Giáo án Lớp 4 Tuần 4 - Buổi 2

BUỔI 2:

Địa lí

Tiết 4 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN

Ở HOÀNG LIÊN SƠN

( Bảo vệ môi trường)

I. Mục tiêu:

- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn:

+ Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả, trên nương rẫy, ruộng bậc thang.

+ Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc,

+ Khai thác khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm,.

+ Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,.

- Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.

- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa

 

doc6 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 4 - Buổi 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4: Ngày soạn: 23/9/2017 Ngày giảng: Thứ hai ngày 25/9/2017 BUỔI 2: Luyện từ và câu: Tiết 7 TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY I. Mục tiêu: - Nhận biết được hai cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép); phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy). - Bước đầu phân biệt được từ ghép với từ láy đơn giản (BT1); tìm được từ ghép, từ láy chứa tiếng đã cho (BT2). II. Đồ dùng dạy học: - Viết sẵn 2 từ trên bảng phụ để so sánh 2 kiểu từ: Ngay ngắn, ngay thẳng. III. Các hoạt động dạy học: A. Ổn định tổ chức: - HS chơi trò chơi thi tìm từ. B. Kiểm tra bài cũ: - Từ phức và từ đơn khác nhau ở điểm nào? Nêu ví dụ?(1 HS) - GV nhận xét, đánh giá. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Phần nhận xét. - Yêu cầu HS đọc bài. - 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. - HS làm bài tập. - Từ nào là từ phức? - Từ phức: Truyện cổ, ông cha, thì thầm, lặng im, chầm chầm, cheo leo, se sẽ. + Trong những từ phức trên từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành? + Truyện cổ, ông cha, lặng im. - Từ phức nào do những tiếng có âm đầu hoặc vần lặp lại nhau tạo thành? - Chầm chậm, se sẽ, thì thầm (âm đầu), cheo leo (âm cuối). * Có mấy cách cấu tạo từ phức tiếng Việt? Đó là những cách nào? * HS nêu ghi nhớ. 3. Luyện tập: Bài 1: - HD HS làm bài. - Cho HS chữa bài . - HS đọc nội dung Y/C bài tập. - HS làm bài vào VBT. – 2 HS làm bảng nhóm, treo bảng trình bày. + Từ ghép: Ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, tưởng nhớ, dẻo dai, vững chắc, thanh cao. - GV nhận xét, đánh giá. - Từ ghép là những từ ntn? Từ thế nào là từ láy? +Từ láy: nô nức, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp. - HS nhận xét. **Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV nhận xét, đánh giá. - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài theo nhóm ( 3 nhóm). - Các nhóm dán kết quả, trình bày. - HS nhận xét, bổ sung. - HS ghi vào VBT. Từ ghép: Ngay® - Ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng. Từ phức: Thẳng® - Thẳng băng, thẳng cánh, thẳng đuột, thẳng đứng, thẳng góc, thẳng tay, thẳng tắp. Từ láy: + Ngay® + Thẳng + Thật D. Củng cố, dặn dò: - Có mấy cách tạo từ phức? Là những cách nào? - GV nhận xét giờ học, về tìm 5 từ láy, 5 từ ghép chỉ màu sắc. - Ngay ngắn - Thẳng thắn. - Thật thà. ________________________________ Khoa học: Tiết 7: TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN I. Mục tiêu: - Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng. - Biết được để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món. - Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: cần ăn đủ các nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và hạn chế ăn muối. KNS: - KN tư duy phê phán, thu thập, phân tích, so sánh, đối chiếu các thông tin để thấy sự cần thiết phối hợp các loại thức ăn - Bước hình thành KN ra quyết định khi lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp cho bản thân và có lợi cho sức khỏe. II. Đồ dùng dạy học. - Hình (SGK). III. Các hoạt động dạy học. A. Ổn định tổ chức: - Lớp hát một bài. B. Kiểm tra bài cũ: - Nêu vai trò của các Vi-ta-min, chất khoáng và chất béo? ( 2 HS) - GV nhận xét, đánh giá. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Các hoạt động cơ bản. Hoạt động 1: Sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món. *Mục tiêu: - Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món. * Cách tiến hành: - Nêu tên một số thức ăn mà em thường ăn? - HS tự kể. - Nếu ngày nào cũng ăn một vài món ăn cố định các em sẽ thấy ntn? - Có loại thức ăn nào chứa đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng không? - Không, 1 loại thức ăn nào dù chứa nhiều chất dinh dưỡng đến đâu cũng không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. - Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn cơm với thịt cá mà không ăn rau, quả? - Cơ thể không đủ chất dinh dưỡng và quá trình tiêu hoá không tốt. * KL: Tại sao phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món. - Vài HS nhắc lại Hoạt động 2: Tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cân đối. *Mục tiêu: - Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đầy đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế. * Cách tiến hành: -** HS đặt câu hỏi và trả lời. - GV đánh giá. - HS thảo luận nhóm 2. - Hãy nói tên nhóm thức ăn. * KL: Những thức ăn nào cần được ăn đầy đủ, ăn vừa phải, có mức độ, ăn