét
Bài 2(cột 2): GV cho HS thực hiện tương tự bài 1
Hiệu hai số
63
Tỉ số của hai số
Só bé
Số lớn
Bài 3:- Gọi HS đọc đề
- Y/c HS vẽ sơ đồ bài toán rồi làm bài.
3. Củng cố dặn dò
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng thực hiện theo y/c, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS lắng nghe
- 1HS đọc bài
- 1HS làm bảng
- 1HS làm bảng, lớp làm SGK
- 1 HS đọc
Giải
Tổng số phần bằng nhau là
4 + 5 = 9 (phần)
Số thóc của kho thứ 1
1350 : 9 x 4 = 600 (tấn)
Số thóc của kho thứ 2
1350 – 600 = 750 (tấn)
Thứ ba ngày 8 tháng 5 năm 2012
TOÁN(172): LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Vận dụng được bốn phép tính với phân số để tính giá trị của biểu thức có chứa phân số. Tìm 1 thành phần chưa biết của phép tính .
- Giải toán liên quan đến tìm 2 số biết tổng và hiệu hoặc biết hiệu và tỉ của 2 số đó
- Bài tập cần làm: bài 2,3,5/176 SGK
II. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
a. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài của tiết trước
- GV chữa bài, nhận xét
b. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 2:- Y/c HS tự làm bài, nhắc các em thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức và rút gọn kết quả nếu phấn số chưa tối giản
- GV nhận xét bài làm của bạn trên bảng .
Bài 3: - GV y/c HS đọc đề bài và tự làm bài
b)
Bài 5:-Y/c HS tự đọc đề rồi tự làm bài.
3. Củng cố dặn dò
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
- HS thực hiện, lớp nhận xét
- HS lắng nghe
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào
a)
= 29
Giải
Hiệu số phần bằng nhau là.
6 – 1 = 5 (phần)
Tuổi con là: 30 : 5 = 6 (tuổi)
Tuổi bố là : 6 + 30 = 36 (tuỏi)
Thứ tư ngày 9 tháng 5 năm 2012
TOÁN(173): LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS về ôn tập củng cố về:
- Đọc số, xác định giá trị của chữ số theo vị trí của chữ số đó trong mối số.
- So sánh 2 phân số.
- Bài tập cần làm: Bài 1,bài 2(thay phép chia 101598: 287 băng phép chia cho số có hai chữ số) bài 3(cộy 1) bài 4
II. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
a. Bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng làm bài tập của tiết trước
- GV nhận xét
b. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: - GV y/c HS đọc số đồng thời nêu vị trí và giá trị của chữ số 9 trong mỗi số
Bài 2:- Y/c HS đặt tính rồi tính .
Bài 3:- GV y/c HS so sánh và điền dấu so sánh, khi chữa bài y/c HS nêu rõ cách so sánh của mình.
Bài 4:- Gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- Y/c HS làm bài .
3. Củng cố dặn dò
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
- 2HS thực hiện
- HS lắng nghe
- 4 HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS trả lời 1 số .
975368: Chín trăm bảy mươi lăm nghìn ba trăm sáu mươi tám ; Chữ số 9 ở hàng trăm nghìn .
- HS tính .
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
Giải
Chiều rộng của thửa ruộng là
Diện tích thửa ruộng là
120 x 80 = 9600 (m²)
Số tạ thóc thu được từ thửa ruộng đó là
50 x (9600 : 100) = 4800 (kg)
4800 kg = 48 tạ
Thứ năm ngày 10 tháng 5 năm 2012
TOÁN(174): LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Viết được số.
- Chuyển đổi các số đo khối lượng.
- Tính giá trị biểu thức có chứa phân số.
- Bài tập cần làm: bài 1,2(cột1,2), bài 3(cột a,b,c), bài 4/177SGK
II. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
a. Bài cũ: GV gọi HS lên bảng làm bài cũ
- GV nhận xét, ghi điểm
b. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học
2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: - Y/c HS viết số theo lời dọc. HS viết số đúng theo trình tự đọc .
- GV nhận xét
Bài 2(cột 1;2) : Y/c HS tự làm bài .
- GV nhận xét
Bài 3: - y/c HS tính giá trị của biểu thức, khi chữa bài có thể Y/c HS nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức .
Bài 4:- Gọi HS đọc đề, sau đó y/c HS làm bài.
3. Củng cố dặn dò
- GV tổng kết giờ học.
- Ddặn dò chuẩn bị bài sau.
- 2HS thực hiện, lớp nhận xét
- HS lắng nghe
- HS viết số theo lơi đọc của GV. 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau .
- HS tự làm bài vào vở , sau đó 1 HS chữa bài miệng trước lớp .
- 1 HS làm bài trên bảng, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- 1 HS đọc .
Giải
Tổng số phần bằng nhau là
3 + 4 = 7 (phần)
Số HS gái của lớp học đó là
35 : 7 x 4 = 20 (hs)
ĐS: 20 hs gái
Thứ sáu ngày 11 tháng 5 năm 2012
TOÁN(175): LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU: Kiểm tra các nội dung sau:
- Nhận biết khái niệm ban đầu về phân số , tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, rút gọn phân số, so sánh phân số, viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn
- Cộng trừ, nhân, chia hai phân số;Cộng trừ pnhân phân số với số tự nhiên; chia phân số cho số tự nhiên khác o; Tìm một thành phần chưa biết trong phép tính với các PS.
- Chuyển đổi, thực hiện phép tính với các số đo khối lượng, diện tích, thời gian
- Nhận biết hình thoi, hình bình hành và một số đặc điểm của nó; tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi
- Giải bài toán có đến ba bước tính với các số tự nhiên hoặc phân số trong đó có các bài toán:Tímố trung bình cộng; tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó; tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó; tìm phân số của một số
II. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
a. Bài cũ: GV gọi HS lên bảng chữa bài
b. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc bài
- Yêu cầu HS tự làm bài, 1HS lên làm bảng lớp
- GV nhận xét kết quả bài làm của HS.
Bài 2: GV ghi bài lên bảng, yêu cầu 2HS làm, lớp làm vở
- GV chữa bài
a. 2 - = = =1
b. + x = + = + =
Bài 3: GV cho HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV chữa bài, nhận xét
Bài 4: GV gọi HS đọc bài
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Đây là dạng toán gì đã học?
- GV yêu cầu HS lên bảng làm bài
- GV chấm bài, nhận xét
3. Củng cố dặn dò:
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS ôn các kiến thức đã học để chuẩn bị kiểm tra cuói kì II.
- 2HS thực hiện
- HS lắng nghe
- 1HS đọc bài
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- 1HS đọc bài
- HS lần lượt trả lời
- HS thực hiện làm bài
- Kết quả: a. 16m; 40m
b. 640m2
Thứ hai ngày 7 tháng 5 năm 2012
LỊCH SỬ(35): ÔN TẬP KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập củng cố kiến thức đã học về lịch sử trong chương trình từ đầu năm
II. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu tiết học
2. Hường dẫn ôn tập kiểm tra:
- GV cho HS tự làm bài theo các câu hỏi sau:
- HS lắng nghe
- Đánh dấu x vào ý đúng
Câu 1: Nề nếp thi cử dưới thời Hậu Lê được qui định:
a. Cứ 5 năm có kì thi Hương ở địa phương và thi Hội ở kinh thành
b. Tất cả những người đi học đều được tham gia 3 kì thi : thi Hương, thi Hội, thi Đình
c. Cứ 3 năm có kì thi Hương ở các địa phương và thi Hội ở kinh thành. Những người thi đỗ kì thi Hội được dự thi kì thi Đình để chọn tiến sĩ.
Câu 2: Tháng 1 năm 1789, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì?
a.Lên ngôi Hoàng đế b. Tiêu diệt chúa Trịnh
c. Thống nhất đất nước d. Đại phá quân Thanh
Câu 3: Các vua nhà Nguyễn thường quan tâm đến việc xây dựng các công trình : a.Trường học b. Chùa chiền
c. Lăng tẩm d. Đê điều
Câu 4: Cố đô Huế được UNÉCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới vào ngày, tháng, năm nào?
a.Ngày 12-11-1993 b. Ngày 5-12-1999
c. Ngày 11-12-1993 d. Ngày 7-12-1995
Câu 6: Tại sao nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh quân Minh xâm lược?
Câu 7: Trình bày diễn biến trận Chi Lăng?
Câu 8: Nêu ý nghĩa chiến thắng Chi Lăng?
Câu 9: Cuuộc khẩn hoang Đàng Trong đem lại kết quả gì?
Câu 10: Thuật lại trận đánh đồn Đống Đa tiêu diệt quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn vào mờ sáng mùng 5 Tết năm Kỉ Dậu (1789). Để tưởng nhớ công lao của Quang Trung đại phá quân Thanh, nhân dân ta làm gì?
Câu 11: Nêu những chính sách kinh tế, văn hoá của vua Quang Trung?
Câu 12: Vì sao quần thể di tích cố đô Huế được UNÉCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới?
