Phương pháp hoạt động - nhân cách là
phương pháp nghiên cứu tâm lý con người bằng cách
phân tích đời sống tâm lý người ra thành đơn vị hànhđộng. Như vậy chúng ta có thể giải quyết được vấn đề
cơ bản của tâm lý học là vấn đề bản chất của tâm lý,
qua đó góp phần xây dựng một quan niệm mới về
cuộc sống, về con người, khác hẳn với quan niệm "con
người trung bình" mà tâm lý học phân tâm có phần
đóng góp, hay quan niệm "người - máy" mà thuyết
hành vi ra sức cổ vũ. Phương pháp ấy cũng mở ra
những con đường đầy hứa hẹn trong việc vận dụng
tâm lý học vào phục vụ thực tiễn, ví dụ, vào sự nghiệp
giáo dục, cải tạo, xây dựng con người, cũng như vào
tất cả các ngành cần chú ý tới yếu tố con người (mà
không hiểu có ngành nào lại có thể không cần tới yếu
tố này!). Ngày nay, ai cũng biết đến những thành tựu
đầy tính nhân đạo mà tâm lý học thần kinh đã đạt
được. Các thành tựu ấy đã góp phần to lớn vào việc
hồi phục các chức năng não bị tổn thương. Hoặc như
tâm lý học quản lý cũng đã có những đóng góp cho
thực tiễn xã hội, v.v
1476 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Tuyển tập tâm lý học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt
động chính trị, khoa học, nghệ thuật". Nhưng không
thể đồng ý với Skinơ rằng trong công việc của người
thầy giáo và thầy thuốc chỉ thấy có các cử động tạo tác
nhằm tới các củng cố tiền bạc.
Vì vậy, người ta coi "công nghệ hành vi", như
lời chính những người Mỹ dùng để phê phán Skinơ, là
thứ "công nghệ phù hợp với xã hội Mỹ hiện đại. Rõ
ràng là, trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, "không
phải công nhân mà các nhà tư bản giữ vai trò đại diện
cho lao động chung của xã hội". Theo thuyết hành vi xã
hội của Skinơ, các nhà tư bản chứa đựng những củng
cố chung nhất, vì họ nắm tất cả các nhân tố củng cố
chủ yếu trong tay. Mọi người thấy ngay vị đại diện của
nền tâm lý học Mỹ hiện đại bảo vệ ai. Thế là, càng theo
thuyết hành vi tạo tác càng không hiểu được rằng,
trong hình thái xã hội tư hữu, bản chất xã hội của lao
động trở thành lực lượng xa lạ, thù địch với người lao
động, người lao động càng trở nên tha hoá, và đương
nhiên họ không thể nào làm chủ bản thân, làm chủ xã
hội và làm chủ tự nhiên.
Các tác động giữ vai trò củng cố đối với toàn
xã hội nằm trong tay những người nắm tư bản. Kết quả
không phải "tất cả chúng ta là những người kiểm tra".
Chỉ có bọn tư bản mới có thể là những người thuộc
loại này. Còn tất cả các thành viên khác trong xã hội
đều thuộc loại người bị kiểm tra, những người lao
động chịu một bề tuân thủ các quy luật tạo tác chỉ còn
một con đường là cúi đầu theo “số phận", tuân thủ
quyền lợi của bọn tư bản.
