Giáo án tổng hợp các môn khối lớp 1 - Học kì I

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 - Có khái niệm ban đầu về số 4, số 5. Đọc, viết, đếm số từ 1 đến 5 và đọc số từ 5 về 1. Biết được thứ tự của từng số trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5

 - Nhận biết số lượng các nhóm có từ 1 đến 5 đồ vật.

 - Giáo dục HS ham học môn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 1. Giáo viên: Các nhóm có đến 5 đồ vật cùng loại (Từ cụ thể đến trừu tượng).

 2. Học sinh: SGK - Toán 1, một bộ đồ dùng Toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 Hoạt động 1: (4 Phút) Kiểm tra bài cũ.

 Hoạt động 2: (1 Phút) Giới thiệu bài mới.

 Hoạt động 3: (5 Phút) Giới thiệu số 4 và chữ số 4.

 

doc42 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp các môn khối lớp 1 - Học kì I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nêu được. 2 tam giác ít hơn 3 tam giác Qua 2 ví dụ quy nạp trên GV cho học sinh nêu được: 2 bé hơn 3 và yêu cầu các em viết vào bảng con 2 < 3 Giới thiệu 3 < 4 , 4 < 5 Thực hiện tương tự như trên. GV yêu cầu học sinh đọc: Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: GV hướng dẫn các em viết dấu < vào VBT. Bài 2: GV hướng dẫn học sinh quan sát hình mẫu và đọc 3 < 5. Yêu cầu học sinh nhìn hình và viết dấu so sánh vào dưới các hình còn lại. Bài 3: Thực hiện tương tự bài 2, yêu cầu học sinh đọc lại các cặp số đã được so sánh. Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu bài tập. Cho học sinh làm VBT và gọi học sinh đọc kết quả. 3.Củng cố – dặn dò: 5’ Hỏi tên bài. Trò chơi: Nối ô trống với số thích hợp theo mẫu. GV chuẩn bị 2 bảng từ như bài tập số 5. Yêu cầu mỗi nhóm cử 4 học sinh để thi tiếp sức, nhóm nào nối nhanh và đúng nhóm đó thắng. Nhận xét, tuyên dương 3 học sinh đọc viết số theo hướng dẫn của GV (ba hình vuông, đọc ba, viết 3; năm viên bi, đọc năm, viết 5; ). Nhắc lại Có 1 ô tô. Có 2 ô tô. Bên trái có ít ô tô hơn. 1 ô tô ít hơn 2 ô tô (Học sinh đọc lại). 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông (học sinh đọc lại). Học sinh đọc: 1 < 2 (một bé hơn hai), dấu <(dấu bé hơn). Học sinh đọc. Thảo luận theo cặpĐọc lại. Thảo luận theo cặp. Đọc lại. 2 < 3 (hai bé hơn ba), đọc lại. Học sinh đọc. 3 < 4 (ba bé hơn bốn). 4 < 5 (bốn bé hơn năm). một bé hơn hai, hai bé hơn ba, ba bé hơn bốn, bốn bé hơn năm (liền mạch) Thực hiện VBT. 2 < 4, 4 < 5 (Học sinh đọc). 2 < 5, 3 < 4, 1 < 5 (Học sinh đọc). Thực hiện VBT và nêu kết quả. Đại diện 2 nhóm thi đua. Học sinh lắng nghe, thực hiện ở nhà. TIẾNG VIỆT ÂM /D/(TR132 STK) TOÁN(ÔN) LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Tiếp tục củng cố cho HS - Nhận biết số lượng và thứ tự các số trong phạm vi 5. Biết đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 5. - Rèn cho HS đọc, viết đếm các số trong phạm vi 5. - Giáo dục lòng say mê học tập, yêu thích môn học. II.CHUẨN BI ĐỒ DÙNG: 1. Giáo viên: Các nhóm có đến 5 đồ vật cùng loại. Bộ ĐD Toán 2. Học sinh: Chuẩn bị SGK, vở bài tập. Bút chì. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động 1: ( 5’) Kiểm tra bài cũ. - GV nêu các nhóm từ 1 đén 5 đồ vật. HS viết số tương ứng lên bảng con. - GV giơ một, hai, ba. bốn, năm; năm, bốn, ba, hai, một ngón tay, HS nhìn số ngón tay để đọc số( một, hai, ba, bốn, năm; năm, bốn, ba, hai, một) Hoạt động 2: (10’) HS làm bài tập 1 và 2. - GV hướng HS thực hành nhận biết số lượng và đọc, viết số. - HS làm bài 1, 2, GVHD HS đọc thầm , nêu cách làm từng bài tập rồi chữa bài. - Khi chữa bài: gọi HS đọc kết quả: bức tranh thứ nhất ( kể từ trái sang phải) viết số 4 ( chỉ 4 cái ghế) rồi viết số 5 (chỉ 5 ngôi sao... ) - HS khác theo dõi và làm bài của minh để chữa bài. Hoạt động 3: (17’) HS làm bài tập 3 và 4. - GV hướng dẫn HS đọc thầm đề bài rồi gọi HS nêu cách làm: - Chữa bài, gọi HS đọc kết quả để tập đếm từ 1 đến 5 hoặc ngược lại để củng cố. - GV hướg dẫn HS làm bài tập 4, viết các số1, 2, 3, 4, 5 như SGK. - Cho HS chơi trò chơi " thi đua nhận biết thứ tự các số" - GV nhận xét khen HS tham gia trò chơi tích cực. Hoạt động 4: (3’) Củng cố, dặn dò - HS đọc, viết số 4, 5. Đếm số từ 1 đến 5 và đọc số từ 5 đến 1. Ngày soạn: 18/9/2016 Thứ tư, ngày 21 tháng 9 năm 2016 TIẾNG VIỆT ÂM /Đ/(TR136 STK) TOÁN Tiết 11: LỚN HƠN – DẤU > I.MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh bước đầu có thể: - Biết so sánh số lượng và sử dụng từ “lớnù hơn”, dấu “>” để diễn đạt kết quả so sánh. - Thực hiện so sánh các số từ 1 đến 5 theo quan hệ lớn hơn. - GD học sinh ham học bộ môn II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Chuẩn bị phiếu bài tập. Hình vẽ con bướm, con thỏ, hình vuông như SGK phóng to. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. KTBC: 5’ Phát cho học sinh 1 phiếu như sau: Điền số hoặc dấu thích hợp vào ô trống. Yêu cầu học sinh tự làm trên phiếu và sữa bài trên lớp. Nhận xét KTBC. 2.Bài mới: 30’ Hoạt động 1: Nhận biết quan hệ lớn hơn. Giới thiệu dấu lớn hơn “>” Giới thiệu 2 > 1 (qua tranh vẽ như SGK) Hỏi: Bên trái có mấy con bướm? Bên phải có mấy con bướm? Bên nào có số con bướm nhiều hơn? GV nêu : 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm (cho học sinh nhắc lại). Treo tranh hình vuông và thực hiện tương tự để học sinh rút ra: 2 hình vuông nhiều hơn 1 hình vuông. Và viết 2 > 1, (dấu >) được gọi là dấu lớn hơn, đọc là lớn hơn, dùng để so sánh các số. GV đọc và cho học sinh đọc lại: Hai lớn hơn một Giới thiệu 3 > 2 GV treo tranh 3 con thỏ và 2 con thỏ. Nêu nhiệm vụ tương tự, yêu cầu các em thảo luận theo căïp để so sánh số con thỏ mỗi bên. Gọi học sinh nêu trước lớp và cho lớp nhận xét. 3 con thỏ nhiều hơn 2 con thỏ. Tương tự hình các chấm tròn để học sinh so sánh và nêu được. 3 chấm tròn nhiều hơn 2 chấm tròn Qua 2 ví dụ quy nạp trên GV cho học sinh nêu được: 3 lớn hơn 2 và yêu cầu các em viết vào bảng con 3 > 2 So sánh 4 > 3, 5 > 4 Thực hiện tương tự như trên. GV yêu cầu học sinh đọc: Dấu lớn hơn (dấu >) và dấu bé hơn (dấu <) có gì khác nhau? Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: GV hướng dẫn các em viết dấu > vào VBT. Bài 2: GV hướng dẫn học sinh quan sát hình mẫu và đọc 5 > 3. Yêu cầu học sinh nhìn hình và viết dấu so sánh vào dưới các hình còn lại. Bài 3: Thực hiện tương tự bài 2, yêu cầu học sinh đọc lại các cặp số đã được so sánh. Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu bài tập. Cho học sinh làm VBT và gọi học sinh đọc kết quả. 3.Củng cố – dặn dò: 5’ Hỏi tên bài. Trò chơi: Nối ô trống với số thích hợp theo mẫu. GV chuẩn bị 2 bảng từ như bài tập số 5. Yêu cầu mỗi nhóm cử 4 học sinh để thi tiếp sức, nhóm nào nối nhanh và đúng nhóm đó thắng. Nhận xét, tuyên dương Làm việc trên phiếu, một học sinh làm bài trên bảng lớp. So sánh, đối chiếu bài của mình và bài trên lớp. Điền số hoặc dấu thích hợp vào ô trống. Có 2 con bướm. Có 1 con bướm. Bên trái có nhiều con bướm hơn. 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm (học sinh nhắc lại). 2 hình vuông nhiều hơn 1 hình vuông (học sinh đọc lại). Học sinh đọc: 2 > 1 (hai lớn hơn một), dấu > (dấu lớn hơn). Học sinh đọc. Thảo luận theo cặp. Đọc lại. Thảo luận theo cặp. Đọc lại. 3 > 2 (ba lớn hơn hai), đọc lại. Học sinh đọc. 4 > 3 (bốn lớn hơn ba). 5 > 4 (năm lớn hơn bốn). Năm lớn hơn bốn, bốn lớn hơn ba, ba lớn hơn hai, hai lớn hơn một (liền mạch) Khác tên gọi, cách viết, cách sử dụng, khi viết 2 dấu này đầu nhọn luôn hướng về số nhỏ hơn. Thực hiện VBT. 4 > 2, 3 > 1 (Học sinh đọc). 5 > 2, 4 > 3, 5 > 4, 3 > 2 (Học sinh đọc). Thực hiện VBT và nêu kết quả. Đại diện 2 nhóm thi đua. HS làm VBT Học sinh lắng nghe. TOÁN(ÔN) BÉ HƠN. DẤU < I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Củng cố cho HS - Biết so sánh số lượng và sử dụng từ: " bé hơn", dấu " <", khi so sánh các số. - Thực hành so sánh các số trong phạm vi từ 1 đến 5 theo quan hệ bé hơn. - HS chú ý, tích cực học bài và làm bài tập tốt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Tranh ô tô, con chim trong SGK phóng to. 2. Học sinh: SGK, bộ đồ dùng học toán.VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động 1: (1’) Giới thiệu bài. Hoạt động 2: (5’) Giới thiệu 1< 2. - HS quan sát treo tranh 1, trả lời: Bên trái có mấy bông hoa? Bên phải có mấybông hoa ? + Bên nào có số bông hoa ít hơn? Vậy 1 bông hoa so với 2 bông hoa thì như thế nào? - GV làm tương tự với tranh khác. GV gọi một HS đọc kết quả so sánh 1 và 2. - HSx quan sát, lắng nghe và đọc theo các bạn. “ Một bé hơn hai ” Hoạt động 3: (5’) Giới thiệu 2 < 3. - GV hướng dẫn HS Giới thiệu 2 < 3 như Giới thiệu 1< 2. Hoạt động 4: (5’) Giới thiệu 3 < 4, 4 < 5. - GV hướng dẫn HS Giới thiệu 3 < 4, 4 < 5 như Giới thiệu 2< 3. Hoạt động 5: (15’) HS thực hành, luyện tập (VBT) *Bài 1: Viết dấu . GV kiểm tra HS. *Bài 2: So sánh và viết kết quả so sánh. - HS quan sát lá cờ, đếm số lá cờ ở mỗi bên. (Bên trái có 3 lá, bên phải có 5 lá cờ) + Yêu cầu HS so sánh 3 quả cam và 5 quả cam. (3 quả cam ít hơn 5 quả cam). + GV nêu và đồng thời viết lên bảng: Vậy ta viết: 3 < 5. - GV yêu cầu HS làm tương tự với hình còn lại. - HS KT quan sát GV làm mẫu và cùng làm các phần caon lại với các bạn. Hoạt động 6: (4’) Củng cố, Dặn dò - HS nhận biết số lượng bé hơn, về nhà thực hành lại các bài tập. Ngày soạn: 19/9/2016 Thứ năm, ngày 22 tháng 9 năm 2016 TIẾNG VIỆT ÂM /E/(TR140 STK) TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Giúp HS củng cố được khái niệm bé hơn, lớn hơn, cách sử dụng các dấu >, < khi so sánh các số. Bước đầu giới thiệu quan hệ giữa bé hơn và lớn hơn. - HS chú ý, tích cực học bài và làm bài tập tốt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu kiểm tra bài cũ. Có thể chuẩn bị trên bảng phụ. 2. Học sinh: SGK, Bộ đồ dùng học toán 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Hoạt