I.YÊU CẦU:
1. Kiến thức.
- Trẻ biết tên một số phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy: Tàu hỏa, tàu lửa, máy bay, kinh khí cầu.
- Biết được đặc điểm và công dụng của chúng là chở người và chở hàng hóa.
- Trẻ biết tên, đặc điểm, tiếng kêu, nơi hoạt động máy bay , tàu hỏa và mở rộng kiến thức cho trẻ về một số phương tiện giao thông khác
2. Kỹ năng.
- Luyện kỹ năng quan sát ghi nhớ và so sánh 2 loại phương tiện giao thông.
- Trẻ biết phương tiện giao thông hoạt động ở các đường riêng biệt khác nhau như: đường hàng không, đường sắt.
- Phát triển khả năng tư duy. Cung cấp làm giàu vốn từ cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ văn hóa giao thông có thái độ tích cực,an toàn khi tham gia giao thông, ngồi ngay ngắn không đùa giỡn.
II. CHUẨN BỊ:
- Hộp kín có 3 nhóm PTGT
- Hình ảnh tàu hoa, máy bay trực thăng .
- Đoạn phim mở rộng: Máy bay lên thẳng, máy bay trực thăng .
- Hình ảnh trên máy: Slide 1 có : ô tô, xích lô, xe máy và tàu thủy. Slide 2 có: Ca nô, thuyền buồm, tàu thủy và máy bay .
- Tranh lô tô các PTGT: Máy bay, tàu hỏa
- Nhạc bài hát theo chủ đề.
20 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 12386 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tuần 24 - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường sắt, đường hàng không, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại phương tiện giao thông. Tìm đường đến bến tàu và sân bay
5. Góc thiên nhiên: Đong, đo..
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
15h30
->17h30
- Ôn kỹ năng: Bật sâu.
- LQ: Bé tìm hiểu giao thông đường sắt và đường hàng khộng
- Rèn nề nếp đội hình đội ngũ cho trẻ.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Vệ sinh trả trẻ.
- Cho trẻ cắm cờ bé ngoan
- Ôn: Bé tìm hiểu giao thông đường sắt và đường hàng khộng
- LQ: Thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5
- Nhận xét, tuyên dương.
- Vệ sinh trả trẻ.
- Cho trẻ cắm cờ bé ngoan
- Ôn: Thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5
- LQ: Truyện qua đường
- Nhận xét, tuyên dương.
- Vệ sinh trả trẻ.
- Cho trẻ cắm cờ bé ngoan
- Ôn : Truyện qua đường
- LQ: “ Ai nhanh hơn”
- Nhận xét, tuyên dương.
- Vệ sinh trả trẻ.
- Cho trẻ cắm cờ bé ngoan
- Ôn vận động của bài hát “ Ai nhanh hơ”
- Nhận xét cuối tuần.
- Vệ sinh trả trẻ.
- Cho trẻ cắm cờ bé ngoan
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHÖÔNG TIEÄN GIAO THOÂNG
ÑÖÔØNG SAÉT, ÑÖÔØNG HAØNG KHOÂNG
1Tuần ( Thời gian từ 20/02-24/02/2017 )
I. YÊU CẦU:
- Cho trẻ thể hiện chủ đề: “ Phương tiện giao thông đường sắt, đường hàng không ”
- Trẻ sử dụng đúng ngôn ngữ vai , biết liên kết các góc chơi.
- Biết về đúng vị trí góc chơi.
- Trẻ nhập vai, biết thể hiện tính đoàn kết trong khi chơi.
1. Góc phân vai: “Cửa hàng bán nước, bán vé máy bay”
- Người bán hàng: Vui vẻ , chào mời khách.
- Người mua hang: Lựa chọn mặt hàng mà mình thích, biết trả tiền khi mua hang xong.
- Người mua vé tả tiền
- Ngưới bán vé phải biết hỏi vé mình khách cần mua, và lấy tiền
2. Góc xây dựng: “Xây sân bay Cà Mau”
- Trẻ biết cùng nhau làm việc để hoàn thành công trình.
- Trẻ biết phân công nhiệm vụ cho từng “ Chú công nhân”
- Biết bố trí công trình hợp lí.
