I. Mục tiêu:
KT : -Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
KN : -Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau.Chữ dán tương đối phẳng.
TĐ : -Học sinh hứng thú và yêu thích cắt dán chữ.
II.Chuẩn bị:
Giáo viên: Mẫu chữ I, T để cắt dán.Tranh quy trình.
Học sinh: Giấy màu, giấy trắng, kéo, hồ dán.
III. Hoạt động dạy học:
35 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn lớp 3 - Tuần 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g® kh«ng h¹nh phóc bè mÑ hay ®¸nh nhau, c·i nhau con c¸i sÏ như thÕ nµo? như thÕ trÎ em kh«ng được hưởng quyÒn g× ?
TrÎ em nÕu kh«ng cã gia ®×nh th× sÏ như thÕ nµo ? §ã lµ nh÷ng ®øa trÎ bÞ mÊt quyÒn g×?
GVKL: TrÎ em cã quyÒn cã cha mÑ, cã quyÒn được hưởng sù ch¨m sãc cña cha mÑ. C¶ cha mÑ ®Òu cã tr¸ch nhiÖm ch¨m sãc nu«i dưìng con
IV. Cñng cè DÆn dß
- GV nªu c©u hái
- GV nh¾c l¹i néi dung tiÕt häc
- DÆn HS ghi nhí quyÒn vµ bæn phËn cña trÎ em.
V.Bổ sung :
C¶ líp h¸t.
HS quan s¸t tranh vµ giíi thiÖu theo tranh.
§©y lµ gia ®×nh cã c¶ «ng bµ, cha mÑ vµ con c¸i.
§©y lµ gia ®×nh cã cha mÑ vµ c¸c con.
§©y lµ gia ®×nh chØ cã hai mÑ con.
C¸c bøc tranh ®Òu thÓ hiÖn h×nh ¶nh mét gia ®×nh.
HS l¾ng nghe.
6 HS lªn ®ãng vai (Bè, mÑ Hoa, Hoa, B¸c sÜ, c¸c b¹n cña Hoa )
C¶ líp theo dâi tiÓu phÈm, nhËn xÐt vµ tr¶ lêi c¸c c©u hái.
B¹n Hoa bÞ èm
-Bè mÑ rÊt lo l¾ng vµ hÕt lßng ch¨m sãc Hoa.
Bè mÑ rÊt yªu thương Hoa.
Sau khi khái bÖnh, Hoa c¶m ®éng vµ høa víi bè mÑ sÏ häc thËt giái ®Ó cha mÑ vui lßng. Suy nghÜ cña Hoa rÊt ®óng v× c«ng ¬n cña cha mÑ rÊt lín lao.
HS l¾ng nghe.
HS ®ãng vai diÔn l¹i c©u chuyÖn.
C¶ líp theo dâi c©u chuyÖn
HS th¶o luËn vµ tr¶ lêi.
HS nèi tiªp tr¶ lêi.
Cha mÑ vµ nh÷ng người th©n cã tr¸ch nhiÖm ch¨m sãc ®øa bÐ.
HS tr¶ lêi.
HS l¾ng nghe.
HS quan s¸t vµ th¶o luËn.
§¹i diÖn nhãn tr×nh bµy ý kiÕn th¶o luËn cña nhãm m×nh :
Trong tranh g® h¹nh phóc, c¸c con được ch¨m sãc chu ®¸o
Trong tranh g® kh«ng h¹nh phóc bè mÑ hay ®¸nh nhau, c·i nhau. TrÎ em kh«ng được hưởng sù ch¨m sãc cña cha mÑ.
TrÎ em nÕu kh«ng cã gia ®×nh rÊt thiÖt thßi. Nh÷ng ®øa trÎ kh«ng được hưởng sù ch¨m sãc, nu«i dưìng cña cha mÑ.
HS nh¾c l¹i 3 ý c¬ b¶n cña bµi häc vÒ quyÒn vµ bæn phËn cña tÎ em.
********************************
Thủ công: CẮT, DÁN CHỮ : I, T. (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
KT : -Biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
KN : -Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau.Chữ dán tương đối phẳng.
TĐ : -Học sinh hứng thú và yêu thích cắt dán chữ.