động 1: (4’) Kiểm tra bài cũ Hoạt động 2: (1’) Giới thiệu bài mới. Hoạt động 3: (25’) GV hướng dẫn HS luyện tâp, thực hành (SGK - tr. 21) *Bài 1: Điền dấu ">", "<" vào ô trống. - GV yêu cầu 1 HS nêu đề bài. - Cả lớp làm bài vào vở, một HS lên bảng làm. - HS làm: 5 > 1 5 > 3 5 > 4 4 > 3 1< 5 3 < 5 4 < 5 3 < 4 - HS hãy đọc kết quả theo từng cột. *Bài 2: So sánh số lượng và viết kết quả so sánh. - Hướng dẫn HS làm bài tương tự như cách làm bài 2, tiết 10. - GV hỏi: Em cần chú ý gì khi viết dấu lớn hơn ">" hay bé hơn"<"? (khi viết dấu bé hơn "" đầu nhọn luôn quay về số bé hơn). - GV giúp đỡ HS yếu, học sinh X làm bài tập. Hoạt động 4: (5’) Củng cố, Dặn dò - GV cho HS nhận biết số lượng và sử dụng dấu lớn hơn > HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP TUẦN 03 I. MỤC TIÊU 1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 03. 2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần 04 3. Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt. - Học sinh: ý kiến phát biểu. III. TIẾN TRÌNH SINH HOẠT 1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 03. a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ. Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp. Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua. Đánh giá xếp loại các tổ. Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp . Về học tập: Về đạo đức: Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: Về các hoạt động khác. Tuyên dương, khen thưởng. Bạn Sử, Sơn, Lưu Ly, Hải Anh Phê bình. GV nhắc nhở chung để HS sửa 2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần 04 Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được. Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp. 3. Củng cố - dặn dò: 5’ Nhận xét chung các nội dung trong tuần. Chuẩn bị cho tuần sau. TUẦN 04 Ngày soạn 23/9/2016 Thứ hai, ngày 26 tháng 9 năm 2016 TIẾNG VIỆT(2T) LUẬT CHÍNH TẢ E,Ê(TR147 STK) TOÁN BẰNG NHAU, DẤU = I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Giúp HS nhận biết sự bằng nhau về số lượng, mỗi số bằng chính là số đó. - Biết sử dụng từ “bằng nhau”, dấu = khi so sánh các số. - Giáo dục HS ham học môn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Các mô hình, đồ vật thật phù hợp với tranh vẽ của bài học. 2. Học sinh: SGK. vở bài tập. Bảng con, phấn. bút chì. Bộ đồ dùng học Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động 1: (5’) Kiểm tra bài cũ - 2 học sinh lên bảng làm bài tập 1 ( trang 21) Điền >, < ? vào chỗ chấm. 3... 4 5... 2 Hoạt động 2: (8’) Hướng dẫn HS nhận biết 3 = 3 - Cho HS quan sát tranh của bài học, trả lời câu hỏi của GV: + Có 3 con hươu, có 3 khóm cây, cứ mỗi con hươu lại có (duy nhất) một khó cây (và ngược lại), nên số con hươu (3) bằng số khóm cây (3), ta có 3 bằng 3. - GV giới thiệu như sau: 3 = 3 (dấu = đọc là “bằng”), gọi HS đọc: “Ba bằng ba” Hoạt động 3: (8’) Hướng dẫn HS nhận biết 4 = 4 - GV hướng dẫn HS giải thích 4 = 4 bằng tranh vẽ ( hay mô hình) nêu trong bài học tương tự như đối với 3 = 3 Hoạt động 4: (11’) Thực hành - Bài 1: Hướng dẫn HS viết dấu =, GV lưu ý khi viết dấu bằng vào giữa hai số, chẳng hạn: 5 = 5, HS viết dấu bằng cân đối ngang giữa hai số. - Bài 2: HS nêu nhận xét rồi viết kết quả bằng ký hiệu vào các ô