Giáo án Ngữ văn 10: Khái quát văn học dân gian Việt Nam

1.3. Đặc điểm thi pháp của thần thoại

- Cốt truyện: sơ sài, đơn giản, chủ yếu để giải thích hiện tượng tự nhiên xảy ra xung quanh mình. Hầu như không có xung đột, mâu thuẫn.

- Nhân vật: Các vị thần.

- Thời gian nghệ thuật: không có tính xác định, nhưng có tính vĩnh hằng bất tử “thuở ấy chưa có thế gian, cũng chưa có muôn vật và loài người.”, “không biết là bao lâu”

- Không gian nghệ thuật: vô tận, có thể đi lại trên không trung một cách tự do “thần trụ trời có thể bước từ vùng này qua vùng nọ”, “thần mưa thường xuống hạ giới rồi bay đi”

- Tửng tượng, hư cấu

 

 

docx4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10: Khái quát văn học dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM KHÁI NIỆM Chỉ những sáng tác sinh thành trong đời sống nhân dân Ra đời rất sớm, từ khi chưa có chữ viết ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN Tính tập thể Do 1 người hoặc 1 nhóm người sáng tác, qua nhiều địa phương, qua nhiều thời gian khác nhau, người khác tham gia sửa đổi, từ đó không còn biết ai là người sáng tác, ai là người sửa đổi. Tính truyền miệng Đây là đặc điểm giữa VHDG và VHV. Vì chưa có chữ viết, thậm chí đến khi có chữ viết thì phần lớn nhân dân lại thất học vì vậy hầu hết các sáng tác đều được lưu giữ bằng cách truyền từ người này sang người khác. Cũng vì tính chất này, phần lớn các sáng tác dân gian phải ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, có vần có điệu dễ thuộc lòng. Như vậy để lưu truyền các tác phẩm dân gian ông bà ta thường thuộc lòng rồi kể lại cho con cháu nghe, ngoài ra còn có cách diễn xướng (múa, hát, diễn kịch..) Tính dị bản Cùng 1 tác phẩm mà được kể một cách khác nhau Cũng vì tính truyền miệng mà có “Tam sao thất bản”. Hoặc người kể có ý sửa đổi cho phù hợp tâm tư, nguyện vọng của con người. VD: Tấm Cám HỆ THỐNG THỂ LOẠI Thần thoại Khái niệm Thần thoại truyện kể về các vị thần, nhân vật sáng tạo văn hóa, nhân vật siêu nhiên, anh hùng, dũng sĩ. Qua các mẫu chuyện thần thoại, chúng ta có thể nhận thấy 3 quan niệm cơ bản của người nguyên thủy về con người, về hiện tượng tự nhiên: + Vạn vật hữu linh + Vạn vât tương giao: vạn vật tồn tại trên thế giới này đều có linh hồn, con người là một bộ phận của tự nhiên, được sinh ra từ tự nhiên, do đó con người có thể biến thành chim muông, cây cỏ hoa lá và ngược lại. Chính suy nghĩ này đã ảnh hưởng đến thể lại ra đời sau này – cổ tích: loài vật hay con vật đều có tâm hồn, suy nghĩ như người. Chúng ta cũng thường bắt gặp motip hóa thân, làm cho câu chuyện đậm đà chất thần thoại, hoang đường, huyền ảo hơn (VD: Tấm hóa thân thành các đồ vật) + Vật tổ Tô tem: mỗi bộ tộc, thị tộc đều được sinh ra từ một con vật hay một loài thảo mộc nào đó, vì vậy trong thần thoại xuất hiện những vị thần là một con vật hay thảo mộc nào đấy có sức mạnh phi thường à người Việt thường thờ cúng vật tổ Phân loại Thần thoại suy nguyên: kể lại, giải thích nguồn gốc của một số sự vật hiện tượng xung quanh con người + Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần trụ trời, Nữ thần Mặt Trăng, Thần Mặt trời, Thần Mưa, Sơn Tinh-Thuỷ Tinh + Về nguồn gốc các loài động thực vật: Cuộc tu bổ các giống vật, Thần Lúa... + Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc: Mười hai bà mụ, Nữ Oa-Tứ Tượng, Lạc Long Quân-Âu Cơ... Thần thoại sáng tạo văn hóa: kể lại những con người, anh hùng đã lập nên những chiến công, kì tích để tạo lập một cuộc sống tốt đẹp (Thánh Gióng). Kể về tổ sư các nghề (Nữ thần nghề mộc) Đặc điểm thi pháp của thần thoại Cốt truyện: sơ sài, đơn giản, chủ yếu để giải thích hiện tượng tự nhiên xảy ra xung quanh mình. Hầu như không có xung đột, mâu thuẫn. - Nhân vật: Các vị thần. Thời gian nghệ thuật: không có tính xác định, nhưng có tính vĩnh hằng bất tử “thuở ấy chưa có thế gian, cũng chưa có muôn vật và loài người..”, “không biết là bao lâu” Không gian nghệ thuật: vô tận, có thể đi lại trên không trung một cách tự do “thần trụ trời có thể bước từ vùng này qua vùng nọ”, “thần mưa thường xuống hạ giới rồi bay đi” Tửng tượng, hư cấu Truyền thuyết Khái niệm - Là truyện kể về các nhân vật lịch sử có thật àKhát vọng giải thích các sự kiện