Giáo án Lớp Bốn - Tuần thứ 31

KHOA HỌC

ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG

I. Mục tiêu

GIÚP HS.

- Nêu được những yếu tố cần để duy trỡ sự sống của động vật như: nước, thức ăn, không khí, ánh sáng.

- GD bảo vệ MT bảo vệ các loài động vật.

* Kĩ năng làm việc theo nhóm.

II. Đồ dùng dạy học

- Phiếu học tập.

III. Hoạt động dạy học

* Khởi động

1. Kiểm tra bài cũ HS nêu quá trình trao đổi chất ở TV.

2. Dạy bài mới GV gới thệu bài, nêu mục tiêu bài học.

 

doc29 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp Bốn - Tuần thứ 31, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo trình tự ngược lại với trình tự lắp. B. Hoạt động thực hành - Việc 1: Cử bạn lên thực hành lắp ghép ô tô tải trước lớp. - Việc 2: HS tham quan sản phẩm các nhóm và nhận xét, đánh giá: các chi tiết lắp đúng kỉ thuật và đúng quy trình, chi tiết lắp ghép chắc chắn, không bị xộc xệch, ô tô tải được lắp cân đối, có thể chuyển động... * Báo cáo với giáo viên những việc em đã làm. C. Hoạt động ứng dụng - HS thực hiện lắp ghép xe nôi và chuẩn bị bài sau. KĨ THUẬT LẮP Ô TÔ TẢI ( TIẾT 2) I. Mục tiêu - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp ô tô tải. - Lắp được ô tô tải đúng kỉ thuật và quy trình.. - GDHS tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của ô tô tải. II. Đồ dùng dạy học - Bộ mô hình kĩ thuật, SGK, mẫu ô tô tải..... III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức cho bạn trò chơi yêu thích. - Việc 2: HS chia sẻ cảm xúc với bạn sau khi chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động thực hành 1. Thực hành - Việc 1: HS nêu lại quy trình lắp ô tô tải đã học ở tiết trước. - Việc 2: HS thực hành lắp ô tô tải trong nhóm 2. + Gợi ý thêm: Cần chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp. Khi lắp sàn cabin, cần chú ý vị trí trên dưới của tấm chữ L với các thanh thẳng 7 lỗ và thanh chữ U dài. Vặn chặt các mối ghép để xe khộng bị xộc xệch. Lắp xong phải kiểm tra sự chuyển động của xe. - Việc 3: Chọn sản phẩm để trưng bày với nhóm bạn. 2. Đánh giá kết quả học tập. - Việc 1: HS tham quan sản phẩm các nhóm và nhận xét, đánh giá: lắp ô tô tải đúng mẫu, đúng quy trình, chi tiết lắp ghép chắc chắn. Ô tô tải chuyển động được. - Việc 2: Bình chọn sản phẩm giữa các nhóm. * Báo cáo với giáo viên những việc em đã làm. B. Hoạt động ứng dụng - HS thực hiện lắp ghép ô tô tải và chuẩn bị bài sau. ----------------- š&› ------------- LUYỆN TOÁN LUYỆN TẬP I. Mục tiêu - Củng cố cho HS kiến thức về các phép tính số tự nhiên. - Vận dụng kiến thức đã học vào làm các bài tập trong vở toán. - Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu hoạt động nhóm, Vở luyện Toán. III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi yêu thích. - Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động thực hành - Việc 1: HS lấy vở luyện Toán, đọc đề và làm bài tập sau: Bài 1: Đặt tính rồi tính 2846 + 13210 ; 35654- 197835  ; 5137 x 105 ; 9204 : 26  ; 203437 : 305 ; 285120 : 216 Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất a) 2009+ 3901 + 1991 + 1099 ; b) 51980 + 19699 + 10301 + 18020 c) (42 x 54 + 17 x 42) : 71 ; d) (123 x 154 – 65 x 123) : 89 e) ( 324 x 6 + 4 X 324) : (162 x 2) ; g) 54 X 113 + 45 X 113 + 113 Bài 3: Tìm x a) x + 126 = 720 – 293 ; b) x - 209 = 435 + 173 c) 40 x x = 1041 + 359 ; d) x : 13 = 587- 382 Bài 4: Trung bình cộng số thóc ở hai kho là 115 tấn. Biết số thóc ở kho thứ nhất nhiều hơn số thóc ở kho thứ hai là 20 tấn. Hỏi mỗi kho có bao nhiêu tấn thóc? Bài giải Tổng số thóc ở hai kho có là: 115 x 2 = 230 ( tấn) Kho thứ nhất có số thóc