trống. Chẳng hạn ở hình vẽ đầu tiên có 5 hình tròn trắng, 5 hình tròn xanh, ta viết 5 = 5 - Bài 3: HS nêu cách làm. HS làm bài rồi chữa bài (đọc kết quả) Hoạt động 5: (3’) Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét giờ học, tuyên dương những em học tập tích cực. Ngày soạn 24/9/2016. Thứ ba, ngày 27 tháng 9 năm 2016 TOÁN BÀI : LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU : Sau bài học, học sinh được củng cố về: - Khái niệm bằng nhau. - So sánh các số trong phạm vi 5 và cách sử dụng các từ, các dấu lớn hơn (>), bé hơn (<), bằng nhau (=) để đọc ghi kết quả so sánh. - GD học sinh ham học bộ môn II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, phiếu học tập III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. KTBC: 5’ GV tự thiết kế bài tập để kiểm tra việc thực hành so sánh các số trong phạm vi 5 cho các em. 1 2 < < < 5 5 > 4 > 1 GV ghi nội dung kiểm tra lên bảng phụ, gọi 1 em lên bảng, yêu cầu các em khác làm vào phiếu kiểm tra để kiểm tra được tất cả các em trong lớp. Nhận xét KTBC. 2.Bài mới 30’: Giới thiệu bài và ghi tựa. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Yêu cầu cả lớp làm bài vào phiếu, gọi 1 học sinh lên bảng làm bài, gọi học sinh chữa miệng. Yêu cầu học sinh quan sát cột 3 hỏi: Các số được so sánh ở 2 dòng đầu có gì giống nhau. Kết quả thế nào? Vì hai bé hơn ba, ba bé hơn bốn, nên hai bé hơn bốn. Cô mời bạn khác nhắc lại. Bài 2: GV yêu cầu học sinh nêu cách làm bài tập 2 ? So sánh rồi viết kết quả: chẳng hạn so sánh số bút mực với số bút chì ta thấy ba bút mực nhiều hơn hai bút chì, ta viết 3 > 2 và 2 < 3. Yêu cầu cả lớp làm bài: Theo dõi việc làm bài của học sinh, gọi học sinh đọc kết quả. Bài 3: GV treo hình phóng to hỏi: bạn nào có thể cho cô biết ở bài tập 3 ta làm như thế nào? Yêu cầu học sinh tự làm bài vào phiếu, gọi học sinh lên bảng làm bài. Chữa bài: Gọi học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng, yêu cầu học sinh dưới lớp kiểm tra bài làm của mình. 3.Củng cố: 5’ Hỏi tên bài. Có thể hỏi như sau: Trong các số chúng ta đã học: Số 5 lớn hơn những số nào? Những số nào bé hơn số 5? Số 1 bé hơn những số nào? Những số nào lớn hơn số 1? Nhận xét, tuyên dương Lớp làm phiếu học tập, 1 học sinh làm bảng từ. 1 < 2 < 3 < 4 < 5 5 > 4 > 3 > 2 > 1 Thực hiện trên phiếu học tập, nêu miệng kết quả. Cùng được só sánh với 3 hai bé hơn ba, ba bé hơn bốn. Nhắc lại. Thực hiện VBT bà nêu kết quả. Làm cho bằng nhau. 1, 2, 3, 4 1, 2, 3, 4 2, 3, 4, 5 2, 3, 4, 5 TIẾNG VIỆT(2T) ÂM/G/ (TR155 STK TOÁN(ÔN) BẰNG NHAU, DẤU = I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Củng cố cho HS biết sự bằng nhau về số lượng, mỗi số bằng chính là số đó. Biết sử dụng từ “bằng nhau”, dấu = khi so sánh các số. - Rèn HS làm tốt các dạng toán đã học. - Giáo dục HS ham học Toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Các mô hình, đồ vật thật phù hợp với tranh vẽ của bài học. 2. Học sinh: SGK. vở bài tập. Bảng con, phấn. bút chì. Bộ đồ dùng học Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động 1: (5’) Kiểm tra bài cũ - 2 học sinh lên bảng làm bài tập 1 Điền >, < ? vào chỗ chấm. 2... 1 3... 