Thật khó có thể không đồng ý với ý kiến này
của Chômxki là ý đồ "hành vi hóa” con người và xã hội
của Skinơ thật sự bị thất bại. Cơ sở ban đầu của mọi
thuyết hành vi bộc lộ rõ rệt trong hệ thống thuyết hành
vi xã hội của Skinơ - ông muốn đề cao học thuyết của
mình và đưa nó lên vị trí học thuyết triết học chính
thống của xã hội hiện đại. Đối tượng của các công
trình nghiên cứu tâm lý của ông và các cộng tác viên
chỉ là một phần không đáng kể các biểu hiện cơ thể
của hoạt động ở con người, phần này gọi là hành vi
tách ra trong mối quan hệ với một số kích thích củng
cố nào đấy. Trong cung cách "hành vi hoá", nguyên tắc
phản ứng của hành vi, như chúng tôi đã chỉ ra, thể
hiện trong quan điểm của Skinơ, vì quá trình con
người thích nghi thụ động với hoàn cảnh xung quanh
có chứa đựng củng cố. Sống còn trở thành mục đích
chủ yếu và cao cả nhất của con người thích nghi. Con
người đã bị nhà hành vi triệt để quy về "một mớ chất
nguyên sinh phản ứng" Skinơ đưa con người thành
một cái máy vật lý tự động, tức là có chuyện phi nhân
văn hoá con người. Và cuối cùng tư tưởng điều khiển
hành vi người của thuyết hành vi đạt đến đỉnh cao
trong việc vận dụng thuyết hành vi xã hội vào thực tiễn
dưới dạng "công nghệ hành vi". Thuyết hành vi xã hội
của Skinơ là đoạn kết bi thảm của thuyết hành vi cấp
tiến. Và bản thân tác giả, người đề nghị xây dựng một
xã hội theo hình mẫu phát xít, cũng bị quẳng ra bên lề
của tự do và nhân phẩm.
V. LỰA CHỌN
Skinơ đã đưa "thuyết hành vi chân chính" tới
tình trạng làm cho giới tiến bộ trong xã hội và các nhà
tâm lý học thất vọng. Trong chuyên khảo cuối cùng về
thuyết hành vi (1979), ông đã tự thú nhận điều đó:
"Chúng tôi không thể nói rằng khoa học về hành vi bị
thất bại, nhưng nó có bị rạn nứt". Cũng trong cuốn
sách này, tác giả kêu gọi giới làm ăn và những người
có ảnh hưởng trong xã hội Mỹ đang nắm các vấn đề
thực tiễn, hãy quay trở lại luận điểm công cụ và hành vi
người do các nhà hành vi đề ra.
Tâm lý học Mỹ, và chẳng phải riêng Mỹ, đặt ra
vấn đề phát triển khoa học tâm lý theo con đường
nào? Theo con đường tâm lý học hành vi hay không
theo con đường đó? Từ cuối những năm 40 đầu
những năm 50, ngay các nhà tâm lý học càng lên tiếng
đòi "nhân văn hoá" tâm lý học, tức là hãy trả lại con
người cho tâm lý học. Thế là xuất hiện các phương
hướng mới: tâm lý học hiện sinh và tâm lý học nhân
văn. Hai dòng tâm lý học này có chung một lập trường
đối với tâm lý học hành vi, cả hai đều quay về tâm lý
học hiện tượng luận. Tâm lý học hiện tượng luận có
những nét cơ bản sẽ nêu dưới đây.
Các dòng phái này tỏ ra đúng đắn khi phủ
nhận việc quy tâm lý người vào những hiện tượng đơn
giản, như các hiện tượng cơ học, vật lý, hoá, sinh lý,
cũng như khi khắng định sơ đồ S - R không nói lên
bản chất của con người và tâm lý con người. Họ đòi
hỏi tâm lý học nghiên cứu con người hoàn chỉnh. Theo
Bugentan, chủ tịch đầu tiên của Liên đoàn tâm lý học
nhân văn ở Mỹ, con người hoàn chỉnh là con người "có
ý thức, có khả năng lựa chọn", con người "có ý định",
hay theo Máxlâu, một trong những thủ lĩnh của tâm lý
học hiện sinh, con người, đó là "cái tôi" chân chính và
bộc lộ toàn bộ", sự tồn tại của con người là thực tại
đầu tiên của con người. Theo định nghĩa của M.Vêrét,
trong quan niệm hiện sinh chủ nghĩa, tồn tại là cái
được trải nghiệm, đó là chủ thể cảm thấy mình là có
tồn tại, chứ không phải sự tồn tại vật chất, khách quan.
