Hoạt động 1: Dạy thơ
- Cô đọc diễn cảm lần 1, kết hợp điệu bộ minh hoạ.
- Cô cho lớp đọc 1 lần.
- Cô đọc thơ lần 2 + Cho trẻ xem tranh + Trích dẫn, giảng nội dung:
*Đoạn 1: “Từ đầu . chẳng có cầu”.
- Bé ở nhà nhìn thấy trời mưa, mà mẹ vẫn chưa kịp về, bé mong sao cho trời đừng mưa nữa. Vậy mà
*Đoạn 2: “Mưa vẫn rơi .khó đi”.Trời mưa mỗi lúc một to, nước dâng tràn làm ngập các lối đi, bé càng thương mẹ nhiều hơn.
*Đoạn 3: “ Chiều mưa . mắt em”.
*Hoạt động 2: Đàm thoại
- Cô vừa đọc các con nghe bài thơ gì?
- Bài thơ của tác giả nào?
- Trong bài thơ có những ai?
- Mẹ đang làm gì?
67 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Nước hiện tượng tự nhiên năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguồn nước bị ô nhiễm.
*Kỹ năng:
Phát triển khả năng sáng tạo trong các hoạt động.
*Giáo dục
Giáo dục trẻ ý thức tiết giữ gìn, bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm nước.
*Phương pháp:
- Quan sát, đàm thoại.
II. Chuẩn bị:
Không gian tổ chức: ở lớp học.
Đồ dùng phương tiện: Cho trẻ xem tranh, phim của con người sử dụng nước, màu thực phẩm, hoa huệ hoặc hoa cúc trắng, ly đựng nước.
Tiến hành hoạt động:
*Gây hứng thú:
Bé cùng cô hát và vận động theo trò chơi : “Trời mưa”.
+ Các con vừa chơi trò gì?
+ Mưa to thì thế nào?
+ Mưa nhỏ thì thế nào?
Trò chuyện với trẻ về trời mưa. Khuyến khích mỗi trẻ nói lên cảm nhận của trẻ về trời mưa:
+ Con thấy khi sắp mưa trời như thế nào?
+ Trời mưa thì điều gì xảy ra?
+ Khi trời mưa có ông mặt trời chiếu nắng không?
+ Khi đi ngoài mưa chúng ta phải làm gì?
Sau đó cô giới thiệu về các đặc tính của nước cũng như lợi ích của các nguồn nước và dẫn dắt vào bài học.
*Hoạt động 1: Nước để làm gì? Và tìm hiểu về nước
Trò chuyện với trẻ về nước: Các nguồn nước trong tự nhiên, nước trong sinh hoạt, các hoạt động cần đến nước. (Khuyến khích trẻ trả lời theo sự hiểu biết của trẻ).
Nếu không có nước thì cây cối, con vật và con người sẽ như thế nào? Bé tìm hiểu về nước
Cho trẻ nghe âm thanh từ máy cat-set và đoán xem đó là âm thanh gì?
Trò chuyện với trẻ về nước: Khuyến khích trẻ nói lên những hiểu biết của trẻ về nước.
+ Bé biết những loại nước nào? Nước nào dùng để uống?
+ Bé uống các loại nước nào? Bé tắm bằng nước gì?
*Hoạt động 2: Nước sạch và nước bẩn.
Cho trẻ xem tranh về một số nguồn nước sạch và nguồn nước bẩn bị ô nhiễm.
Trò chuyện với trẻ:
+ Trong 2 bức tranh, nước trong bức tranh nào có thể sử dụng để uống, nấu ăn, tắm giặt được?
+ Nước trong bức tranh nào không sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày được? Tại sao không sử dụng được?
+ Nước sạch có màu gì?
+ Nước bẩn có màu như thế nào?
+ Tại sao nước lại bẩn?
+ Làm gì để giữ các nguồn nước sạch?
*Hoạt động 3: Nước và sự biến đổi màu
Cho trẻ về các nhóm, mỗi nhóm có một số cốc đựng nước, trẻ chọn màu để bỏ vào cốc nước và quan sát sự đổi màu của nước.
Trò chuyện với trẻ về sự thay đổi màu sắc của nước.
Mỗi trẻ chọn một cây hoa cắm vào các cốc nước màu trẻ vừa tạo ra. Sau đó đem ra góc khoa học bỏ để quan sát sự thay đổi màu sắc của hoa mỗi ngày.