lịch sử, liên quan đến những biến cố trọng đại Phân loại Truyền thuyết địa danh: kể về nguồn gốc tên gọi của các địa danh, địa lý. Truyền thuyết phổ hệ: kể lại nguồn gốc của các thị tộc, làng xã Truyền thuyết lịch sử: kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử. Các truyền thuyết tiêu biểu của thời kỳ này là Lạc Long Quân-Âu Cơ, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thánh Gióng, Hùng Vương thứ sáu, Hùng Vương thứ mười tám, truyện An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí... Đặc điểm thi pháp của truyền thuyết Cốt truyện: đơn giản sơ lược, giải thích các sự kiện lịch sử, liên quan đến những biến cố trọng đại Nhân vật: là con người, là nhân vật lịch sử có thật. Có lý lịch tương đối rõ ràng. Thời gian nghệ thuật: có tính xác định hơn. VD: Bà Triệu – Triệu Thị Trinh sinh ngày mồng 2 tháng 10 năm Bính Ngọ, thời gian đó nước ta sống dưới ách đô hộc của Giặc Ngô. An Dương Vương – lúc đó nước ta là nước Âu Lạc, bị sự xâm lược của Triệu Đà miền Bắc trung Quốc. Không Gian nghệ thuật: địa bàn hoạt động tương đối xác định, cụ thể Sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ Sử thi Khái niệm - Sử thi (trường ca), dùng để chỉ những tác phẩm bằng văn vần hoặc văn vần kết hợp với văn xuôi. Kể lại sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối với số phận cộng đồng. Dung lượng dài Phân loại Sử thi thần thoại: Nó là những bài ca thần thoại rời rạc được liên kết lại với nhau, kể về sự hình thành thế giới, sự ra đời của muôn loài, sự hình thành các dân tộc. Sử thi anh hùng: kể về cuộc đời và chiến công của các tù trưởng, anh hùng có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng. Đặc điểm thi pháp của sử thi Cốt truyện: kể lại sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối với số phận cộng đồng. Giàu kịch tính. Nhân vật: người anh hùng, dũng sĩ. Tính cách độc lập, ngang bướng, can đảm thậm chí ngông cuồng. Thường mang phẩm chất kì vĩ phi thường, đại diện cho sức mạnh vật chất – tinh thần của cộng đồng, biểu tượng của những khát khao lớn lao, lý tưởng cao đẹp của cộng đồng. Thời gian và không gian nghệ thuật: quá khứ, không gian sống của cộng đồng Thủ pháp nghệ thuật: ẩn dụ, so sánh, trùng điệp, phóng đại à sinh động hấp dẫn + Giàu hình ảnh, hình tượng. + Giàu nhạc điệu:làm đoạn văn giàu chất trữ tình dù đang miêu tả cuộc giao tranh ác liệt “Nhảy một nhảy vượt qua đồi tranh, nhảy lùi một nhảy vượt qua đồi tre mơ ô, anh chạy xuống phía đông, anh chạy ra phía tây” – cảnh đánh nhau của Đamsan và tù trưởng Mtao Mxay Cổ tích Khái niệm - Truyện cổ tích là những truyện kể về các kiểu nhân vật. Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân: cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người hiền sẽ gặp lành. Phân loại - Cổ tích loài vật: - Truyện cổ tích thần kỳ: Tấm cám, sọ dừa, hà rầm hà rạc, lấy vợ cốc. Sử dụng yếu tố thần kỳ (siêu nhiên, kỳ ảo) - Truyện cổ tích sinh hoạt Đặc điểm thi pháp của truyện cổ tích Cốt truyện: + Bịa đặt, tưởng tượng. + Theo motif: anh hùng cứu mĩ nhân, người xấu mà có tài, mồ côi nhưng bất hạnh v.v.... + Xung đột, chứa đựng mâu thuẫn: anh, chị, em, mẹ ghẻ con chồng, tốt xấu, thiên ác. Nhân vật: + Con người, loài vật: thường có nguồn gốc, xuất thân, có cuộc đời bất hạnh, thường sống lẻ loi, không có tài sản, không nơi nương tựa, có địa vị thấp kém, thua tiệt, bị người khác ức hiếp, bị dẻ bỉu khinh miệt, bóc lột sức lao độngàmang nét chung, đặc điểm chung giống tầng lớp nhân dân lao động. Có đạo đức, tài năng, có hành động à tính cách + Nhân vật thần kỳ siêu nhiên: Diêm vương, long vương, rùa thần, bụt Kết cấu: theo công thức + Mào đầu (mở đầu quen thuộc): Ngày xửa ngày xưa + KG nào đó. VD: ở một làng nọ, trong một khu rừng nọ, sau đó giới thiệu nguồn gốc xuất thân và cuộc đời đau khổ của nhân vật chính + Trần thuật: kể về cuộc phiêu lưu, những trở ngại, thử thách của nhân vật qua đó thể hiện tài năng, đạo đức, chiến công. + Kết thúc: có hậu, ác giả ác báo, rút bài học Thời gian NT: không biết là bao lâu, không xác định rõ Không gian: rộng lớn có thể qua nhiều xứ sở, cõi âm, cõi tiên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 2 Khai quat van hoc dan gian Viet Nam_12403748.docx