Con người bị trừu tượng hoá khỏi xã hội và thế giới
xung quanh, con người trong hệ thống hành vi chỉ là
chức năng của kẻ mang các cử động cơ thể, bây giờ
chuyển thành con người trừu tượng đắm mình trong
thế giới các trải nghiệm cá nhân khép kín. Vì vậy, các
nhà tâm lý học hiện sinh và nhân văn yêu cầu không
chỉ nghiên cứu hành vi "mở" của con người, tức là
hành vi như là các phản ứng quan sát được, mà còn
nghiên cứu hành vi "kín" bao gồm cả những phản ứng
không quan sát được. Đó cũng là yêu cầu nghiên cứu
trải nghiệm chủ quan của con người. Đối tượng của
các công trình nghiên cứu ấy là những vấn đề quan hệ
con người, tự do, trách nhiệm, ý nghĩa, giá trị, v.v..., là
những thứ được coi là những trải nghiệm có từ đầu
trong thế giới nội tâm. Điều có thể rút ra từ đó chỉ có
phương pháp hiện tượng luận, phương pháp tự quan
sát là phương pháp phù hợp nhất đối với việc nhận
thức bản chất các hiện tượng tâm lý. Tâm lý học thông
hiểu được khôi phục hoàn toàn, tất nhiên có biến dạng
đi đôi chút.
Tóm lại, sau nửa thế kỷ tâm lý học hành vi tồn
tại và phát triển, tâm lý học Mỹ hiện đại đã cố sức vươn
tới tâm lý học khách quan nên bây giờ, như chính các
nhà tâm lý học Mỹ nhận xét, lại đứng trước tình trạng
có mặt của cả hai nền tâm lý học là tâm lý học giải
thích và tâm lý học mô tả. Tâm lý học giải thích là
thuyết hành vi mới và thuyết hành vi cấp tiến hiện đại;
tâm lý học mô tả là tâm lý học hiện tượng luận bao
gồm tâm lý học hiện sinh và tâm lý học nhân văn. Có
ấn tượng rằng kim đồng hồ lịch sử tâm lý học quay
một vòng, lại trở lại thời đại trước Oátxơn. Chính vì vậy,
Gingen mô tả lịch sử phát triển tâm lý học như sau:
“Hết thời kỳ thuyết tâm linh non dại (1860 - 1915), đến
thời kỳ thuyết hành vi hạn chế nhưng có kết quả (1915
- 1970), rồi tâm lý học lại bước vào thời kỳ tâm linh
trưởng thành".
Một câu hỏi đặt ra là: Vì sao tâm lý học cũ lại
một lần nữa quy phục thuyết tâm linh?
Đó là vì:
1. Đặc trưng của nền tâm lý học này là dựa
vào quan điểm hiện tượng luận duy tâm và coi tâm lý
như là cái gì đó tồn tại bên trong chủ thể, tức là tách
biệt khỏi thế giới đối tượng xung quanh; nó cũng
không gắn bó gì với hoạt động của con người - những
hoạt động mà nhờ chúng, con người có quan hệ với
thế giới.
2. Nền tâm lý học cũ có nét đặc trưng khác là
một số các người đại diện của nó, tương tự như các
nhà hành vi, quay ra nghiên cứu hành vi người với tư
cách là một số hiện tượng bề ngoài, chủ yếu là các
phản ứng cử động của cơ thể người. Đó là hậu quả tất
yếu do các kích thích gây ra. Còn các nhà tâm lý học
khác mất hy vọng vào thuyết hành vi và chạy sang phe
tâm lý học hiện tượng luận, chia hành vi người ra
thành hai phần - phần bên ngoài và phần bên trong, và
coi rằng hai phần này ít gắn bó với nhau: phần thứ
nhất bao gồm các biểu hiện phản ứng cửa cơ thể
người, phần thứ hai bao gồm các trải nghiệm chủ
quan bên trong của nhân cách. Nếu có nhận xét một
vài quan hệ giữa hai phần đó, thì phần thứ nhất phụ
thuộc vào phần thứ hai.
3. Phải đặc biệt nhấn mạnh rằng, sai lầm
phương pháp luận có tính nguyên tắc của tất cả các
dòng phái tâm lý học không mác-xít là ở chỗ không có
một dòng phái nào trong đó có luận điểm thực sự
khoa học về con người - luận điểm có khả năng chỉ ra
cho các nhà tâm lý học thấy được chất lượng đặc thù
trong tâm lý học hành vi người.