4 Hoạt động 2: (11’) Thực hành - Bài 1: Hướng dẫn HS viết dấu =, GV lưu ý khi viết dấu bằng vào giữa hai số, chẳng hạn: 5 = 5, HS viết dấu bằng cân đối ngang giữa hai số. - Bài 2: HS nêu nhận xét rồi viết kết quả bằng ký hiệu vào các ô trống. Chẳng hạn ở hình vẽ đầu tiên có 4 hình tròn trắng, 4 hình tròn xanh, ta viết 4 = 4 - Bài 3: HS nêu cách làm. HS làm bài rồi chữa bài (đọc kết quả) - GV quan sát, giúp đỡ HS lớp và học sinh yếu làm bài tập. Hoạt động 5: (3’) Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét giờ học, tuyên dương những em học tập tích cực. Ngày soạn 26/9/2016 Thứ tư, ngày 28 tháng 9 năm 2016 TIẾNG VIỆT(2T) ÂM /H/ (TR159 STK TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh củng cố về: - Khái niệm ban đầu về bé hơn, lớn hơn, bằng nhau. - Thực hiện so sánh các số trong PV5 và cách dùng các từ “lớn hơn”, “bé hơn”, “bằng nhau”, các dấu , = để đọc và ghi kết quả so sánh. - GD học sinh ham học bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Mô hình bài tập như SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. KTBC: 5’ Yêu cầu học sinh làm bài tập vào bảng con, gọi 3 học sinh làm bảng lớp. Nhận xét KTBC. 2.Bài mới: 30’ Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập: a) GV giới thiệu cho học sinh nhận thấy hai bình hoa và nêu nhận xét. Để bên 2 bông hoa bằng bên 3 bông hoa ta làm thế nào? b) Tương tự GV giới thiệu hình vẽ các con kiến và cho học sinh nhận xét. Ta gạch đi 1 con kiến bên hình 4 con kiến để 2 bên có số kiến bằng nhau. c) Cho học sinh quan sát hình vẽ cái nấm và so sánh số nấm ở hai hình. GV gợi ý các em thực hiện bằng 2 cách vẽ thêm hoặc gạch đi để có số nấm hai bên bằng nhau. Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài tập: Yêu cầu các em làm VBT và nêu kết quả. Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu bài tập. Cho học sinh làm VBT và gọi học sinh đọc kết quả. 3.Củng cố – dặn dò: 5’ Hỏi tên bài. Nhận xét, tuyên dương Thực hiện trên bảng con, 3 học sinh làm bảng lớp. Học sinh nêu nhận xét: Số hoa ở hai bình hoa không bằng nhau, một bên 3 bông hoa một bên 2 bông hoa. Vẽ thêm 1 bông hoa vào bên 2 bông hoa. Nêu nhận xét. Quan sát và nhận xét. Nêu cách thực hiện. Thực hiện VBT và nêu kết quả. Thực hiện VBT và nêu kết quả. HS nêu lại. TOÁN(ÔN) LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Giúp HS củng cố được khái niệm bé hơn, lớn hơn, cách sử dụng các dấu >, < khi so sánh các số. Bước đầu giới thiệu quan hệ giữa bé hơn và lớn hơn. - HS chú ý, tích cực học bài và làm bài tập tốt. - Giáo dục HS ham học môn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Chuẩn bị phiếu kiểm tra bài cũ. Có thể chuẩn bị trên bảng phụ. 2. Học sinh: SGK, Bộ đồ dùng học toán 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động 1: (4’) Kiểm tra bài cũ Hoạt động 2: (1’) Giới thiệu bài mới. Hoạt động 3: (25’) GV hướng dẫn HS luyện tâp, thực hành (SGK - tr. 21) *Bài 1: Điền dấu ">", "<" vào ô trống. - GV yêu cầu 1 HS nêu đề bài. - Cả lớp làm bài vào vở, một HS lên bảng làm. - HS làm: 5 > 2 5 > 1 5 > 4 4 > 3 2< 5 1 < 5 4 < 5 3 < 4 - HS hãy đọc kết quả theo từng cột. - HSKT làm bài cùng các bạn. GV kết luận đúng, sai rồi cho điểm. *Bài 2: So sánh số lượng và viết kết quả so sánh. - Hướng dẫn HS làm bài tương tự như cách làm bài 2. - GV hỏi: Em cần chú ý gì khi viết dấu lớn hơn ">" hay bé hơn"<"? (khi