II.Chuẩn bị:
Giáo viên: Mẫu chữ I, T để cắt dán.Tranh quy trình.
Học sinh: Giấy màu, giấy trắng, kéo, hồ dán.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giới thiệu bài
1. Quan sát và nhận xét mẫu:
- Giới thiệu mẫu chữ I, T.
+Chiều cao của chữ I,T mấy ô?
+Chiều rộng của chữ T mấy ô?
+Chiều rộng các nét chữ có mấy ô?
Chữ I là chữ có một nét dọc, chữ T có nét dọc và nét ngang.Chiều cao 2 chữ đều năm ô.
2. Hướng dẫn mẫu:
-Đính tranh quy trình, giới thiệu các bước kết hợp thao tác mẫu.
+Bước 1: Kẻ chữ I,T.
Lật mặt sau có kẻ ô vuông, kẻ cắt 2 hình chữ nhật.
Hình 1 cao 1 ô, rộng 1 ô - Kẻ cắt chữ I
Hình 1 cao 5 ô, rộng 1 ô - Kẻ cắt chữ T
+ Bước 2: Cắt chữ T.
Cắt chữ theo đường kẻ,cắt thẳng.
+ Bước 3: Dán chữ I, T.
- Kẻ 1 đường chuẩn, sắp xếp chữ cân đối trên đường chuẩn.
- Bôi hồ vào mặt trái
- Đặt chữ vào vị trí đã định. Đặt tờ giấy nháp lên trên miết cho phẳng.
Tổ chức cho học sinh thực tập kẻ, cắt dán chữ I, T
Quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ những HS còn lúng túng.
*Kết thúc tiết học:
-Nhận xét chung về sự chuẩn bi, thực hành bước đầu của các em.
-Dặn HS chuẩn bị giấy màu, bút, kéo, hồ dán,... Tiết học sau chúng ta tiếp tục học và thực hành làm trên giấy màu ...
-Nhận xét tiết học.
III.Bổ sung:
- Học sinh quan sát
+Cao 5 ô.
+Rộng 3 ô.
+ 1 ô.
Quan sát gv thao tác mẫu
- 2 học sinh nhắc lại các bước
- Thực hành trên giấy nháp kẻ, cắt, dán, chữ I, T
Tiến hành gấp, kẻ cắt chữ I, T trên giấy nháp.
*************************
Thứ ba, ngày tháng năm 2014
Tập đọc: VẼ QUÊ HƯƠNG
I/ Mục tiêu:
KT : Đọc được bài tập đọc
Hiểu ND:Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của người bạn nhỏ( TL:Được các câu hỏi trong SGK, thuộc 2 khổ hơ trong bài. )
KN : biết đọc đúng nhịp thơ và bộc lộ niềm vui qua giọng đọc.
TĐ :GDHS yêu quê hương đất nước.
* KNS : Giao tiếp, tự nhận thức, lắng nghe tích cực
II/ Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết bài thơ để hướng dẫn học sinh HTL.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS nối tiếp đọc lại câu chuyện “ Đất quý, đất yêu “
- Nhận xét
B.Bài mới
1) Giới thiệu bài: ghi bảng
2) Luyện đọc:
a. Đọc mẫu bài thơ.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- đọc từng dòng thơ.
.
Gọi hs đọc từ khó
- đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Giúp học sinh hiểu nghĩa từng từ ngữ mới trong bài ( sông máng , cây gạo )
-từng khổ thơ trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc.
- Nhận xét biểu dương
3) Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Mời 1 em đọc bài , yêu cầu cả lớp đọc thầm bài thơ trả lời câu hỏi :
+ Kể tên những cảnh vật được tả trong bài thơ ?
-Yêu cầu lớp đọc thầm lại toàn bài thơ và TLCH
+ Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể những màu sắc đó ?
- Yêu cầu thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi:
+ Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp ? Hãy chọn câu trả lời mà em cho là đúng nhất ?
Liên hệ ở quê hương em
- Giáo viên kết luận .
4) Học thuộc lòng bài thơ:
Cho hs đọc đồng thanh cả bài
- Hd hs đọc thuộc lòng 2 khổ thơ theo hình thức xóa dần
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
- Theo dõi bình chọn em đọc tốt nhất.