3. Góc học tập-sách: Phân loại phương tiện giao thông. Tìm đường đến bến tàu và sân bay
- Trẻ biết phân loại phương tiện giao thông
- Trẻ biết đi theo sự hướng dẫn của bản đồ tìm về đến bến tàu và sân bay....
4. Góc nghệ thuật: Làm máy bay bằng nguyên vật liệu mở. Vẽ và tô màu máy bay và đoàn tàu
- Trẻ biết vẽ tô màu máy bay và đoàn tàu
- Trẻ biết làm máy bay bằng các nguyên vật liệu mở.
5. Góc thiên nhiên: Đong đo
- Trẻ biết đong, đo
- Biết quan sát, so sánh, phân loại vật chìm-vật nổi
- Kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ.
II. CHUẨN BỊ
1. Góc phân vai: “Cửa hàng bán nước, bán vé máy bay”
- Các loại vé tàu hỏa, máy bay..
- Bàn ghế, máy vi tính, kệ trưng bày.
- Bán hàng giải khát.
- Ccá loại nước uống: trrà xanh, c2, coca, nước ngọt..
- Sách hướng dẫn du lịch và lô gô quảng cáo các loại vé máy bay.
- Ví, tiền giả
2. Góc xây dựng: Xây sân bay Cà Mau.
- Máy bay.
- Phòng vé.
- Khối gỗ, gạch xây dựng, gạch lớn, gạch nhỏ.
- Đồ chơi các loại: Máy bay, phòng chờ
- Đường bay
- Cây xanh, hoa, cỏ, ghế đá
3. Góc học tập: Phân loại phương tiện giao thông. Tìm đường đến bến tàu và sân bay
- Tranh ảnh các loại PTGT đường sắt, đường không,
- Sơ đồ chỉ dẫn bằng chữ số, sân bay....
4. Góc nghệ thuật: Làm máy bay bằng nguyên vật liệu mở. Vẽ và tô màu máy bay và đoàn tàu
- Bút màu, giấy A4, giá treo sản phẩm
- Chai nước, hộp sữa chua, muỗng, ống hút, bits.....
5. Góc thiên nhiên: Đong đo (xăng dầu)
- Bồn nước, chai lọ, ca cốc, phễu, sỏi đá
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định:
- Cô cho cả lớp hát “ Bạn ơi có biết không”
- Sau giờ học là đến giờ gì?
- Lớp chúng ta đang hoạt động ở chủ đểm?
- Bạn hãy kể tên những góc chơi?
- Nếu bây giờ được tham gia hoạt động góc thì các bạn chọn những góc chơi nào?
1. Thỏa thuận trước khi chơi
* Góc phân vai: “Cửa hàng bán nước, bán vé máy bay”
- Nhìn vào đồ chơi ở góc phân vai, hôm nay các bạn nên chơi gì ?
- Với trò chơi ấy, cần phải có những vai chơi nào?
- Người bán hàng phải như thế nào?
- Người mua hàng phải như thế nào?
- Thái độ của từng vai chơi thế nào?
* Góc xây dựng: Xây sân bay Cà Mau”
- Ở góc xây dựng bạn xây gì?
- Để xây được sân bay thì cần phải có những ai?
- Chủ công trình và chú công nhân làm công việc gì?
- Con định xây sân bay ấy như thế nào?
- Khi xây công trình ấy, con sẽ bố trí thêm những gì?
- Để công trình hoàn thành đúng tiến độ, mọi người phải làm việc như thế nào?
* Góc học tập-sách: Phân loại phương tiện giao thông. Tìm đường đến bến tàu và sân bay
- Góc học tập hôm nay các con thích chơi gì?
- Trò chơi Phân loại phương tiện giao thông cách chơi như thế nào?
- Để tìm đường đến bến tàu và sân bay, các bạn phải làm gì?
* Góc nghệ thuật: Làm máy bay bằng nguyên vật liệu mở. Vẽ và tô màu máy bay và đoàn tàu.
+ Hôm nay góc nghệ thuật lớp mình sẽ chơi gì?
+ Dự định tổ chức như thế nào?
+ C ho trẻ đăng ký chơi ở goc nghệ thuật.
+ Cô đưa ra yêu cầu của góc chơi.
* Góc thiên nhiên: Đong đo
- Góc thiên nhiên hôm nay các con sẽ chơi gì?
- Con sẽ tổ chức chơi như thế nào?