viết dấu bé hơn "" đầu nhọn luôn quay về số bé hơn). - GV giúp đỡ HS yếu, học sinh yếu làm bài tập. Hoạt động 4: (5’) Củng cố, Dặn dò - GV cho HS nhận biết số lượng và sử dụng dấu lớn hơn > Ngày soạn 27/9/2016 Thứ năm, ngày 29 tháng 9 năm 2016 TIẾNG VIỆT(2T) ÂM /I/ (TR162 STK TOÁN SỐ 6 I.MỤC TIÊU : Giúp học sinh: - Có khái niệm ban đầu về số 6. - Biết đọc, biết viết số 6, đếm và so sánh các số trong phạm vi 6. - Nhận biết số lượng trong phạm vi 6, vị trí của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6. - GD học sinh ham học bộ môn II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình 6 bạn trong SGK phóng to. - Nhóm các đồ vật có đến 6 phần tử (có số lượng là 6). - Mẫu chữ số 6 in và viết. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.KTBC 5’: Cho học sinh làm bảng con, 2 học sinh làm trên bảng lớp bài 2, 3. Nhận xét KTBC. 2.Bài mới 30’: Giới thiệu bài. Lập số 6. - GV đính hình các bạn đang chơi trong SGK (hoặc hình khác nhưng cùng thể hiện ý có 5 đồ vật thêm 1 đồ vật) hỏi: Có mấy bạn đang chơi? Có mấy bạn đang đi tới? Có 5 bạn thêm 1 bạn là mấy bạn? - GV đính các chấm tròn và hỏi: Có mấy chấm tròn? Cô thêm mấy chấm tròn? Có 5 chấm tròn thêm 1 chấm tròn là mấy chấm tròn? GV rút ra phần nhận xét và ghi bảng. - GV đính các con tính và hỏi: - Có mấy con tính? - Thêm mấy con tính? - Có 5 con tính thêm 1 con tính là mấy con tính? GV rút ra phần nhận xét và ghi bảng. GV kết luận: Các bạn, chấm tròn, que tính đều có số lượng là mấy? (là 6) Bài học hôm nay ta học là số 6. GV ghi tựa. Giới thiệu chữ số 6 in và chữ số 6 viết GV treo mẫu nói: Đây là chữ số 6 in và nói tiếp: Đây là chữ số 6 viết. Gọi học sinh đọc số 6. Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6. Hỏi: Trong các số đã học từ số 1 đến số 6 số nào bé nhất. Số liền sau số 1 là số mấy? Và hỏi để điền cho đến số 6. Gọi học sinh đọc từ 1 đến 6, từ 6 đến 1. Vừa rồi em học toán số mấy? Gọi lớp lấy bảng cài số 6. Nhận xét. Hướng dẫn viết số 6 Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của đề. Yêu cầu học sinh viết số 6 vào VBT. Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của đề. Cho học sinh quan sát hình vẽ và đặt vấn đề để học sinh nhận biết được cấu tạo số 6. Quả dâu: 6 gồm 5 và 1, gồm 1 và 5. Con kiến: 6 gồm 2 và 4, gồm 4 và 2. Ngòi bút: 6 gồm 3 và 3. Từ đó viết số thích hợp vào ô trống. Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của đề. Cho HS quan sát các cột ô vuông và viết số thích hợp vào ô trống dưới các ô vuông. Yêu cầu các em viết số thích hợp theo thứ tự từ bé đến và ngược lại. Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu của đề. Cho học sinh các nhóm quan sát bài tập và nói kết quả nối tiếp theo bàn. 3.Củng cố 5’: Hỏi tên bài. Gọi học sinh nêu lại cấu tạo số 6. Số 6 lớn hơn những số nào? Những số nào bé hơn số 6? Nhận xét tiết học, tuyên dương. Thực hiện bảng con và bảng lớp. 5 bạn. 1 bạn 6 bạn. 5 chấm tròn. 1 chấm tròn. 6 chấm tròn. 5 con tính 1 con tính 6 con tính Nhắc lại. Quan sát và đọc số 6. Số 1. Số 2, 3, 4, 5, 6 Đọc 1, 2, 3, 4, 5, 6, 6, 5, 4, 3, 2, 1. Số 6. Cài bảng cài số 6. Viết bảng con số 6. Viết số 6 vào VBT. 6 gồm 5 và 1, gồm 1 và 5. 6 gồm 2 và 4, gồm 4 và 2. 