*Kết thúc hoạt động:
Cô cho trẻ đọc thơ cùng cô bài “Mưa”
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
Tình trạng sức khỏe của trẻ:
Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ
Kiến thức, kĩ năng của trẻ:
----------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 27 tháng 03 năm 2018
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài: Thơ “Mưa”
MT53
I. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
Trẻ hiểu nội dung bài thơ,thuộc thơ.
Trả lời được câu hỏi đàm thoại theo nội dung bài thơ.
* Kĩ năng:
Trẻ đọc thơ diễn cảm, rõ lời, kết hợp làm điệu bộ theo nội dung bài thơ.
Trả lời trọn câu, mạch lạc.
*Thái độ:
Giáo dục trẻ yêu thương mẹ.
Giáo dục trẻ không dầm mưa để khỏi bị cảm lạnh.
Khi đi dưới mưa phải mặc áo mưa, che dù.
*Phương pháp:
- Quan sát, đàm thoại.
II. CHUẨN BỊ:
- Không gian tổ chức: lớp học.
- Đồ dùng phương tiện: Các hình ảnh mang nội dung bài thơ, đĩa nhạc, đĩa Kidsmart, hình ảnh về sự hình thành mưa trên Power Point, 3 tranh để chơi trò chơi, các hình ảnh cắt từ lịch hoạ báo, cọ, màu nước.
III. Tiến hành hoạt động:
* Ổn định gây hứng thú
Cho cháu chơi trò chơi “Mưa to, mưa nhỏ”
Cô hỏi: Các con thấy mưa lần nào chưa?
Mưa như thế nào?
Có rất nhiều hiện tượng mưa khác nhau: Nào là mưa nhỏ, mưa rào, mưa to.
Và trong máy Kidsmart cũng có nhiều hiện tượng mưa rất thú vị, cô cháu mình cùng vào máy khám phá nhé!
Chúng ta vào căn phòng thời tiết trong ngôi nhà Khoa học của Sammy.Cô hướng dẫn cháu chơi 1 lần.
Khi trời mưa c/c nên ở đâu?
Các con có biết không mẹ của bé đi chợ đường xa chưa kịp về khi trời mưa. Bé ở nhà mong mẹ mau về, bé rất thương mẹ. Hiểu được tình cảm của bé dành cho mẹ. Tác giả Phương Lan đã sáng tác bài thơ: “ Mưa”, cô đọc cho các con nghe nhé!
*Hoạt động 1: Dạy thơ
Cô đọc diễn cảm lần 1, kết hợp điệu bộ minh hoạ.
Cô cho lớp đọc 1 lần.
Cô đọc thơ lần 2 + Cho trẻ xem tranh + Trích dẫn, giảng nội dung:
*Đoạn 1: “Từ đầu. chẳng có cầu”.
Bé ở nhà nhìn thấy trời mưa, mà mẹ vẫn chưa kịp về, bé mong sao cho trời đừng mưa nữa. Vậy mà
*Đoạn 2: “Mưa vẫn rơi..khó đi”.Trời mưa mỗi lúc một to, nước dâng tràn làm ngập các lối đi, bé càng thương mẹ nhiều hơn.
*Đoạn 3: “ Chiều mưa.. mắt em”.
*Hoạt động 2: Đàm thoại
Cô vừa đọc các con nghe bài thơ gì?
Bài thơ của tác giả nào?
Trong bài thơ có những ai?
Mẹ đang làm gì?
Câu thơ nào thể hiện tình cảm của bé dành cho mẹ ?
Trong bài thơ có những hiện tượng thời tiết nào?
Cô Phương Lan đã viết câu thơ: “Mưa ngập tràn mắt em”, con hiểu gì về câu thơ đó ?
Cho trẻ đọc 1 lần.
Các con ơi! Những giọt mưa cũng có lời tâm sự riêng của mình đấy, các con thích nghe không nào?
Mở nhạc: giọt mưa và em bé.
Cho trẻ đọc thơ 1 lần.
Đọc luân phiên theo tổ, đọc thơ theo tranh. Đọc cá nhân.
Vì sao có hiện tượng mưa?
Để hiểu rõ hơn về sự hình thành của mưa, cô mời c/c xem 1 đoạn phim.
Cho trẻ xem sự hình thành của mưa trên Power Point.
Cho trẻ đọc thơ 1 lần. Cá nhân đọc.
*Hoạt động 3: Trò chơi: “ Bé sáng tạo”
Các con bằng trí tưởng tượng, Sự sáng tạo dùng hình ảnh sưu tầm ghép thành bức tranh theo ý tưởng của đội mình, sau đó chọn bút màu, màu nước để tạo ra các hiện tượng thời tiết mà chúng ta đã được làm quen.
