II. SỰ NGHIỆP THƠ VĂN.
1 Những tác phẩm chính:
a. Trước khi thực dân Pháp xâm lược:
- Lục Vân Tiên
- Dương Từ - Hà Mậu => Truyền bá đạo lí làm người.
b. Sau khi thực dân Pháp xâm lược:
- Ngư Tiều y thuật vấn đáp
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; Văn tế trận vong lục tỉnh
- Văn tế Trương Định; Thơ điếu Trương Định; Thơ điếu Phan Tòng
- Chạy giặc
- Xúc cảnh
-> Nội dung yêu nước sâu sắc.
c. Quan điểm sáng tác:
- Tuyên truyền đạo lí làm người.
- Nêu cao tinh thần chiến đấu trong văn chương, dùng văn chương để chiến đấu cho chính nghĩa.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 18: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu - Phần một: Tác giả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/9/2018
Tiết 18: VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC - Nguyễn Đình Chiểu -
Phần một: TÁC GIẢ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nắm được nhữmg kiến thức cơ bản về cuộc đời, nghị lực và nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu.
- Nắm được những giá trị lớn của thơ văn đồ Chiểu.
2. Kĩ năng:
Kĩ năng tìm hiểu về một tác giả văn học
3. Thái độ: Trân trọng cảm phục một nhân cách lớn. Học tập ý chí, nghị lực của nhà thơ
4. Định hướng phát triển năng lực: thu thập và xử lí thông tin, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn giáo án..
2. Học sinh: Sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn bài
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
1. Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, thảo luận nhóm, DH theo dự án
2. Kĩ thuật dạy học: Động não, chia nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động khởi động:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- Ở chương trình THCS em đã được học tác phẩm nào của Nguyễn Đình Chiểu, hãy đọ một vài câu thơ trong tác phẩm đó.
-Giới thiệu cho HS lời đánh giá của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: Trên trời có những vì sao có ánh sang khác thườnghơn một trăm năm
- Yêu cầu HS nêu suy nghĩ của mình về nhận định trên.
-GV dẫn dắt giới thiệu bài mới.
- HS: tác phẩm Lục Vân Tiên, đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
-HS nêu cảm nhận riêng của mình về Nguyễn Đình Chiểu
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
* Tìm hiểu cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu
-Nhóm 1: trình bày dự án: Giới thiệu tóm tắt những nét cơ bản về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu.
- GV nhận xét, hoàn thiện phần trả lời của HS:
+ Một nhà giáo mẫu mực
+ Một thầy thuốc lấy y đức làm đầu
+ Một nhà thơ lấy ngòi bút làm vũ khí chiến đấu.
(?) Từ cuộc đời NĐC anh/ chị rút ra được bài học gì.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về sự nghiệp thơ văn.
(?) Có thể chia sự nghiệp sáng tác của NĐC thành những giai đoạn nào? Kể tên và nêu tóm tắt nội dung, ý nghĩa các tác phẩm chính của từng giai đoạn?
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện.
(?) Qua những sáng tác của ông, ta hiểu như thế nào về quan niệm sáng tác của nhà thơ?
HS trả lời.
GV hoàn thiện: - Văn chương phải là những sáng tạo nghệ thuật độc đáo để phát huy giá trị tinh thần.
- Văn chương phải tỏ ró sự khen chê công bằng.
* Tìm hiểu nội dung thơ văn NĐC ( PP Dự án)
- Nhóm 2: Giới thiệu nội dung thơ văn NĐC
- Các nhóm trao đổi, nhận xét
- GV chốt.
Nhân: tình thương yêu con người, sẵn sàng cưu mang con người trong hoạn nạn.
Nghĩa: những quan hệ tốt đẹp giữa người - người trong xã hội, tình cha con, nghĩ vợ chồng, tình bạn bè, xóm giềng, tinh thần nghĩa hiệp sẵn sàng cứu khốn phò nguy.
* Minh họa:
“ Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.”
“ Xin tròn nhân nghĩa, còn hơn bạc vàng”
“ Tấc đất ngọn rau ơn chúa...mắc mớ chi cha ông nó”
“ Thác mà trả....muôn đời ai cũng mộ”
-Tích hợp môn GDCD lớp 10: Lòng yêu nước
GD học sinh lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm của thanh niên hiện nay với Tổ quốc
* Tìm hiểu nghệ thuật thơ văn NĐC
- Nhóm 3 giới thiệu nghệ thuật thơ văn NĐC.
- Các nhóm trao đổi, nhận xét.
GV bổ sung, chốt lại: Bút pháp hiện thực trong thơ văn Đồ Chiểu.
I. CUỘC ĐỜI.
- Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888); tự: Mạnh Trạch; hiệu: Hối Trai.
- Quê: Tân Thới - Bình Dương- Gia Định.
- Xuất thân trong gia đình Nho học:
Cha: Nguyễn Đình Huy- người Thừa Thiên
Mẹ: Trương Thị Thiệt - người Gia Định.
- Năm 1843: Đỗ tú tài.
