III. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa
- Đại diện: Các loài ruột khoang và giun dẹp.
- Cấu tạo cơ quan tiêu hóa:
Túi tiêu hóa có hình túi và được cấu tạo từ một tế bào
Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất ra bên ngoài. Lỗ thông vừa làm chức năng của miệng vừa làm chức năng của hậu môn.
Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến. Các tế bào này tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa
- Qúa trình tiêu hóa: Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ các enzim tiết ra từ tế bào tuyến trên thành túi tiêu hóa và sau đó tiêu hóa nội bào
14 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 5756 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 Bài 15: Tiêu hóa ở động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
-----&-----
Môn chương trình, phương pháp dạy học sinh học
Giáo án bài 15 SH 11: Tiêu hóa ở động vật
Sinh viên thực hiện: Tô Minh Tứ
Lớp: QH 2014S SP Sinh
Mã sinh viên:14010185
Giảng viên: TS. Lê Thị Phượng
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2017
Sinh học 11 (CB)
B – Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật
Tiết 16.
Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm tiêu hóa.
- Trình bày được chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá.
- Mô tả được quá trình tiêu hoá trong không bào tiêu hoá, túi tiêu hoá và ống tiêu hoá.
- Phân biệt được tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Vận dụng kiến thức bài học để giải thích các hiện tượng thực tế.
- Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp kiến thức
3. Thái độ
- Có thái độ học tập tích cực
- Hình thành thái độ hiểu biết về kiến thức và yêu thích thiên nhiên, quan tâm đến hiện tượng trong tự nhiên
II. Trọng tâm bài giảng
Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Hình thức tổ chức dạy học: Giờ học lý thuyết.
- Phương pháp dạy học:
+ Thuyết giảng.
+ Trực quan.
+ Hỏi – đáp.
+ Nêu – giải quyết vấn đề.
- Phương tiện, học liệu:
+ Giáo án; bài giảng điện tử; SGK; hình 15.1, 15.2, 15.3, 15.4, 15.5, 15.6 SGK; hình ảnh chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa; Giáo trình động vật không xương sống, Sinh lý học cơ thể động vật (Trịnh Hữu Hằng).
+ Bảng, phấn, máy chiếu.
+ Video
2. Học sinh
- SGK, vở bài tập.
- Đọc trước kiến thức bài 15
IV. Tiến trình giờ học
1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)
2. Tiến trình bài học
a. Đặt vấn đề
Qua phần A: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật chúng ta biết rằng cây xanh tồn tại là nhờ thường xuyên trao đổi chất với môi trường thông qua quá trình hút hơi nước, muối khoáng ở rễ và quá trình quang hợp diễn ra ở lá. Vậy với con người và động vật dị dưỡng muốn tồn tại và phát triển thì cũng cần có quá trình trao đổi chất với môi trường ngoài cụ thể là thức ăn, làm thế nào mà để thức ăn có thể chuyển hóa được thành các chất dinh dưỡng đáp ứng được các nhu cầu của động vật đó là nhờ vào quá trình tiêu hóa. Vậy quá trình tiêu hóa là gì, nó diễn ra như thế nào? Đối với các ngành động vật khác nhau thì quá trình diễn ra khác nhau hay không? Chúng ta cũng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
b. Vào bài
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:Khái niệm tiêu hoá (8’)
GV: Theo các em các chất
như prôtêin, lipit, cacbohiđrat,.. là những chất có cấu trúc đơn giản hay phức tạp? Cơ thể chúng ta có dễ dàng hấp thụ được không?
GV: Vậy các chất như prôtêin, lipit, cacbohiđrat,..là chất dinh dưỡng có cấu trúc phức tạp như vậy nhưng lại là thành phần chính trong thức ăn, làm sao cơ thể có thể hấp thụ được?