V) Củng cố - Dặn dò:
- Quê hương em có gì đẹp?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới.
V. Bổ sung :
- 3HS tiếp nối đọc lại các đoạn của câu chuyện và TLCH.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi, giáo viên giới thiệu.
- Lắng nghe GV đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc mỗi em 2 dòng thơ.( 2 lượt)
- Luyện đọc các từ : làng xóm, lượn quanh, bức tranh, quay
- 4 hs nối tiếp đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Tìm hiểu nghĩa của từ theo hướng dẫn của giáo viên.
+ Sông máng: SGK.
- Luyện đọc theo nhóm.4
- 2 nhóm thi đọc
-Một em đọc bài , cả lớp đọc thầm cả bài thơ
+ tre, lúa, sông máng, trời mây, ngói mới, trường học, mặt trời
- Cả lớp đọc thầm lại cả bài thơ .
+ Cảnh vật được miêu tả bằng những màu sắc tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát, trời mây xanh ngắt, ngói mới đỏ tươi, mái trường đỏ thắm, mặt trời đỏ chót .
- HS thảo luận theo nhóm, sau đó đại diện từng nhóm nêu ý kiến chọn câu trả lời đúng nhất (Vì bạn nhỏ yêu quê hương)
HStrả lời theo ý của các em
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Đọc đồng thanh cả bài
.- Hs đọc thuộc lòng theo hd của gv
- 4 - 5 hs thi đọc
- 2 hs khá giỏi thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay
-HS tự liên hệ.
- Lắng nghe
***************************
Chính tả: (Nghe viết) TIẾNG HÒ TRÊN SÔNG
I/ Mục tiêu : - Nghe viết đúng bái chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
Làm đúng bài tập điền tiếng có vần: ong/ oong (BT2)
Làm đúng bài tập 3,b
GDHS rèn chữ viết đẹp, biết giữ vở sạch
II/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ , bảng con
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3hs lên bảng viết ,lớp viết bảng con
- Nhận xét đánh giá.
- Nhận xét chung
B.Bài mới:
1) Giới thiệu bài ghi bảng
2) Hướng dẫn nghe - viết:
a. Hướng dẫn chuẩn bị :
- Giáo viên đọc mẫu bài văn
- Yêu cầu 2 học sinh đọc lại bài văn .
- Điệu hò chèo thuyền của chị Gái làm tác giả nghĩ tới những gì ?
- Giáo dục liên hệ về con sông ở quê hương
+ Bài chính tả có mấy câu?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
+ Nêu hình thức trình bày bài chính tả ?
+ Tìm các từ dễ viết sai có trong bài ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
b. Đọc cho học sinh viết vào vở.
c. soát lỗi.
d. Chấm, chữa bài.
- Thu 7-8 bài chấm nhận xét
3/ Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Hướng dẫn HS chọn vần thích hợp để điền
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở
- Mời 2 em lên bảng thi làm đúng, nhanh.
- Nhận xét tuyên dương.
- Gọi HS đọc lại lời giải đúng và ghi nhớ chính tả.
Bài 3 :
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập 3b.
- Hướng dẫn mẫu
- Chia nhóm, các nhóm thi làm bài trên giấy, xong đại diện nhóm dán bài trên bảng lớp, đọc kết quả.
- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.
- Gọi 1HS đọc lại kết quả.
- Cho HS làm bài vào vở
IV) Củng cố - Dặn dò:
-Nêu hình thức trình bày bài văn xuôi ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học và làm bài xem trước bài mới.
V) Bổ sung :
HS1:mùi khét
HS2:xem xét
HS3 :xoèn xẹt
Lớp viết bảng con .
- Theo dõi
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài
- Theo dõi
-2 học sinh đọc lại bài.
- Nhớ tới quê hương với hình ảnh cơn gió chiều và con sông Thu Bồn .
- Có phá Tam Giang , biển ....
+ Bài chính tả này có 4 câu.
+ Viết hoa chữ cái đầu đoạn văn và tên riêng (Gái, Thu Bồn).
+ Chữ đầu đoạn viết hoa và viết cách lề vở 1 ô li
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con: sông, gió chiều, lơ lửng
Cả lớp nghe và viết bài vào vở.
- Soát bài
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì .
- 7-8 HS mang vở chấm
- 2HS nêu yêu cầu của bài, lớp đọc thầm.
- Theo dõi
- Học sinh làm vào vở ,
- 2HS lên bảng thi làm bài, cả lớp theo dõi bình chọn bạn làm đúng và nhanh.
- 2HS đọc lại lời giải đúng: Chuông xe đạp kêu kính coong ; vẽ đường cong ; làm xong việc , cái xoong.
- 1HS đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm.
- theo dõi , đọc : vườn , tàu lượn
Đường , vương vấn
- Các nhóm thi làm bài trên giấy.
- Đại diện nhóm dán bài lên bảng, đọc kết quả. Lớp bình chọn nhóm làm đúng nhất.
- 1HS đọc lại kết quả.
- Cả lớp làm bài vào vở theo lời giải đúng:
+ Vân ươn: mượn, thuê mướn, bay lượn, ...
+ Vần ương: bướng bỉnh, gương soi, lương thực, đo lường, trưởng thành, .
- 2 HS nêu ..
*********************************
Toán: LUYỆN TẬP
I / Mục tiêu:
KT: Biết giải bài toán có hai phép tính.
KN : Làm thành thạo cácbài tập trong sgk
TĐ :GDHS yêu thích học toán.
II/ Đồ dùng dạy học Bảng phụ , bảng con .
III / Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A .Bài cũ :
- Gọi em lên bảng làm BT3 trang 51.
- Nhận xét
- Nhận xét chung
B .Bài mới:
1 ) Giới thiệu bài: ghi bảng
2 ) Luyện tập:
Bài 1: - Yêu cầu 2 em nêu bài tập 1.
- GV ghi tóm tắt bài toán.
Có: 45 ô tô
Rời bến: 18 ô tô và 17 ô tô.
Còn lại: ... ô tô ?
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết ở bến còn lại bao nhiêu ô tô ta cần biết gì? Làm thế nào để tìm được?
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Mời một học sinh lên bảng giải .
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 2 HSKG : - Yêu cầu học sinh đọc bài toán, phân tích bài toán
- Tìm số thỏ đã bán đi ?
- Tìm số thỏ còn lại của bác An ?
- Mời một học sinh lên bảng giải bài.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 3: - Gọi một học sinh nêu yêu cầu BT3.
- Treo BT3 đã ghi sẵn lên bảng.
14 bạn
HSG:
HSK: 8 bạn ? bạn
- Hd hs nêu bài toán
- Hd giải
- Yêu cầu HS làm vào vở.
- Mời một học sinh lên bảng giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
-Yêu cầu lớp đổi chéo vở để kiểm tra.
Bài 4:
- muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm thế nào ?
- Hd mẫu :
- Nhận xét chữa bài ghi điểm
IV) Củng cố - Dặn dò:
- Củng cố lại hai bước giải bài toán bàng hai phép tính
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
V. Bổ sung :
- Hai em lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
*Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- 2 Học sinh nêu bài toán.
+ Có 45 ô tô, lần đầu rời bến 18 ô tô, lần sau rời bến thêm 17 ô tô.
+ Trên bến còn lại bao nhiêu ô tô.
+ tính số ô tô cả 2 lần rời bến , sau đó lấy số ô tô có tất cả trừ số ô tô cả 2 lần rời bến
- Cả lớp làm vào vở , 1 Hs làm bảng lớp
Giải :
Lúc đầu số ô tô còn lại là :
45 – 18 = 27 ( ô tô)
Lúc sau số ô tô còn lại là :
27 – 17 = 10 ( ô tô )
Đ/ S: 10 ô tô
- 2HS đọc bài toán.
- Lấy 48 : 6 = 8
- Lấy 48-8
-1 Hs làm bảng ,lớp làm vở
- Nêu yc
- Theo dõi
-2 hs nêu : Một lớp học có 14 bạn hs giỏi, số hs khá nhiều hơn số hs giỏi 8 bạn. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu hs giỏi và khá ?
- Một học sinh giải bài trên bảng, lớp làm vở
Giải :
Số học sinh khá là :
14 + 8 = 22 (bạn )
Số học sinh giỏi và khá là :
14 + 22 = 36 (bạn)
Đ/ S: 36 bạn
- HS đổi vở để KT bài nhau.