Cho trẻ nói về ý tưởng của đội mình theo nội dung tranh.
Nhận xét kết quả 3 đội.
*Giáo dục: Khi trời mưa chúng ta phải làm gì?
Chúng ta cần che dù, mặc áo mưa khi đi dưới trời mưa để khỏi bị cảm lạnh,đảm bảo sức khoẻ. Các con nhớ chưa nào?
*Kết thúc: Cho cháu đọc thơ “Mưa” và nghỉ.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
2.Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ
3.Kiến thức, kĩ năng của trẻ:
----------------------------------------------------
Thứ 4 ngày 28 tháng 03 năm 2018
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Âm nhạc: Dạy hát vận động bài: Cho tôi đi làm mưa với
Nghe hát: Mùa Trăng quê em
MT20
I. Mục đích yêu cầu:
*Kiến thức:
Nhớ tên bài hát,tên tác giả.
Biết vận động minh hoạ theo lời bài hát.
Biết chơi trò chơi, chơi đúng luật.
*Kĩ năng:
Rèn kĩ năng nghe hát và vận động minh hoạ.
Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
Trẻ có phản xạ nhanh nhạy khi chơi.
Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định.
*Thái độ:
Trẻ mạnh dạn tham gia chơi đoàn kết khi chơi.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân , bảo vệ nguồn nước và bảo vệ môi trường .
Trẻ hứng thú với mọi hoạt động, có ý thức trong giờ học.
*Phương pháp:
- Trực quan, đàm thoại.
II.Chuẩn bị:
Không gian tổ chức: Phòng học rộng, thoáng mát ,sạch sẽ.
Đồ dùng phương tiện: Dụng cụ âm nhạc: Sắc xô, đĩa nhạc không lời của bài hát,vòng. Mũ múa đội trưởng của 3 đội: Mây Xanh;Mây Hồng;Mây Trắng.
III.Tiến hành hoạt động:
*Gây hứng thú
Xin chào mừng tất cả các bạn hôn nghe tin lớp mình học ngoan nên các cô trong trường đã tới dự , các con nổ 1 chàng vỗ tay chào đón các cô nào
Đọc thơ “ Mưa rơi”
Đến tham dự chương trình “ Liên hoan tiếng hát ước mơ” ngày hôm nay.
Giới thiệu đội chơi.
Xin một tràng pháo tay thật lớn để chào mừng 3 đội chơi.
+ Đội Mây Trắng.
+ Đội Mây Hồng.
+ Đội Mây Xanh.
Đến với liên hoan tiếng hát chúng ta phải trải qua 3 phần thi:
+ Phần thi thứ 1: Nghe thấu hát tài.
+ Phần thi thứ 2: Cùng trổ tài.
+ Phần thi thứ 3: Cùng chung sức.
Các đội đã sẵn sàng bước vào phần thi thứ 1 chưa?
a) Phần thi thứ 1: “Nghe thấu hát tài”.
Giới thiệu phần thi thứ 1.
+ Nhạc bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với”.
+ Đó là giai điệu của bài hát nào?
+ Do nhạc sĩ nào sáng tác?
Khen trẻ.
Cô và trẻ cùng thể hiện bài hát.
+ Chúng mình vừa hát bài hát gì ?
+ Do ai sáng tác?
+ Trong bài hát nhạc sĩ Hoàng Hà đã nhắc đến hiện tượng gì?
Khen trẻ.
Ba đội chơi đã trải qua phần thi thứ nhất rất là xuất sắc.Bây giờ xin mời 3 đội cùng bước vào phần thi thứ hai của chương trình.
b) Phần thi thứ 2: “Cùng trổ tài”
Ở phần thi này các đội sẽ thể hiện tài năng của mình đó là vận động bài hát theo nhạc .
+ Cả lớp vận động theo nhạc:Nhún.
+ Đội Mây Hồng thể hiện bài hát(Nhún).
+ Đội Mây Trắng thể hiện bài hát(Kí chân).
+ Đội Mây Xanh thể hiện bài hát(Múa).
Khen trẻ.
Cá nhân thể hiện bài hát(Múa).
Khen trẻ.
Nhóm Giọt nước nước thể hiện bài hát.
Nhóm Nắng Sớm thể hiện bài hát(Kí chân).(Múa).
Khen trẻ.
+Cả lớp vận động bài hát ( Nhún).
Khen trẻ.
GD trẻ: Khi đi dưới trời mưa, chúng mình nhớ là phải mặc áo mưa, không được vứt rác xuống ao hồ, sông ngòi, phải bảo vệ nguồn nước.
