Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 8

A. Mục tiêu: Biết:

- So sánh hai số thập phân.

- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.

* Làm bài 1, bài 2, bài 3, bài 4a.

B. Đồ dùng dạy học:

- GV: SGK, bảng phụ.

- HS: SGK, vở viết.

C. Các hoạt động dạy - học:

I. Ổn định tổ chức:

 

doc27 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 734 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i 1 HS đọc yêu cầu của đề. - GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài (đã viết sẵn trên bảng lớp) - Mời 1 HS đọc gợi ý 1,2,3 trong SGK. - GV nhắc HS: Những chuyện đã nêu ở gợi ý 1 là những chuyện đã học, có tác dụng giúp các em hiểu yêu cầu của đề bài. Các em cần kể chuyện ngoài SGK hoặc kể câu chuyện đã nghe, đã đọc về tình yêu thiên nhiên và việc làm bảo vệ thiên nhiên của Bác Hồ. - Cho HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện sẽ kể. * HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung câu truyện. - Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện . - GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự hướng dẫn trong gợi ý 2. Với những truyện dài, các em chỉ cần kể 1-2 đoạn. - Cho HS thi kể chuyện trước lớp. + Đại diện các nhóm lên thi kể. + Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện. (Tích hợp HT và làm theo tấm gương ĐĐHCM). - BVMT: Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi tươi đẹp? - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn HS tìm được chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - HD HS chuẩn bị bài sau: Văn hóa địa phương (Yên Bái): Phong tục tập quán, diễn xướng nghệ thuật dân gian, trò chơi dân gian, ... của một số dân tộc ở Yên Bái. - 1, 2HS kể. - 1 HS đọc đề. Kể một câu truyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. - HS đọc. - HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể. - HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. - HS thi kể chuyện trước lớp. - Trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. - Con người cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để thiên nhiên mãi tươi đẹp. Buổi chiều Toán (Tăng cường) Ôn tập về so sánh, sắp xếp các số thập phân A. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng so sánh, sắp xếp các số thập phân. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ, Vở ÔLBTT (Trang 16, 17, 18); Phiếu BT.  - HS: Bảng con, nháp, C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Cho các số: 8,9; 5,2; 0,7; 0,8; 9,5. Hãy viết thêm các chữ số 0 vào bên phải phần thập của các số trên sao cho: Phần thập phân có 2 chữ số. Phần thập phân có 3 chữ số. - HS thực hiện vào bảng con và bảng lớp. - GV và HS chữa bài, nhận xét. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. HDHS làm bài tập: *Bài 1: - 1 HS nêu yêu cầu. - GV HDHS làm bài. - HS thảo luận theo cặp và thực hiện vào PBT. - Đại diện 1 nhóm nêu kết quả. Các nhóm khác nhận xét, chữa bài. - GV nhận xét, chữa bài. Kết quả: a) Khoanh vào số TP 9,4 b) Khoanh vào số TP 0,3261 *Bài 2: - 1 HS nêu yêu cầu. - GV HD HS làm bài. - HS làm bảng con theo 4 nhóm. - GV và HS nhận xét, chữa bài. Kết quả: a) 7 > 6,99 b) 17,183 < 17,09 c) 50,001 < 50,01 d) 29,53 < 729,530 *Bài 3: - 1 HS nêu yêu cầu. - GV HDHS làm bài. - HS làm bài vào vở. 1HS làm vào bảng phụ. - GV thu 1 số vở, nhận xét. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài làm trên bảng phụ. Kết quả: a) Các số theo thứ tự từ bé đến lớn là: 7,5999; 7,609; 7,625; 9,35; 9,8123. b) Các số theo thứ tự từ lớn đến bé là: 16; 15,9; 15,11; 15,01; 15,018; 14,987. 4. Củng cố - dặn dò: - HS nêu lại nội dung ôn tập. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Ngày soạn: 22/ 10/ 2017 Ngày giảng: Thứ tư 25/ 10/ 2017 Buổi sáng Tập đọc Tiết 16: Trước cổng trời A. