I. NỘI DUNG
Câu 1:
Biểu hiện mới mẻ của chủ nghĩa yêu nước:
- Đề cao vai trò của trí thức đối với sự phát triển của đất nước.
- Tư tưởng canh tân đất nước: Đề cao vai trò của Luật pháp.
- Ý thức trách nhiệm cá nhân với vận mệnh đất nước.
- Phản ánh một thời đại khổ nhục nhưng vĩ đại.
Câu 2:
- Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện thành trào lưu bởi lẽ: Những tác phẩm mang giá trị nhân đạo xuất hiện nhiều, liên tiếp với các tác phẩm có giá trị lớn như Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương
- Nội dung:
+ Thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người.
+ Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm con người. Đây là giá trị nổi bật nhất.
+ Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.
+ Đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 28: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/10/2018
TIẾT 28:
ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Các tác giả, tác phẩm đã học.
- Những nội dung yêu nước và nhân đạo mới.
- Những giá trị nghệ thuật truyền thống và những manh nha của sự thay đổi để hiện đại hóa văn học.
2. Kĩ năng
- Nhận diện, phân tích, cảm nhận những tác phầm văn học thời trung đại.
3. Thái độ: Yêu thích văn học
4. Năng lực hướng tới: cảm thụ văn chương, giao tiếp, thảo luận..
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn giáo án..
2. Học sinh: Sách giáo khoa sách tham khảo, soạn bài
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Đọc sáng tạo, nêu câu hỏi, đàm thoại, thảo luận.
2. Kĩ thuật dạy học: Động não, khăn trải bàn, hỏi và trả lời
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động: Kể tên các tác phẩm văn học trung đại mà em đã học? GV dẫn dắt vào bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
*Hướng dẫn HS ôn tập nội dung
Hs thảo luận nhóm theo các câu hỏi:
- Nhóm 1: Nội dung yêu nước của văn học giai đoạn này có gì mới so với các giai đoạn trước?
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện.
- Nhóm 2: Tại sao nói chủ nghĩa nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện thành trào lưu?
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện.
- Nội dung của chủ nghĩa nhân đạo?
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện.
- Nhóm 3: Cho biết giá trị hiện thực và phê phán của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh?
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện.
- Nhóm 4: Giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu?
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện.
- Vì sao nói “ Với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc... nông dân nghĩa sĩ?
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện.
*Hướng dẫn HS ôn tập về phương pháp
- Nhắc lại các đặc điểm nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam?
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện.
-Tính quy phạm được thể hiện như thế nào trong văn học trung đại Việt Nam?
- HS trả lời.
- GV hoàn thiện.
I. NỘI DUNG
Câu 1:
Biểu hiện mới mẻ của chủ nghĩa yêu nước:
- Đề cao vai trò của trí thức đối với sự phát triển của đất nước.
- Tư tưởng canh tân đất nước: Đề cao vai trò của Luật pháp.
- Ý thức trách nhiệm cá nhân với vận mệnh đất nước.
- Phản ánh một thời đại khổ nhục nhưng vĩ đại.
Câu 2:
- Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện thành trào lưu bởi lẽ: Những tác phẩm mang giá trị nhân đạo xuất hiện nhiều, liên tiếp với các tác phẩm có giá trị lớn như Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, thơ Hồ Xuân Hương
- Nội dung:
+ Thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người.
+ Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm con người. Đây là giá trị nổi bật nhất.
+ Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người.
+ Đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc.
Câu 3: Giá trị hiện thực và phê phán của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh:
- Cuộc sống thâm nghiêm, giàu sang, xa hoa: giàu sang từ nơi ở đến tiện nghi sinh hoạt, xa hoa từ vật dụng đến đồ ăn thức uống.
- Cuộc sống thiếu sinh khí, từ không gian đến con người.
Câu 4:
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:
+ Nội dung: Lí tưởng đạo đức nhân nghĩa.
Lòng yêu nước thương dân.
+ Nghệ thuật: Bút pháp trữ tình đạo đức.
Thơ văn đậm đà sắc thái Nam bộ: tính cách nhân vật, ngôn ngữ diễn đạt, lối thơ thiên về kể.
- Với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, lần đầu tiên trong văn học có một tượng đài bi tráng và bất tử về người nông dân nghĩa sĩ.
+ Lần đầu tiên: Trước Nguyễn Đình Chiểu, văn học dân tộc chưa có một hình tượng hoàn chỉnh về ngườ anh hùng nông dân nghĩa sĩ.
+ Hình tượng người anh hùng nông dân nghĩa sĩ mang vẻ đẹp bi tráng: kết hợp giữa yếu tố bi và yếu tố tráng:
Yếu tố bi được gợi lên qua đời sống lam lũ, vất vả, đau thương, mất mát của người nghĩa sĩ và tiếng khóc đau xót của người sống.
Yếu tố tráng được thể hiện qua lòng căm thù giặc, lòng yêu nước, hành động quả cảm anh hùng của nghĩa quân; sự ca ngợi công đức những người hi sinh vì quê hương đất nước. Tiếng khóc trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tiếng khóc đau thương mà lớn lao cao cả.
+ Bất tử: Họ chết mà được người đời ca ngợi, ngưỡng mộ.
Họ chết chứ không hề mất, tấm gương hi sinh của họ được muôn đời noi theo.
II. NGHỆ THUẬT
1. Các đặc điểm của văn học trung đại
- Tính quy phạm và phá vỡ tính quy phạm.
- Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.
- Tiếp thu các tinh hoa văn học và dân tộc hoá hình thức thể hiện.
2. Tính quy phạm trong văn học trung đại Việt Nam:
- Tư duy nghệ thuật: Thường nghĩ theo kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn, đã thành công thức.
- Quan niệm thẩm mĩ: Hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái tao nhã, ưa sử dụng những điển tích điển cố, những thi liệu Hán học.
- Bút pháp nghệ thuật: thiên về bút pháp ước lệ tượng trưng.
- Thể loại: Sử dụng các thể loại có kết cấu định hình, tính ổn định cao.
3. Hoạt động luyện tập
Trắc nghiệm khách quan
1. Trời thu, nước thu, lá thu, ngư ông trong bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến là:
A. Hình ảnh ước lệ. B. Điển cố
C. Thành ngữ. D.Phá vỡ tính quy phạm
2. Dòng thơ nào trong số các dòng thơ dưới đây có chứa điển tích, điển cố:
A. Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
B. Được mất dương dương người thái thượng.
C.Khi ca, khi tửu, khi cắc , khi tùng.
D. Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
3. Trong thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, phép đối thể hiện ở 2 cặp câu :
A. Đề , kết. B. Thực , kết
C. Thực , luận. D. Luận , kết.
4. Tác giả nào nổi tiếng nhất với thể ca trù – hát nói:
A.Nguyễn Khuyến. B. Cao Bá Quát
C. Nguyễn Công Trứ. D. Nguyễn Đình Chiểu
4. Hoạt động vận dụng và mở rộng( thực hiện ở nhà)
Tìm đọc các tác phẩm văn học trung đại ngoài SGK và nêu nội dung nghệ thuật?
V. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC
1. Hướng dẫn học bài cũ
- Nắm vững kiến thức đã học
- Hoàn thành phần lập bản
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
- Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945
+ Soạn câu hỏi SGK
+ Nhóm 1: giai đoạn 1
+ Nhóm 2: giai đoạn 2
+ Nhóm 3: giai đoạn 3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 6 Van te nghia si can Giuoc_12512732.doc