GV: Quá trình đó được gọi là quá trình tiêu hóa. Nó là khởi nguồn của sự chuyển hoá vật chất trong cơ thể động vật. Sau đó các chất dinh dưỡng được hấp thụ sẽ tham gia vào quá trình chuyển hoá bên trong tế bào (chuyển hóa nội bào). Các sản phẩm phân huỷ được thải ra ngoài nhờ hệ bài tiết, hệ hô hấp ...
GV: Yêu cầu HS thực hiện lệnh SGK, và gọi một bạn lên trả lời.
GV: Ở các nhóm động vật khác nhau thì cơ quan tiêu hóa khác do cấu tạo cơ thể khác nhau, có nhóm cấu tạo cơ thể rất đơn giản như trong cơ thể chưa có cơ quan tiêu hoá. Có nhóm lại có cơ quan tiêu hoá rất tiến hoá dẫn đến cơ chế và đặc điểm tiêu hóa cũng khác nhau. Theo các em có mấy hình thức tiêu hóa?
HS: Chúng là những chất có cấu tạp phức tạp và cơ thể khó hấp thụ được.
HS: Các chất này phải trải qua quá trình biến đổi trong hệ tiêu hoá của động vật tạo thành chất dinh dưỡng đơn giản cơ thể hấp thụ được.
HS: Đọc thông tin SGK và thực hiện lệnh.
Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
HS: 2 hình thức:
+ Tiêu hóa nội bào
+ Tiêu hóa ngoại bào
I. Tiêu hóa là gì?
- Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.
- Các hình thức tiêu hóa:
+ Tiêu hóa nội bào: tiêu hóa ở bên trong tế bào.
+ Tiêu hóa ngoại bào: tiêu hóa ở bên ngoài tế bào trong túi tiêu hóa và ống tiêu hóa.
Hoạt động 2: Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá (8’)
GV: Nhóm ĐV nào chưa có cơ quan tiêu hoá?
GV: Cho học sinh xem video về quá trình tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa.
Dựa vào hình 15.1 thực hiện lệnh SGK.
GV: Em hãy có biết hình thức tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa?
HS: ĐV đơn bào. (Đại diện là Trùng giày)
HS: Quan sát video, đọc thông tin trong SGK và xem hình 15.1 trả lời lệnh:
Đáp án B
HS: Tiêu hoá nội bào.
II. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
- Đại diện: Động vật đơn bào (Trùng giày)
- Các giai đoạn của QT tiêu hoá:
1. Thức ăn được lấy vào cơ thể theo hình thức nhập bào.
2. Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hoá, sau đó tiết enzim tiêu hoá. Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hoá và thuỷ phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
3. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hoá vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không tiêu hoá được trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.
- Hình thức tiêu hoá: Tiêu hoá nội bào.
Hoạt động 3: Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá (8’)
GV: Kể tên những động vật có túi tiêu hóa
GV: Túi tiêu hóa được cấu tạo như thế nào?
GV: Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất ra bên ngoài. Lỗ thông vừa làm chức năng của miệng vừa làm chức năng của hậu môn.
Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến. Các tế bào này tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa
GV: Quan sát hình 15.2 SGK mô tả quá trình tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá?
GV: Qua quá trình tiêu hóa quan sát có cả tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. Tại sao trong túi tiêu hoá, thức ăn sau khi được tiêu hoá ngoại bào lại tiếp tục được tiêu hoá nội bào?
GV gợi ý: Quan sát kích thước của thức ăn sau khi tiêu hoá ngoại bào, yêu cầu HS cho biết thức ăn đã ở dạng đơn giản (axit amin, đường đơn...) chưa?
HS: Các loài ruột khoang và giun dẹp.
HS: Túi tiêu hóa có hình túi và được cấu tạo từ một tế bào
HS quan sát hình 15.2:
Thức ăn sau khi vào túi tiêu hóa qua lỗ miệng thì các tế bào tuyến trên thành túi sẽ tiết ra enzim tiêu hóa thức ăn, sau đó thức ăn đang tiêu hóa dở dang sẽ tiếp tục được tiêu hóa nội bào
HS: Nhằm tạo ra các hợp chất đơn giản mà cơ thể dễ dàng hấp thụ
III. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa
- Đại diện: Các loài ruột khoang và giun dẹp.