- Năm 1846: Ra Huế học thi tiếp, sắp vào trường thi, nghe tin mẹ mất, bỏ thi về chịu tang mẹ, bị mù (1869)
- Trở về Gia Định, mở trường dạy học, bóc thuốc chữa bệnh cho dân.
- Khi thực dân Pháp vào Gia Định, cùng các lãnh tụ bàn mưu tính kế đánh giặc.
- Khi Nam Kì mất, ông ở lại Ba Tri, giữ trọn tấm lòng chung thuỷ với nước, với dân đến lúc qua đời.
-> Tấm gương sáng ngời về nhân cách, nghị lực và lòng yêu nước. Lá cờ đầu của VH yêu nước thời kì đầu chống Pháp.
II. SỰ NGHIỆP THƠ VĂN.
1 Những tác phẩm chính:
a. Trước khi thực dân Pháp xâm lược:
- Lục Vân Tiên
- Dương Từ - Hà Mậu => Truyền bá đạo lí làm người.
b. Sau khi thực dân Pháp xâm lược:
- Ngư Tiều y thuật vấn đáp
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; Văn tế trận vong lục tỉnh
- Văn tế Trương Định; Thơ điếu Trương Định; Thơ điếu Phan Tòng
- Chạy giặc
- Xúc cảnh
-> Nội dung yêu nước sâu sắc.
c. Quan điểm sáng tác:
- Tuyên truyền đạo lí làm người.
- Nêu cao tinh thần chiến đấu trong văn chương, dùng văn chương để chiến đấu cho chính nghĩa.
2. Nội dung thơ văn:
a. Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa:
- Lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho (Vì bản thân ông là một nhà Nho) vừa mang tính nhân dân
- Truyền dạy những bài học về đạo làm người.
- Mẫu người lí tưởng: sống nhân hậu, thuỷ chung, biết giữ gìn nhân cách, dám đấu tranh để chiến thắng tàn bạo, cứu nhân độ thế.
=> Nguyễn Đình Chiểu đề cao nghĩa: biểu dương quan hệ tốt đẹp giữa người - người; quan tâm sâu sắc đến quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân.
b. Lòng yêu nước thương dân:
- Khóc than cho Tổ quốc gặp buổi đau thương.
- Căm uất chửi thẳng vào mặt kẻ thù.
- Ca ngợi những sĩ phu một lòng vì nước vì dân.
- Dựng bức tượng đài bất tử về những người dân
ấp dân lân.
- Luôn hi vọng, giữ vững niềm tin vào ngày mai.
- Kiên trì một thái độ bất khuất trước kẻ thù.
=> Thơ văn đồ Chiểu đáp ứng xuất sắc những yêu cầu của cuộc sống và chiến đấu đương thời, có tác dụng động viên khích lệ không nhỏ tinh thần yêu nước và ý chí cứu nước của nhân dân.
3. Nghệ thuật thơ văn:
- Đóng góp quan trọng: thơ văn trữ tình đạo đức. Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành, đấy cảm xúc.
- Thơ văn đậm đà sắc thái Nam Bộ: lời ăn tiếng nói mộc mạc, giản dị; tâm hồn nồng nhiệt, chất phác, cư xử khoáng đạt, hồn nhiên; lối thơ thiên về kể -> mang màu sắc diễn xướng trong văn học dân gian Nam bộ.
* Kết luận: Đã hơn một thế kỉ trôi qua, tiếng thơ đồ Chiểu vẫn ngân vang giữa cuộc đời. Tên tuổi nhà thơ mù xứ Đồng Nai vẫn rực rỡ sáng trên bầu trời văn nghệ dân tộc bởi nhân cách cao đẹp và nhữnh cống hiến lớn lao của ông cho văn học nước nhà.
3.Hoạt động luyện tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
-Trò chơi ô chữ
-Kể tên một số tấm gương tiêu biểu vượt qua số phận mà em biết. Liên hệ với lối sống yếu đuối thụ động của một bộ phận thanh niên hiện nay. Rút ra bài học cho bản thân
- Ô chữ: Đồ Chiểu
- HS kể được những tấm gương tiêu biểu vượt qua số phận. Từ đó rút ra bài học cho bản thân.
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng( thực hiện ở nhà)
- Câu hỏi: So sánh tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Trãi?
- Gợi ý: Những điểm gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa là: cùng lấy cái nền tảng của sự nhân nghĩa là quyền lợi của nhân dân
Tuy nhiên phải đến NĐC thì phạm trù nhân nghĩa mới thực sự mở rộng đến nhân dân, gần gũi thực sự với nhân dân. Đó thực sự là một bước tiến dài của tư tưởng.
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC:
1. Hướng dẫn học bài cũ
- Nắm vững kiến thức đã học
- Tìm đọc thêm về NĐC.
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
+Hoàn cảnh sáng tác.
+Bố cục bài tế.
+ Ý nghĩa của sự hi sinh.
+ Hình ảnh người nông dân - nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 6 Van te nghia si can Giuoc_12511541.doc