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy lưu loát bài thơ. - Biết đọc diễn cảm thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp vừa hoang sơ, thơ mộng vừa ấm cúng, vừa thân thương của bức tranh vùng cao. - Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc.(Trả lời các câu hỏi 1,3,4) - Thuộc lòng một số câu thơ. B. Đồ dùng dạy học: - GV : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ chép đoạn HD đọc. - HS : SGK, vở viết. C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: + HS đọc và trả lời các câu hỏi về bài Kì diệu rừng xanh. - GV và HS nhận xét. - 2 HS đọc và TLCH. III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. HD luyện đọc: - 1 HS đọc bài, lớp theo dõi SGK. - Y/c HS chia 3 đoạn. - Y/c HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trong bài. - GV theo dõi, sửa chữa lỗi phát âm và cách ngắt giọng cho HS. - Bài chia làm 3 khổ thơ: + Khổ thơ 1: Từ đầu đến trên mặt đất. + Khổ thơ 2: Tiếp cho đến như hơi khói. + Khổ thơ 3: Đoạn còn lại. - HS tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ trong bài (vài lượt) kết hợp luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ. - HS luyện đọc theo nhóm 3. - GV HD đọc, đọc mẫu toàn bài. - HS nghe. 3. HD tìm hiểu bài: - HS đọc thầm đoạn 1, 2 và TLCH: + Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là cổng trời? +) Nêu ý 1? - GV nêu: Từ cổng trời nhìn ra, qua màn sương khói huyền ảo có thể thấy cả một không gian bao la, bất tận - Cho HS đọc thầm toàn bài. + Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao? +)Nêu ý 2? - Điều gì đã khiến cảnh rừng sương giá ấy như ấm lên? +)Nêu ý 3? - Nội dung chính của bài là gì? - Cho 1-2 HS đọc lại. 4. Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL: - Mời HS nối tiếp đọc bài. - Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. - Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn trong nhóm. - Cho HS luyện đọc thuộc lòng. - Thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng. - GV và HS nhận xét. + Vì đó là một đèo cao giữa 2 vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy +) Ý 1: Vẻ đẹp của cổng trời. - Chú ý nghe. - HS nối tiếp nêu VD: Em thích hình ảnh đứng ở cổng trời, ngẩng đầu lên nhìn thấy khoảng không có gió thổi mây trôi, tưởng như mình có thể lên đến được trời... +) Ý 2: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên từ cổng trời nhìn ra. - Cảnh rừng sương giá như ấm lên bởi có hình ảnh con người +)Ý 3 : Vẻ đẹp của con người lao động. * Nội dung : Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. - HS đọc. - Đọc tiếp nối bài. - HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn. - HS luyện đọc diễn cảm. - HS tự nhẩm HTL - HS thi đọc. 5. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn chuẩn bị bài sau: Cái gì quý nhất. Toán Tiết 38: Luyện tập A. Mục tiêu: Biết: - So sánh hai số thập phân. - Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn. * Làm bài 1, bài 2, bài 3, bài 4a. B. Đồ dùng dạy học: - GV: SGK, bảng phụ. - HS: SGK, vở viết. C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu cách so sánh hai số TP? - Thực hiện so sánh: 65,4 và 65,34. - GV và HS nhận xét. - 2HS nêu. - 1 HS thực hiện trên bảng lớp. 65,4 > 65,34 III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: * Bài 1 (Trang 43): - 1 HS đọc y/c bài tập, lớp theo dõi. - Y/c HS làm bảng con theo nhóm. - HS làm bảng con theo 4 nhóm. - GV và HS chữa bài, nhận xét. 84,2 > 84,19 47,5 = 47,500 90,6 > 89,6 6,843 < 6,85 * Bài 2 (Trang 43): - 1 HS nêu y/c bài tập, lớp theo dõi. - GV HD HS làm bài. - HS làm bài vào vở. 1 HS làm bảng phụ. - GV thu 1 số bài, nhận xét, chữa bài. Kết quả : 4,23 < 4,32 < 5,3 < 5,7 < 6,02 * Bài 3 (Trang 43): - 1 HS đọc bài toán, lớp theo dõi. - GV cho HS thảo luận nhóm 4. - HS thảo luận nhóm 4. Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét, chốt kết quả đúng. - GV và HS nhận xét, chữa bài. Kết quả : x = 0. 9,708 < 9,718 * Bài 4a (Trang 43): - 1 HS nêu y/c bài tập, lớp theo dõi. - 1HS làm trên bảng. Lớp làm nháp. Kết quả : x = 1 vì 0,9 < 1 < 1,2 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - HD chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung. Tập làm văn Tiết 15: Luyện tập tả cảnh A. Mục tiêu: - Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Dựa vào dàn ý (thân bài) viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ; một số tranh ảnh minh hoạ cảnh đẹp ở các miền đất nước. - HS: SGK, vở viết. C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS đọc lại đoạn văn tả cảnh sông nước. - GV và HS nhận xét. - 1, 2HS đọc. III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập. * Bài 1 (Trang 81): - 1 HS nêu y/c bài. - Mời 1 HS đọc yêu cầu. - GV nhắc HS chú ý: + Dựa trên những kết quả quan sát đã có, lập dàn ý chi tiết cho bài văn với đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. + Nếu muốn xây dựng dàn ý tả từng phần của cảnh, có thể tham khảo bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”; Nếu muốn xây dựng dàn ý tả sự biến đổi của cảnh theo thời gian, tham khảo bài “Hoàng hôn trên sông Hương” - Cho HS làm vào nháp, một vài HS làm ra bảng phụ. - Mời 1 số HS trình bày, Cả lớp và GV nhận xét, sửa trên bảng phụ. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS chú ý lắng nghe phần gợi ý của GV. - HS lập dàn ý theo hướng dẫn của GV. - 1 số em trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung. * Bài 2 (Trang 81): - GV nhắc HS chú ý: + Phần thân bài có thể làm nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh. Nên chọn một phần tiêu biểu của thân bài để viết một đoạn văn. + Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn. + Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện cảm xúc của người viết. - Cho HS viết đoạn văn vào vở. - Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn. - GV nhận xét một số đoạn văn - Cả lớp bình chọn người viết đoạn hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo. - 1 HS đọc yêu cầu. - Chú ý lắng nghe phần gợi ý của GV. - HS viết đoạn văn vào vở. - Nối tiếp đọc bài, HS khác nhận xét, bổ sung. - HS bình chọn. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhắc lại nội dung bài. - - Dặn HS viết lại đoạn văn viết chưa đạt và chuẩn bị bài sau: Luyện tập tả cảnh. - HS chú ý nghe. Buổi chiều Lịch sử Tiết 8: Xô viết Nghệ - Tĩnh A. Mục tiêu: - Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Nghệ An: Ngày 12/9/1930, hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom đoàn biểu tình. Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ-Tĩnh. - Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã: + Trong những năm 1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ-Tĩnh, nhân dân giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới. + Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân; các thứ thuế vô lí bị xoá bỏ. + Các phong tục lạc hậu bị xoá bỏ. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Máy chiếu. - HS: SGK, vở viết. C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II.Kiểm tra bài cũ: - Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày, tháng, năm nào? Ở đâu? Do ai chủ trì? + Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 3 tháng 2 năm 1930 tại Hồng Công (Trung Quốc), do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì. - Em hãy nêu kết quả của hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam? + Cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo, liên tiếp giành được nhiều thắng lợi to lớn. - GV và HS nhận xét. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Các em ạ, ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo nhiều phong trào cách mạng mạnh mẽ, đứng lên đấu tranh giành độc lập ở nhiều vùng miền trên cả nước. Điển hình cho những phong trào lớn đó có phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh diễn ra trong những năm 1930. Bài hát mà các em nghe đó là bài “Trên quê hương Xô viết Nghệ Tĩnh”do nhạc sĩ Dân Huyền sáng tác nhằm ca ngợi quê hương Nghệ Tĩnh và phong trào Xô viết. Vậy diễn biến của phong trào này như thế nào, ý nghĩa của nó ra sao thì hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: ..... 2. Nội dung: a) Diễn biến cuộc biểu tình ngày 12 - 9 - 1930 ở Nghệ An: - 1HS đọc đoạn: “Ngày 12 - 9 – 1930 ...của mình”. Lớp đọc thầm. - 1HS đọc phần giải nghĩa. - GV đưa lược đồ 2 tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh. - 1 HS lên chỉ tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh. Nghệ-Tĩnh: là tên gọi tắt của 2 tỉnh Nghệ An & Hà Tĩnh. - Cho HS thảo luận theo cặp: Em hãy kể lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An. - HS thảo luận theo cặp kể lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An. - 1 số HS lên bảng kể. Lớp nhận xét. *Diễn biến: Ngày 12-9-1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm kéo về thị xã Vinh - GV nhận xét, chốt ý: Đảng ta vừa ra đời đã đưa phong trào cách mạng bùng lên ở một số địa phương, Trong đó, phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao. Phong trào này đã làm nên những chuyển biến mới ở làng quê Nghệ - Tĩnh những năm 1930-1931, .... - HS chú ý nghe. b) Một số chuyển biến mới ở những nơi nhân dân Nghệ -Tĩnh giành được chính quyền cách mạng: - 1HS đọc phần chữ in nhỏ (Trang 18). Lớp đọc thầm. - Cho HS thảo luận theo nhóm 3: Trong những năm 1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ-Tĩnh diễn ra điều gì mới? - Cho HS thảo luận theo nhóm 3 về những điểm mới ở nhiều vùng nông thôn Nghệ-Tĩnh trong những năm 1930-1931. - Đại diện 1 nhóm lên bảng kể. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. + Nhân dân giành quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới. + Những phong tục lạc hậu như mê tín dị đoan bị xóa bỏ, tệ cờ bạc, ... cũng bị đả phá. + Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân, các thứ thuế vô lí bị xóa bỏ. - GV đưa tranh (Hình 2-Trang 18-SGK). - HS quan sát tranh. + Hình 2 phản ánh điều gì của phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh? + Người nông dân Hà Tĩnh được cày trên thửa ruộng do chính quyền Xô viết chia trong những năm 1930-1931. + Khi sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, người nông dân có ruộng đất không? Họ phải làm việc cho ai? + Khi sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, người nông dân không có ruộng. Họ phải cày thuê, cuốc mướn cho địa chủ, thực dân hay bỏ làng đi làm việc khác. + Khi được sống dưới chính quyền Xô viết, người dân cảm thấy thế nào? + ... ai cũng cảm thấy phấn khởi, được thoát khỏi ách nô lệ và trở thành người chủ của thôn xóm. GV: Trước thành công của phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh, bọn đế quốc, phong kiến vô cùng hoảng sợ, đàn áp phong trào hết sức dã man. Hàng nghìn đảng viên cộng sản và chiến sĩ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết. Đến giữa năm 1931, phong trào lắng xuống. Mặc dù vậy, phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh đã tạo một dấu ấn to lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam và có ý nghĩa hết sức to lớn. - HS chú ý nghe. c) Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh: - HS đọc lướt toàn bài và tiếp nối nêu ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh. - GV và HS nhận xét, bổ sung. *Ý nghĩa: Phong trào đã chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động. Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. GV: Mặc dù bị kẻ thù dập tắt trong máu lửa nhưng phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động VN. Phong trào tuy thất bài song nó có một ý nghĩa lịch sử to lớn. - HS chú ý nghe. - HS đọc nội dung bài (SGK-Trang 19). IV. Củng cố - dặn dò: - GV cho HS quan sát một số tranh, ảnh về địa danh liên quan đến phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh. - HS quan sát tranh. - GV nhận xét giờ học. HD HS chuẩn bị bài sau: Cách mạng mùa thu. Giáo dục ngoài giờ lên lớp Chủ đề: Vòng tay bè bạn Tiết 15: Hát, đọc thơ về tình bạn I. Mục tiêu: Giúp HS: - HS biết lựa chọn, sưu tầm và trình bày các bài hát, bài thơ về chủ đề tình bạn. Ca ngợi tình cảm bạn bè thân thiết. - HS biết bày tỏ tình cảm của mình với bạn bè. - Giáo dục HS biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè. II. Quy mô, địa điểm, thời lượng, thời điểm hoạt động: - Quy mô: tổ chức theo lớp. - Địa điểm: Tại phòng học lớp 5A2. - Thời lượng: 35 phút. - Thời điểm: Tuần 8, tháng 10 (tiết GDNGLL). III. Tài liệu và phương tiện: - Tuyển tập các bài hát, bài thơ ca ngợi về tình bạn. IV. Các bước tiến hành: HĐ1: Biểu diễn văn nghệ. * Mục tiêu: HS biết lựa chọn, sưu tầm và trình bày các bài hát về chủ đề bạn bè. * Cách tiến hành: HS hoạt động cá nhân, nhóm, tổ. - GV nêu nội dung chương trình biểu diễn văn nghệ (Đã thống nhất từ tiết trước). - Công bố danh sách Ban tổ chức (gồm: GV, quản ca của lớp, lớp trưởng, lớp phó). - Giới thiệu người dẫn chương trình (MC). - Trưởng Ban tổ chức (GV) giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa buổi biểu diễn văn nghệ. - MC công bố chương trình biểu diễn. - Các cá nhân, nhóm, tổ trình diễn các tiết mục theo chương trình đã định. * Kết luận: Trưởng ban tổ chức tổng kết đánh giá buổi liên hoan văn nghệ; khen ngợi và cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các lớp, nhóm, cá nhân HS. HĐ2: Đọc thơ * Mục tiêu: HS biết lựa chọn, sưu tầm và đọc các bài thơ về chủ đề bạn bè. * Cách tiến hành: HS hoạt động cá nhân, nhóm, tổ. - GV giới thiệu ý nghĩa và thông qua chương trình. - Văn nghệ chào mừng. - GV mời các HS đại diện cho các tổ lên đọc các bài thơ sưu tầm. * Kết luận: - Cả lớp bình chọn những bài thơ hay nhất, người đọc thơ hay nhất. - GV khen ngợi các giọng đọc hay đã đem đến cho lớp một buổi nghe thơ bổ ích thú vị. * HĐ3: Bày tỏ cảm xúc qua nghe các bài hát, bài thơ. * Mục tiêu: GD các em lòng biết trân trọng tình cảm bạn bè. * Cách tiến hành: HS hoạt động cá nhân. - GV nêu câu hỏi, gợi ý, hướng dẫn để HS bày tỏ cảm xúc, thái độ qua nghe các bài hát về bạn bè, - Các cá nhân bày tỏ cảm xúc, HS khác nhận xét. - GV nhận xét. * Kết luận: Cuộc đời con người có biết bao nhiêu thứ tình cảm: Tình gia đình, tình quê hương, tình bạn bè, tình thầy trò... Nhưng trong đó tình cảm bạn bè rất cần thiết, quan trọng trong đời sống con người. Vì vậy chúng ta phải luôn gìn giữ, trân trọng và xây đắp cho tình bạn ấy được thắm thiết, lâu bền. V. Đánh giá: - GV đánh giá kết quả sau hoạt động. - HS bày tỏ nhu cầu, mong muốn về những hoạt động tiếp theo. Tiếng Việt (Tăng cường) Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa A. Mục tiêu: Giúp HS: - Phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa; nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa; đặt câu để phân biệt các nghĩa của một số từ nhiều nghĩa là tính từ. B. Đồ dùng dạy học: - GV: Phiếu BT, Vở BTTHTV lớp 5 (trang 52, 53). - HS: vở