* Nghe hát: Mùa trăng quê em-Phạm Hoàng Uy
Cô giới thiệu bài hát +tác giả.
+ Cô biểu diễn bài hát lần 1.
+ Hỏi trẻ:
Cô vừa thể hiện bài hát gì?
Do ai sáng tác?
Lần 2: Cô biểu diễn bài hát + múa minh hoạ.
c) Phần thi thứ 3: Cùng chung sức.
Cô giới thiệu phần thi thứ 3.
* Trò chơi âm nhạc: “Trú Mưa ”.
Cô hướng dẫn cách chơi và luật chơi cho trẻ.
Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
GD trẻ: Khi đi dưới trời mưa, chúng mình nhớ phải mặc áo mưa,không đi qua chỗ nước chảy 1 mình, phải bảo vệ nguồn nước.
* Kết thúc.
Trò chơi “Trú Mưa” đã khép lại chương trình liên hoan văn nghệ ngày hôm nay.Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong chương trình lần sau.
Trẻ đi vòng tròn hát bài ” Cho tôi đi làm mưa với” và đi ra ngoài.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
1.Tình trạng sức khỏe của trẻ:
2.Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ
3.Kiến thức, kĩ năng của trẻ:
----------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 29 tháng 3 năm 2018
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
Đề tài: Nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường
MT60
I.Mục đích yêu cầu:
*Kiến thức:
Nhận biết môi trường sạch sẽ, thống mát thích hợp cho trẻ học và chơi.
-trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định, cất đồ chơi đúng nơi ngăn nắp sau khi chơi.
- Biết bỏ đồ và vứt rác lung tung ảnh hưởng tới người khác.
- biết sử dụng tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt hằng ngày.
*Kỹ năng:
- Thuộc bài thơ và hiểu ý nghĩa nội dung giáo dục của bài thơ.
- Thực hiện đúng yêu cầu của trò chơi vận động, hứng thú chơi vui cùng bạn.
- Phát triển trí nhớ, tư duy, óc quan sát và thực hành đúng theo yêu cầu.
- Trẻ có kĩ năng sắp xếp đồ chơi đúng nơi
*Thái độ:
Giáo dục trẻ ý thức giữ vệ sinh môi trường: biết nhặt rác bỏ vào giỏ.
- tích cực học tập và giữ vệ sinh chung.
* Phương pháp: tạo tình huống, quan sát, thực hành.
II. Chuẩn bị:
Không gian tổ chức: lớp học
Đồ dùng phương tiện: Máy tính, giáo án điện tử về bài giữ vệ sinh có hành vi bảo vệ môi trường, các lô tô về hình ảnh đúng sai về bảo vệ môi trường.
III.Tiến hành hoạt động.
*Gây hứng thú:
chào mừng các bé đến với cuộc thi “bảo vệ môi trường”
Đến với cuộc thi hôm nay gồm 4 đội chơi: môi trường sạch, môi trường đẹp, môi trường xanh, môi trường mát
Cuộc thi gồm 4 phần: - Phần thi thứ nhất: Tài năng của bé
- Phần thi thứ hai: Chung sức chung tài
- Phần thi thứ ba: Vượt chướng ngại vật
- Phần thi thứ tư: Về đích
* Phần thi thứ nhất: tài năng của bé
- Hôm nay cô thấy bạn nào cũng sạch sẽ và rất đẹp các con có bí quyết gì vậy.
Giữ vệ sinh sạch sẽ.để giữ vệ sinh sạch sẽ thì chúng ta phải có môi trương sạch sẽ đấy các con ạ.
- Các con nhìn lên màn hình xem đây là môi trường ở đâu nha.( cho trẻ xem đoạn video về hoạt động trong lớp đang hoạt động góc).
- Vậy để giữ gìn môi trường trong lớp sạch đẹp thì các con phải làm gì?
- Ngoài giữ gìn vệ sinh trong lớp ra các con xem mình phải giữ gìn vệ sinh ở đau nữa nha. (cho xem đoạn video các cô lao công đang quét dọn).
- Chúng mình vừa xem đoạn video về cái gì? Vậy nếu chúng ta không giữ gìn môi trường sạch sẽ thì sẽ thế nào? Cho xem đoạn video nguồn nước bị ô nhiễm con người ăn vào bị mắc bệnh.