- Cô đưa ra yêu cầu của gó chơi?
2. Quá trình chơi
- Cho trẻ về góc chơi, chọn nhóm trưởng, thỏa thuận vai chơi.
- Cô bao quát, cho trẻ tự lấy đồ chơi, bày trí thực hiện nhiệm vụ vai chơi. Giúp đở trẻ những công việc khó: bê bàn, bê tủ,
- Cô đến hòa vào nhập vai chơi cùng trẻ. Sử dụng ngôn ngữ vai chơi giao tiếp, nhắc nhở, uốn nắn, mở rộng nội dung chơi cho trẻ.
Ví dụ:
*Góc xây dựng: Khi “ Chú công nhân” xây hàng rào chưa ngay ngắn. Cô đến và nói “ Chào các chú công nhân, nếu hàng rào không được xây ngay ngắn sẽ dễ đỗ và xãy ra tai nạn lao động”.
- Trẻ giành đồ chơi ở góc: Chào anh có anh đang xây khu nào vậy ạ. Anh đang cần nguyên vật liệu này còn anh kia cũng cần nguyên vật liệu này nhưng công trình hết nguyên vật liệu này phải không? Vậy anh nên liêu hệ với chủ công trình kêu chủ công trình mua thêm nhe. Và công trình anh còn thiếu nguyên vật liệu gì khác không? Nếu còn thiếu thì tôi nghĩ trong thời gian chủ công trình đem nguyên vật liệu về cho anh thì anh nên đi lấy nguyên vật liệu khác xây cho hoàn chỉnh khu anh nhé
- Trẻ chưa nhập vai chơi: Cho hỏi anh xây khu nào vậy ạ. Công trình anh hoàn thiện chưa? Nhưng chắc do anh mệt nên không muốn xây nữa phải không. Vậy thì mình nên đến chủ công trình xin nghĩ làm ngày hôm nay khi nào hết mệt sẽ đi làm lại he
* Góc đóng vai: Khi “ Cô phục vụ” chưa biết chào mời khách. Cô đóng vai là khách hàng “Tôi thấy cửa hàng chị trưng bày hàng rất đẹp mắt. Nhưng nếu chị chào hỏi nhiệt tình lần sau tôi mới ghé”
* Góc học tập: Trẻ lúng túng khi chơi. Cô có thể đến vừa chơi với trẻ vừa trò chuyện về cách chơi.
3/ Nhận xét:
a) Nhận xét hành động chơi qua vai chơi:
- Cô đến từng góc chơi, dùng ngôn ngữ trò chơi gợi mở trẻ nhận xét về vai chơi của mình, của bạn cùng góc chơi, nhập vai cùng trẻ nhận xét hành động từng vai chơi.
b) Nhận xét buổi chơi:
- Cô tập trung trẻ lại một góc chơi tốt nhất để cả lớp rút kinh nghiệm và học hỏi.
- Cô nhận xét quá trình chơi của cả lớp. Khen góc chơi tốt nhất, khen những trẻ chơi tốt. Nhắc nhở nhẹ nhàng, động viên trẻ chơi tốt ở giờ chơi sau.
Nhắc nhở trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng, làm vệ sinh cá nhân.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
-Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
-Trẻ về góc chơi và thực hiện nhiệm vụ vai chơi của mình.
Thứ hai, ngày 20 tháng 02 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài : BẬT SÂU
TCVĐ: Máy bay
I. YÊU CẦU:
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài tập: Bật sâu.
- Trẻ biết dùng sức mạnh của tay; chân để bật sâu và chạm đất nhẹ nhàng mũi bàn chân.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ sự nhanh nhẹn cho trẻ qua hoạt động và trò chơi.
- Rèn cho trẻ kỹ năng phối hợp giữa tay, chân để thực hiện các bài tập.
- Rèn luyện kỹ năng khéo léo cho trẻ
- Trẻ thực hiện đều và chính xác bài tập phát triển chung.
- Phát triển tố chất vận động cho trẻ: Sự mạnh mẽ, tự tin, nhanh nhẹn và khéo léo.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ trật tự, chú ý lắng nghe cô.
II. CHUẨN BỊ:
- Sân sạch thoáng, bụt thể dục
- Các tín hiệu đèn : Xanh, đỏ, vàng
- Nhạc theo chủ đề.