Created by AM Word2CHM
TUYỂN TẬP TÂM LÝ HỌC à Quyển II. HÀNH VI VÀ HOẠT ĐỘNG à Phần 2. TÂM LÝ HỌC
HÀNH VI
Các nhà nghiên cứu Liên Xô và các nước
khác đã phân tích lịch sử hình thành và phát triển tâm
lý học hành vi. Mục đích chúng tôi đặt ra ở đây là phê
phán trào lưu hành vi, chủ yếu là nhấn mạnh vào luận
điểm tự nhiên chủ nghĩa về con người, nó đánh đồng
hành vi người và hành vi động vật, nhấn mạnh vào
phương pháp tiếp cận thực chứng luận đối với hành vi
như là đối tượng nghiên cứu, phương pháp tiếp cận
này chỉ lấy các phản ứng quan sát được từ ngoài làm
các cứ liệu duy nhất của tâm lý học; và cuối cùng, tập
trung phân tích quan điểm vứt bỏ ý thức ra ngoài phạm
vi tâm lý học như là kết quả của việc tách biệt một cách
máy móc ý thức và hành vi. Có thể nói rằng, nếu đối
với tâm lý học thời đó, ý đồ của Watson muốn xây
dựng một nền tâm lý học khách quan là một tư tưởng
tiến bộ, cần thiết để đưa khoa học tiến lên, thì trong
luận điểm và phương pháp tiếp cận vừa nêu đã chứa
đựng các tiền đề sai lầm trong việc thực hiện ý đồ đó.
Chương IV. NGUYÊN NHÂN TAN RÃ CỦA
TÂM LÝ HỌC HÀNH VI
Bất cứ phê phán hay phân tích một trường
phái hay một lý thuyết khoa học nào, cũng đều phải
xuất phát từ một lập trường nhất định. Lập trường của
chúng tôi là nguyên tắc lịch sử đã hình thành trong tâm
lý học mác-xít. Đó là nguyên tắc quan trọng bậc nhất
đối với việc phân tích lịch sử khoa học. Vận dụng vào
việc xem xét bộ máy khái niệm của tâm lý học hành vi
cổ điển, nguyên tắc ấy cho phép làm sáng tỏ "hạt nhân
hợp lý" của lý thuyết tâm lý học mới này, và chính nhờ
có "hạt nhân" này, lý thuyết đó có thể nảy sinh và phát
triển được. Nguyên tắc lịch sử cũng giúp chúng ta phát
hiện ra cả những mặt hạn chế của lý thuyết đó, những
mặt cản trở việc thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất
ngăn trở không cho thuyết hành vi phát triển thành một
hệ thống tâm lý học thực sự khách quan chính là quan
niệm coi con người như là một cơ thể phản ứng hay
"một máy liên hợp vật lý". Cách giải thích đó xuyên suốt
lất cả các tác phẩm của Oátxơn, Tônman, Hulơ, Skinơ
và các nhà hành vi khác. Các nhà bác học Liên Xô phê
phán một cách công bằng thuyết hành vi. Ví dụ,
Vưgốtxki, ngay từ năm 1925, đã khẳng định rằng một
trong những căn bệnh đưa trường phái đó đến chỗ
thất bại là chủ nghĩa duy vật máy móc; chủ nghĩa này
"xoá mọi ranh giới có tính nguyên tắc giữa hành vi
động vật và hành vi người. Sinh vật học nuốt chửng xã
hội học; sinh lý học nuốt chửng tâm lý học". Nói cách
khác, tâm lý học với tính chất là tâm lý học người
không còn tồn tại nữa. Theo Rubinstêin, quan niệm
con người chỉ là một khách thể chứ không phải như
một chủ thể đã đưa thuyết hành vi đến chỗ xác định
không đúng đối tượng của tâm lý học, nên không khắc
phục được khủng hoảng trong tâm lý học truyền thống.
