Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 - Tiết 45: Lá cây

Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:

-Yêu cầu các em đề xuất những phương án để giải quyết những câu hỏi thắc mắc trên.

- GV và HS thống nhất quan sát trên vật thật

- GV yêu cầu nhóm trưởng các nhóm nhận đồ dùng.

- Yêu cầu các nhóm điều khiển nhóm quan sát và ghi kết qủa vào bảng nhóm trong thời gian 3 phút.

- Mời đại diện 2 nhóm lên dán và trình bày kết quả thảo luận trước lớp

- Mời 2 nhóm dưới lớp nhận xét sau đó chỉ các bộ phận của lá cây.

 

doc8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tự nhiên xã hội lớp 3 - Tiết 45: Lá cây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: (Tiết 45) LÁ CÂY I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết: 1. Kiến thức: - Mô tả sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây. - Nêu đặc điểm chung về cấu tạo ngoài của lá cây. 2. Kĩ năng: - Chỉ được các bộ phận bên ngoài của lá cây: cuống lá, phiến lá, gân lá. - Biết phân loại lá cây theo hình dạng. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây xanh góp phần làm cho môi trường sống xung quanh ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn. Các năng lực được hình thành: - Năng lực tìm tòi, khám phá kiến thức thông quan sát . - Năng lực giải quyết các vấn đề liên quan đến cấu tạo bên ngoài của lá cây. - Năng lực giao tiếp (trao đổi, trình bày, ..) về các vấn đề liên quan đến lá cây. - Năng lực hợp tác nhóm. II. Đồ dùng dạy học: - Sưu tầm các lá cây khác nhau - Bảng nhóm - Giáo án điện tử III. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định lớp : (2p) - GV giới thiệu người tham dự. - Tổ chức cho HS hát múa theo nhạc bài “ Lý cây xanh” - GV tuyên dương HS hát, múa tốt. 2. Khởi động: (3p) Trò chơi tiếp sức “ Kể tên các loại cây mà em biết”. - GV phổ biến luật chơi: Cả lớp chia làm 2 đội, tổ 1 và tổ 2 là đội 1, tổ 3 và 4 là đội 2. Cô có 2 nhụy hoa giao cho 2 đội và các thẻ từ. Mỗi em trong đội viết tên 1 loại cây mà em biết vào thẻ từ. Bạn nào viết xong sẽ đính cánh hoa quanh nhụy hoa của đội mình. Trong thời gian 2 phút, đội nào viết được nhiều loại cây và hoàn thành bông hoa trước thì đội đó thắng cuộc. + Lưu ý: Các cánh hoa trong một bông hoa không được trùng tên loại cây, nếu trùng thì chỉ tính 1 kết quả mà thôi. - Tổ chức cho HS tham gia trò chơi - GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc - GV hỏi: Cây thường có những bộ phận nào? - GV: Trong các tiết học trước các em đã được tìm hiểu về bộ phận thân, rễ của cây. Vậy lá cây có đặc điểm và cấu tạo như thế nào? Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu qua bài Lá cây. - GV ghi tên đề bài lên bảng 3. Bài mới: Hoạt động 1: Đặc điểm chung của lá cây (10 phút) Mục tiêu: HS mô tả được sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và độ lớn của lá cây. - GV: Các em hãy làm việc theo nhóm đôi quan sát và nói cho nhau nghe về màu sắc, hình dạng, kích thước của lá cây mà em biết. - GV theo dõi, giúp đỡ HS - GV mời 2 nhóm lên trình bày trước lớp - GV hỏi: Các nhóm còn lại, có chiếc lá nào khác về màu sắc, hình dạng với các nhóm bạn đã trình bày không? - GV: Như vậy, các nhóm đã giới thiệu các chiếc lá rất đa dạng, có những chiếc lá rất to, tròn ; có những chiếc lá nhọn, dài và cả những chiếc lá hình bầu dục,.. - GV hỏi: Vậy qua trình bày các nhóm, em có nhận xét gì về màu sắc lá cây? - GV giảng: Như vậychúng ta đã biết lá cây rất đa dạng về màu sắc, đa số lá cây màu xanh và có những lá màu đỏ, vàng thậm chí nhờ lai tạo có cả những chiếc lá đóm trắng và xanh xen kẽ nhau và đặc biệt nhất là cây bàng thường thay đổi lá theo mùa. Lá còn có hình dạng và kích thước đa dạng có chiếc lá hình tròn, hình kim, hình bầu dục,.. - GV cho HS xem một số hình ảnh ảnh về lá cây sưu tầm được. - GV hỏi: Vậy lá cây có đặc điểm gì về hình dạng và kích thước? - GV giảng: Lá cây không những đa dạng về màu sắc mà còn cả về hình dạng và kích thước. Chính vì vậy mà người ta chia lá cây thành các nhóm như lá hình bầu dục, hình tròn, hình lá kim,.. - GV cho HS xem một hình ảnh về hình dạng lá cây. - GV hỏi: Vậy lá cây có đặc điểm chung gì? - GV chiếu kết luận và mời HS nhắc lại. - Liên hệ GD: Lá cây rất phong phú và đa dạng về màu sắc hình dạng, kích thước. Vậy chúng ta cần làm gì để môi trường sống quanh ta thêm xanh, sạch, đẹp? - GV: Các bạn đã có những ý tưởng rất hay, hiện nay trường chúng ta phát động phong trào xanh hóa lớp học. Vì thế, các em cần có ý thức trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà cũng như ở lớp để môi trường quanh ta ngày càng đẹp hơn. Chuyển: Các em đã tìm hiểu về hình dạng, màu sắc, kích thước của lá cây. Vậy cấu tạo bên ngoài của lá cây như thế nào? Cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu qua hoạt động 2. Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài của lá cây (15 phút) Mục tiêu: HS biết được đặc điểm chung về cấu tạo bên ngoài cúa lá cây. - GV chia lớp thành 4 nhóm theo biểu tượng lá cây, Yêu cầu các nhóm bầu ra nhóm trưởng và thư kí. *Giáo viên nêu tình huống xuất phát và đặt câu hỏi nêu vấn đề Em biết gì về cấu tạo bên ngoài của lá cây? Các em hãy thảo luận và ghi lại dự đoán của nhóm mình bằng lời hoặc hình vẽ, sơ đồ vào bảng phụ trong thời gian 5 phút. *Trình bày ý kiến ban đầu của học sinh - Yêu cầu các nhóm dán sản phẩm của nhóm mình lên bảng lớp. - Đại diện các nhóm trình bày - GV nhận xét sản phẩm các nhóm * Đề xuất các câu hỏi: + Qua những cảm nhận ban đầu của các nhóm, em hãy nêu câu hỏi thắc mắc về cấu tạo bên ngoài của lá cây. - GV ghi nhanh những câu hỏi thắc mắc của các em lên bảng. (Chú ý ghi những câu hỏi trọng tâm liên quan đến cấu tạo bên ngoài của lá cây). * Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu: -Yêu cầu các em đề xuất những phương án để giải quyết những câu hỏi thắc mắc trên. - GV và HS thống nhất quan sát trên vật thật - GV yêu cầu nhóm trưởng các nhóm nhận đồ dùng. - Yêu cầu các nhóm điều khiển nhóm quan sát và ghi kết qủa vào bảng nhóm trong thời gian 3 phút. - Mời đại diện 2 nhóm lên dán và trình bày kết quả thảo luận trước lớp - Mời 2 nhóm dưới lớp nhận xét sau đó chỉ các bộ phận của lá cây. *Kết luận, kiến thức mới: - GV hỏi: Vậy lá cây có cấu tạo bên ngoài như thế nào? - GV kết luận: Mỗi chiếc lá thường có cuống lá, phiến lá, trên phiến lá có gân lá. (Cho HS quan sát hình ảnh) - Mời 1- 2 HS nhắc lại kết luận So sánh, đối chiếu kết quả với những dự đoán ban đầu : -Từ kết luận, GV yêu cầu HS kiểm chứng với dự đoán ban đầu của mình Chuyển: Thế giới xung quanh ta, có rất nhiều lá có hình dạng khác nhau. Để giúp các em khám phá về sự đa dạng này, cô và các em sẽ cùng nhau chuyển sang hoạt động 3 tham gia trò chơi “ Phân loại lá cây theo hình dạng” Hoạt động 3: Phân loại lá cây theo hình dạng ( 5 phút) Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng Mục tiêu: HS phân loại được lá cây đã sưu tầm - GV chia lớp thành 2 đội tham gia trò chơi. - GV phổ biến luật chơi: Các thành viên trong đội sẽ nhận được 1 chiếc lá. Nhiệm vụ của các thành viên là sẽ nối tiếp nhau chạy thật nhanh lên bảng đính lá của mình vào mỗi nhóm thích hợp trên phần bảng của đội mình. Trong thời gian 3 phút, đội nào đính được nhiều chiếc lá vào nhóm thích hợp sẽ là đội thắng cuộc. - Tổ chức cho HS tham gia trò chơi - GV tổng kết, tuyên dương trò chơi 4. Củng cố, dặn dò (3p): - GV hỏi: + Hôm nay, chúng ta học bài gì? + Vậy hiểu thêm được điều gì về lá cây? - GV: Qua tiết học hôm nay, cô thấy lớp chúng ta đã học bài nắm bài rất tốt, tích cực phát biểu xây dựng bài, hoạt động nhóm sôi nổi, tích cực. Cô khen cả lớp mình. - Dặn : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới. - HS vỗ tay - HS hát và thực hiện theo - HS lắng nghe - HS lắng nghe phổ biến trò chơi - HS tham gia trò chơi - HS lắng nghe - HS trả lời: Cây thường có rễ, thân, lá, quả và hoa. - HS lắng nghe - HS nhắc tên đề bài - HS làm việc theo nhóm đôi - HS trình bày - Các nhóm trả lời theo ý mình - HS lắng nghe - HS trả lời: Lá cây có màu xanh, một số lá có màu đỏ hoặc vàng. - HS lắng nghe - HS quan sát - HS trả lời: Lá cây có hình dạng và kích thước khác nhau. - HS lắng nghe - HS quan sát - HS trả lời: Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít có màu đỏ hoặc vàng. Lá cây có nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. - HS nhắc lại - HS lắng nghe - HS trả lời: + Sử dụng cây xanh để trang trí lớp học + Trồng nhiều cây xanh, chăm sóc cây xanh,.... - HS lắng nghe - HS chia nhóm - HS lắng nghe - HS thảo luận và trình bày cảm nhận của mình - HS trình bày - HS đặt câu hỏi thắc mắc - HS đưa ra những phương án giải quyết - HS thực hiện - HS quan sát và ghi kết quả thảo luận - Đại diện 2 nhóm trình bày - HS nhận xét, bổ sung và chỉ trên vật thật - HS trả lời: lá thường có cuống lá, phiến lá, trên phiến lá có gân lá. - HS lắng nghe - HS nhắc lại - HS đối chiếu kết quả với dự đoán ban đầu - HS lắng nghe - HS chia thành 2 đội - HS lắng nghe - HS tham gia trò chơi - HS lắng nghe - Bài lá cây - HS trả lời - HS lắng nghe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 45 La cay_12521596.doc
Tài liệu liên quan