Giáo án Sinh học 11 tiết 14 bài 15: Tiêu hoá ở động vật

 IV. Tiến trình bài giảng:

 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số

 2.Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới:

Cây xanh tồn tại được nhờ thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài thông qua các quá trình quang hợp, hô hấp, hút nước và muối khoáng. Động vật và con người thực hiện trao đổi chất với môi trường như thế nào?

Bài 15: Tiêu hóa ở động vật

 

docx4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 tiết 14 bài 15: Tiêu hoá ở động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/11/2017 Ngày giảng: 13/11/2017 Lớp: 11G Trường: THPT Kim Anh Người thực hiện: Giáo sinh Bùi Thị Thùy Dương Người hướng dẫn: Cô Ngô Thị Thu Hoài Tiết 14 Bài 15: TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: 1. Kiến thức: Mô tả được quá trình tiêu hoá trong không bào tiêu hoá ở động vật đơn bào, trong túi tiêu hoá và ống tiêu hoá. Phân biệt được tiêu hoá ngoại bào và tiêu hóa nội bào. Nêu được chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá ở động vật. 2. Kỹ năng: Rèn một số kỹ năng: - Nghiên cứu quan sát phân tích tranh vẽ. - Phân tích, so sánh 3. Thái độ: Có ý thức giữ vệ sinh trong ăn uống để tránh 1 số bệnh về đường tiêu hóa. II. Phương pháp: Hỏi đáp, trực quan. III.Phương tiện: - Hình ảnh hệ tiêu hóa ở các nhóm động vật - Phiếu học tập: Tiêu hóa ở các nhóm động vật Lớp: Nhóm: Các loài động Chỉ vật tiêu so sánh Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá Động vật có túi tiêu hoá Động vật có ống tiêu hoá Đại diện Hình thức tiêu hoá Đặc điểm cơ quan tiêu hoá Quá trình tiêu hóa Đáp án PHT: Tiêu hóa ở các nhóm động vật Lớp: Nhóm: Các loài động Chỉ vật tiêu so sánh Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá Động vật có túi tiêu hoá Động vật có ống tiêu hoá Đại diện Động vật đơn bào Các loài ruột khoang và giun dẹp Động vật có xương sống và nhiều loài động vật không có xương sống Hình thức tiêu hoá Tiêu hóa nội bào Tiêu hóa ngoài bào + Tiêu hóa nội bào Tiêu hóa ngoại bào Đặc điểm cơ quan tiêu hoá Không có - Hình túi, gồm nhiều tế bào. - Có một lỗ thông vừa là miệng vừa là hậu môn. - Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa Gồm: - Ống tiêu hóa ( miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn) - Tuyến tiêu hóa (tuyến nước bọt, gan, tụy, dịch ruột) Quá trình tiêu hóa - Thức ăn à Không bào tiêu hóa à Lyzoxom gắn vào không bào tiêu hóa à Enzim từ lyzoxom tiêu hóa thức ăn à Chất thải ra ngoài ( xuất bào) - Thức ăn à miệng à túi tiêu hoá (nhờ Enzim tiêu hoá tiêu hoá thức ăn) à thức ăn được tiêu hoá tiếp tục trong các tế bào trên thành túi tiêu hoá à Chất thải Thức ăn à ống tiêu hóa được biến đổi cơ học, biến đổi hóa học ( nhờ tuyến tiêu hóa) thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu à các chất không được tiêu hóa sẽ tạo thành phân thải ra ngoài. - Bảng phụ: Tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người Bộ phận Tiêu hóa cơ học Tiêu hóa hóa học Miệng Nhai, đảo trộn làm nhỏ tạo viên thức ăn Nước bọt chứa men amilaza biến đổi một phần tinh bột thành đường mantôzơ Thực quản Nuốt, đẩy viên thức ăn Không Dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn Tiết enzim pépsin biến đổi prôtêin Gan Không Tiết dịch mật nhũ tương hoá mỡ Tuỵ Không Tiết dịch tuỵ chứa các enzim đóng vai trò chủ yếu trong tiêu hoá hoá học ở ruột non Ruột non Co bóp tạo lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột Tiết enzim biến đổi tất cả các loại thức ăn (gluxít, lipít, prôtêin) Ruộtgià Co bóp tống phân ra ngoài Tái hấp thụ nước IV. Tiến trình bài giảng: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Cây xanh tồn tại được nhờ thường xuyên trao đổi chất với môi trường ngoài thông qua các quá trình quang hợp, hô hấp, hút nước và muối khoáng. Động vật và con người thực hiện trao đổi chất với môi trường như thế nào? Bài 15: Tiêu hóa ở động vật Hoạt động của GVvà HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu tiêu hóa là gì? HS nghiên cứu trả lời câu hỏi trắc nghiệm SGK: (?) Thế nào là tiêu hoá? (?) Quá trình tiêu hoá xảy ra ở đâu trong cơ thể động vật? TL: Bên trong và bên ngoài tế bào. Hoạt động 2: Tìm hiểu tiêu hóa ở các nhóm động vật - HS nghiêm cứu SGK, quan sát tranh về tiêu hóa ở các nhóm động vật. Hoàn thành PHT. (?)Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn ở ĐV có túi tiêu hóa so với ĐV đơn bào? (?) Sự tiêu hoá trong ống tiêu hoá có ưu điểm gì? TL:Tiêu hoá được nhiều loại thức ăn, và những thức ăn có kích thước lớn. TL: Các bộ phận của ống tiêu hoá đảm nhiệm các chức năng khác nhau do đó tiêu hoá được nhiều loại thức ăn và hiệu quả cao hơn. - Hình thức tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa là tiến hóa nhất. Đại diện: con người àDùng bảng phụ Tiêu hoá là gì? 1.Khái niệm: Tiêu hoá là quá trình biến đổi và hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. 2.Các hình thức tiêu hóa: - Tiêu hoá nội bào: - Tiêu hoá ngoại bào: Tiêu hoá ở các nhóm động vật: ĐV chưa có cơ quan tiêu hóa ĐV Có túi tiêu hóa ĐV Có ống tiêu hóa ( Đáp án phiếu học tập) 4.Củng cố: Giải ô chữ Gợi ý: (Mỗi gợi ý vừa hỏi vừa trả lời trong 30 giây) Hàng 1 (13 chữ ): Động vật nào chưa có cơ quan tiêu hoá? Hàng 2 (11 chữ): Thức ăn được tiêu hoá hoá học nhờ yếu tố nào? Hàng 3 (10 chữ): Ở Thuỷ tức, trên thành túi tiêu hoá có tế bào gì? Hàng 4 (7 chữ): Nơi thải chất bã của động vật có ống tiêu hoá? Hàng 5 (8 chữ): Ở người bộ phận nào của ống tiêu hoá không có tiêu hoá hoá học? Hàng 6 (6 chữ): Ở ruột non tiêu hoá nào là chủ yếu? Hàng 7 (8 chữ): Quá trình tiêu hoá ở túi tiêu hoá được gọi là gì? Phần trả lời: Đ Ô N G V Â T Đ Ơ N B A O D I C H T I Ê U H O A T Ê B A O T U Y Ê N H Â U M Ô N T H Ư C Q U A N H O A H O C N G O A I B A O 5. Về nhà: - Trả lời câu hỏi SGK trang 64. - Đọc mục “Em có biết?” - Chuẩn bị bài 16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 15 Tieu hoa o dong vat_12540279.docx
Tài liệu liên quan