- Dụng cụ cầm tay
- Trẻ: đồng phục, đầu tóc gọn gàng
III. TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động gây hứng thú
- Cô cho trẻ nghe và đoán âm thanh của tiếng tàu hỏa
- Các bạn ơi chuyến tàu Bắc - Nam sắp khởi hành rồi. Bây giờ chúng ta cùng lên tàu đi chơi nhé!
- Khi đi tàu các bạn đi như thế nào ?
Giáo dục: Khi đi tàu các bạn phải ngồi ngay ngắn, không đùa giỡn và không được thò đầu ra ngoài nhé
- Nào mời các bạn nhỏ lên xe chúng ta cùng đi nào
* Hoạt động 1 : Nào chúng ta cùng khởi động
- Mở nhạc bài : « Mời anh lên tàu lửa » cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu: Đi thường, đi nhón chân, đi thường, đi kiễng gót, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm dần,đổi chiều, chạy chậm, chạy nhanh..
* Hoạt động 2: Trọng động
a) Bài tập phát triển chung
+ Động tác tay 1: Hai tay đưa ra phía trước, đưa lên cao(2 lần 4 nhịp)
+ Động tác bụng 3: Đứng cúi gặp người về phía trước, tay chạm ngón chân(2 lần 4 nhịp)
+ Động tác chân 2: Chân bước lên trước, tay chóng hông (2 lần 4 nhịp) (ĐTNM)
+ Động tác bật 2: Bật tách chân ra 2 bên, tay chống hông. (2 lần 4 nhịp)
b)Vận động cơ bản : Bật sâu
- Xe lửa của chúng ta đang dừng lại tại một sân chơi thiếu nhi dành cho các bạn nhỏ.
- Hãy nhìn vào vạch chuẩn trên sân vận động, các con sẽ chơi gì?
- Bây giờ cô sẽ chơi thử 1 lần cho các bạn xem nhé!
- Cô làm mẫu lần 1
- Để cho các bạn chơi tốt và có phần thưởng thì các bạn hãy chú ý lên đây xem cô thực hiện như thế nào nhé!
- Làm mẫu lần 2, vừa làm vừa phân tích
TTCB: Trẻ bước từng chân lên ghế đứng thẳng tự nhiên, hai tay đưa ra phía trước, mắt nhìn thẳng.
TH: Khi nghe hiệu lệnh của cô, các con đưa tay từ trước ngang tầm mắt đồng thời đánh tay ra sau, gối khụy xuống nhún mạnh lấy đà bật sâu xuống bụt, và đánh tay ra trước giữ thân bằng và tiếp đất nhẹ nhàng bằng mũi bàn chân..
* Trẻ thực hiện:
- Chia trẻ đứng thành 2 hàng dọc đối diện với nhau, thực hiện lần lượt cho đến hết lớp (2 lần).
- Cho trẻ đứng thành 4 hàng dọc và thi đua giữa 4 đội.
- Cô bao quát kết hợp với sửa sai, động viên khuyến khích trẻ thực hiện tốt động tác.
* Củng cố: Cô hỏi lại tên bài tập. Mời 2 trẻ khá nhất thực hiện lại động tác cho cả lớp cùng xem.
c) Trò chơi: Máy bay
- Ở sân chơi tuổi thơ còn rất nhiều trò chơi . Bây giờ chúng ta sẽ tham gia tiếp trò chơi “Máy bay”
* Luật chơi: Trẻ phải mô phỏng đúng động tác trò chơi máy bay, làm theo hiệu lệnh của cô, ai sai phải ra ngoài một lần chơi.
* Cách chơi
- Cô nói tiếp: "Máy bay cất cánh", trẻ dang 2 tay sang 2 bên, nghiêng ngừời làm máy bay bay, mỉệng kêu "Ù ù..." và chạy nhanh. Cô giơ đèn xanh trẻ tiếp tục bay. Cô chuyển đèn vàng trẻ đi từ từ chậm lại. Cô nói "Máy bay hạ cánh", đồng thời đưa tín hiệu đèn đỏ trẻ phải dừng lại. Cô thay đổi liên tục tín hiệu đèn, trẻ phải chú ý quan sát để thực hiện cho đúng. Khi trẻ đã nắm được cách chơi, cho trẻ tự điều khiển trò chơi.