- Cấu tạo cơ quan tiêu hóa:
Túi tiêu hóa có hình túi và được cấu tạo từ một tế bào
Túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất ra bên ngoài. Lỗ thông vừa làm chức năng của miệng vừa làm chức năng của hậu môn.
Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến. Các tế bào này tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa
- Qúa trình tiêu hóa: Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ các enzim tiết ra từ tế bào tuyến trên thành túi tiêu hóa và sau đó tiêu hóa nội bào
- Hình thức tiêu hoá: Tiêu hoá ngoại bào và tiêu hoá nội bào.
Hoạt động 4. Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá (15’)
GV: Đại diện của nhóm động vật có ống tiêu hoá?
GV: Ống tiêu hóa được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau.
Các em hãy quan sát các hình vẽ: 15.3 ->15.6 trong SGK
GV: Kể tên các bộ phận của ống tiêu hóa ở người
- Ống tiêu hóa ở một số động vật như giun đất, châu chấy, chim có bộ phận nào khác so với ống tiêu hóa của người?
GV: Trong ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ hoạt động cơ học của ống tiêu hóa và nhờ tác dụng của dịch tiêu hóa.
GV: Để quan sát quá trình tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa thì quan sát video. (Ví dụ ở người)
Sau đó các em hãy điền vào phiếu học tập quá trình tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người.
Tại bộ phận đó xảy ra kiểu tiêu hoá nào?
GV: Sự phân hoá thành những bộ phận khác nhau của ống tiêu hoá có tác dụng gì?
GV: Tóm lại quá trình tiêu hoá thức ăn ở động vật có ống tiêu hóa.
HS: ĐV có xương sống và và nhiều loài ĐV không có xương sống.
HS: Quan sát hình vẽ SGK
HS: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
Có diều: dữ trữ thức ăn
Dạ dày cơ (chim): Nghiền thức ăn dạng hạt
HS: Quan sát video, trả lời phiếu học tập
HS: Sự chuyên hoá về chức năng của các bộ phận trong ống tiêu hoá giúp quá trình tiêu hoá đạt hiệu quả cao nhất.
IV. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
Đại diện: ĐV có xương sống và và nhiều loài ĐV không có xương sống.
Đặc điểm ống tiêu hóa: Ống tiêu hóa được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau.
Hình thức tiêu hóa: tiêu hóa ngoại bào
Qúa trình tiêu hóa: Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và được thải ra ngoài.
V. Củng cố (4’)
Trả lời câu hỏi
1. Hãy nêu hướng tiến hóa về tiêu hóa (từ động vật đơn bào đến động vật có túi, ống tiêu hóa) về:
+ Cơ quan tiêu hóa:
+ Chiều đi của thức ăn, chất thải:
+ Mức độ trộn lẫn thức ăn với chất thải:
+ Mức độ hòa loãng của dịch tiêu hóa với nước :
+ Kích thước của thức ăn:
+ Tiêu hóa nội bào, ngoại bào
2. Cho biết những ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá?
Trả lời:
1. Chiều hướng tiến hóa về tiêu hoá ở động vật:
+ Cơ quan tiêu hóa: từ chưa đến có với mức độ cấu tạo ngày càng phức tạp và chuyên hóa cao.
+ Chiều đi của thức ăn, chất thải: từ nhiều chiều đến 2 chiều ngược nhau, rồi đến 1 chiều.
+ Mức độ trộn lẫn thức ăn với chất thải: từ nhiều đến không lẫn.
+ Mức độ hòa loãng của dịch tiêu hóa với nước: từ nhiều đến không bị hòa loãng.
