Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống, có rất nhiều kiểu thông tin,
dữ liệu được biểu diễn dưới dạng các dòng, cột như là: thời khóa biểu,
lịch biểu Những kiểu dữ kiểu dữ liệu đó được gọi là kiểu dữ liệu được
biểu diễn dưới dạng bảng.
Vậy Bảng là gì?
Việc sắp xếp, tính toán, thêm bớt dữ liệu . chính là quá trình làm
việc với bảng.
Để hiểu rõ hơn về Bảng và những thao tác trên bảng thì hôm nay
chúng ta sẽ học bài: “Tạo và làm ciệc với bảng”.
5 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6556 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin - Tạo và làm việc với bảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án TIN HỌC:
Bài 19:
TẠO VÀ LÀM VIỆC VỚI BẢNG
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Giáo viên hướng dẫn: Thầy :Trần Doãn Vinh.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hằng
Lớp : K56 A_CNTT.
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp học sinh nắm được kiến thức tạo bảng như thế nào, có những cách
thức, thao tác gì trên bảng, có những kỹ năng cơ bản trong khi sử dụng
các bảng.
Học sinh cần phải nắm vững lý thuyết, từ đó vận dụng thành thạo vào
thực hành, soạn thảo văn bản.
B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:
1. Phương pháp:
Giảng lý thuyết kết hợp với mô tả bằng hình vẽ.
Nếu có máy chiếu thì kết hợp giảng lý thuyết trên
PowerPoint và mô tả bằng các thao tác thực hành ngay trên
máy.
2. Phương tiện:
Giáo viên :
- Sách giáo khoa lớp 10.
- Giáo án, sách giáo viên.
- Máy tính, máy chiếu.
Học sinh :
- Sách giáo khoa.
- Vở ghi.
- Sách tham khảo.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP VÀ NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
1.Ổn định lớp: ( 1 phút )
Yêu cầu lớp trưởng ổn định lớp và báo cáo sĩ số lớp:
Lớp:.. Sĩ số:.. Vắng:..
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút )
Câu hỏi:
2.1.Trong khi soạn thảo bằng văn bản chúng ta muốn tìm vị trí của một từ
( hoặc một cụm từ ) thì phải làm như thế nào?
2.2. Nên dùng chức năng gõ tắt khi nào?
Nội dung cần trả lời:
2.1 . Để tìm kiếm một từ hoặc cụm từ, ta thực hiện các bước sau:
Chọn lệnh Edit->Find.. hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+f . Hộp
thoại Find and Replace sẽ xuất hiện.
Gõ từ hoặc cụm từ cần tìm vào ô Find what.
Nháy chuột vào nút Find Next.
Cụm từ tìm được ( nếu có ) sẽ hiển thị dưới dạng “bôi đen”.
2.2. Chỉ nên dùng gõ tắt khi cụm từ đó khá dài hoặc được lặp đi lặp lại
nhiều lần trong văn bản, chứ không nên quá lạm dụng việc gõ tắt qua sẽ
gây lộn xộn trong việc sử dụng.
3. Gợi động cơ: (3 phút )
Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống, có rất nhiều kiểu thông tin,
dữ liệu được biểu diễn dưới dạng các dòng, cột như là: thời khóa biểu,
lịch biểu…Những kiểu dữ kiểu dữ liệu đó được gọi là kiểu dữ liệu được
biểu diễn dưới dạng bảng.
Vậy Bảng là gì?
Việc sắp xếp, tính toán, thêm bớt dữ liệu .. chính là quá trình làm
việc với bảng.
Để hiểu rõ hơn về Bảng và những thao tác trên bảng thì hôm nay
chúng ta sẽ học bài: “Tạo và làm ciệc với bảng”.
C. NỘI DUNG BÀI HỌC:
STT
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động của giáo viên và học
sinh
Thời
gian
1
1.a
Tạo bảng:
Các cách tạo bảng:
Cách 1:
Chọn lệnh : Table-> Insert->
Table..( chèn bảng ), rồi chỉ ra
số cột, số hàng cũng như số đo
chính xác cho độ rộng các cột
trong hộp thoại.
Cách 2:
Nháy nút lệnh: InsertTable
trên thanh công cụ chuẩn rồi
kéo thả chuột xuống duơis và
sang phải để chọn số hàng, số
cột cho bảng. Số hàng và số cột
được hiển thị ở hàng dưới cùng.
Câu hỏi: Theo em có mấy cách tạo
một bảng?
Trả lời: Có 2 cách tạo bảng.
Học sinh quan sát hộp thoại:
Chú ý: Nếu thanh công cụ Tables
and Borders chưa có trên màn
hình thì dùng lệnh View
7
phút
>Toolbars và chọn dòng Tables
and Borders để hiển thị.
1.b Chọn thành phần của bảng:
Để chọn ô, hàng, cột hay toàn
bảng, ta thực hiện một trong các
cách sau:
Cách 1:
Dùng lệnh Table->Select, rồi
chọn tiếp Cell, Row, Column
hay Table. Sau đó chọn các
thông số:
Number of columns: Số cột.