- Nêu yc
- Lấy số đó nhân với số lần
- 15 x 3 = 45 ; 45 + 47 = 92
- Lớp làm vở bài a, b , 2 hs làm bảng
- Hs khá giỏi làm cả bài
- 2 hs nêu
- Lắng nghe
*********************************
Thứ tư, ngày tháng năm 2014
Luyện từ và câu : TỪ NGỮ VỀ QUÊ HƯƠNG
ÔN TẬP CÂU AI LÀM GÌ ?
I/ Mục tiêu :
KT : Hiểu và xếp đúng vào hai nhóm một số từ ngữ về quê hương (BT1)
Biết dùng từ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ quê hương trong đoạn văn (BT2)
KN : Nhận biết được các câu theo mẩu Ai làm gì? Và tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai? hoặc Làm gì?(BT3)
Đặt được 2-3 câu theo mẩu Ai làm gì? Với 2-3 từ ngữ cho trước( BT4)
TĐ : GDHS yêu thích học tiếng việt .
II/ Đồ dùng dạy học bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy học::
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- KT 3 em làm miệng BT2 - tuần 10, mỗi em làm một ý của bài.
- Nhận xét
B.Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2)Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: -Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1 .
- hướng dẫn hs xếp các từ đã cho vào 2 nhóm thích hợp
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập.
- Mời 2 em lên làm bài thi ở bảng
GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 2:-Yêu cầu một em đọc yêu cầu bài tập 2.
- Giảng các từ ; quê hương , quê quán ,giang sơn , đất nước , nơi chôn rau cắt rốn
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi HS nêu kết quả.
- Mời 3HS đọc lại đoạn văn với sự thay thế của 3 từ được chọn.
- Cùng với HS nhận xét, tuyên dương.
- giáo dục hs yêu quê hương của mình
Bài 3:Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập 3
- Bộ phân nào TL cho câu hỏi Ai ?
- Bộ phận nào TL cho câu hỏi Làm gì ?
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở .
- Mời 3 em làm bài trên bảng lớp.
- Nhận xétvà chốt lại lời giải đúng.
Bài 4:Đặt câu theo mẩu Ai làm gì?\
- Bác nông dân thường làm gì ?
- Hãy đặt 1 câu nối về bác nông dân
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở 2-3 từ
- Mời 2 em làm bài trên bảng lớp.
- Nhận xétvà chốt lại lời giải đúng.
IV. Củng cố - Dặn dò
- Yêu cầu HS nêu lại 1số từ về quê hương.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới.
V. Bổ sung :
- Lần lượt 3 em lên bảng làm miệng bài tập số 2.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Cả lớp theo dõi GV giới thiệu bài.
- Một em đọc yêu cầu bài tập1. Cả lớp đọc thầm.
- theo dõi , đọc từ mẫu
Nhóm 1 : cây đa
Nhóm 2 : gắn bó
- Thực hành làm bài tập vào vở.
- 2 HS lên bảng làm bài.
+ Từ chỉ sự vật ở quê hương: cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi.
+ Từ chỉ tình cảm đối với quê hương: gắn bó, nhớ thương, yêu quý, bùi ngùi, tự hào.
- Theo dõi
- Một em đọc bài tập 2. Lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Nghe
Các từ có thể thay thể cho từ quê hương trong bài là : Quê quán , quê cha đất tổ , nơi chôn rau cắt rốn .
- 3HS lần lượt đọc lại đoạn văn đã thay thế từ được chọn.
- Nghe
- 2HS đọc nội dung bài tập 3.
- Chúng tôi
- rủ nhau đi nhặt ..............vừa bùi
- Cả lớp làm bài vào vở
- 3em lên bảng làm bài.
- Cả lớp nhận xét bài làm trên bảng, chữa bài:
Ai
Làm gì ?
Cha
làm cho tôi quét sân
Mẹ
đựng hạt giống .mùa sau
Chị
đan nón lá xuất khẩu .
- 2HS đọc nội dung bài tập 4.
- Cày ruộng , gặt lúa ,...
- Bác nông dân đang cày ruộng .
- Cả lớp làm bài vào vở 2- từ
- 2 em lên bảng làm bài.