là: ( 230 + 20) : 2 = 125 ( tấn) Kho thứ hai có số tấn thóc là: 230 – 125 = 105 ( tấn) Đáp số: Kho thứ nhất: 125 ( tấn) Kho thứ hai : 105 ( tấn) - Việc 2: Em đổi vở, nhận xét bài và thống nhất kết quả với bạn. - Việc 3: Chia sẻ đánh giá , bổ sung( nếu thiếu) kết quả giữa các nhóm. B. Hoạt động ứng dụng - Trao đổi với bố mẹ kiến thức em vừa ôn tập hôm nay. ----------------- š&› ------------- Thứ ba ngày 03 tháng 04 năm 2018 CHÍNH TẢ (NGHE- VIẾT) NGHE LỜI CHIM NÓI I. Mục tiêu - Nghe - viết đúng bài chính tả; biết trình bày đúng bài thơ Nghe lời chim nói. - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ (BT2) , HS có thể làm thêm bài 3. - Giáo dục cho các em ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp. II. Đồ dùng dạy học - SGK, vở ô ly, phiếu học nhóm, VBT .... . III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức thi viết tiếng bắt đầu bằng bằng r/d/gi hoặc v/d/gi - Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản 1. Tìm hiểu nội dung bài viết. - Việc 1: HS lắng nghe bạn đọc bài viết ở SGK trang 124; 125.. - Việc 2: Cùng nhau trả lời câu hỏi: Em nghe được chim nói gì? - Việc 3: Luyện viết từ ngữ sau : lắng nghe, ngỡ ngàng, thanh khít, thiết tha,... 2. Nghe- viết - Việc 1: HS gấp SGK lại, nghe GV đọc bài để viết vào vở ô ly. - Việc 2: HS đổi vở soát lỗi và sửa lỗi cho nhau. - Việc 3: Học tập chữ viết đẹp của bạn. + GV đánh giá, nhận xét bài viết của học sinh. B. Hoạt động thực hành -Việc 1: HS đọc nội dung, thảo luận làm bài vào VBT. + Tìm 3 trường hợp chỉ viết với l, không viết với n. Long lanh, lung linh, + Tìm 3 trường hợp chỉ viết với n, không viết với l.  nói năng, núng nính, nũng nịu. + Tìm 3 từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi: nỉ non, tỉ mỉ, lẩm cẩm. + Tìm 3 từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh ngã. rũ rượi, rã rời, lã chã. -Việc 2: Trao đổi nắm cách viết đúng tiếng có âm dễ lẫn r/d/gi hoặc v/d/gi * Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. C. Hoạt động ứng dụng - Về nhà tìm và viết đúng tiếng bắt đầu bằng l/n hoặc thanh hỏi/ thanh ngã. ----------------- š&› ------------- TOÁN ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập về: Đọc, viết được số tự nhiên trong hệ thập phân. Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể. Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó. - HS vận dụng để làm đúng bài 1;3(a); 4, HS có thể làm thêm bài còn lại trong SGK. - GDHS tính chính xác khi làm bài tập toán. II. Đồ dùng dạy học - SGK, vở ô ly, phiếu học nhóm... III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi yêu thích. - Việc 2: Chia sẻ sau khi tham gia trò chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động thực hành - Việc 1: Đọc yêu cầu và làm bài tập 1;2. HS có thể làm thêm bài 3 SGK/ 155. Bài 1: Viết theo mẫu + Trao đổi với bạn về cách đọc, viết số và cấu tạo thập phân của một số. + Lưu ý HS cách đọc những số có chữ số 0 ở giữa. Bài 2: Viết mỗi số sau thành tổng( theo mẫu). + Phân tích các số theo giá trị từng hàng. 5794 = 5000 + 700 + 90 + 4 20292 = 20000 + 200 + 90 + 2 190909 = 100000 + 90000 + 900 + 9 Bài 3 a: Đọc các số và nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số thuộc hàng nào, ;ớp nào. + Lưu ý HS nhớ lại thêm các lớp, hàng đã học trong mỗi lớp đó để đọc đúng. a) 67358 đọc là: Sáu mươi bảy nghìn ba trăm năm mươi tám. Trong số 67358 chữ số 5 thuộc hàng chục, lớp đon vị. 851904 đọc là: Tám trăm năm mươi mốt nghìn chín trăm linh tư Trong số 851904, chữ số 5 thuộc hàng chục nghìn, lớp nghìn. 3 205 700 đọc là Ba triệu hai trăm linh năm nghìn bảy trăm Trong số 3 205 700, chữ số 5 thuộc hàng nghìn, lớp nghìn. 