- GV hướng dẫn và cho HS ôn tập theo hệ thống câu hỏi
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò tiết sau
- HS lắng nghe
Thứ hai ngày 7 tháng 5 năm 2012
ĐẠO ĐỨC(35): ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG
CUỐI HỌC KÌ II VÀ CUỐI NĂM
I .Mục tiêu:
-KT:Củng cố kiến thức bài 12,13,15.
-TĐ: HS biết tham gia các hoạt động nhân đạọ . Biết tôn trọng luật lệ giao thông tự bảo vệ mình ,bảo vệ mọi người,có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh
-HV: -Tuyên truyền và tham gia các hoạt động nhân đạo ,luật giao thông,bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện của bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
-Bản phụ.
-Nội dung tin là các câu hỏi đố bạn.
III. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu bài học
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Ôn tập
- Củng cố lại kiến thức đã học bàì 12,13,14.
-Ôn dưới hình thức “hộp thư truyền tin đố bạn”
-Nội dung tin là các câu hỏi trong bài 11,13,14.
-Kết luận chuyển ý:
Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
-Chia lớp thành 4 nhóm.
-Y/C các nhóm thảo luận xử lí các tình huống.
a.Nếu ở gần nơi em ở có cụ già cô đơn không nơi nương tựa các em ứng xử như thế nào?
b.Em sẽ làm gì khi thấy các bạn nếm đất đá lên tàu hoả?
c.Em sẽ làm gì khi thấy bạn em ăn quà xả rác bừa bãi trên sân trường?
d .Một nhóm bạn đi học về khoác vai nhau đi trên lòng đường em sẽ làm gì?
-Các nhóm lần trình bày kết quả thảo luân .
-Nhận xét bổ sung.
*Kết luận chuyển ý:
Hoạt động 3: Trò chơi “Những ô chữ kì diệu”
- GV phổ biến luật chơi cho HS.
+ GV đưa ra các ô chữ cùng lời gợi ý.
+ Nhiệm vụ của HS là nghe gợi ý, đoán nội dung của các ô chữ đó và giơ tay phát biểu ý kiến đến khi có HS đoán ra thì dừng lại.
+ Nếu sau lần gợi ý đầu tiên HS không đoán được, GV sẽ đưa ra gợi ý thứ hai.
- GV tổ chức cho HS chơi.
- GV nhận xét HS chơi.
* Nội dung cần chuẩn bị của GV:
1. Đây là câu ca dao có 14 tiếng nói về tình yêu thương giữa hai loại cây.
2. Đây là câu thành ngữ có 8 tiếng nói về sự cảm thông, chung sức đồng lòng trong tập thể.
3. Đây là câu thành ngữ có 5 tiếng nói về tình tương thân, tương ái của mọi người với nhau trong cộng đồng.
Hoạt động 4: Trò chơi sắm vai
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5HS.
- Y/c các nhóm đóng vai, xử lí các tình huống sau:
* Nhóm 1 & 2: Trong buổi lễ quyên góp giúp đỡ các bạn nhỏ miền Trung bị bão lụt, Lương đã xin Tuấn nhường một số sách vở để đóng góp lấy thành tích. Nếu em là bạn của Lương, em sẽ làm gì?
* Nhóm 3 & 4: Đang vội, bác Minh nhìn không thấy chú công an ở ngã tư liền cho xe vượt qua. Trong trường hợp đó, em sẽ nói gì với bác Minh?
* Nhóm 5 & 6: Anh trai em nghe nhạc, mở tiếng quá lớn. Em sẽ nói gì với anh mình trong trường hợp đó.
- Gọi các nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận cách xử lí đúng và tuyê dương HS.
Hoạt động 5: Kết thúc
-Nhẫn xét tiết học .
-Dặn HS làm theo những điêu đã học,
- HS lắng nghe
-HS thực hiện theo y/c của GV.
-HS tiến hành thảo luận nhóm, trả lời các câu trên
- HS ghi đáp án vào bảng con.
- HS thực hiện
Thứ hai ngày 7 tháng 5 năm 2012
ĐỊA LÍ(35) : ÔN TẬP CUỐI NĂM
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập củng cố kiến thức đã học
II. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu tiết học
2. Hường dẫn ôn tập kiểm tra:
- GV cho HS tự làm bài theo các câu hỏi sau:
- HS lắng nghe
Đánh dấu x vào câu có ý đúng nhất.