- Vậy khi chúng ta chơi xong không cất đồ chơi sẽ thế nào mời các con cùng hướng lên màn hình xem đoạn video về một bạn nhỏ nhé. (cho xem đoạn video bạn nhỏ chơi không cất đồ chơi khi bà tới nhà đã bị vấp vào đồ chơi và bị té).
+ À đoạn video vừa rồi nói về gì? Bạn nhỏ khi chơi xong không cất đồ chơi vào rổ đã làm bà té đấy. Không những trên lớp khi chơi xong phải cất đồ chơi mà ở nhà và tới nhà bạn chơi chúng mình chơi xong phải cất đúng nơi quy định nhé.
- Tiếp theo mời 4 đội chơi cùng nhìn lên màn hình và xem tiếp xem đoạn video (khi ăn chuối xong không vứt rác vào xọt làm nười khác bị té).
+ Đoạn video vừa rồi nói gì vậy các bạn.? Đoạn video vừa rồi nói về bạn nhỏ ăn xong không vứt rác vào xọt mà vứt ngay vỏ chuối làm người khác dẫm lên trơn và té.khi các con ăn bất cứ thứ gì ở đâu nhớ phải tìm thùng rác để bỏ vào không làm ảnh hưởng tới người khác và làm ô nhiễm môi trường nhé.
- Vậy chúng mình nhìn lên đây xem bạn nhỏ này làm đúng chưa nhé (cho trẻ xem đoạn video rửa tay xong không tắt nước và học bài không tắt ti vi)
+ Bạn nhỏ làm gì cả lớp, bạn làm đúng hay sai? Vì sao các con biết bạn làm sai? Bạn nhỏ đã không tắt nước và tắt điện khi không sử dụng nếu chẳng may mất điện là không có nước dùng đúng không các con vì thế ở nhà accs con nhớ phải sử dụng tiết kiệm nước và nhắc bố mẹ tắt điện khi không sử dụng nhé!
* Phần thi thứ 2: chung sức chung tài
- Cô sẽ phát cho mỗi đội 1 tờ giấy A3 và những hình ảnh đúng và sai để bảo vệ môi trường.các đội phải nhớ hình ảnh đúng dán bên phải và hình ảnh sai dán bên trái.đội nào dán đúng và nhanh nhất đội đó chiến thắng.
* Phần thi thứ 3 : vượt chướng ngại vật
- chia làm 4 đội đứng thành hàng dọc mội đội phải bật qua 4 chiếc vòng để lên tìm những hình ảnh sai trong môi trường rồi gạch chéo vào hình đó. Mỗi lần chỉ một bạn bật lên sau đó chạy về đưa bút cho bạn khác lên gạch. Dội nào gạch đúng và nhiều nhất đội đó chiến thắng.
* Phần thi thứ 4: về đích
- Cô cho 4 tổ về 4 góc chơi trong lớp cô đã chuẩn bị sẵn và yêu cầu 4 đội phải sắp xếp đồ dùng ở 4 góc thật ngay ngắn, đội nào xếp đẹp và gon gàng nhất đội đó chiến thắng.
* Sau khi trẻ chơi xong cô tổng kết lại số diểm các tổ đạt được tổ nào nhiều nhất thì tổ đó chiến thắng.nhận xét trao quà và đọc bài thơ “bé giữ vệ sinh môi trường”
Sân trường bé chơi Các nơi đề sạch
Vung vãi khắp nơi Không khí trong lành
Cùng đi nhặt lá Giúp bé học hành
Bỏ vào thùng rác Chăm ngoan, khỏe mạnh
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
Tình trạng sức khỏe của trẻ:
Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ
Kiến thức, kĩ năng của trẻ:
----------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 30 tháng 3 năm 2018
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài: Bật qua vật cản 15-20cm
MT1
Mục tiêu yêu cầu:
*Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài tập “ Bật qua vật cản”, trẻ biết rằng tập thể dục rất tốt cho sức khỏe bản thân.
- Nắm vững cách chơi luật chơi của trò chơi vận động, tuân thủ theo luật của trò chơi.
* Kỹ năng:
- Trẻ có kĩ năng nhún lấy đà, bật qua vật cản cao từ 15-20cm.
- Trẻ có kĩ năng phối hợp tay, mắt để nắm trúng đích nằm ngang một cách chính xác thông qua trò chơi thi ném túi cát.
- Trẻ mạnh dạn khéo léo thể hiện vận động
* Thái độ:
- Trẻ tự tin, thích thú thể hiện khi tham gia vào các hoạt động.
* Phương pháp:
- Quan sát, thực hành.