195 080 126 đọc là: Một trăm chín mươi lăm triệu không trăm tám mươi nghìn một trăm hai mươi sáu. Trong số 195 080 126, chữ số 5 thuộc hàng triệu, lớp triệu. b) Chữ số 3 trong số 103 có giá trị là 3. Chữ số 3 trong số 1379 có giá trị là 300. Chữ số 3 trong số 8932 có giá trị là 30. Chữ số 3 trong số 13064 có giá trị là 3000. Chữ số 3 trong số 3265910 có giá trị là 3000000. Bài 4: Trong dãy số tự nhiên, hai số tự nhiên liên tiếp hơn( hoặc kém ) nhau mấy đơn vị? + Số tự nhiên bé nhất là số nào? + Có số tự nhiên lớn nhât không? Vì sao? Bài 5: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có ba số tự nuên liên tiếp; ba số chẵn liên tiếp; ba số lẻ liên tiếp. + Hai số chẵn( số lẻ) liên tiếp nhau hơn( hoặc kém )nhau mấy đơn vị? a) 67; 68; 69                         798; 799; 800                  999; 1000; 1001 b) 8; 10; 12                           98; 100; 102                 998; 1000; 1002 c) 51; 53; 55                         199; 201; 203               997; 999; 1001 - Việc 2: HS đổi vở, nhận xét bài và thống nhất kết quả với bạn cùng nhóm. - Việc 3: Chia sẻ đánh giá, bổ sung kết quả giữa các nhóm. B. Hoạt động ứng dụng - Dặn HS ôn lại cách đọc, viết số tự nhiên. ----------------- š&› ------------- KỂ CHUYỆN ÔN KỂ CHUYỆN Đà NGHE, Đà ĐỌC I. Mục tiêu - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác. - Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể. - Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa câu chuyện ở SGK.Phiếu hoạt động nhóm, SGK, ... III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức cho các bạn thi kể câu chuyện yêu thích. - Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản Tìm hiểu đề bài. - Việc 1: HS đọc đề bài: Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ảnh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác. -Việc 2: Trao đổi với bạn trong nhóm tìm hiểu đề bài xác định đúng yêu cầu bằng các từ trọng tâm: được nghe, được đọc, ca ngợi cái đẹp hay phản ảnh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác. - Việc 3: HS giới thiệu tên câu chuyện của mình với bạn . + Bạn chọn kể câu chuyện gì? Bạn đã nghe kể chuyện đó từ ai, đã đọc truyện đó ở đâu? B. Hoạt động thực hành 1. Kể chuyện. - Việc 1: HS tập kể câu chuyện trong nhóm. * Lưu ý: Khi kể các em cần kể có đầu, có đuôi, biết kết hợp lời kể với động tác, điệu bộ, cử chỉ. - Việc 2: Mỗi nhóm cử một bạn thi kể câu chuyện trước lớp. - Việc 3: Bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. *Gợi ý: Kể câu chuyện ngoài sách giáo khoa sẽ được cộng điểm. Kể câu chuyện phải có đầu, có kết thúc kết truyện theo lối mở rộng. 2. Trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Việc 1: Đối thoại cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Liên hệ ý nghĩa mà câu chuyện muốn truyền tải đến mọi người . ? Câu chuyện giúp bạn hiểu ra điều gì? - Việc 2: Bình chọn bạn trả lời được nhiều câu hỏi nhất của các bạn trong lớp. C.Hoạt động ứng dụng - Em hãy kể lại chuyện cho bố mẹ hay người thân cùng nghe. ----------------- š&› ------------- KHOA HỌC TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT Mục tiêu Giúp HS - Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường: Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí ô-xi, chất khoáng khác, - Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ. II. Đồ dùng dạy học - Giấy A4, bút vẽ. III. Hoạt động dạy học * Khởi động 1. Kiểm tra bài cũ. HS nêu ghi của tiết trước. 