Câu 1: Ơr đồng bằng duyên hải miền Trung:
a.Dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Kinh và người Chăm
b. Dân cư tập trung khá đông đúc, chủ yếu là người Kinh và người Chăm
c. Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu là người Kinh
Câu 2:Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để ĐBNB trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất của cả nước?
a. Đất đai màu mỡ b. Khí hậu nắng nóng quanh năm
c. Có ngiều đất chua , đất mặn d. Người dân tích cức sản xuất
Câu 3: Ở nước ta, tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa là:
a. Đồng, sắt b. Nhôm, dầu mỏ và khí đốt
c. Dầu mỏ và khí đốt
Câu 4: Ý nào dưới đây không phải là điều kiện để phát triển hoạt động du lịchở duyên hải miền Trung.
a. Bãi biển đẹp b. Khí hậu mát mẻ quanh năm
c. Nước biển trong xanh d. Khách sạn, điểm vui chơi ngày càng nhiều
Câu 5: Kể tên các vịnh giáp với nước ta, tên một số đảo, quần đảochính của vùng biển nước ta.
Câu 6: Đà Nẵng có điều kiện nào để phát triển du lịch.
Câu 7: Nêu những thuận lợi để ĐBNB trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước.
Câu 8: Nêu vai trò của Biển Đông đối với nước ta?
Câu 9: Tại sao nói Huế là thành phố du lịch?
Câu 10: Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng ở Nam Bộ?
Câu 11: Đồng bằng Nam Bộ do sông nào bồi đắp?
Câu 12: Nêu đặc điểm đồng bằng duyên hải miền Trung?
- GV hướng dẫn HS thảo luận, ôn tập theo câu hỏi
- GV hướng dẫn và cho HS ôn tập theo hệ thống câu hỏi
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò tiết sau
- HS lắng nghe
Thứ ba ngày 8 tháng 5 năm 2012
KHOA HỌC(69): ÔN TẬP HỌC KÌ II( Tiết1)
I/ MỤC TIÊU: Ôn tập về:
- Thành phần các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của không khí, nước trong đời sống.
- Vai trò của thực vật đối với sự sống trên Trái Đất.
- Kĩ năng phán đoán, giải thích qua một số bài tập về nước, không khí, ánh sáng, nhiệt.
II/ CHUẨN BỊ:
Hình trang 138, 139, 140 SGK.
Giấy A0, bút vẽ đủ đồ dung cho các nhóm.
Phiếu ghi các câu hỏi.
III/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2HS lên bảng vẽ chuỗi thức ăn trong tự nhiên, trong đó có con người và giải thích.
- Nhận xét sơ đồ, câu trả lời của HS và cho điểm.
b. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu của tiết dạy.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
- Tổ chức cho HS thi trong từng nhóm, mỗi nhóm 4HS.
- Phát phiếu cho từng nhóm. Y/c nhóm trưởng lần lượt đọc câu hỏi, các thành viên trả lời, thư kí ghi lại câu trả lời của các bạn.
- Gọi các nhóm lên thi.
- Tuyên dương nhóm trả lời nhạnh, đúng.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị tốt để làm bài thi cuối HKII đạt điểm cao.
- 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Lắng nghe.
- Hoạt động nhóm 4.
- Đại diện 3 nhóm lên thi.
Câu trả lời đúng là:
1. Trong quá trình TĐC thực vật lấy vào khi các-bô-níc, nước, các chất khoáng từ môi trường và thải ra môi trường khí ô-xi, hơi nước, các chất khoáng.
2. Trong quá trình TĐC của cây: rễ làm nhiệm vụ hút nước và các chất khoáng hoà tan trong đất để nuôi cây; thân làm nhiệm vụ vận chuyển nước, các chất khoáng từ rễ lên các bộ phận khác của cây; lá làm nhiệm vụ dùng năng lượng ánh sáng mặt trời hấp thụ các-bô-níc tạo thành các chất hữu cơ để nuôi cây.
3. Thực vật là cầu nối giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh trong tự nhiên. Sự sống trên Trái đất được bắt đầu từ thực vật. Cac chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật.
Thứ năm ngày 6 tháng 5 năm 2010.
TIẾNG VIỆT(TC): Luyện từ và câu : ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Giúp HS nắm lại các kiến thức về luyện từ và bcâu đã học từ tuần 29 đến tuàn 35.