+ Kích thước của thức ăn: lớn dần
+ Từ tiêu hóa nội bào đến ngoại bào.
2. Ưu điểm của tiêu hóa bằng ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa :
- Thức ăn đi vào theo một chiều nên thức ăn và chất thải không trộn lẫn vào nhau như trong túi tiêu hóa
- Trong ống tiêu hóa, dịch tiêu hóa không bị hòa loãng như trong túi tiêu hóa
- Ống tiêu hóa hình thành các phần khác nhau đảm nhận các chức năng khác nhau, có sự phối hợp tiêu hóa cơ học và hóa học nên hiệu quả tiêu hóa cao hơn
VI. Dặn dò
- Làm bài tập phần Câu hỏi và bài tập SGK 66.
- Đọc trước bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)
VII. Rút kinh nghiệm
Phụ lục
BẢNG 1
Đặc điểm
Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
Tiêu hóa ở động vật có cơ quan tiêu hóa
Động vật có túi tiêu hóa
Động vật có ống tiêu hóa
Đại diện
Cấu tạo cơ quan tiêu hóa
Qúa trình tiêu hóa
Hình thức tiêu hóa
Phiếu học tập
STT
Bộ phận
TH cơ học
TH hoá học
Chức năng
1
Miệng
2
Thực quản
3
Dạ dày
4
Ruột non
5
Ruột già
Đáp án
STT
Bộ phận
TH cơ học
TH hoá học
Chức năng
1
Miệng
x
x
Nghiền nhỏ thức ăn, thấm nước bọt chứa enzim amilaza.
2
Thực quản
x
Co bóp đẩy thức ăn xuống dạ dày.
3
Dạ dày
x
x
Co bóp nghiền thức ăn, trộn thức ăn với dịch vị chứa pepsin .
4
Ruột non
x
x
Co bóp, trộn thức ăn với dịch tụy, dịch ruột làm biến đổi thức ăn thành các chất đơn giản.
5
Ruột già
x
Co bóp, hấp thụ lại nước, muối khoáng, tổng hợp chất cặn bã.
Tiêu hoá là gì?
- Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá
- Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là động vật đơn bào. Tiêu hoá thức ăn ở động vật đơn bào diễn ra bên trong tế bào gọi là tiêu hoá nội bào. Các enzim từ lizoxôm vào không bào tiêu hoá để thủy phân thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản để tế bào sử dụng.
Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá
- Các loài ruột khoang và giun dẹp có túi tiêu hoá
- Túi tiêu hóa được hình thành từ nhiều tế bào. Trong túi tiêu hóa thức ăn được tiêu hóa nội bào và ngoại bào. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzim để tiêu hóa hóa học thức ăn. Sau đó thức ăn đang tiêu hóa dang dở sẽ được tiếp tục tiêu hóa nội bào trong tế bào của thành túi tiêu hóa.
Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá
- Ống tiêu hóa gồm nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau
- Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hóa. Khi đi qua ống tiêu hóa, thức ăn bị biến đổi cơ học và hóa học để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
- Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và thải ra ngoài
- Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa gặp ở động vật có xương sống và một số động vật không xương sống
STT
Bộ phận
Tiêu hóa cơ học
Tiêu hóa hóa học
1.
Miệng
X
X
2.
Thực quản
X
3.
Dạ dày
X
X
4.
Ruột non
X
X
5.
Ruột già
X
Câu 1. So sánh sự khác nhau giữa tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào?
TRẢ LỜI:
- Tiêu hoá nội bào là tiêu hoá thức ăn bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hoá hoá học trong không bào tiêu hoá nhờ hệ thống enzim do lizôxôm cung cấp
- Tiêu hoá ngoại nào là tiêu hoá thức ăn bên ngoài tế bào. Thức ăn có thể được tiêuhoá hoá học trong túi tiêu hoá hoặc được tiêu hoá cả về mặt cơ học và hoá học trong ống tiêu hoá.