Number of Rows: Số dòng.
Cách 2: Chọn trực tiếp:
Để chọn một ô nào đó
trong bảng , nháy chuột
tại cạnh trái của nó.
Để chọn một hàng, nháy
chuột bên trái hàng đó.
Để chọn một cột, nháy
chuột ở đường viển trên
của ô trên cùng trong cột
đó.
Để chọn toàn bảng, nháy
chuột tại đỉnh góc trên
bên trái của bảng.
Giáo viên :
Chọn thành phần của bảng chính
là chọn các ô, hàng, cột.. trong
bảng.
Có 2 cách để chọn thành phần
của bảng.
Trong phần chọn trực tiếp này, yêu
cầu học sinh chú ý theo dõi giáo
viên thực hiện trên màn hình, và
giáo viên nhắc nhở học sinh chú ý
quan sát hình của con trỏ văn bản
tại mỗi thao tác.
5
phút
1.c Thay đổi kích thước của cột
( hay hàng )
Cách 1:
Đưa con trỏ chuột vào đường
viền của cột ( hay hàng ) cần
thay đổi cho đến khi con trỏ có
hình hai mũi tên ép vào nhau .
Kéo thả chuột để thay đổi kích
thước.
Cách 2:
Dùng chuột kéo thả nút trên
thước ngang hặc thước dọc.
Giáo viên thực hành một lần để
học sinh quan sát, sau đó cho một
vài học sinh lên thực hành lại để có
thể hiểu và nhớ bài ngay.
Nếu không có máy chiếu thì yêu
cầu học sinh quan sát cẩn thận các
hình vẽ trong sách giáo khoa.
5
phút
2
2.a
Các thao tác với bảng:
Chèn hoặc xóa ô, hàng , cột:
Chọn ô, hàng, cột muốn xóa
hoặc nằm bên cạnh đối tượng
cần chèn:
Xóa: Dùng lệnh:Table->Delete.
Chèn: Dùng lệnh Table->Insert
Rồi chỉ rõ đối tượng cần chèn.
Câu hỏi: Theo em có những thao
tác nào đối với bảng?
Trả Lời:
Có những thao tác đó là: chèn,
xóa, thêm , tách, gộp, định dạng
văn bản…
3
phút
2.b Thao tác tách ô:
Chọn ô cần tách;
Sử dụng lệnh Table->Split
Cells..Hoặc nút lệnh trên thanh
công cụ Tables and Borders;
Nhập số hàng và số cột cần tách
trong hộp thoại.
Câu hỏi: Tách ô có nghĩa là gì?
Trả lời: tách ô có nghĩa là từ một ô
trong bảng ta có thể tách ô đó
thàng 2 hay nhiều ô khác nhau.
3
phút
2.c Thao tác gộp ô:
Các ô liền nhau ( chọn được )
có thể gộp thành một ô bằng
lệnh: Table->Merge Cells hoặc
nhấn nút lệnh trên thanh công
cụ Table and Borders
Câu hỏi: Thao tác gộp ô có nghĩa
là gì?
Trả lời:
Gộp ô có nghĩa là từ 2 hay nhiều
ô trong một bảng ta có thể gộp lại
thành một ô hoặc thành số ô theo ý
muốn của mình.
3
phút
2.d Định dang văn bản ttrong ô:
Văn bản bên trong ô được định
dnag như văn bản thông
thường. Để căn chỉnh nội dung
bên trong của ô so với các
đường viền ta có thể chọn lệnh
Cell Alignment ( căn thẳng ô )
sau khi nháy nút phải chuột
hoặc dùng nút lệnh trên thanh
công cụ Table and Borders.
Cách 2: Có thể căn chỉnh nội
dung bên trong ô băng cách đưa
chuột vào vị trí cần căn chỉnh,
dùng chuột phải, chọn lệnh:
Cell AlignMent
Câu hỏi: Em hãy cho biết định
dạng văn bản trong ô là gì?
Trả lời: Định dạng văn bản trong ô
là căn chỉnh nội dung bên trong
của ô…
Giáo viên thực hiện các thao tác và
hướng dẫn học sinh thực hành lại
các thao tác đó…
5
phút
D. CỦNG CỐ BÀI HỌC: ( 5 phút )
Hôm nay chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về bảng, như vậy các em đã biết
bảng là gì, và có những thao tác nào trên bảng.
Các em cần ghi nhớ các câu lệnh trong các thao tác với bảng .
E. BÀI TẬP VỀ NHÀ: (3 phút )
Xem lại bài cũ, thực hành lại các thao tác trên máy.
Thực hiện các cách khác nhau để nhớ bài hơn, và dễ dàng vận dụng khi
soạn thảo văn bản…
Xem trước bài mới.
F. NHẬN XÉT VÀ RÚT KINH NGHIỆM TRONG GIỜ GIẢNG:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_an_lop_10_bai_19_hang_6431.pdf