II. Một số thể thơ truyền thống
1. Thể thơ lục bát
Vd: Mình về mình có nhớ ta
Ta về năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.
- Số tiếng:
Một cặp 2 dòng:
+ dòng lục: 6 tiếng
+ dòng bát: 8 tiếng
- Vần: Hiệp vần ở tiếng thứ 6 của dòng lục và tiếng thứ 6 của dòng bát, tiếng thứ 8 của dòng bát và tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo.
- Nhịp: Nhịp chẵn.
- Thanh:
+ Đối xứng B – T – B ở các tiếng 2 – 4 - 6.
+ Đối âm vực ở tiếng 6 và 8 ở dòng bát.
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 tiết 25: Luật thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:
Tiết: 25
Ngày soạn: 15/9
Ngày dạy:
LUẬT THƠ.
I.Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức: Giúp HS:Hiểu luật thơ của một số thể thơ truyên thống: lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn và thất ngôn Đường luật.Qua các bài tập, hiểu thêm về một số đổi mới trong các thể thơ hiện đại: năm tiếng, bảy tiếng.
2. Kĩ năng : Làm thơ
3. Thái độ, phẩm chất
-Thái độ: Yêu thích thơ
-Về phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
4. Định hướng góp phần hình thành năng lực
- Năng lực chung: Phát huy năng lực tự học và tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, năng lực thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mỹ...
- Năng lực riêng: Năng lực đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
+ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án/thiết kế bài học. Các slides trình chiếu (nếu có). Các phiếu học tập, bao gồm: các sơ đồ để HS điền thông tin, các bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá HS trong quá trình đọc hiểu.
+ Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau: Đọc trước bài trong SGK Ngữ văn 12, Tập một. Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu cuối bài. Các sản phẩm chuẩn bị được giao (diễn kịch, thực hiện hoạt động nhóm trong dạy học dự án)
III. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1- Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho một tiết học với sự khởi đầu vui vẻ:
Phương pháp: Phát vấn, thảo luận nhóm;
Kĩ thuật: công não, phòng tranh.
B1? GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài bằng câu hỏi trắc nghiệm sau:
1/Đề bài nào sau đây thuộc kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?
a. Suy nghĩ về câu tục ngữ :"Lá lành đùm lá rách"
b. Lòng nhân ái
c. Cảm nhận của anh/ chị về bài thơ Đồng Chí (Chính Hữu)
d. Về những dòng sông bị ô nhiễm hiện nay.
2/Đề bài nào sau đây không thuộc kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?
a. Suy nghĩ về câu nói :"Văn học là nhân nhân học" ( Gorki)
b. Phân tích bài thơ Chiều tối ( Hồ Chí Minh)
c. Bình luận phong cách văn chính luận của HCM qua Tuyên ngôn Độc lập.
d. Giải thích ý kiến: Phong cách chính là người.
B2: HS dựa vào sgk và hiểu biết của bản thân suy nghĩ đáp án.
B3: GV gọi hs trả lời, gọi hs khác nhận xét.
B4: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kt
Từ đó, giáo viên giới thiệu vào bài: Ở chương trình Ngữ văn 9,10,11, các em đã từng nắm lí thuyết và thực hành những bài làm văn mà đối tượng chính là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ hoặc ý kiến bàn về văn học. Qua 2 bài trắc nghiệm trên, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn 2 dạng bài nghị luận văn học này.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
1. GV HD HS mục I.
Mục tiêu: HS nắm được kn về luật thơ, thấy được vai trò của tiếng trong luật thơ.
Phương pháp: phát vấn, kĩ thuật trình bày 1 phút.
B1 Chia lớp thành 4 nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí.
N 1: Em hãy xác định thể thơ của những bài thơ sau:“ Tương tư”, “Bài ca phong cảnh Hương Sơn”, “Cảnh khuya”, “Tự tình”, “Tây Tiến”?
N2: Vai trò của “tiếng” trong luật thơ.
B2: HS dựa vào sgk và hiểu biết của bản thân suy nghĩ trả lời ra giấy nháp.
B3: GV gọi hs trả lời, gọi hs khác nhận xét.