2. Dạy bài mới, Gv giới thiệu bài, nêu mục tiêu bài học A.Hoạt động cơ bản HĐ1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật - YC học sinh quan sát hình 1trang122 SGK và làm việc theo nhóm. Các nhóm thảo luận các câu hỏi sau: + Kể tên những gì được vẽ trong hình? + Những yếu tố nào đóng vai trò quan trọng trong quá trình sống của thực vật? + Nêu những yếu tố còn thiếu trong hình? + Cây xanh thường phải lấy từ môi trường những gì và thải ra môi trường những gì? + Quá trình cây xanh lấy vào và thải ra gọi là gì? - Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả. + HS nhóm khác và GV nhận xét, kết luận như SGV trang 201. HĐ2. Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật - Giáo viên phát giấy vẽ cho học sinh. - Học sinh làm việc theo nhóm. - Đại diện các nhóm trưng bày SP và trình bày về quá trình trao đổi chất ở thực vât. - Các nhóm khác nhận xét - Giáo viên nhận xét, bổ sung. C. Hoạt động ứng dụng - HS nhắc lại nội dung bài ----------------- š&› ------------- Thứ tư ngày 04 tháng 04 năm 2018 TOÁN ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN ( TIẾP THEO) I. Mục tiêu - So sánh được các số có đến sáu chữ số.Biết sắp xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn. -Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập: 1(dòng 1, 2); 2; 3; HS có thể làm thêm bài còn lại trong SGK. - Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu hoạt động nhóm, SGK, vở ô ly. III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi yêu thích. - Việc 2: Chia sẻ sau khi tham gia trò chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động thực hành - Việc 1: HS trao đổi với nhau làm bài 1(dòng 1, 2); 2; 3; Nếu xong có thể làm thêm bài còn lại ở SGK/161. Bài 1: =? + HS ghi nhớ cách so sánh các số tự nhiên. 989 < 1321                                 34 579 < 34 601 27 105 > 7985                             150 482 > 150 459 8300 : 10 = 830                          72 600 = 726 x 100 Bài 2: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn. + HS nhắc cách sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn. a) 999; 7426; 7624; 7642 b) 1853; 3158; 3190; 3518. Bài 3: Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé. + HS nhắc cách sắp xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé. a) 10261; 1590; 1567; 897. b) 4270; 2518; 2490; 2476. Bài 4: Viết số bé nhất ( lớn nhất) có 1;2;3 chữ số.Viết các số lẻ bé nhất có 1;2;3 chữ số. Số chẵn lớn nhất có 1; 2;3 chữ số. a) 0; 10; 100 b) 9; 99; 999 c) 1; 11; 101 d) 8; 98; 998 Bài 5: Tìm x, biết 57 < x < 62 và x là số chẵn, x là số lẻ, x là số tròn chục. a) Vậy các số chẵn lớn hơn 57 và bé hơn 62 là 58; 60.  Vậy x là: 58; 60 b) Vậy các số lẻ lớn hơn 57 và bé hơn 62 là 59; 61. Vậy x là 59; 61. c) Số tròn chục lớn hơn 57 và bé hơn 62 là 60. Vậy x là 60. - Việc 2: HS đổi vở, nhận xét bài và thống nhất kết quả với bạn cùng nhóm. - Việc 3: Chia sẻ đánh giá, bổ sung kết quả giữa các nhóm. B. Hoạt động ứng dụng - HS về nhà xem lại dạng toán về so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên. ----------------- š&› ------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU I. Mục tiêu - Hiểu được thế nào là trạng ngữ (ND Ghi nhớ). - Nhận diện được trạng ngữ trong câu (BT1, mục III), bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ (BT2). - Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt. II. Đồ dùng dạy học - SGK, phiếu hoạt động nhóm, vở LTVC. III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi thi đặt câu khiến ( Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yểu cầu, đề nghị) - Việc 2: Chia sẻ kết quả sau khi chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản 1. Nhận xét. - Việc 1: HS đọc yêu cầu, làm các bài tập trong SGK trang 126. Bài 1: Đọc các cặp câu và cho biết chúng có gì khác nhau. Câu b khác câu a ở chỗ câu có thêm phần câu in nghiêng, đó là các trạng ngữ trong câu. Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận in nghiêng ở câu b. -    Vì sao (hoặc nhờ có điều gì) mà Iren trở thành nhà khoa học nổi tiếng? -    Khi nào Iren trở thành nhà khoa học nổi tiếng? Bài 3: Mỗi phần in nghiêng bổ sung cho câu b ý nghĩa gì. -    Phần in nghiêng thứ nhất bổ sung cho câu ý nghĩa nguyên nhân. -    Phần in nghiêng thứ hai (sau này) bổ sung cho câu ý nghĩa thời gian. - Việc 2: Chia sẻ kết quả, nhận xét và bổ sung cho nhau. + Lưu ý: Trạng ngữ có thể đứng trước chủ ngữ - vị ngữ của câu, đứng giữa CN-VN hoặc đứng sau nòng cốt câu. 2. Ghi nhớ - Việc 1: Cùng nhau đọc thuộc phần ghi nhớ ở SGK trang 126. - Việc 2: HS tập đặt các câu có trạng ngữ. B. Hoạt động thực hành - Việc 1: HS đọc yêu cầu, làm bài tập ở SGK / 126 rồi viết kết quả vào vở LTVC. Bài 1: Tìm trạng ngữ trong các câu. + Chú ý : Bộ phận trạng ngữ trả lời câu hỏi Khi nào ? Ở đâu ? Vì sao ? Để làm gì ? -    Trạng ngữ của câu a là Ngày xưa. -    Trạng ngữ của câu b là Trong vườn -    Trạng ngữ của các câu ở phần c là Từ tờ mờ sáng, Vì vậy, mỗi năm Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn kể về một lần em được đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ. + Lưu ý HS khi viết đoạn văn trong đó có ít nhất một câu phải sử dụng trạng ngữ . Đoạn viết tham khảo: Đã có lần em được cha mẹ cho đi chơi ở Đà Lạt. Buổi sáng sớm, không khí Đà Lạt mát lạnh. Xa xa, những khu đồi thông trở nên mờ ảo trong những lớp sương mù. Càng gần trưa, khí hậu càng ấm dần lên, những vườn hoa Đà Lạt càng rực rỡ dưới ánh nắng xuân. - Việc 2: Chia sẻ kết quả, nhận xét và bổ sung cho nhau. * Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. C. Hoạt động ứng dụng - HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, đặt 3 câu có trạng ngữ đã học. ----------------- š&› ------------- Thứ năm ngày 05 tháng 4 năm 2018 TẬP ĐỌC CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC I. Mục tiêu - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngạc nhiên ; đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung từng đoạn. - Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuốn chuốn nước và cảnh đẹp của quê hương. - Giáo dục học sinh yêu thích cảnh đẹp của quê hương đất nước. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 127 SGK. Phiếu hoạt động nhóm, SGK,... III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức cho các bạn đọc bài Ăng- co Vát. - Việc 2: Chia sẻ cảm xúc sau khi chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động cơ bản 1. Quan sát tranh, trải nghiệm. - Việc 1: Cá nhân xem tranh SGK trang 127. - Việc 2: Chia sẻ những gì em biết khi quan sát tranh vẽ với bạn 2. Nghe bạn (hoặc giáo viên) đọc bài. - HS lắng nghe bạn (hoặc GV) đọc bài. Các bạn theo dõi, đọc thầm. 3. Luyện đọc - Việc 1: HS tìm từ cảm thấy khó đọc trong bài và cùng nhau luyện đọc. - Việc 2: HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn trong bài.(Mỗi lần xuống dòng là một đoạn) * Lưu ý : Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, hơi ngạc nhiên; nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước, cảnh thiên nhiên đất nước tươi đẹp dưới cánh chú: đẹp làm sao, lấp lánh, mênh mông, tuyệt đẹp,...đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung từng đoạn.... - Việc 3: HS nhận xét, bổ sung cách đọc cho bạn. 4. Trả lời câu hỏi. - Việc 1: HS đọc bài, trả lời các câu hỏi trong SGK/ 128 và trả lời thêm câu hỏi: + Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì trong bài văn? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? + GDHS yêu cảnh đẹp quê hương và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp đó. - Việc 2: Chia sẻ câu trả lời với bạn để bạn có ý kiến đánh giá, bổ sung ( nếu thiếu). ? Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào? Chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng nhiều hình ảnh so sánh: bốn cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. ? Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể hiện ở những câu văn nào? Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể hiện ở các câu văn sau: Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng,... lũy tre xanh rì rào trong gió,... bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông và những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút. Nội dung:  Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của thiên nhiên, của quê hương đất nước. B. Hoạt động thực hành Đọc diễn cảm - Việc 1: HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm từng đoạn trong bài. - Việc 2: Cử bạn thi đọc diễn cảm bài trước lớp với nhóm bạn. - Việc 3: Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt. * Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. C. Hoạt động ứng dụng - HS đọc thuộc bài và chuẩn bị bài “Vương quốc vắng nụ cười” ----------------- š&› ------------- TOÁN ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN ( TIẾP THEO) I. Mục tiêu - Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. - HS vận dụng kiến thức đê làm bài 1;2;3 HS có thể làm thêm bài còn lại ở SGK. - Giáo dục cho các em tính cẩn thận và chính xác trong học toán. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu hoạt động nhóm, SGK, vở ô ly. III. Các hoạt động dạy học: * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức trò chơi yêu thích. - Việc 2: Chia sẻ sau khi tham gia trò chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động thực hành - Việc 1: HS trao đổi với nhau làm bài ; 2; 3; Nếu xong có thể làm thêm bài còn lại ở SGK/162. Bài 1: Trong các số: số nào chia hết cho 2, số nào chia hết cho 5, số nào chia hết cho 3, số nào chia hết cho 9........... + HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2; 5( xét chữ số tận cùng) dấu hiệu chia hết cho 3; ; 9( xét tổng các chữ số của số đã cho). a) Các số chia hết cho 2 là: 7362; 2640; 4136. Các số chia hết cho 5 là: 605 ; 2640. b) Các số chia hết cho 3 là: 7362; 2640; 20601. Các số chia hết cho 9 là: 7362; 20601. c) Các số chia hết cho cả 2 và 5 là: 2640. d) Các số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3 là: 605 e) Số không chia hết cho cả 2 và 9 là: 605; 1207. Bài 2: Viết chữ số thích hợp vào ô trống để được:.... + HS trao đổi với bạn về cách viết chữ số thích hợp vào ô trống để được các số chia hết cho 3 ; chia hết cho 9 ; chia hết cho cả 2 và 5 ; chia hết cho cả 5 và 3. a) 252; 552; 852. b) 108; 198. c) 920. d) 255. Bài 3: Tìm x biết 23 < x < 31 và x là số lẻ chia hết cho 5. + x phải tìm phải thỏa mãn các điều kiện nào? + x vừa là số lẻ vừa là số chia hết cho 5, vậy x có tận cùng là mấy ? + Hãy tìm số có tận cùng là 5 và lớn hơn 23 và nhỏ hơn 31 x chia hết cho 5 nên x có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5; x là số lẻ nên x có chữ số tận cùng là 5. Vì 23< x< 31 nên x là 25. Bài 4: Với ba chữ số 0;5;2 hãy viết các số có ba chữ số(mỗi số đều có ba chữ số đó) vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2. Bài 5: Giải toán. + Dựa vào dấu hiệu chia hết cho 3 và cho chia hết cho 5 để tìm đúng số. Theo đề bài thì số cam phải vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 và số đó phải bé hơn 20. Vậy số cần tìm là 15.  