- HSKG làm cả 4 từ
Em trai tôi đang ngủ .
Đàn cá đang đớp mồi .
- Cả lớp nhận xét bài làm trên bảng, chữa bài:
- 2 HS nêu
- Nghe
*************************
TOÁN: BẢNG NHÂN 8
I/ Mục tiêu
KT :Lập được bảng nhân 8
- Bước đầu thuộc bảng nhân 8.
KN :Biết vận dụng bảng nhân 8 vào giải toán.
TĐ :GSHS giải toán nhanh đúng , gây hứng thú trong học tập.
II / Đồ dùng dạy học Các tấm bìa có 8 chấm tròn
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A .Bài cũ :
- Gọi 2 em lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 7
- Nhận xét
B .Bài mới:
1) Giới thiệu bài: ghi bảng
2) Lập bảng nhân 8:
-Đính lên bảng 1 tấm bìa có 8 chấm tròn , hỏi:
Tám chấm tròn được lấy 1 lần thì được máy chấm ?
8 được lấy 1 lần bằng mấy ?
-Hãy nêu phép tính tương ứng với 8 được lấy 1 lần ?
- 8 chấm tròn được lấy 2 lần như vậy được mấy chấm tròn ?
- Vậy 8 được lấy 2 lần bằng mấy ?
Nêu phép tính tương ứng
- Vì sao em tìm được kết quả là 16 ?
+ Em có nhận xét gì về tích của 2 phép tính liền nhau?
+ Muốn tính tích liền sau ta làm thế nào?
- yêu cầu HS làm việc cá nhóm đôi để lập bảng nhân 8
- Gọi HS nêu kết quả, GV ghi bảng để được bảng nhân 8.
- Tổ chức cho HS đọc và ghi nhớ bảng nhân 8 vừa lập được.
3) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Củng cố bảng nhân 8
.
- Theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Mời HS nêu kết quả.
- GV nhận xét chữa bài.
- o nhân với bất kì số nào thì có kết quả như thế nào ?
Bài 2 : -Yêu cầu học sinh nêu bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết 6 can có bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Mời một học sinh lên giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 3 - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 3.
Đếm thêm 8 nghĩa là thế nào ?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
IV) Củng cố - Dặn dò:
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng bảng nhân 8
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
V) Bổ sung :
- 2HS lên bảnglàm đọc bài theo yêu cầu của GV
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- Theo dõi
-8 chấm tròn được lấy một lần thì được 8 chấm tròn
Bằng 8
- 8 x 1 = 8
- HS đọc pt
- 16 chấm tròn
Bằng 16
- 8 x 2 = 16
- Vì 8 x2 = 8 + 8 = 16
- HS đọc 8x2 = 16
+ Tích của 2 phép tính liền nhau hơn kém nhau 8 đơn vị.
+ ... lấy tích liền trước cộng thêm 8.
- Tương tự hình thành các công thức còn lại của bảng nhân 8.
- 1 số em nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung:
8 x 3 = 24 , .......................................
8 x 8 = 64 ; 8 x 9 = 72 ; 9 x 10 = 80.
- HS đọc và ghi nhớ bảng nhân 8.
1HS nêu yêu cầu của bài :
- HS làm vào SGK
- Nêu kết quả bài làm, lớp nhận xét bổ sung :
8 x 3 = 24 8 x 2 = 16 8 x 4 = 32
8 x 5 = 40 8 x 6 = 48 8 x 7 = 56
8 x 8 = 64 8 x 10 = 80 8 x 9 = 72
8 x 1 = 8 0 x 8 = 0 8 x 0 = 0.
- Bằng o
- 2HS đọc bài toán, cả lớp theo dõi.
+ Mỗi can có 8 lít dầu.
+ 6 can có bao nhiêu lít dầu.
+ Lấy 8 x 6
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Một HS lên bảng giải bài,
Giải :
Số lít dầu 6 can có là :
8 x 6 = 48 ( lít )
Đáp số : 48 lít dầu
- Một em nêu bài tập 3: Đếm thêm 8 rồi điền vào ô trống.
- Nghĩa là cộng thêm 8
- Học sinh tự làm bài vào SGK , 1 HS làm bảng .