Soát xét quá trình hình thành trong thuyết hành vi các
phạm trù về hành động (Oátxơn), về hình ảnh
(Tônman), về động cơ (Skinơ), Iarôsépxki đã phát hiện
thấy các phạm trù đó là kết quả của các luận điểm
phương pháp luận sai lầm, thực chứng luận về nhận
thức khoa học và triết học máy móc về con người.
Cần nhấn mạnh rằng luận điểm cơ bản nhất
của thuyết hành vi là coi Con người như một cơ thể cá
thể, chỉ có khả năng phản ứng thụ động, và vì vậy,
hoàn toàn lệ thuộc vào các kích thích tác động. Để
sống còn (chứ không phải là sống?), con người không
cần làm gì nhiều lắm - chỉ cần thích nghi một cách thụ
động với ngoại giới xung quanh. Con người như lý
thuyết này quan niệm đã mất thực rồi! Thay thế vào đó
chỉ là những năng lực phản ứng và toát ra phản ứng.
Đó chính là luận điểm tự nhiên chủ nghĩa, phi lịch sử.
Muốn hay không, như Vngốtxki đã chỉ ra, luận điểm đó
có chứa đựng cả bản thể duy linh, vì ngoài các phản
ửng và kích thích tạo ra phản ứng, tất cả các thứ còn lại
trong hoạt động của con người đều chẳng còn ý nghĩa
gì nữa.
Luận điểm đó về con người đặt cơ sở cho
phương pháp tiếp cận thực dụng chủ nghĩa đối với
nhân cách. Phương pháp tiếp cận này không lưu ý nhà
nghiên cứu tới mặt đạo đức, luận lý của con người,
mà chỉ lưu ý xem con người này, hay nói chính xác
hơn, cái người máy này có thích hợp với công việc này
hay không, trong tương lai sẽ phù hợp với công việc gì,
nếu xã hội cần thông tin về điều đó. Con người có
hành vi được nhà hành vi nghiên cứu không còn là
"người chủ của tự nhiên nữa, mà là người thực hiện
ngoan ngoãn". Nói cách khác, con người trong thuyết
hành vi "trước hết là một tồn tại thực tiễn và... nó có
một tinh thần với tư cách là một phương tiện để thích
nghi với cuộc sống trong thế giới này".
Dùng phương pháp tiếp cận như vậy để
nghiên cứu hành vi người, Oátxơn đã đến với tâm lý
học người trong thời kỳ nền kinh tế Mỹ đã có hệ thống
dây chuyền sản xuất, trong đó "lao động người công
nhân lành nghề bị thay thế bằng lao động công nhân
bán lành nghề hay không lành nghề, rẻ tiền hơn trước
rất nhiều, người công nhân này chỉ cần lặp lại một
cách máy móc một số cử động nhất định".
Đương nhiên, những yêu cầu của các nhà tư
bản độc quyền hoàn toàn ăn ý với tư tưởng biến lý
thuyết tâm lý học thành "phòng thí nghiệm của xã hội"
hay "công nghệ hành vi" với khẩu hiệu "con người
được xây dựng nên" v.v..., mà thực chất là "tạo ra các
điều kiện hay các kích thích dẫn tới các cử chỉ cần
thiết".
Con người, nhân cách, cá thể trong tâm lý
học hành vi được coi như là những từ đồng nghĩa để
chỉ một cơ thể phản ứng, một hệ thống vật lý... Là một
máy liên hợp phản ứng, con người ra đời thoạt đầu có
những phản ứng bẩm sinh, sau học thêm được các
phương thức phản ứng khác. Toàn bộ cái gọi là
phương pháp phát sinh do Oátxơn đề ra là quan sát và
ghi chép các phản ứng bẩm sinh và tự tạo. Chỉ quan
tâm tới mối liên hệ giữa phản ứng và các kích thích tạo
ra phản ứng, nhà hành vi không quan tâm đến cách
thức tạo ra các phản ứng ấy. Trong phạm vi nghiên
cứu của nhà hành vi, theo nhận xét rất đúng của
Vưgốtxki, chỉ có “các hình thái hành vi có sẵn" và chủ
yếu là xét về mặt tự nhiên, tức là dưới góc độ của quá
trình tự nhiên tạo thành các hình thái ấy mà họ không
nghiên cứu nguồn gốc của chúng.
