2. Dạy – học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Các em đã hiểu câu ghép là do nhiều vế câu ghép lại. Vậy các vế câu này được nối với nhau như thế nào? Các em sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài học hôm nay.
Bài : Cách nối các vế câu ghép.
- GV ghi đề bài lên bảng và cho HS nhắc lại
2.2. Hướng dẫn HS tìm hiểu phần nhận xét: Bài 1;2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Gợi ý: Các em dùng gạch chéo (/) xác định ranh giới từng vế câu, khoanh tròn vào từ ngữ hoặc dấu câu là ranh giới giữa các vế câu.
- Muốn xác định được các vế câu các em phải xác định được Chủ Ngữ-Vị Ngữ căn cứ vào số lượng vế câu để xác định câu ghép.
- GV cho học sinh thảo luận và làm trong vở bài tập với ban ngồi bên
- GV cho học sinh trả lời câu hỏi sau:
4 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Luyện từ và câu - Cách nối các vế câu ghép, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Luyện từ và câu
CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
Mục tiêu
Nắm được hai cách nối các vế câu ghép: nối bằng từ có tác dụng nối(các quan hệ từ), nối trực tiếp (không dùng từ nối).
Phân tích được cấu tạo của câu ghép (các vế câu trong câu ghép, cách nối các vế câu ghép), biết đặt câu ghép.
Đồ dung dạy học
Ví dụ a,b,c ở phần nhận xét viết sẵn ở phiếu dán bảng trước.
Bài tập 1 viết vào bảng phụ
Giấy khổ to (3 tờ) cho 3 HS làm bài tập 2.
Vở BT Tiếng Việt 5, tập 1 (nếu có).
Bút dạ và 4 tờ giấy khổ to, mỗi tờ viết một câu ghép trong bài tập 1 (phần nhận xét).
Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ
Gọi 1-2 học sinh đặt câu ghép và xác định Chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu.
Gọi 1 học sinh đọc phần ghi nhớ.
Giáo viên nhận xét
Dạy – học bài mới
Giới thiệu bài
Các em đã hiểu câu ghép là do nhiều vế câu ghép lại. Vậy các vế câu này được nối với nhau như thế nào? Các em sẽ tìm thấy câu trả lời trong bài học hôm nay.
Bài : Cách nối các vế câu ghép.
GV ghi đề bài lên bảng và cho HS nhắc lại
Hướng dẫn HS tìm hiểu phần nhận xét: Bài 1;2
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
Gợi ý: Các em dùng gạch chéo (/) xác định ranh giới từng vế câu, khoanh tròn vào từ ngữ hoặc dấu câu là ranh giới giữa các vế câu.
Muốn xác định được các vế câu các em phải xác định được Chủ Ngữ-Vị Ngữ căn cứ vào số lượng vế câu để xác định câu ghép.
GV cho học sinh thảo luận và làm trong vở bài tập với ban ngồi bên
GV cho học sinh trả lời câu hỏi sau:
Hỏi:
Mỗi câu ghép trên có mấy vế câu, ranh giới giữa các vế câu được đánh dấu bằng từ hoặc dấu câu nào?
Theo em có những cách nào để nối các vế trong câu ghép?
GV kết luận:
Có 2 cách nối các vế trong câu ghép. Nối bằng từ có tác dụng nối như: từ là, thì, nhưng, hay, và; nối trực tiếp bằng các dấu câu như: dấu 2 chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy.
2.3. HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Cho 1-2 HS đặt ví dụ
Để củng cố nội dung của bài thì thầy và các em qua phần luyện tập.
Luyện tập:
Bài 1:
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
GV giao việc cho HS làm theo nhóm cố định.
+ 1 nhóm làm vào phiếu khổ lớn
+ Các nhóm khác làm trong phiếu khổ nhỏ A4
+ Nhóm đại diện báo cáo, nhóm khác bổ xung.
+ GV nhận xét tuyên dương
Bài 2
Cho HS đọc yêu cầu và nội dung .
Hỏi:
Người em tả là ai?
Em tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn?
GV cho 2-3 HS viết vào bảng phụ, học sinh khác viết ra giấy nháp.
GV cho HS báo cáo và nhận xét
Củng cố -Dặn dò:
Cho HS nêu nôi dung
GV nhận xét : ( tuyên dương HS và cả lớp), liên hệ. và hướng dẫn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài tuần sau
Học sinh thực hiện
1 học sinh đọc ghi nhớ
Lắng nghe.
HS nhắc lại
1 học sinh đọc
Học sinh chú ý lắng nghe
HS trả lời
Câu a gồn 2 câu ghép. Mỗi câu ghép có 2 vế câu. Ranh giới giữa 2 vế câu 1được đánh dấu bằng từ thì, câu 2 được đánh dấu bằng dấu phẩy
Câu b có 2 vế câu. Ranh giới giữa 2 vế câu được đánh dấu bằng dấu hai chấm.
Câu c có 3 vế câu. Ranh giới giữa 3 vế câu được đánh dấu bằng dấu chấm phẩy.
Học sinh trả lời
Học sinh lắng nghe
HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
Các nhóm thảo luận và báo cáo, nhóm có phiếu khổ lớn trình bày trên bảng lớn.
Các nhóm thảo luận và nhận xét.
Đoạn a có 1 vế câu các vế được nối với nhau bằn dấu phẩy
Đoạn b có một câu ghép với 3 vế câu giữa các vế câu có dấu phẩy
Đoạn c có 1 câu ghép và 3 vế , câu 1 nối với câu 2 bằng dấu phẩy câu 2 nối với câu 3 bằng quan hệ từ còn
1 học sinh đọc bài
Người em định tả là mẹ
Tả: vóc dáng, khuôn mặt, mái tóc, hàm răng
HS báo cáo, nhận xét.
HS nêu nội dung, lắng ghe.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 19 Cach noi cac ve cau ghep_12468582.docx