8 , 16 , 24 , 32 , 40 , 48 , 56 , 64 , 72 , 80
.
- 3 HS thi đọc
- Nghe
***********************************
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ VẼ SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ HỌ HÀNG.
I. Mục tiêu:
KT :Biết mối quan hệ, biết xưng hô đúng đối với những người trong họ hàng.
KN :Biết xưng hô đúng với họ hàng nội, ngoại.
TĐ :Có ý thức trong xưng hô với những người họ hàng một cách tôn trọng, lịch sự.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên : Các hình trong sách giáo khoa trang 42, 43.
Học sinh : Tranh ảnh họ hàng nội ngoại.sgk
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Khởi động:Chơi trò chơi: “ Đi chợ mua gì ? Cho ai ?
-Gv nêu cách chơi:(có thể tổ chức trong lớp hoặc ngoài trời tuy theo điều kiện,nếu lớp chật chỉ cần đứng lên trả lời rồi ngồi xuống).Cho hs diểm số từ một đến hết, chọn một hs làm quản trò.
+ Trưởng trò hô: Đi chợ, đi chợ !
+ Cả lớp hô: Mua gì, mua gì ?
+Trưởng trò hô: Mua 2 cái áo( em số 2 đứng dậy chạy vòng quanh lớp )
+ Cả lớp: Cho ai, cho ai ? ( em số 2: Cho mẹ, cho mẹ rồi chạy về chỗ)
+ Trưởng trò nói tiếp: Đi chợ, đi chợ ! ( TRò chơi cứ tiếp tục ...trong khoảng 5-7 phút các em mua quà cho ông, bà, cha mẹ, ...
+ Cuối cung trưởng trò hô: Tan chợ.
-GV theo dõi.nhận xét.
1. Làm việc với phiếu bài tập:
- Làm việc theo nhóm đôi.
Đính bảng phụ có câu hỏi. Nêu yêu cầu.
-Làm việc cả lớp
Giáo viên chốt lời giải đúng và yêu cầu nhóm nào làm chưa đúng có thể chữa lại.
2.Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng:
-Hướng dẫn:Vẽ mẫu và giới thiệu sơ về gia đình. Nêu yêu cầu.
-Làm việc cá nhân
-Gọi một số HS giới thiệu sơ đồ vừa vẽ.
IV. Củng cố ,dặn dò
- Chuẩn bị giờ sau
- Nhận xét giờ học.
V.Bổ sung:
Theo dõi cách chơi.
-HS cả lớp chơi.
- HS làm việc theo nhóm đôi
- Quan sát hình 42 sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi sau:
1.Ai là con trai, ai là con gái của ông bà ?
2. Ai là con dâu, ai là con rể của ông bà ?
3.Ai là cháu nội, ai là cháu ngoại của ông bà ?
4. Những ai là họ nội của Quang ?
5. Những ai là họ nội của Hương ?
- Các nhóm trình bày trước lớp
- HS Theo dõi.
- Từng học sinh vẽ và điền tên những người trong gia đình mình vào sơ đồ.
- Một số học sinh giới thiệu sơ đồ về quan hệ họ hàng vừa vẽ.
************************************
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KỲ I
I. Mục tiêu: Giúp HS
Ôn tập lại những kiến thức đã học và luyện thành kĩ năng cá nhân.
Kiểm tra, khả năng vận dụng trong thực tế của HS.
Đánh giá, nhận xét kết quả học tập giữa kì I.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Chuẩn bị nội dung, hệ thống các câu hỏi ôn tập
HS: Xem lại các bài đạo đức đã học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV:
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu yêu cầu tiết học.
2. Thực hành luyện tập:
Yêu cầu HS nêu tên các bài đạo đức đã học
3. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: Thảo luận
Yêu cầu các em thảo luận theo nhóm 4 về nội dung các bài ĐĐ đã học mà chúng ta vừa nêu.
Yêu cầu đại diện các nhóm nêu ý kiến về nội dung từng bài- Nhóm khác bổ sung.
Hoạt động 2: Đàm thoại cả lớp
Kể một câu chuyện về Bác Hồ. Em đã làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ?
Đã có lúc nào em không thực hiện lời hứa với ai chưa ? Nếu có em đã cảm thấy thế nào ?