II. Chuẩn bị:
Không gian tổ chức: lớp học
Đồ dùng phương tiện: túi cát, vật cản (3 cái, 15cm, 18cm, 20cm)
III.Tiến hành hoạt động:
*Hoạt động 1: Khởi động
- Đi các kiểu chân, các kiểu chạy đi,..... rồi về thành 3 hàng ngang
* Hoạt động 2: Trọng động
- Bài tập phát triển chung:
+ Động tác tay: Hai tay lên cao, giang ngang. (4l8n)
+ Động tác chân: hai tay chống hông, chân buốc lên khụy gối. (2l8n)
+ Động tác bụng: hai tay lên cao, cúi gập người hai tay chạm mũi bàn chân. (2l8n)
+ Động tác bật: chụm tách chân. (4l8n)
Sau đó, cho trẻ chuyển đội hìnht hành 2 hàng ngang.
Vận động cơ bản: Bật qua vật cản 15-20cm.
+ Giáo viên làm mẫu lần 1: Không giải thích.
+ Làm mẫu lần 2: giải thích.
Đứng tự nhiên trước vật cản, hai tay buông xuôi. Khi có hiệu lệnh thì hai tay giơ ra phái trước, đồng thời kiễng chân trên 2 nửa bàn chân trên, sau đó trùng gối hai tay đưa ra phái sau để tạo đà. Khi có hiệu lệnh “bật” thì nhún bạt cao qua vật cản. Tiếp đất bằng hai nửa bàn chân trên và đưa tay ra phái trước để giữ thăng bằng.
Cô cho trẻ thực hiện và sửa sai cho trẻ.
*Trò chơi vận đông: thi ném túi cát.
- Cách chơi: cách bạn đúng xung quanh vòng của đội mình, các bạn phải ném túi cát vào đùng vòng tròn của đội mình trong vòng 1 bản nhạc.
- Luật chơi: đội nào được nhiều túi cát nhất thì đội đó chiến thắng.
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, thả lỏng hít thở nhẹ nhàng.
ĐÁNH GIÁ HÀNG NGÀY
Tình trạng sức khỏe của trẻ:
Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ
Kiến thức, kĩ năng của trẻ:
----------------------------------------------------
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 2
CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
(Thực hiện 1 tuần từ ngày 2/4 đến ngày 6/4/2018)
Hoạt động
Thứ 2
2/4/2018
Thứ 3
3/4/2018
Thứ 4
4/4/2018
Thứ 5
5/4/2018
Thứ 6
6/4/2018
Đón trẻ
Trò chuyện
Điểm danh
MT13
Trò chuyện về các hiện tượng tự nhiên .
Cho trẻ xem băng hình, tranh ảnh và trò chuyện về một số đặc điểm, tính chất cũng như các nguồn nước trong cuộc sống với trẻ.
- Trẻ nhận xét gì về những bức tranh về chủ đề mà cô trang trí xung quanh lớp.
- Hướng trẻ tới chủ đề mới, cùng trẻ trò chuyện về nội dung của chủ đề.
- Trò chuyện và tìm hiểu về những đặc điểm cũng tính chất cũng như các nguồn nước trong cuộc sống.
- Điểm danh trẻ.
MT13: Tự phục vụ bản thân trong sinh hoạt hàng ngày,
TCTV: Trời nắng, trời mưa, trời tối, động đất, lũ lụt...
Thể dục sáng
MT12
- Địa điểm : ngoài sân trường
- Thiết bị sử dụng : bông tua
-Hình thức tổ chức: cả lớp
* khởi động: Cô tập trung trẻ dưới sân và đi vòng tròn theo nhạc bài hát: “Mây và gió”
* Trọng động : BTPTC
+ Tập kết hợp với bài: “Cho tôi đi làm mưa với”.
- Hô hấp: Gà gáy ò ó o.
- Tay: Hai tay giang ngang, giơ về phía trước
- Chân: Bước khuỵu chân trái sang 2 bên, chân phỉa thẳng.
- Lưng bụng : Đứng cúi gập người về trước
- Bật: Bật tách chân, khép chân.
* Hồi tĩnh:
- Cô cho các cháu đi nhẹ nhàng 2 vòng quanh sân. Đi theo nhịp bài hát “Cháu vẽ ông mặt trời” thả lỏng cơ thể.
tập theo nhạc .
MT12: Tập đúng các động tác bài thể dục theo đúng nhạc, nhịp.
TCTV: gió, tốt tươi, mưa, rong chơi, mặt trời,...