Câu 2. Cho biết những ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá?
TRẢ LỜI:
- Trong ống tiêu hoá, dịch tiêu hoá không bị hoà loãng với nước àdễ tiêu hoá
- Nhờ thức ăn đi theo một chiều nên ông tiêu hoá hình thành các bộ phận chuyên hoá, thực hiện các chức năng khác nhau như tiêu hoá cơ học, tiêu hóa hoá học, hấp thụ thức ăn. Trong khi đó túi tiêu hoá thì không có sự chuyên hoá như vậy.
Câu 3. Tại sao nói tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào?
TRẢ LỜI:
- Thức ăn được tiêu hoá bên ngoài tế bào, thức ăn được tiêu hoá cơ học và hoá học trong lòng ống tiêu hoá. Các chất sau khi được tiêu hoá ngoại bào trong túi tiêu hoá sẽ được tiếp tục đưa vào trong tế bào để tiêu hoá nội bào.
Câu 4. Trình bày ưu điểm của tiêu hóa bằng túi tiêu hóa so với tiêu hóa nội bào ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa và tiêu hóa bằng ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa.
TRẢ LỜI:
Ưu điểm của tiêu hóa bằng túi tiêu hóa so với tiêu hóa nội bào là:
- Nhờ có ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa nên túi tiêu hóa tiêu hóa được con mồi to hơn, nhiều loại thức ăn hơn và tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn.
Ưu điểm của tiêu hóa bằng ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa :
- Thức ăn đi vào theo một chiều nên thức ăn và chất thải không trộn lẫn vào nhau như trong túi tiêu hóa
- Trong ống tiêu hóa, dịch tiêu hóa không bị hòa loãng như trong túi tiêu hóa
- Ống tiêu hóa hình thành các phần khác nhau đảm nhận các chức năng khác nhau, có sự phối hợp tiêu hóa cơ học và hóa học nên hiệu quả tiêu hóa cao hơn
Câu 5. Ống tiêu hoá phân hoá thành các bộ phận khác nhau có tác dụng gì?
TRẢ LỜI:
- Sự chuyên hoá về chức năng của các bộ phận trong ống tiêu hoá giúp quá trình tiêu hoá đạt hiệu quả cao nhất. Ví dụ: ở miệng có răng, cơ nhai tham gia vào quá trình tiêu hóa cơ học giúp nghiền nhỏ thức ăn, làm tăng diện tích tác dụng của enzim lên thức ăn
Đáp án phiếu học tập số 2
HỆ TIÊU HOÁ CỦA NGƯỜI
Bộ phận
Tiêu hóa cơ học
Tiêu hóa hóa học
Miệng
Nhai, đảo trộn làm nhỏ tạo viên thức ăn
Nước bọt chứa men amilaza biến đổi một phần tinh bột thành đường mantôzơ
Thực quản
Nuốt, đẩy viên thức ăn xuống dạ dày
Không có Enzim nhưng amilaza vẫn tiếp tục hoạt động
Dạ dày
co bóp nhào trộn thức ăn với dịch vị, đẩy thức ăn xuống ruột
Tiêt enzim pépsin biến đổi prôtêin ở mức độ nhất định
Gan
Không
Tiết dịch mật nhũ tương hoá mỡ
Tuỵ
Không
Tiết dịch tuỵ chứa các en zim đóng vai trò chủ yếu trong tiêu hoá hoá học ở ruột non
Ruột non
Co bóp tạo lực đẩy thức thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột, giúp thức ăn thấm đều dịch mật, dịch tuỵ, dịch ruột
Tiết đủ loại enzim biến đổi tất cả các loại thức ăn (gluxít, lipít, prôtêin) thành chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được(đường đơn a xit amin,glycerin và axít béo tiêu hóa prôtêin
Ruột già
Co bóp tống phân ra ngoài
Tái hấp thụ nước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 15 Tieu hoa o dong vat_12313484.docx