Hãy kể một việc thể hiện việc giữ lời hứa của mình.
Vì sao phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em ?
Tại sao phải chia sẻ vui buồn cùng bạn ?
* GV hệ thống và chốt lại các hành vi HS đã thực hiên, tuyên dương, khen ngợi những em đã thực hiện tốt.
4. Củng cố, dặn dò
GV cùng HS hệ thống bài học.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò: Các em cần nhớ kĩ và thực hiện tốt các hành vi đạo đớc đã học để thể hiện là người học sinh luôn luôn chăm, ngoan học giỏi.
5.Bổ sung :
.
Hoạt động của HS:
1. Kính yêu Bác Hồ.
2. Giữ lời hứa
3. Tự làm lấy việc của mình.
4. Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
5. Chia sẻ vui buồn cùng bạn.
Tiến hành thảo luận theo nhóm 4.
HS lần lượt tả lời và nêu kết quả thực hiện của mình.
Nghe
Thứ năm, ngày tháng năm 2014
Toán: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu :
KT : - Thuộc bảng nhân 8 và vận dụng được trong tính giá trị biểu thức trong giải toán.
KN :- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân với ví dụ cụ thể
TĐ : - Giáo dục HS yêu thích môn Toán.
II/ Đồ dùng dạy học
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Bài cũ :
- Gọi 1HS lên bảng làm BT2 tiết trước.
- KT về bảng nhân 8.
- Giáo viên nhận xét
B.Bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Luyện tập:
Bài 1a: - Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả tính nhẩm.
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở và tự chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
1b/ - Yêu cầu học sinh làm bài.
Yêu cầu học sinh nhận xét từng cột tính để nhận thấy việc đổi chỗ các thừa số thì tích không thay đổi.
Bài 2 :- Yêu cầu học sinh nêu đề bài 2.
- Nêu thứ tự thực hiện các biểu thức
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.bta
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc bài 3.
- Tìm số mét dây của 4 đoạn .
- Tìm số mét dây còn lại
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 4 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn hs đếm số hàng , số cột ô vuông để viết pt thích hợp
- Yêu cầu HS tự làm bài vào SGK
- Yêu cầu 1 em lên bảng tính và điền kết quả.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
III) Củng cố - Dặn dò:
- Gọi 1 số em đọc bảng nhân 8.
- Dặn về nhà học và làm bài tập
- Nhận xét tiết học .
IV) Bổ sung :
- 1HS lên bảng làm bài.
- 3HS đọc bảng nhân 8.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài
- 1 em nêu đề bài 1.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- Nêu miệng kết quả nhẩm, cả lớp nhận xét.
- Từng cặp đổi vở cheo để KT bài nhau.
1b: Thực hiện và rút ra nhận xét : 2 x 8 = 16 và 8 x 2 = 16 ; 3 x 8 = 24 và 8 x 3 = 24
- Vị trí các thừa số thay đổi nhưng kết quả không thay đổi.
- Đổi chéo vở để KT bài kết hợp tự sửa bài.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 2.
- Thực hiện thực thứ tự từ trái sang phải
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.bta
- 2HS lên bảng thực hiện,
8 x 3 + 8 = 24 + 8 8 x 4 + 8 = 32 + 8
= 32 = 40
HSKG làm cả bài
8 x 8 + 8 = 64 + 8 8 x 9 + 8 = 72 + 8
= 72 = 80
- Một em đọc bài toán.
Lấy 8 x 4 = 32
Lấy 50 - 32
- Một học sinh lên bảng giải bài, cả lớp làm vở
Số mét dây của 4 đoạn có là :
8x4 = 32 ( m )
Số mét dây còn lại là :
50 - 32 = 18 (m)
Đáp số : 18 m
- Một em nêu
- Cả lớp xem hình vẽ,
tự làm bài vào SGK .
- Một em lên bảng làm bài,
a/ Số ô vuông hình chữ nhật là: 8 x 3 = 24 (ô)
b/ Số ô vuông hình chữ nhật là: 3 x 8 = 24 (ô)
Nhận xét: 8 x 3 = 3 x 8
- HS dọc lại bảng nhân 8.
- nghe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TUẦN 11. 14-15.doc