ít và hạn chế. - Vài HS nhắc lại. Hoạt động 3: Trò chơi “Đi chợ” * Mục tiêu: Biết lựa chọn thức ăn cho từng bữa ăn 1 cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ. * Cách tiến hành: - Cho HS viết tên các thức ăn, đồ uống hàng ngày. - GV đánh giá. D. Củng cố, dặn dò.. - Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn? - GV đánh giá tiết học. - Về thực hiện tốt việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng. - HS chơi theo nhóm ® giới thiệu trước lớp thức ăn, đồ uống lựa chọn cho từng bữa. - Các nhóm khác nhận xét - bình chọn. ________________________________ Hoạt động giáo dục thể chất: ( Thầy Đăng soạn giảng) ______________________________________ Ngày soạn: 24/9 /2017 Ngày giảng: Thứ ba ngày 26/9 /2017 BUỔI 2: Địa lí Tiết 4 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở HOÀNG LIÊN SƠN ( Bảo vệ môi trường) I. Mục tiêu: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn: + Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả, trên nương rẫy, ruộng bậc thang. + Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc, + Khai thác khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm,... + Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,... - Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản. - Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa - HS nhận thức tốt:Xác lập được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người: Do địa hình dốc, người dân phải xẻ sườn núi thành những bậc phẳng tạo nên ruộng bậc thang; miền núi có nhiều khoáng sản nên ở Hoàng Liên Sơn phát triển nghề khai thác khoáng sản. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. - Tranh ảnh khai thác khoáng sản SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A. Ổn định tổ chức : - Lớp chơi trò chơi. B. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục của một số dân tộc ở HLS ? - GV nhận xét, đánh giá. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 2. Các hoạt động cơ bản. Hoạt động1: Hoạt động trồng trọt trên đất dốc. * Mục tiêu: - HS nắm được nghề nông là chính của người dân Hoàng Liên Sơn và nơi trồng trọt các loại cây trồng của người dân Hoàng Liên Sơn. * Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS đọc thông tin và TLCH. + Các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn có nghề gì? Nghề nào là chính? + Ruộng bậc thang được làm ở đâu? - HS đọc và trả lời câu hỏi. - Nghề nông nghiệp; thủ công. Nghề nông nghiệp là chính. - Ở sườn núi. + Tại sao phải làm ruộng bậc thang? - Giúp cho giữ nước và chống xói mòn. + Người dân Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang? - Trồng lúa, trồng ngô,... ** Kể những nơi có ruộng bậc thang ở tỉnh em? - Trồng trọt trên đồi trọc có lợi gì cho môi trường? - Ở Trạm Tấu , Mù Cang Chải, Văn Chấn, - Bảo vệ môi trường tự nhiên,... + Kết luận: Người dân Hoàng Liên Sơn thường trồng lúa ở đâu? - HS nêu ‏ý kiến. - 2 HS nhăc lại. Hoạt động 2: Nghề thủ công truyền thống. * Mục tiêu: Kể tên 1 số sản phẩm thủ công nổi tiếng của 1 số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. * Cách tiến hành: - Cho HS quan sát tranh ảnh. - HS thảo luận nhóm 2. Trình bày. + Kể tên 1 số sản phẩm thủ công nổi tiếng của 1 số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.? - Bàn nghế tre, trúc của người Tày; hàng dệt thêu của người Thái, người Mường. + Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm? - Hoa văn thêu cầu kỳ, màu sắc sặc sỡ. * Kết luận: Nghề thủ công của người dân Hoàng Liên Sơn có gì tiêu biểu? - HS nêu ‏ý kiến. - 2- 4 HS nhắc lại. Hoạt động 3: Khai thác khoáng sản * Mục tiêu: Kể được tên 1 số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn; quy trình sản xuất ra phân lân. * Cách tiến hành: - Cho HS quan sát tranh ảnh. - HS quan sát hình 3. Trao đổi nhóm đôi, trình bày trước lớp. + Kể tên 1 số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn? - A-pa-tít; sắt, quặng thiếc, đồng, chì, kẽm... +Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn hiện nay có loại khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất? - A-pa-tít.(Lào Cai) + Quặng A-pa-tít dùng để làm gì? - Để làm phân bón. ** Em hãy mô tả lại đặc điểm của quặng mà em biết? - Có màu nâu, bột, lẫn đá cục... - Cho HS quan sát hình 3 và nêu quy trình sản xuất phân lân. - HS nêu: Quặng ®làm giàu quặng sản xuất ra phân lân ® phân lân. + Ngoài khai thác khoáng sản người dân miền núi còn khai thác những gì? +* Khai thác lâm sản có tác hại gì tới môi trường? - Lâm sản. - Tài nguyên rừng bị cạn kiệt,.. * Kết luận: Các khoáng sản Hoàng Liên Sơn tập trung nhiều ở đâu? Có vai trò gì? - 3® 4 HS nhắc lại. D. Củng cố dặn dò: - Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? - Tính trạng khai thác khoáng sản, lâm sản bừa bãi có hại gì cho môi trường? - Tham gia góp ý gia đình tích cực trồng và bảo vệ rừng ở địa phương. - Nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị trước bài sau. ________________________________ Lịch sử: ( Cô Vân soạn giảng) _________________________________ Mĩ thuật: ( Cô Ngân soạn giảng) __________________________________________________________________

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 4 BUOI 2(4B).doc