Từ đó, ta thấy trong thuyết hành vi không có
vấn đề giáo dục để hình thành và phát triển hành vi
người. Hình thái hành vi mà nhà hành vi chọn làm đối
tượng nghiên cứu là hình thái hành vi cấp thấp được
quy định bởi kích thích bên ngoài. Họ hoàn toàn loại
trừ hành vi cấp cao (như ý thức và sự phát triển ý thức),
ra ngoài phạm vi nghiên cứu, tức là loại trừ toàn bộ
các đặc điểm và tính quy luật chuyên biệt trong sự phát
triển xã hội - lịch sử của sự phát triển tâm lý người, cả
trong bình diện phát triển chủng loại lẫn trong bình
diện phát triển cá thể.
Nguyên tắc trung tâm của thuyết hành vi, theo
Oátxơn khẳng định, là "toàn bộ hành vi hình thành và
phát triển trong các trả lời đơn giản...". Nguyên tắc này
được phát triển trọn vẹn trong các công trình của
Skinơ. Thực tế có phải như vậy không? Có phải cuộc
sống bình thường của con người được hình thành từ
các trả lời trực tiếp đối với các kích thích tác động vào
cơ thể không? Liệu có thể đồng ý được với khẳng định
của Oátxơn rằng tất cả các hành động "xây nhà", "ăn
uống", "bơi lội", "viết thư", "trò chuyện", v.v..., của con
người chẳng qua chỉ là "một nhóm trọn vẹn" các phản
ứng? tình hình khủng hoảng của các lý thuyết hành vi,
như Lêônchiép và Luria đã chỉ ra, chính là ở chỗ "hết
sức nghi ngờ cả hai luận điểm làm cơ sở cho các
thuyết ấy: nghi ngờ khả năng nghiên cứu hành vi mà
lại loại trừ ý thức ra; nghi ngờ khả năng quy toàn bộ
tính phức tạp của hành vi về cơ chế của phản xạ được
hiểu một cách đơn giản diễn ra theo sơ đồ cung phản
xạ".
Trong thời đại chúng ta, đa số các nhà tâm lý
học hiểu rất rõ rằng không thể quy một cách giản đơn
bất cứ một hành vi hay hành động nào đó của con
người thành phản ứng, phản xạ hay tổng phản ứng,
phản xạ. Vưgốtxki đã nói rằng "phản xạ là một khái
niệm trừu tượng; về mặt phương pháp luận, đó là khái
niệm vô cùng quý giá".
Chính khái niệm "phản xạ mục đích", "phản xạ
tự do" là một minh chứng cho việc không hiểu các hiện
tượng đang nghiên cứu. Ai cũng thấy rằng các phản xạ
này không phải là phản xạ trong nghĩa thông thường,
như phản xạ nước bọt, mà đó là những cơ chế hành vi
có cấu trúc khác hẳn. Chỉ trong trường hợp cái gì cũng
quy về một mẫu số, thì mới nói là phản xạ (hay phản
ứng), như là một từ chung chung.
Nói cho đến cùng, trong hệ thống hành vi chủ
nghĩa, thực chất không còn phạm trù hành vi nữa, mà
phạm trù đó đã nhường chỗ cho phạm trù phản ứng.
Bất cứ lấy cái gì để nghiên cứu - cử động bẩm sinh
hay kỹ xảo, thói quen, hoặc hành động tinh tế, phức
tạp, - thì người thực nghiệm là nhà hành vi cũng chỉ
nghiên cứu phản ứng - phản ứng trả lời hay phản ứng
tạo tác trong mối quan hệ trực tiếp với hoàn cảnh tạo
ra phản ứng. Đấy chính là thực chất của cái gọi là việc
nghiên cứu thực về con người do Oátxơn đề ra trong
cương lĩnh rộng rãi của toàn bộ trào lưu hành vi chủ
nghĩa. Kết quả là có việc nghiên cứu thực nhưng lại là
về con người không có thực. Trong thực tế, tư tưởng
của Oátxơn tâm lý học vào việc nghiên cứu cuộc sống
hằng ngày của con người là như vậy.