B4: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kt
2. GV HD HS mục II.
Mục tiêu: HS nhận diện được 1 số thể thơ truyền thống. Từ đó bước đầu học sáng tác theo các thể truyền thống đó.
Phương pháp: Thảo luận nhóm; kĩ thuật phòng tranh.
Chia lớp thành 4 nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí.
B1
Nhóm 1,2: Xác định số tiếng, nhịp, vần, thanh của thể lục bát, thể song thất lục bát.
Nhóm 3,4: Xác định số tiếng, nhịp, vần, thanh của thể ngũ ngôn đường luật; thể thơ thất ngôn đường luật..
B2: Dựa vào sgk, thảo luận, ghi sản phẩm ra bảng phụ, gv quan sát hỗ trợ hs các nhóm
B3: Gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
B4: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung
kết luận.
:
3.GV HD HS mục III.
Mục tiêu: HS nhận diện được 1 số thể thơ hiện đại. Từ đó bước đầu học sáng tác theo các thể hiện đại đó.
Phương pháp: phát vấn; kĩ thuật công não.
B1 Đọc một số bài thơ mới đã học để thấy được sự phong phú đa dạng trong thể thơ và sự xóa bỏ khuôn phép trong thơ hiện đại.
B2: HS dựa vào sgk và hiểu biết của bản thân suy nghĩ trả lời ra giấy nháp.
B3: GV gọi hs trả lời, gọi hs khác nhận xét.
B4: GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kt
Hoạt động 3: Thực hành
Hình thức: HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi:
Mục tiêu: Hs luyện tập để nắm được những nét cơ bản nhất về bài học
Phương pháp: Phát vấn, làm việc nhóm.
B1 GV chia lớp thành 2 nhóm,cùng làm bài, nhóm nào nhanh nhất sẽ là người chiến thắng.
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...
1. Xác định thể thơ trong 2 câu thơ trên trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
2. Cách ngắt nhịp của câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay có gì lạ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp đó.
B2: Các nhóm thảo luận thống nhất đáp án.
B3: Nhóm có đáp án nhanh nhất cử đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
B4: GV nhận xét chốt đúng/ sai, cho điểm.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng, nâng cao.
Hình thức: HS làm việc cá nhân ở nhà để trả lời câu hỏi:
Mục tiêu: Hs nắm được những nét cơ bản nhất về nd và nt của văn bản..
PP: Phát vấn, kĩ thuật trình bày1 phút
GV Yêu cầu HS tìm hiểu và làm bài tập thu hoạch ở nhà. Nộp sản phẩm vào buổi học sau.
? Tự sáng tác 1 bài thơ theo thể lục bát, 1 bài thơ theo thể thơ tự do. Chủ đề: Nhà trường.
Gợi ý trả lời: 1c;2a-c-d
I. Khái quát về luật thơ
1. Khái niệm:
Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp... trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định.
* Các thể thơ chính:
a. Thể thơ dân tộc: Lục bát, Song thất lục bát, Hát nói.
b. Thể thơ Đường luật: Ngũ ngôn, Thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú).
c. Thể thơ hiện đại: Hỗn hợp, Tự do, Thơ văn xuôi...
2. Tiếng – đơn vị cơ bản trong luật thơ.
a. Tiếng – căn cứ để xác lập luật thơ.
Vd: Thơ lục bát gồm câu 6 tiếng và câu 8 tiêng.
b. Tiếng gồm 3 phần:
Phụ âm đầu + vần + thanh
- Vần là phần được lặp lại để liên kết dòng trước với dòng sau.
Vd: Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
- Vị trí hiệp vần là yếu tố quan trọng để xác định luật thơ.
Vd: Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng chợ thới xa.
c. Mỗi tiếng đều có một trong sáu thanh điệu:
- Thanh trắc : Sắc, nặng, hỏi, ngã.
- Thanh bằng: Huyền, không.
d. Tiếng là căn cứ để ngắt nhịp trong thơ.
Vd: - Thơ lục bát:
Yêu nhau /cởi áo /cho nhau " nhịp chẵn.
- Thơ thất ngôn:
Trời thu xanh ngắt / mấy tầng cao " nhịp lẻ.