viết. C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - 1,2 HS nêu. - Thế nào là từ đồng âm? - Thế nào là từ nhiều nghĩa? - 1 số HS trả lời. - GV và HS nhận xét. III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. HDHS làm bài tập: * Bài 1: Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa. a) - Đường lên Tam Đảo quanh co, có những chỗ xe cua gấp tưởng chừng như đi vòng tròn. - Ngoại em nấu canh cua rất ngon. Từ cua trong hai câu trên là: ............................. b) - Nước bốc thành hơi. - Việc tôi làm không thành. - Hai cộng hai thành bốn. Từ thành trong ba câu trên là: ........................... c) - Mẹ mua cho em một chiếc giá sách. - Đôi giày này giá rất đắt. Từ giá trong hai câu trên là: ............................... - 1 HS nêu y/c bài. - 3HS đọc tiếp nối 3 ý. Lớp đọc thầm. - HS thảo luận nhóm 4 (5’). Đại diện nhóm trình bày kết quả. Kết quả : a) Từ cua trong hai câu trên là: Từ đồng âm. b) Từ thành trong ba câu trên là: Từ nhiều nghĩa. c) Từ giá trong hai câu trên là: Từ đồng âm. * Bài 2: Tìm lời giải thích (ở cột B) thích hợp với từ đi trong mỗi câu (ở cột A) dưới đây: - 1 HS nêu y/c bài. - 2HS đọc tiếp nối ND 2 cột. Lớp đọc thầm. - GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức. - HS chia làm 2 đội, mỗi đội 5 HS chơi tiếp sức. - GV tổng kết trò chơi, chốt kq đúng. Kết quả : A B 1. Đứa bé đi chưa vững. a. (Người) tự di chuyển đến nơi khác, không kể bằng cách gì. 2. Đi đến nơi về đến chốn. b. Tiến đến một kết quả nào đó. 3. Ca nô đi nhanh hơn thuyền. c. Người, động vật di chuyển bằng chân, với cách thức, tốc độ bình thường. 4. Ông ấy đi nước cờ cao. d. (Phương tiện vận tải) di chuyển trên một bề mặt. 5. Hội nghị thảo luận, đi đến nhất trí. e. Chuyển vị trí quân cờ để tạo ra thế cờ mới. * Bài 3: Với mỗi nghĩa dưới đây của từ cân, em hãy đặt một câu: a) Dụng cụ đo khối lượng (cân là danh từ). b) Hoạt động đo khối lượng bằng cái cân (cân là động từ). b) Có hai phía ngang bằng nhau, không lệch (cân là tính từ). - 1 HS đọc y/c và nội dung bài. - HS viết câu vào vở, 1 HS viết vào bảng phụ. - 1 số HS đọc các câu vừa đặt. Lớp nhận xét. - HS và GV chữa bài làm trên bảng phụ. Ví dụ: a) Cái cân này rất hiện đại. b) Chị cân giúp em mấy quả cam nào. b) Bức tranh trên tương treo không cân. Bài 4: Chọn 4 từ mang nghĩa chuyển của từ cứng điền vào các chỗ chấm sau: a) Không nên giải quyết công việc một cách .............. như thế. b) Thằng đó thật .........., không chịu nghe ai bao giờ. c) Những lí lẽ của hắn ta làm tôi ............. không nói thêm gì. d) Bát nước mắm ................, cho thêm chút mì chính nữa. - 1 HS đọc y/c và nội dung bài. - HS suy nghĩ, tìm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm. - 1 số HS nêu từ cần điền. Lớp nhận xét. - HS và GV chữa bài, nhận xét. Kết quả: a) Không nên giải quyết công việc một cách cứng rắn như thế. b) Thằng đó thật cứng đầu, không chịu nghe ai bao giờ. c) Những lí lẽ của hắn ta làm tôi chịu cứng không nói thêm gì. d) Bát nước mắm cứng quá, cho thêm chút mì chính nữa. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - HD HS chuẩn bị bài sau. Ngày soạn: 23/ 10/ 2017 Ngày giảng: Thứ năm 26/ 10/ 2017 Toán Tiết 39: Luyện tập chung A. Mục tiêu: HS biết: - Đọc, viết, sắp thứ tự các số thập phân. * Làm bài 1, bài 2, bài 3, bài 4a. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ, bảng nhóm. - HS: Bảng con, vở,... C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: + Gọi HS lên bảng chữa bài tập 4b. - GV và HS nhận xét, chữa bài. - 1 HS làm bài. Lớp làm nháp. x = 65 vì 64,97 < 65 < 65,14 III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: *Bài 1(Trang 43): - GV yêu cầu HS nêu cách đọc STP. - Y/c đọc trong nhóm đôi. - Mời HS đọc nối tiếp. - GV và HS nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu. - 1 số HS nêu. - HS đọc trong nhóm đôi. - HS đọc nối tiếp. Kết hợp nêu các hàng trong mỗi số thập phân. *Bài 2(Trang 43): - GV yêu cầu HS nêu cách viết STP. - GV HD HS tìm hiểu và phân tích đề bài, GV làm mẫu phần a. - GV thu 1 số vở, nhận xét, chữa bài. - 1 HS đọc y/c bài tập, lớp theo dõi. - 1 số HS nêu. - 1HS làm phần b trên bảng. Lớp làm phần c, d vào bảng con theo 2 nhóm. a) 5,7 b) 32,85 c) 0,01 d) 0,304 *Bài 3(Trang 43): - 1 HS đọc yêu cầu. - GV HD HS làm bài. - HS làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ. 41,538; 41,835; 42,358; 42,538. *Bài 4(Trang 43): GV nêu yêu cầu (Không yêu cầu tính bằng cách thuận tiện nhất). - GV HD HS làm phần b. == 49 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - HD HS chuẩn bị bài sau: Viết các số đo độ dài dưới dạng STP. Khoa học Tiết 16: Phòng tránh HIV/AIDS A. Mục tiêu: - Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS KNS: - Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, trình bày hiểu biết về bệnh HIV/AIDS và cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS. - Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để tổ chức, hoàn thành công việc liên quan đến triển lãm. B. Đồ dùng dạy học: GV: - Thông tin và hình trang 35 SGK - ST các thông tin về tác nhân, đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS. - HS: SGK, vở viết. C. Các hoạt động dạy - học: I. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS nêu tác nhân, đường lây truyền, cách phòng bệnh viêm gan A? - GV và HS nhận xét. II. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2.Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” * Mục tiêu: - HS giải thích một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì? - Nêu các đường lây truyền bệnh HIV? * Cách tiến hành. - GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: - Cho HS thảo luận và trình bày KQ thảo luận. *GV kết luận: 1 – c ; 2 – b; 3 – d ; 4 – e ; 5 - - Các nhóm thi xem nhóm nào tìm được câu trả lời tương ứng với câu hỏi đúng và nhanh nhất. - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận . - Nhóm khác nhận xét bổ sung. 3.Hoạt động 2: Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh và triển lãm: *Mục tiêu: Giúp HS : - Nêu được cách phòng bệnh HIV/AIDS. - Có ý thức tuyên truyền vận động mọi người thực hiện phòng tránh bệnh HIV/ AIDS *Cách tiến hành: - Chia lớp thành 4 nhóm. - GV nêu yêu cầu. - GV nhận xét, kết luận. - Các nhóm sắp xếp, trình bày các thông tin, tranh ảnh, bài báo - Các nhóm trưng bày SP. - Các nhóm bình chọn nhóm có nội dung đầy đủ, trình bày đẹp. 4. Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống lại ND bài, cho HS đọc mục Bạn cần biết trong SGK. - GV nhận xét giờ học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau Luyện từ và câu Tiết 16: Luyện tập về từ nhiều nghĩa A. Mục tiêu: - Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1 . - Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa (BT3). B. Đồ dung dạy - học: - GV: SGK, bảng phụ - HS: SGK, vở ghi. C. Các hoạt động dạy - học: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài 1 (Trang 82): - Cho HS trao đổi nhóm 2. - Mời 1 số học sinh trình bày. - GV và HS nhận xét, chữa bài. - 1 HS nêu yêu cầu bài. - Trao đổi nhóm 2. - 1 số HS trình bày. * Lời giải: a) Từ chín: (hoa, quả phát triển đến mức thu hoạch được) ở câu 1với từ chín (Suy nghĩ kĩ càng) ở câu 3 hiểu 2 nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ chín (số tiếp theo của số 8) ở câu 2. b) Từ đường (vật nối liền 2 đầu) ở câu 2 với từ đường (lối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 8 Lop 5_12437833.doc
Tài liệu liên quan