- Cô mời trẻ tham gia trò chơi.
- Cô quan sát, nhận xét
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thi đua
- Trẻ thực hiện
Nhận xét tiết dạy:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ hai, ngày 20 tháng 02 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Đề tài : VẼ, TÔ MÀU TÀU HỎA
I. YÊU CẦU:
1. Kiến thức
- Trẻ biết sử dụng các nét cơ bản: nét ngang, nét thẳng..... để vẽ tàu hỏa
- Nắm được hình dạng và đặc điểm đặc của tàu hỏa
-Trẻ nhận biết và gọi đúng tên các hình : Hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn và màu sắc của chúng.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng vẽ và tô màu cho tàu hỏa
- Rèn kỹ năng cầm bút và ngồi đúng tư thế
- Phát triển khả năng chú ý, quan sát, thực hành
- Khuyến khích trẻ sáng tạo khi tạo dáng tàu hỏa theo ý tưởng của riêng trẻ.
- Phát triển óc thẩm mỹ sáng tạo sản phẩm đẹp.
- Phát triển ghi nhớ có chủ định.
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay.
3.Thái độ
- Giáo dục cháu biết giữ gìn sản phẩm của mình.
- Giáo dục trẻ có thói quen nề nếp trong học tập.
- Giáo dục trẻ khi tham gia tàu phải ngồi ngay ngắn và không thò đầu ra ngoài khi đi đi tàu
II. CHUẨN BỊ:
- Đồ chơi: Tàu hỏa
- Tranh vẽ mẫu tàu hỏa
- Giấy A4, màu, bút sắp.....
- Bàn ghế cho trẻ ngồi.
- Góc trưng bày sản phẩm.
- Nhạc không lời.
III. TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Hoạt động gây hứng thú:
Câu đố: Tàu gì không chạy dưới sông
Còi tu ầm ĩ vượt đồng bao la
Khi về đến trước sân ga
Người lên kẻ xuống vào ra rộng ràng
Đố bạn là gì?
* Hoạt động 1: Tàu hỏa bé yêu?
a) Quan sát hình ảnh
- Hôm nay là sinh nhật Nam. Nam mời các bạn đến dự sinh nhật. Các bạn biết Nam thích quà gì chưa? Cô đã chuẩn bị quà cho bạn Nam rồi. Bây giờ mời các bạn cùng xem nhé!
* Cô cho trẻ xem đồ chơi tàu hỏa
+ Các con vừa thấy hình ảnh gì?
+ Tàu hỏa có đặc điểm gì? ( Đầu tàu hình chữ nhật và các toa tàu có dạng hình vuông, các cửa sổ có dạng hình vuông, bánh xe hình tròn, đừng ray)
b) Quan sát tranh mẫu
- Ngoài ra cô còn vẽ tặng cho bạn Nam 1 bức tranh nữa các bạn cùng ngắm nhìn nhé!
- Cô cho trẻ xem tranh mẫu:
Vẽ tàu hỏa
- Đây là bức tranh vẽ gì?
- Bạn nào có nhận xét về bức tranh?
- Cô dùng kỹ năng gì để vẽ bức tranh tàu hỏa này đây?
- Cô sắp xếp bố cục như thế nào?
-> Cô nhấn mạnh: Trước tiên cô vẽ nét thẳng đứng và nét thẳng ngang tạo thành hình chữ nhật đứng và 1 hình vuông nhỏ làm đầu tàu và toa tàu là các hình vuông nối tiếp nhau.Nét cong tròn khép kín làm bánh xe. Sau đó dùng các màu khác nhau để tô màu các toa tàu
+ Để cho bức tranh thêm đẹp chúng ta vẽ thêm gì?
- Thế các con dự định vẽ tàu hỏa như thế nào?
- Cô mời trẻ nói lại kỹ vẽ tàu hỏa
- Vậy các muốn chuẩn bị quà đi sinh nhật không? Mời các bạn về vị trí
* Hoạt động 2: Bé vui thử tài:
- Cô cho trẻ về nhóm thực hiện. (Vừa đi đọc bài thơ “ Tiếng động quanh em” và về chổ của mình).
- Các nhóm thực hiện theo ý tưởng của mình.
- Cô bao quát và động viên cháu thực hiện sản phẩm của mình. Giáo dục trẻ khi vẽ tàu hỏa phải giữ gìn vệ sinh và giữ gìn sản phẩm của mình nhé!