II/ LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu tiết học
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: Xếp các từ ngữ đã học ở tiết Mở rộng vốn từ dưới đây vào hai nhóm, tương ứng với hai chủ điểm Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống:
Du lịch, khách sạn, thám hiểm, lều trại, la bàn, lạc quan, lạc thú, vui tính, vui nhộn, phố cổ, bãi biển, hồ, thác nước, chùa, di tích lịch sử, vực sâu, rừng rậm, vách đá, sa mạc, hang động, vui thích, vui lòng, cười ha hả, cười khanh khách, va li, quần áo thể thao, máy bay, xe buýt, bến xe, vé xe, xe đạp, can đảm, ưa mạo hiểm, ham hiểu biết, thích khám phá, vui vẻ, giúp vui, vui sướng
- Tổng kết, nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
Bài 2: Đặt câu theo các yêu cầu dưới đây:
a. Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn:
b. Câu có trạng ngữ chỉ thời gian:
c. Câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân:
d. Câu có trạng ngữ chỉ mục đích:
e. Câu có trạng ngữ chỉ phương tiện:
- GV chữa bài của HS trên bảng. GV chú ý sửa lỗi dùng từ, cách diễn đạt của HS.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình.
Bài 3: a) Đọc đoạn văn sau:
Thi nhạc
(1) Giáo sư Vàng Anh ngồi trên bục giảng, cái áo đuôi tôm quét xuống đất:
(2) - Các con đã đến đủ chưa? (3) Ông hỏi giọng trang nghiêm khác hẳn ngày thường.
(4) - Hôm nay - một ngày đáng ghi nhớ, sau bao năm dốc toàn tâm toàn lực dạy dỗ, giờ đây ông sẽ thấy kết quả của mình.
(5) - Ve Sầu, lên đi!(6) Hãy trình bày tác phẩm tốt nghiệp của mình.
(7) Mọi người nín thở. (8) Và lập tức ngay sau đấy, gian phòng tràn ngập mênh mang một âm thanh sáng chói.
(9) - Thật tuyệt vời! (10) Ai đó trong phòng thi thốt lên.
b) Tìm trong đoạn văn trên và viết ra các kiểu câu sau:
* Các câu kể:
......................................................................................
* Câu hỏi:
......................................................................................
* Câu cảm:
......................................................................................
* Các câu khiến:
......................................................................................
- Gọi các nhóm trình bày.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở HS về nhà ôn tập các kiến thức đã học để thi HK II đạt được kết quả tốt.
- HS thi tiếp sức.
- 5HS làm trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở TVTC.
- Theo dõi GV chữa bài.
- Một số HS đọc bài làm của mình.
- 2HS cùng bàn đọc đoạn văn, thảo luận và hoàn thành bài.
1, 3, 4, 7, 8, 10
2
9
5, 6
- Một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Buổi chiều: Thứ sáu ngày 11 tháng 5 năm 2012
TIẾNG VIỆT(TC): Luyện tập làm văn
ÔN TẬP VỀ VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. MỤC TIÊU:
-Củng cố lại cấu tạo bài văn miêu tả con vật.
-Viết được bài văn miêu tả con vật.
-Rèn luyện kĩ năng diễn đat trôi chảy ,dùng từ đặt câu chính xác .
II. LÊN LỚP: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1:Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu tiết học
Hoạt động 2: Ôn tập lí thuyết
+ Bài văn miêu tả con vật có mấy phần?
+ Đó là những phần nào?
+ Có mấy cách mở bài?
+ Đó là những cách nào?
+ Có mấy cách kết bài?
+ Đó là những cách nào?
+ Thế nào là mở bài trực tiếp, gián tiếp?
+ Thế nào là kết bài mở rộng và không mở rộng?
-Nhận xét :
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
Đề bài: Em hãy tả một con vật nuôi của gia đình em hoặc gia đình em quen biết.
+ Đề bài yêu cầu gì?
+ Con vật em định tả là con gì?
+ Đó là con vật của nhà em hay là của hàng xóm?
+ Con vật em định tả có gì đáng yêu?
+ Em thích nhất nó ở điểm nào?
- GV cho HS làm bài.
-Nhận xét chỉnh sửa cho HS.
- GV cho HS đọc bài viết của mình
- Yêu cầu HS khác nhận xét bài của bạn
- Gợi ý cho HS nhận xét
+ Bài bạn viết có đủ bố cục chưa?
+Bài đã tả đúng đặc điểm của con vật chưa?
+ Em thích câu nào, đoạn nào trong bài của bạn?
Hoạy động 4: Củng cố dặn dò
-Nhận xét .
-Dặn dò HS ôn tập kiểm tra học kì.
-HS nêu cấu tạo bài văn miêu tả.
- HS lần lượt trả lời
-HS làm bài .
-Lần lượt đọc bài .
-Nhận xét theo gợi ý
Buổi chiều : Thứ sáu ngày 11 tháng 5 năm 2012
TOÁN (TC): LUYỆN TẬP CHUNG
I/ M
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lop 4.doc