* Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô đọc bài thơ cho trẻ nghe lần 1 diễn cảm.
+ Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
+ Cô còn có bức tranh minh họa bài thơ rât hay nữa đấy các con có muốn xem không?
- Cô đọc bài thơ lần 2 kết hợp xem powerpoint.
- Đàm thoại:
+ Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì?
+ Bài thơ này do ai sáng tác?
+ Bài thơ nói về ai?
+ Hằng ngày mẹ bạn bé đi đâu các con?
À đúng rồi, bận đi làm nên mẹ phải dậy sớm để lo cho gia đinh đấy các con ạ.
+ Mẹ bạn bé dậy làm gì các con? (thổi cơm)
+ Các con có biết “ Thổi cơm” có nghĩ là gì không? Thổi cơm có nghĩa là nấu cơm.
3 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 880 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp chồi - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
THƠ: YÊU MẸ – (Nguyễn Bao)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ “Yêu mẹ”, Sáng tác: Nguyễn Bao và hiểu nội dung bài thơ
- Trẻ thuộc bài thơ và thể hiện được ngữ điệu sắc thái của bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đọc to, rõ, diễn cảm bài thơ.
- Phát triển thính giác và khả năng cảm thụ tác phẩm văn học
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu quý và kính trọng ông bà, cha mẹ. Biết giúp đỡ mẹ những công việc vừa sức.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo án
- Màn hình powerpoint.
- Các slide hình ảnh về nội dung bài thơ.
- Bài nhạc: “Mẹ yêu không nào”.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
*Hoạt động 1: Xem tranh và trò chuyện
- Lắc xắc xô tập trung trẻ, trò chuyện với trẻ về người thân trong gia đình
+ Sáng nay ai là người đưa các con đi học?
+ Vậy ông bà, ba mẹ, anh chị là những người như thế nào đối với mình?
- Dẫn dắt cho trẻ xem tranh
+ Hôm nay cô có 1 điều kỳ diệu để tặng các con đấy, các con có thích không nào? Vậy bây giờ cô mời các con cùng nhin lên đây và xem đó là điều kỳ diệu gì nhé.
- Cho trẻ xem tranh trên màn hình
+ Các con vừa xem được những hình ảnh gì?
+ Tình cảm của mẹ dành cho bé như thế nào?
- Giáo dục trẻ: Các con ạ, cô và các con cũng như tất cả mọi người lớn được như ngày hôm nay đều phải qua dòng sữa ngọt ngào, bằng tình thương của mẹ. Mẹ là người thương yêu chúng ta vô điều kiện Vì thế các con phải biết vâng lời, kính trọng và phụ giúp mẹ làm những công việc nhẹ nhé.
- Cô cũng biết có 1 bạn nhỏ, bạn ấy rất yêu mẹ của mình nên đã được nhà thơ Nguyễn Bao sáng tác nên bài thơ để tặng cho bạn ấy đấy. Bây giờ các con hãy cùng lắng nghe cô đọc thơ nhé!
* Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô đọc bài thơ cho trẻ nghe lần 1 diễn cảm.
+ Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
+ Cô còn có bức tranh minh họa bài thơ rât hay nữa đấy các con có muốn xem không?
- Cô đọc bài thơ lần 2 kết hợp xem powerpoint.
- Đàm thoại:
+ Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì?
+ Bài thơ này do ai sáng tác?
+ Bài thơ nói về ai?
+ Hằng ngày mẹ bạn bé đi đâu các con?
è À đúng rồi, bận đi làm nên mẹ phải dậy sớm để lo cho gia đinh đấy các con ạ.
+ Mẹ bạn bé dậy làm gì các con? (thổi cơm)
+ Các con có biết “ Thổi cơm” có nghĩ là gì không? Thổi cơm có nghĩa là nấu cơm.
è Thấy mẹ vất vả nên bạn bé rất thương mẹ đấy các con ạ
+ Vậy thương mẹ, bé đã làm gì? (Kề má)
+ Các con có hiểu “ kề má” là gì không? Kề má có nghỉa là em bé đang kề má mình với mẹ để đươc mẹ thơm, mẹ yêu đấy.
+ Khi được mẹ yêu thì bạn bé đã nói gì để cảm ơn mẹ?
+ Qua bài thơ các con thấy bạn bé có ngoan không? Vì sao?
+ Còn các con thì sao? Các con có yêu mẹ của mình không?
+ Yêu mẹ thì các con phải làm gì?
- Giáo dục trẻ: Các con ạ, bố mẹ các con đi làm vất vả để nuôi các con khôn lớn, trưởng thành vì thế các con phải luôn vâng lời, kính trọng ông bà, bố mẹ các con nhé!
+ Vậy bây giờ chúng mình cùng thể hiện tình cảm với bà qua bài thơ này nha.
- Cho cả lớp đọc 2 – 3 lần
- Mời tổ, nhóm, cá nhân đọc
- Cả lớp đọc lại 1 lần.
- Trong quá trình trẻ luyện tập cô quan sát sửa sai, sửa giọng cho trẻ.
- Khuyến khích động viên trẻ kiệp thời
*Hoạt động 3: Hát và vận động “Mẹ yêu không nào”
- Cô và trẻ cùng hát và vận động bài hát “Mẹ yêu không nào”
- Nhận xét và tuyên dương cả buổi học
- Kết thúc hoạt động.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an doc tho tho Yeu me lop mau giao be_12483987.doc