Trình bày như trên, chúng tôi có đầy đủ cơ sở
để không đồng ý với ý kiến cho rằng, trong thuyết hành
vi, "phạm trù hành động là yếu tố thiết kế". Phạm trù
hành động, như Iarôsépxki đã nhận xét đúng, phản
ánh những thành tố khách quan nhất định của hành vi,
nhất định phải ăn sâu vào cách suy nghĩ tâm lý học.
Nhưng trong thuyết hành vi chỉ có vỏ của hành động -
đó là mối quan hệ kích thích - phản ứng. Nói cách
khác, trong công trình nghiên cứu con người của
thuyết hành vi chỉ thấy có những cử động cơ thể bị quy
định bởi các tác động bên ngoài, và những cử động
này tạo nên phạm trù hành động giả. Từ đó có thể rút
ra kết luận: trong thuyết hành vi không có phạm trù
hành động, mà chỉ có phạm trù phản ứng mà thôi.
Tòan bộ các cử động thích nghi với ngoại giới
mà thuyết hành vi nghiên cứu đều phải trình bày theo
sơ đồ S -R là mối quan hệ trực tiếp giữa hai thành tố
của sơ đồ ấy; S - R là quy luật cơ bản của hành vi. Vì
vậy, phương pháp nghiên cứu hành vi của thuyết hành
vi chỉ là quan sát, ghi chép theo sơ đồ các thành tố ấy.
Tuy nhiên, "đấu tranh cho phương pháp khách quan
trong tâm lý học, như Chéplốp đã chỉ ra, là đấu tranh
cho một nền tâm lý học duy vật". Nhưng không khi nào
có thể quy định khách quan vào người tham gia thực
nghiệm và phản ứng của nó. Đấy chính là một trong
chuỗi nguyên nhân đưa thuyết hành vi cổ điển và
thuyết hành vi mới đến chỗ tan rã.
Những lời sau đây của Vưgốtxki có ý nghĩa
nguyên tắc đối với việc phê phán luận điểm hành vi
chủ nghĩa: "Loại trừ vấn đề ý thức, tâm lý học là ngăn
mình không nghiên cứu các vấn đề hơi phức tạp về
hành vi người. Theo ông, tâm lí học phải nghiên cứu
cả hành vi lẫn ý thức người, vì nếu chỉ nghiên cứu
hành vi không thôi thì tâm lý học không thể thoát khỏi
cảnh nhị nguyên luận: hành vi với tư cách là tổng các
phản ứng tự nó tồn tại ở ngoài, còn tâm lý, ý thức tự nó
tồn tại ở trong, mỗi cái tự tồn tại riêng, tách biệt nhau.
Và như vậy là vẫn như trước đây, ý thức tâm lý vẫn là
những thứ thừa đối với cuộc đời, hơn thế, sự tồn tại
của chúng vẫn là cái gì đó bí ẩn. Giống như tâm lý học
truyền thống, tâm lý học hành vi vẫn không thể thoát
khỏi cảnh hiện tượng luận và thần kinh luận. Muốn
thực hiện được nhiệm vụ mà Vưgốtxki đề ra cho tâm lý
học, khoa học này phải có một phương pháp khách
quan có thể tìm ra bản chất của hoạt động tâm lý
người. Vưgốtxki viết: "Trong tất cả các hoạt động của
con người, tâm lý tham gia vào hệ thống chung của
hành vi người bằng tất cả các cơ chế tinh vi nhất, phức
tạp nhất của nó, vì vậy lúc nào nó cũng thấm đượm các
mối quan hệ qua lại ấy. Do đó không có một giây phút
nào lại có thể là thời gian thuần tuý riêng của các quá
trình tâm lý, không khi nào tâm lý lại tồn tại riêng rẽ
tách biệt khỏi thế giới xung quanh, khỏi các quá trình
khác của cơ thể. Ai khẳng định và nghiên cứu ngược
lại, người đó nghiên cứu cái kiến tạo không có thực
của riêng trí tuệ mình, nghiên cứu các sự kiện giả, tư
biện thay thế cho thực tế chân chính".