Hoạt động ngoài trời
MT60, MT57
*HĐCCĐ: Quan sát “ thời tiết”
*TCVĐ: Kéo co
*TCDG: Mèo đuổi chuột
- Trò chơi: vẽ hình các hiện tượng tự nhiên như : Mây, mưa , Sấm chớp...
*Chơi tự do: vòng, bóng, xích đu, đu quay, đồ chơi ngoài trời
MT60: Nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường
MT57: Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác
TCTV: Lũ lụt, hạn hán, núi lửa, sóng thần, trời nắng, mây.
Phát triển vận động
+ Khu vận động: Cô cho trẻ hoạt động thêm 15 phút ở khu vận động vào sáng thứ 6.
+ Góc vận động: Cô cho trẻ chơi cầu trượt, xích đu, đi theo đường zic zăc, ...
Hoạt động chủ đích
MT95, MT53, MT22, MT60, MT9
Phát triển Nhận thức
Nhận biết, hôm qua, hôm nay, ngày mai
MT111
Phát triển Ngôn ngữ
Làm quen chữ cái g, y
MT92
Phát triển thẩm mĩ
Vẽ ông mặt trời vào buổi sáng
MT26
Phát triển tình cảm xã hội
Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác
MT57
Phát triển thể chất
Đập và bắt bóng bằng hai tay
MT9
Tăng cường tiếng Việt
Hôm nay, ngày mai, hôm qua, tuần lễ, diễn ra.
Đám mây, cầu vồng, tiết kiệm, tương ứng, khép kín.
Hình tròn, tia nắng, nét xiên, khéo léo, cận thận
ảnh hưởng, hành vi, đúng, sai, thái độ.
Đập bóng, xuống sàn, bắt bóng, nẩy lên, đối diện
Hoạt động góc
MT26, MT23, MT57
- Góc phân vai: Gia đình, Cô giáo, bán hàng, phòng khám bác sĩ thú y.
- Góc xây dựng: hồ bơi.
- Góc học tập: Xem tranh các hình ảnh các hiện tượng tự nhiên...
- Góc nghệ thuật: Vẽ, Tô màu, nặn 1 số hiện tượng tự nhiên. Nghe hát về “bé yêu biển lắm”
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cối, hoa lá quan sát vườn hoa trong sân trường.
MT 57:Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác
MT26 -Phối hợp các kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra săn phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét và bố cục
MT 23-Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc
TCTV: Nghỉ hè, du lịch, bán hàng, bãi biển, bác sỹ.
Vệ sinh ăn trưa,ngủ trưa.
MT13
- Cô cho trẻ rửa tay, rửa mặt sạch sẽ trước khi ăn cơm.
- Cô giới thiệu món ăn của ngày hôm nay. Cô động viên trẻ ăn hết suất
- Cho trẻ lau miệng sau khi ăn và rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh
- Cô chuẩn bị đầy đủ sạp, chiếu, gối cho trẻ.
- Khi trẻ ngủ, cô mở cửa cho thoáng mát, ánh sáng vừa đủ.
- Quan sát, bao quát khi trẻ ngủ.
MT13: Biết tự phục vụ bản thân trong sinh hoạt hàng ngày
Hoạt động theo ý thích
MT26, MT23, MT57
- Ôn luyện bài buổi sáng
-.Cho trẻ xếp hình các hiện tượng tự nhiên ...
Hát: “ hạt mưa và em bé”
Trẻ chơi trò chơi dân gian: “ Rồng rắn”
- Biểu diễn văn nghệ cuối tuần.
- Nêu gương cuối tuần.
- Bình và phát phiếu bé ngoan.
MT 57:Nhận ra việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác MT26: Phối hợp các kĩ năng vẽ, nặn, cắt, xé dán, xếp hình để tạo ra săn phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét và bố cục săn phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/ đường nét và bố cục
MT 23-Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc
TCTV: Trổ bông, hạt mưa, hạt nắng, bầu trời, cây lúa.
Vệ sinh
Trả trẻ
MT13
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ về việc ăn học.( đặc biệt những cháu học kém, ăn chậm, những cháu suy dinh dưỡng)
- Hướng dẫn trẻ làm vệ sinh cá nhân: lau mặt , rửa tay, chải đầu...
- Hướng dẫn trẻ khi về nhà chào ông bà, bố mẹ, mọi người xung quanh.
- Trò chuyên với trẻ để trẻ hào hứng vui vẻ có ấn tượng tốt với lớp với cô, với bạn để trẻ thích đến trường.