* Hoạt động 3:Sản phẩm bé yêu
- Sau khi hoàn thành xong cô cho trẻ đem sản phẩm treo lên giá và nhận xét:
+ Cô mời một vài bạn lên chọn sản phẩm nào con thích nhất? Vì sao con thích?
+ Mời tác giả lên giới thiệu sản phẩm của mình.
+ Cô nhận xét một vài sản phẩm đẹp, khen ngợi trẻ.
+ Mời trẻ trình bày lại kỹ năng vẽ tàu hỏa
- Động viên những trẻ chưa hoàn thành, lần sau cố gắng hơn nữa.
* Kết thúc: Lớp hát 1 bài. Nhắc trẻ rửa tay.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Tàu hỏa
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nêu ý tưởng.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ nêu ý
- Trẻ hát.
Nhận xét tiết dạy:.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 21 tháng 02 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài : BÉ TÌM HIỂU MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
I.YÊU CẦU:
1. Kiến thức.
- Trẻ biết tên một số phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy: Tàu hỏa, tàu lửa, máy bay, kinh khí cầu....
- Biết được đặc điểm và công dụng của chúng là chở người và chở hàng hóa.
- Trẻ biết tên, đặc điểm, tiếng kêu, nơi hoạt động máy bay , tàu hỏa và mở rộng kiến thức cho trẻ về một số phương tiện giao thông khác
2. Kỹ năng.
- Luyện kỹ năng quan sát ghi nhớ và so sánh 2 loại phương tiện giao thông.
- Trẻ biết phương tiện giao thông hoạt động ở các đường riêng biệt khác nhau như: đường hàng không, đường sắt.
- Phát triển khả năng tư duy. Cung cấp làm giàu vốn từ cho trẻ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ văn hóa giao thông có thái độ tích cực,an toàn khi tham gia giao thông, ngồi ngay ngắn không đùa giỡn.
II. CHUẨN BỊ:
- Hộp kín có 3 nhóm PTGT
- Hình ảnh tàu hoa, máy bay trực thăng..
- Đoạn phim mở rộng: Máy bay lên thẳng, máy bay trực thăng.
- Hình ảnh trên máy: Slide 1 có : ô tô, xích lô, xe máy và tàu thủy. Slide 2 có: Ca nô, thuyền buồm, tàu thủy và máy bay..
- Tranh lô tô các PTGT: Máy bay, tàu hỏa
- Nhạc bài hát theo chủ đề.
III. TIẾN HÀNH:
HOẠT ÐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ÐỘNG CỦA TRẺ
*Hoạt động gây hứng thú:
- Cho trẻ nghe hát bài: “Bạn ơi có biết”
- Hỏi trẻ về PTGT trong bài hát, và những PTGT mà trẻ biết.
* Hoạt động 1: Khám phá bí mật
Cho trẻ tạo nhóm (3 nhóm)
Có 3 PTGT được đựng trong hộp kín. Nhiệm vụ của mỗi đội phải lấy một hộp về mở ra xem trao đổi, thảo luận trong thời gian là 30 giây xem PTGT trong hộp của đội mình có những đặc điểm gì? Họat động ở đâu? Tiếng kêu như thế nào? Chạy bằng gì? Sau đó từng thành viên của đội sẽ nói về những gì mình vừa quan sát và thảo luận về PTGT gì, nếu chưa rõ thì đặt câu hỏi để đội bạn trả lời. Nhóm nào đoán ra trước thì giơ cờ báo hiệu.
- Các nhóm khác cô khai thác tương tự nhưng với hình thức khác nhau. Sau mỗi lần trẻ nói về PTGT nào cô khái quát lại bằng trình chiếu slide power point về PTGT ấy.
a. Phương tiện giao thông đường sắt:
+ Kêu tu tu xình xịch
+ Chạy trên đường ray
+ Tốc độ chậm
+ Có nhiều toa tàu
+ Chở hàng hoặc chở người
+ Nơi tàu lửa dừng để đón và trả khách gọi là nhà ga
b.Phương tiện giao thông đường hàng không:
- Máy bay lên thẳng
+ Kêu ù ù
+ Có hai cánh, bay được ở trên cao
+ Đi rất nhanh
+ Chở người và hàng hóa
+ Nơi máy bay hạ cánh và cất cánh gọi là sân bay
=> + Mở rộng các loại PTGT đường hàng không khác: khinh khí cầu, máy bay phản lực. Máy bay chiến đấu...
