III. Nghĩa tình thái.
1. Khái niệm:
- Nghĩa tình thái biểu hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.
2. Các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái.
a. Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
- Khẳng định tính chân thực của sự việc.
=> các từ : sự thật, quả, thật
- Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp.
=> các từ : chắc, chắc là, hình như
- Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc.
=> các từ : có đến, chỉ, là cùng, những
- Đánh giá sự việc có thực hay không có thực đã xảy ra hay chưa xảy ra.
=> các từ : giá như, toan, bẩm quả
- Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc.
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 80: Nghĩa của câu (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHĨA CỦA CÂU (Tiếp theo)
Lớp 11, kì II, tuần 2, tiết 80
Số tiết: 1
Người soạn: Phạm Thị Kim Thoa
Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm “Nghĩa tình thái”.
- Phân tích được những nội dung và hình thức thể hiện trong hai trường hợp biểu hiện của “Nghĩa tình thái”.
- Lấy được ví dụ minh họa cho mỗi nội dung thể hiện trong hai trường hợp biểu hiện của “Nghĩa tình thái”.
2. Kĩ năng:
* Kĩ năng chuyên biệt:
- Xác định được những từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong các câu cụ thể.
- Phân tích được nghĩa tình thái trong các câu, đoạn văn bản bất kì.
- Sử dụng từ ngữ và đặt câu linh hoạt, phù hợp với văn cảnh.
* Kĩ năng bổ trợ: làm việc nhóm,
3. Thái độ:
- Có thái độ học tập nghiêm túc và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực
* Năng lực chuyên biệt:
Năng lực đọc – hiểu và khai thác thông tin từ ngữ liệu.
Năng lực sử dụng tiếng Việt.
* Năng lực chung:
Năng lực tự học.
Năng lực hợp tác.
Năng lực giải quyết vấn đề.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Chuẩn bị của giáo viên
Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
Các ví dụ minh họa thêm.
Nội dung phân chia công việc nhóm.
Chuẩn bị của học sinh
Ôn lại nội dung bài “Nghĩa của câu” trước đó.
Phương pháp dạy học
Phương pháp gợi mở.
Phương pháp dạy học nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
Phương pháp dạy học theo nhóm.
Phương pháp đàm thoại.
Phương tiện dạy học
Sách giáo khoa Ngữ văn 11 – tập 2.
Sách giáo viên Ngữ văn 11 – tập 2.
Giáo án.
Bảng viết.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các thành phần nghĩa của câu?
- Nêu khái niệm nghĩa sự việc và cho ví dụ minh họa?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động
- GV dẫn dắt: Như vậy thì cô và cả lớp đã cùng đi tìm hiểu được một trong hai thành phần nghĩa của câu, đó là nghĩa sự việc. Vậy thì thành phần còn lại thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau khám phá, các em nhắc lại cho cô đó là thành phần nào nhỉ?
- HS trả lời: nghĩa tình thái.
- GV: Vào bài mới.
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức
- GV yêu cầu HS trình bày khái niệm “Nghĩa tình thái”.
- HS trả lời => GV chốt.
- GV đặt câu hỏi: Có mấy trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái? Đó là trường hợp nào?
- HS trả lời => giáo viên chốt.
- GV chia lớp thành 2 nhóm và phân chia công việc.
+ Nhóm 1: đọc ngữ liệu trong SGK ở mục 1, nhận xét về nội dung và hình thức thể hiện các mức độ trong trường hợp 1. Tìm 1 ví dụ minh họa thêm cho mỗi nội dung.
+ Nhóm 2: đọc ngữ liệu trong SGK ở mục 2, nhận xét về nội dung và hình thức thể hiện các mức độ trong trường hợp 2. Tìm một ví dụ minh họa thêm cho mỗi nội dung.
- Các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại các ý.
- GV cung cấp thêm một số ngữ liệu khác và phân tích ngữ liệu cho HS.
1. Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể! Thật được lên tiên sướng lạ lùng. (Tản Đà, Hầu trời)
2. Trời lại phê: “văn thật tuyệt”
Văn trần được thế chắc có ít.
(Tản Đà, Hầu trời)
3. Những áng văn con in cả rồi.
(Tản Đà, Hầu trời)
4. Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu. (Tản Đà, Hầu trời)
5. Trời rằng: không phải là trời đày
Trời định sai con một việc này.
(Tản Đà, Hầu trời)
6. Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế. (Thạch Lam, Hai đứa trẻ)
7. Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay nhưng ai thương tao.
(Nguyễn Công Hoan, Tinh thần thể dục)
8. Cắn cổ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy, ông mà bắt con đi, ông Nghị ghét con, (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
- GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ.
III. Nghĩa tình thái.
1. Khái niệm:
- Nghĩa tình thái biểu hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.
2. Các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái.
a. Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
- Khẳng định tính chân thực của sự việc.
=> các từ : sự thật, quả, thật
- Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp.
=> các từ : chắc, chắc là, hình như
- Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc.
=> các từ : có đến, chỉ, là cùng, những
- Đánh giá sự việc có thực hay không có thực đã xảy ra hay chưa xảy ra.
=> các từ : giá như, toan, bẩm quả
- Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc.
=> các từ : phải, không thể, nhất định, không phải
b. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.
- Tình cảm thân mật, gần gũi.
=> các từ : nhé, nhỉ, thế
- Thái độ bực tức, hách dịch.
=> các từ : kệ mày, mặc kệ
- Thái độ kính cẩn.
=> các từ : bẩm, lạy
3. Ghi nhớ
Hoạt động 3 : Luyện tập
- GV chia lớp làm 4 nhóm, thứ tự nhóm tương ứng với bài tập trong SGK.
- HS thảo luận, cử đại diện lên bảng làm bài.
- GV chữa bài.
IV. Luyện tập
Bài tập 1.
Nghĩa sự việc
Nghĩa tình thái
a. Hiện tượng nắng mưa ở hai miền khác nhau.
Chắc: Phỏng đoán độ tin cậy cao
b. ảnh của mợ Du và thằng Dũng
Rõ ràng là: Khẳng định sự việc
c. cái gông
Thật là: Thái độ mỉa mai
d. Giật cướp, mạnh vì liều
Chỉ: nhấn mạnh; đã đành: Miễn cưỡng.
Bài tập 2.
- Nói của đáng tội: Rào đón đưa đẩy.
- Có thể: Phóng đoán khả năng
- Những: Đánh giá mức độ cao( tỏ ý chê đắt).
- Kia mà: Trách móc( trách yêu, nũng nịu )
Bài tập 3.
- câu a: Hình như
- câu b: Dễ
- câu c: Tận
Bài tập 4:
Đặt câu:
Bây giờ chỉ 8h là cùng.
à phỏng đoán mức độ tối đa.
Chả lẽ nó làm việc đó.
à chưa tin vào sự việc.
Hoạt động 4 : Vận dụng, mở rộng
- GV giao nhiệm vụ cho HS : hãy vẽ sơ đồ cây, hoặc sơ đồ Graph thể hiện nội dung của toàn bộ bài « Nghĩa của câu » vào giấy A2.
- HS về nhà làm.
- GV sẽ thu lại vào tiết sau và chấm điểm.
- Yêu cầu : sơ đồ thể hiện đầy đủ nội dung chính của bài (các thành phần trong nghĩa của câu, nội dung và hình thức thể hiện của mỗi loại, có ví dụ minh họa)
- Sơ đồ khoa học, màu sắc đẹp mắt
D. DẶN DÒ
- Làm các bài tập vào vở.
- Học phần lí thuyết để áp dụng làm bài tập tương tự.
- Soạn bài mới: Vội vàng (Xuân Diệu) theo yêu cầu của SGK.
E. Rút kinh nghiệm:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 20 Nghia cua cau tiep theo_12510440.doc