Giáo trình Tâm lý học - Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý - Chương 1: Tâm lý học - Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý
4.Các giai đoạn phát triển của tập thể các tô chức cơ quan Nhà nước
Các tổ chức cơ quan nhà nước cùng như bất kỳ một tập thê lao động nào, đều được hình thành theo một quy luật nhất định, trải qua các giai đoạn sau đây:
Giai đoạn thứ nhất:
Tập thể mới được hình thành, mọi người vừa mới tập trung lại , chưa ai biết ai, chưa có môi quan hệ qua lại. Sau đó môi quan hệ qua lại giữa các thành viên trong tập thê bắt đầu nảy sinh trên cơ sở công việc. Mõi người đầu cô gắng khẳng định vai trò và khả năng của mình ttong tập thể. Kỷ luật tập thể bắt đấu được hình thành. Trong giai đoạn này rất dẽ nẩy sinh xung đột trong tập thể. Trong tổ chức, cơ quan có thê có những phần tử tiêu cực, họ mang vào tập thê những thói hư tập xâu, vô ý thức tổ chức, kỷ luật.
Nhiệm vụ người lành đạo, quản lý trong giai đoạn này là ổn định tổ chức đề cao kỷ luật lao động. Phong cách lành đạo thích hợp trong giai đoạn này là phong cách chuyên chế, sử dụng phương pháp mệnh lệnh để điều hành công việc.
Giai đoạn thứ hai:
Mối quan hệ liên cá nhân đà nở nên chặt chẽ hơn. Kỷ luật lao động đà được củng củng cô vững chắc hơn. Trong giai đoạn này đà xuất hiện những hạt nhân tích cực, trở thành chõ dựa của người quản lý. Người quản lý cần chuyển từng phần chức năng thích hợp cho cho những nguời này, phát huy vai trò của họ trong hoạt động của tổ chức.
Giai đoạn này có sự phân hoá nhóm. Tập thê phân hoá thành những nhóm khác nhau do yêu cầu của người lãnh đạo .
+ Nhóm tích cực :
+ Nhóm thụ động lành mạnh
+ Nhóm thụ động tiêu cực
+ Nhóm iêu cực chống đối.
Trong giai đoạn này, thái độ đôi với nhiệm vụ tập thê là chỉ sô xác định các phân nhóm. Nhóm cốt cán đóng vai trò ngày càng lớn trong việc hình thành những dư luận xã hội của tập thể , trong việc ủng hộ những hoạt động của ngườ lành đạo, thúc đẩy tập thể phát ttiển.Người lành đạo phải biết cách dựa vào đội ngũ cán bộ, ủng hộ những yêu cầu của họ và tạo điều kiệnthuận lợi cho nhóm thụ động lành mạnh chuyển hoá thành nhóm tích cực . với nhóm tiêu cực thì phải đấu tranh mạnh mẽ họ phải chuyểnhoá từ tâm trạng đôi lập sang trang thái hoà đồng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_tam_ly_hoc_doi_tuong_nhiem_vu_va_phuong_phap_nghi.pdf