6 gồm 3 và 3. Viết số vào ô trống. Quan sát hình viết vào VBT và nêu miệng các kết quả. Thực hiện nối tiếp theo bàn, hết bàn này đến bàn khác. 6 gồm 5 và 1, gồm 1 và 5. 6 gồm 2 và 4, gồm 4 và 2. 6 gồm 3 và 3. 1, 2, 3, 4, 5 1, 2, 3, 4, 5 HS nêu. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP TUẦN 04 I. MỤC TIÊU: 1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 04. 2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần 05 3. Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt. - Học sinh: ý kiến phát biểu. III. TIẾN TRÌNH SINH HOẠT 1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần 04. a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ. Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp. Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua. Đánh giá xếp loại các tổ. Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp . Về học tập: Về đạo đức: Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: Về các hoạt động khác. Tuyên dương, khen thưởng. Bạn Sơn , Trúc, Ánh, Sử Phê bình. GV nhắc nhở chung để HS sửa 2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần 05 Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được. Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp. 3. Củng cố - dặn dò: 5’ Nhận xét chung các nội dung trong tuần. Chuẩn bị cho tuần sau. TUẦN 05 Ngày soạn: 30/9/2016 Thứ hai, ngày 03 tháng 10 năm 2016 TIẾNG VIỆT(2T) ÂM /KH/ (TR170 STK) TOÁN SỐ 7 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Giúp HS có khái niệm ban đầu về số 7. Biết đọc viết, đếm so sánh, nhận biết các số trong phạm vi 7. Vị trí của số 7 trong dãy sô từ 1 đến 7. - Rèn HS chú ý, tích cực học bài và làm bài tập trong giờ học. - Giáo dục HS ham học môn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Các nhóm có 7 đồ vật cùng loại phù hợp với các tranh vẽ SGK. 2. Học sinh: SGK, bộ đồ dùng học toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động 1: (4’) Kiểm tra bài cũ Hoạt động 2: (5’) GV giới thiệu số 7 - GV yêu cầu HS lấy ra 6 hình vuông, sau đó thêm 1 hình vuông và nói: " Sáu hình vuông thêm một hình vuông là bảy hình vuông" - Gọi HS nhắc lại; " có bảy hình vuông" Hoạt động 3: (5’) GV giới thiệu số 7 in và chữ số 7 viết. - GV giới thiệu số 7 in và số 7 viết. Hoạt động 4: (5 phút) HS nhận biết thứ tự của số 7 trong dãy số từ 1 đế 7. - GV hướng dẫn HS đếm từ 1 đến 7: Rồi đọc ngược lại từ 7 đến 1: - GV giúp HS nhận ra số 7 liền sau số 6 trong dãy số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Hoạt động 5: (13’) Thực hành. - Bài 1: HS viết một dòng số 7, GV giúp học sinh viết đúng quy định. - Bài 2: HS viết số thích hợp vào ô trống. + GV giúp HS nhận ra cấu tạo của số 7 bằng cách nêu câu hỏi, chẳng hạn:" Có mấy con bướm trắng và mấy con bướm xanh? Tất cả có mấy con bướm?. + GV nêu rồi cho HS nhắc lại: "7 gồm 6 và 1; gồm 1 và 6" " 7 gồm 5 và 2; gồm 2 và 5" " 7 gồm 3 và 4; gồm 4 và 3" - Bài 3: GV giúp HS nhận biết: " Số 7 cho biết có 7 ô vuông"; " 7 đứng liền sau 6 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Hoạt động 6: ( 3’) củng cố dặn dò. - Củng cố: Khái niệm về " số 7", đọc, đếm, viết, so sánh các số trong phạm vi 7. - GV nhận xét tiết học, khen học. Ngày soạn 02/10/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12410733.doc
Tài liệu liên quan