II. Một số thể thơ truyền thống
1. Thể thơ lục bát
Vd: Mình về mình có nhớ ta
Ta về năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.
- Số tiếng:
Một cặp 2 dòng:
+ dòng lục: 6 tiếng
+ dòng bát: 8 tiếng
- Vần: Hiệp vần ở tiếng thứ 6 của dòng lục và tiếng thứ 6 của dòng bát, tiếng thứ 8 của dòng bát và tiếng thứ 6 của dòng lục tiếp theo.
- Nhịp: Nhịp chẵn.
- Thanh:
+ Đối xứng B – T – B ở các tiếng 2 – 4 - 6.
+ Đối âm vực ở tiếng 6 và 8 ở dòng bát.
2. Thể song thất lục bát
Vd: Cùng trông lại/ mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh/ những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu/ xanh ngắt/ một màu
Lòng chàng/ ý thiếp/ ai sầu hơn ai.
- Số tiếng:
+ Cặp song thất: 7 tiếng.
+ Cặp lục bát: 6 và 8 tiếng.
- Hiệp vần ở mỗi cặp:
+ Cặp song thất: vần trắc.
+ Cặp lục bát: Vần bằng.
+ Giữa các cặp song thất và lục bát có vần liền.
- Nhịp: + Song thất: nhịp lẻ.
+ Lục bát: nhịp chẵn.
- Thanh:
+ Cặp song thất không bắt buộc.
+ Cặp lục bát như thơ lục bát.
3. Các thể ngũ ngôn Đường luật
- Ngũ ngôn tứ tuyệt: 5 tiếng, 4 dòng.
- Ngũ ngôn bát cú: 5 tiếng, 8 dòng.
Vd: Bài thơ “Mặt trăng” – sgk
- Vần: Độc vận, gián cách, vần chân.
- Nhịp: Nhịp lẻ.
- Thanh: Luân phiên B – T ở tiếng thứ 2 - 4. Cùng thanh ở các niêm.
4. Các thể thơ thất ngôn Đường luật
a. Thất ngôn tứ tuyệt
Vd:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
- Số tiếng: 7 tiếng, 4 dòng.
- Vần: Chân, độc vận, gián cách.
- Nhịp: Nhịp lẻ.
- Thanh : Các tiếng 2 – 4 – 6:
T – B – T
B – T – B đối
niêm B – T – B
T – B – T
b. Thất ngôn bát cú
Vd : Bài thơ “Qua đèo Ngang”
- Số tiếng : 7 tiếng, 8 dòng.
- Vần : Vần chân, độc vận.
- Nhịp : Nhịp lẻ : 4/3.
-Thanh :+ Đối thanh giữa các tiếng 2 – 4 - 6 .
+ Niêm giữa các câu : 2 - 3, 4 – 5, 6 – 7, 8 – 1.
- Bố cục : 4 phần ;
+ 2 câu đầu : đề
+ 2 câu tiếp : thực
+ 2 câu tiếp : luận
+ 2 câu cuối : kết
III. Các thể thơ hiện đại
Thơ hiện đại rất phong phú và đa dạng :
- Thơ 5 tiếng :
Vd : “Sóng” – Xuân Quỳnh
- Thơ 7 tiếng :
Vd : “Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử.
- Thơ tự do :
Vd : “Đồi tím hoa sim” – Hữu Loan
- Thơ văn xuôi:
Vd: Thơ của Hải Bằng...
Thơ hiện đại không bị gò bó về câu chữ, thanh điệu, vần...Chúng vừa tiếp nối luật thơ trong thơ truyền thống vừa có sự cách tân
* Luyện tập
1.Thể thơ lục bát
2. Cách ngắt nhịp của câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay lạ ở chỗ từ nghịp bình thường 2/2/2/2, Tố Hữu chuyển sang nhịp 3/3/2. Hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp : gợi tâm trạng bịn rịn, xúc động đến nghẹn ngào không nói nên lời trong giây phút chia tay của người cán bộ kháng chiến.
4. Dặn dò:
- Học bài cũ
- Chuẩn bị tiếp nội dung bài học sau
5. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuan 8 Luat tho_12476046.docx