Hay mẹ mua 15 quả cam. - Việc 2: HS đổi vở, nhận xét bài và thống nhất kết quả với bạn cùng nhóm. - Việc 3: Chia sẻ đánh giá, bổ sung kết quả giữa các nhóm. B. Hoạt động ứng dụng - HS về nhà xem lại dạng toán về dấu hiệu chia hết đã học. ----------------- š&› ------------- TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT I. Mục tiêu - Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn (BT1, BT2); quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp (BT3). - Rèn kỹ năng dùng từ, đặt câu và viết một đoạn văn miêu tả các bộ phận của con vật - Giáo dục cho các em ý thức học tập tốt từ đó thêm yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu hoạt động nhóm, SGK, tranh ảnh tranh ảnh về con vật. III. Các hoạt động dạy học * Khởi động - Việc 1: HĐTQ tổ chức các bạn trò chơi yêu thích. - Việc 2: Chia sẻ nội dung sau khi tham gia trò chơi. - Việc 3: HS nắm mục tiêu tiết học. A. Hoạt động thực hành Bài 1; 2 - Việc 1: HS đọc đoạn văn Con ngựa ở SGK trang 128. - Việc 2: Cùng nhau tìm và gạch chân dưới các bộ phận của con ngựa được miêu tả. - Việc 3: Chia sẻ kết quả em vừa tìm hiểu được với bạn. Bài 3 - Việc 1: HS quan sát các bộ phận của một con vật mà em yêu thích và tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của các bộ phận đó. + Lưu ý: HS quan sát kĩ và phát hiện ra những nét độc đáo từng bộ phận của con vật, tìm những từ ngữ miêu tả chính xác đặc điểm của các bộ phận đó. - Việc 2: HS đọc đoạn văn miêu tả các đặc điểm của con vật. - Việc 3: Các nhóm nhận xét, bổ sung bài viết cho nhau. + GV nhận xét những bài thể hiện sự quan sát kĩ lưỡng, chọn từ ngữ miêu tả chính xác, dùng từ ngữ hình ảnh sinh động khi miêu tả con vật. * Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. B. Hoạt động ứng dụng - HS quan sát con gà trống để chuẩn bị bài sau ----------------- š&› ------------- KHOA HỌC ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG I. Mục tiêu GIÚP HS. - Nêu được những yếu tố cần để duy trỡ sự sống của động vật như: nước, thức ăn, không khí, ánh sáng. - GD bảo vệ MT bảo vệ các loài động vật. * Kĩ năng làm việc theo nhóm. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học * Khởi động 1. Kiểm tra bài cũ HS nêu quá trình trao đổi chất ở TV. 2. Dạy bài mới GV gới thệu bài, nêu mục tiêu bài học. A. Hoạt động cơ bản HĐ1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống - Bước 1: Làm việc theo nhóm. thảo luận các nội dung sau. + Yêu cầu học sinh đọc mục quan sát SGK trang 124 để xác định điều kiện sống của 5 con chuột. + Nêu nguyên tắc của thí nghiệm. + Đánh dấu vào phiếu học tập - Học sinh thảo luận và báo cáo kết quả - - Học sinh giáo viên nhận xét bổ sung như SGV trang 203. KL: Như mục bạn cần biết trang 125 SGK HĐ2. Dự đoán kết quả thí nghiệm. - Yêu cầu học sinh thảo luận trong nhóm dựa vào câu hỏi trong SGK trang 125 + Con chuột trong hộp nào sẽ chết trước? vì sao? + Những con chuột còn lại sẽ ntn? ghi kết quả vào mẫu như SGV trang 204. + Kể ra những yếu tố cần để động vật sống và phát triển bình thường? - Học sinh thảo luận theo nhóm 4 + Các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình. + Nhóm khác nhận xét, giáo viên bổ sung. :. KL: Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tại, phát triển bình thường. C. Hoạt động ứng dụng - Chia sẽ với người thân về các yêu tố duy trì sự sống của động vật như: nước, án

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHƯƠNG TRÌNH TUẦN 31.doc