MT13: Biết tự phục vụ bản thân trong sinh hoạt hàng ngày
------------------------------
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Trò chuyện, quan sát “Gió”
MT60, MT57
I. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
Trẻ biết gió là một hiện tượng tự nhiên . Những tính chất của gió : không màu ,không mùi ,không vị ,không nắm bắt được ,mang mùi hương đi khắp nơi .
Biết lợi ích và tác hại của gió .
*Kĩ năng:
Trẻ biết quan sát ghi nhớ có chủ định , nhận xét biểu hiện của gió : có gío , phân biệt gió tự nhiên và gió nhân tạo .
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc qua nhận xét các biểu hiện của gió , nói về các lợi ích của gió.
*Thái độ:
Giáo dục trẻ Tích cực, tự giác tham gia trả lời các câu hỏi cô đưa ra và các trò chơi , hứng thú tìm hiểu đối tượng .
Chuẩn bị:
Đồ dùng : 3 cái quạt nan , 10 túi ni lông buột dây , 10 cái chong chóng , 5 bộ thổi bóng xà phòng ,
Không gian : ngoài trời
Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập.
Tiến hành hoạt động:
* ổn định gây hứng thú
Cho trẻ làm đoàn tàu và hát bài : “cho tôi
đi làm mưa với”.
Muốn có mưa thì cần có gió ,và để biết cô gió đến từ đâu thì cô và các con sẽ cùng đi tìm hiểu nhé ?
Chúng ta ra sân trường có thấy mát không nhỉ?
Các con cùng quan sát những lá cờ, lá cây và tóc của các bạn lớp mình xem có hiện tượng gì ?
Các con hãy thả những sợi bông đang ở trên tay xem có hiện tượng gì ?
Các con có biết vì sao lại có hiện tượng đó không?
Các con dang tay ra để bắt gió xem có bắt được không ? ngửi xem có mùi gi không ?
Gió là hiện tượng chênh lệch khí áp, hiện tượng di chuyển khí áp từ nơi có khí áp cao xuống nơi có khí áp thấp gọi là gió .
Gió là sự chuyển động của không khí . Gió không màu, không mùi , không vị
Vậy chúng ta cảm nhận được gió bằng cách nào ?( qua da ,mát mẻ hoặc lạnh giá ,qua thính giác : nghe)
Chúng ta đang đứng ngoài sân , chúng ta có thấy mát không ?
Gió mà chúng ta đang cảm nhận được đó là gió tự nhiên . Ngoài gió tự nhiên thì còn có loại gió khác ,đó là gió nhân tạo .
Ở trong lớp , nếu nóng ,chúng ta cần làm gì cho mát nhỉ? Cô dùng 1 cái quạt nan quạt vào các trẻ ,cho trẻ nhận xét .
=> khi chúng ta dùng quạt điện hay quạt nan , quạt giấy để tạo ra gió thì được gọi là gió nhân tạo .
Cô đứng ra một góc khuất và mở lọ nước hoa và hỏi trẻ :
+ các con có ngửi thấy mùi gì không ?
+ vì sao con ngửi thấy mùi thơm đó ?
Nhờ có gió đưa nước hoa đến ,các tinh thể nước hoa nhẹ hơn không khí , chỉ cần 1 sự chuyển động nhỏ của không khí là mùi nước hoa tỏa ra và chúng ta ngửi thấy .
Gió có những lợi ích gì ?
(Gió mang đến hương thơm, gió làm khô quần áo ,gió làm diều bay , làm căng buồm đẩy thuyền đi nhanh hơn, giê lúa, gió tạo ra năng lượng gió ứng dụng trong cuộc sống ,tiết kiệm điện, Hà Lan tạo ra cối xay gió để vận hành máy móc, gió đẩy mây tạo thành mưa ).
Bên cạnh đó , gió xoáy ,gió lốc..làm đổ nhà đổ cửa .gió bụi ,gió cát làm ô nhiễm môi trường .Gió còn mang đến những mùi hôi thối , các chất độc hại từ môi trường ảnh hưởng sức khỏe của con người.
-Cần bảo vệ môi trường , không đến nơi không đảm bảo vệ sinh , ra đường cần đeo khẩu trang ,gió mùa đông gây ra nhiều bệnh ho ,viêm phổi ,sưng họng cần mặc ấm.
*Trò chơi vận động : gió thổi
Cô nói : gió bão
Cô nói : gió xoáy ,gió lốc
Cô nói : bão tan
*Chơi tự do
Cho trẻ thả diêù bằng các túi ni lông buộc vào dây .
Chơi chong chóng bằng lá dứa.
Thổi bong bóng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN 2017.2018.doc