- Máy bay trực thăng
+ Kêu ù ù
+ Có nhiều cánh phía trên thân máy bay, bay được ở trên cao
+ Đi rất nhanh
+ Chở người và hàng hóa
+ Nơi máy bay hạ cánh và cất cánh gọi là sân bay
=> Mở rộng một số kiểu dáng của máy bay trực thăng.....
* Hoạt động 2: “PTGT nào xuất hiện”
- Chúng ta hãy cùng xem PTGT nào xuất hiện nhé.
* So sánh tàu hỏa, máy bay
- 2 loại PTGT này giống nhau ở điểm nào.
- 2 loại PTGT này khác nhau ở điểm nào?
=> Khái quát
- Giống nhau: Cùng là các PTGT dùng để chở người và hàng hóa giúp chúng ta đến được khắp nơi trong nước cũng như trên thế giới để gặp gỡ người thân, bạn bè.
- Khác nhau:
Máy bay Tàu hỏa
+ Kêu ù ù, + Kêu xình xịch
+ Bay trên trời cao , + Chạy trên đường ray
+ Tốc độ nhanh + Tốc độ chậm
+ Không có toa tàu + Có rất nhiều toa tàu.
=> Giáo dục trẻ khi đi tham gia giao thông phải ngồi ngay ngắn, không được đùa giỡn.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Tìm PTGT không cùng nhóm”
- Cách chơi: Trên màn hình cô chiếu 4 PTGT trong đó có 1 PTGT không cùng nhóm. Các đội phải phát hiện thật nhanh xem PTGT nào khác với 3 PTGT còn lại về đặc điểm, nơi hoạt động và lắc xắc xô giành quyền trả lời.
- Luật chơi:
Mỗi đội chỉ được trả lời một lần. Đội nào trả lời sai sẽ mất lượt.
Slide 1 có: Ô tô, xích lô, xe máy và tàu thủy.
Slide 2 có: Ca nô, thuyền buồm, tàu thủy và máy bay
Slide 3 có: Ô tô, xe tải, tàu hỏa, xe đạp.
Slide 4 có: Máy bay trực thăng, máy bay phản lực, kinh khí cầu và tàu thủy.
- Cô nhận xét chung khen động viên trẻ.
* Hoạt động 4: Về đúng bến
- Cô đặt 3 tấm biển có hình ảnh tượng trưng cho bến đỗ của 3 loại PTGT: Đường thủy, đường sắt, đường hàng không.
+ Cách chơi :Mỗi bạn được chọn cho mình một loại PTGT .Khi có hiệu lệnh của cô, các phương tiện ấy hoạt động, phát ra tiếng kêu hoặc trẻ mô phỏng lại đặc điểm bất kì nào của phương tiện ấy. Khi nghe hiệu lệnh về bến, trẻ chạy về đúng bến của mình.
+ Luật chơi: Trẻ nào về không đúng bến phải ngừng cuộc chơi 1 lượt
- Cho trẻ chơi 1-2 lần tùy vào hứng thú của trẻ.
- Giáo dục trẻ tôn trọng, yêu quí bất kì loại PTGT nào. Không đùa giỡn làm ồn ào khi tham gia giao thông.
Kết thúc: Cô nhận xét chung khen động viên trẻ.
- Trẻ hát cùng nhạc
- trẻ trả lời
- Trẻ nêu ý kiến.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
Nhận xét tiết dạy:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ Tư, ngày 23 tháng 02 năm 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài : THÊM BỚT TẠO SỰ BẰNG NHAU TRONG PHẠM VI 5
I. YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ đếm đến 5, nhận biết các nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 5, nhận biết số 5.
- Biết thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5
2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng đếm từ 1- 5, phân nhóm, so sánh...
- Rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin, kỹ năng trả lời các câu hỏi.
- Chơi thành thạo một số trò chơi theo yêu cầu của cô.
- Phát triển tư duy, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giao dục trẻ tính đoàn kết, nhường nhịn bạn khi chơi.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số đồ dùng có số lượng là 5 để xung quanh lớp
- Tranh vẽ mũ bảo hiểm, tranh vẽ máy bay, tranh xe đạp, tranh biển báo, ...
- Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước hợp lý.
III. HƯỚNG DẪN:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
* Gây hứng thú
- Chào các bạn mình là Bo, hôm nay mình đến đây là để thăm các bạn và mình muốn cùng các bạn tìm hiểu về luật lệ giao thông nhé!
* Hoạt động 1: Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 5.
- Gần đây, có một đoạn đường mới vừa được trang bị một số đèn tín hiệu và biển báo mới, chúng ta cùng xem nhé.
- Cô cho cả lớp xem hình ảnh chiếc máy bay.
+ Nhìn xem có mấy chiếc máy bay?(5, mời trẻ chọn thẻ số tương ứng )
- Cho trẻ xem hình ảnh tàu hỏa.
+ Nhìn xem đây là gì đây?
+ Tàu hỏa có tất cả mấy toa tàu mấy biển báo chỉ đường?(4, mời trẻ đếm và chọn thẻ số tương ứng)
- Cho trẻ tìm những nhóm đồ vật có số lượng 5.
- Mời trẻ tìm thẻ số tương ứng.
* Hoạt động 2: Thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5
- Máy bay đang ở trên đường bang chuẩn bị cất cánh, các bạn đếm cùng cô xem có mấy chiếc máy bay
- Cho trẻ xếp 5 máy bay thành một hàng ngang từ trái sang phải.
- Đố các bạn, ai là nười lái máy bay ( chú phi công)
- Có mấy chú phi công ( 4 chú phi công, cho trẻ đếm và tìm thẻ số tương ứng)
- 5 máy bay và 4 chiếc chú phi công.
- Cô cho trẻ đếm và chọn số tương ứng.
- Bạn nào biết số máy bay và số chú phi công như thế nào với nhau? ( Không bằng nhau).
- Số máy bay nhiều hơn số chú phi công là bao nhiêu? Số chú phi công ít hơn số máy bay là bao nhiêu?
- Muốn số chú phi công và số máy bay bằng nhau, ta phải làm gì?
+ Thêm 1 chú phi công ( Số lượng chú phi công và máy bay đều bằng 5)
+ Bớt 1 máy bay ( Số lượng chú phi công và máy bay đều bằng 4)
- Sau mỗi lần thực hiện chọn thẻ số tương ứng.
- Đèn đỏ bật lên, các bạn hãy đếm xem có bao nhiêu chiếc xe đạp đang dừng? ( 3 chiếc , cho trẻ đếm và tìm thẻ số tương ứng)
- Có bao nhiêu người đang ngồi trên 3 chiếc xe đạp đó? ( 5 người, cho trẻ đếm và tìm thẻ số tương ứng)
- Có 5 người và 3 chiếc xe đạp. Cô cho trẻ đếm và chọn số tương ứng.
- Bạn nào biết số người và số xe đạp như thế nào với nhau? ( Không bằng nhau).
- Số người nhiều hơn số xe là bao nhiêu? Số xe ít hơn số người là bao nhiêu?
- Muốn số xe và số người bằng nhau, ta phải làm gì?
+ Thêm 1 xe ( Số lượng xe và người đều bằng 5)
+ Bớt 1 người ( Số lượng xe và người đều bằng 3)
- Sau mỗi lần thực hiện chọn thẻ số tương ứng.
* Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập cũng cố.
a.Tìm nhóm cho đúng.
- Cách chơi: Trẻ biết gắn đúng nhóm đồ dùng cần thiết cho nhóm đồ dùng khác sao cho đúng số lượng theo yêu cầu.
VD: Trên bảng cô có xe và số lượng 5, yêu cầu trẻ biết tìm 5 cái mũ bảo hiểm cho xe, đi xe cần nón bảo hiểm.
Trên bảng có đèn thì cần cột đèn.
- Luật chơi : Kết thúc bài hát, nhóm nào gắn đúng đủ yêu cầu nhóm đó thắng.
b. Giúp cô cất mũ bảo hiểm
- Cách chơi: Chia lớp thành 4 đội, cô có nhiều nhóm phương tiện, biển báo giao thông có số lượng 1, 3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUAN 24 - PTGT ĐƯỜNG SẮT ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG - choi - NHI - Copy.doc