Cơ chế tinh vi, phức tạp ấy thực hiện nhờ
chức năng gián tiếp của các hiện tượng tâm lý trong
hoạt động ở con người, và tính chất lịch sử - xã hội
quyết định tâm lý người đã được chứng minh về mặt lý
luận và về mặt thực nghiệm. Có thể dẫn ra hàng loạt ví
dụ trong cuộc sống để khẳng định tư tưởng đó. Một
trong những ví dụ đó là vài mẩu chuyện về cuộc đời
một nhà cách mạng Việt Nam: một lần ông bị bọn
cảnh sát Sài Gòn bắt giam vì hoạt động cách mạng bí
mật. Trong thời gian ấy, ông đã bị chúng dùng các
phương tiện hiện đại tra tấn dã man hàng trăm bận.
Nhưng lần nào ông cũng chỉ trả lời: "Không, tôi không
biết gì hết (bọn địch muốn bắt ông khai các cơ sở cách
mạng và công việc của các đồng chí mình). Bọn chúng
chỉ biết ông tự nhận mình là người cộng sản và hoạt
động theo chỉ thị của Đảng, phù hợp với niềm tin của
bản thân.
"Tất cả hành động và ngôn từ của tôi, - ông
Nguyễn Đức Thuận kể lại trong cuốn sách của mình, -
lúc nào cũng vậy, kể từ khi tôi gia nhập Đảng, ngoài tự
do cũng như ở trong tù, bao giờ cũng thấm nhuần một
tư tưởng là toàn bộ thân thể và tinh thần của tôi là
thuộc về Đảng". Cho nên, khi bị kẻ thù tra tấn cực kỳ
đau đớn, bao giờ ông cũng trả lời sao cho không
phương hại đến sự nghiệp chung của Đảng. Những
hành vi ấy chỉ là phương tiện để thực hiện mục đích
(động cơ) của cuộc đời ông: "Tất cả vì lý tưởng và sự
nghiệp của Đảng".
Ở Oátxơn, chúng ta thấy có bảng liệt kê
những điều kiện để xảy ra một phản ứng nào đó đối
với một kích thích nào đó. Trong bảng liệt kê này có
những điều kiện thuộc về chính phản ứng. Đó là yếu tố
phản ứng xảy ra trước đó không lâu và yếu tố tần số
của phản ứng đối với cùng một kích thích. Trong
những điều kiện ấy có cả mối liên hệ của phản ứng
đối với hoàn cảnh chung. Trong bảng liệt kê đã nêu,
cũng thấy cả các trạng thái trong cơ thể, kể cả sự xuất
hiện kích thích đó trước lần cuối cùng, sự căng thẳng
tình cảm và hiện trạng của hệ thần kinh, bộ máy tiêu
hóa, v.v... Trạng thái trong cơ thể bao gồm cả "tiểu sử"
cuộc đời một con người! Trong đó có cả văn hóa, tư
tưởng, tâm thế, v.v... Rồi đến lượt mình, "tiểu sử" này
chẳng qua là sự hình thành những trả lời đơn giản của
cơ thể đối với các kích thích tác động vào con người ấy.
Theo quan niệm hành vi chủ nghĩa, hoạt động của con
người bị đơn giản hoá đi như vậy đó? Bất cứ một phản
ứng nào, dù đơn giản hay phức tạp, cơ co bóp hay
thân cử động, đều chỉ là một trong những biểu hiện bề
ngoài của hoạt động của con người, và hoạt động của
con người có một cấu trúc thực là phức tạp, có nguồn
gốc xã hội - lịch sử và diễn biến theo các quy luật xã
hội - tâm lý của nó.
Con người của thuyết hành vi chỉ như cái máy
liên hợp các phản ứng quan sát được từ ngoài, chỉ là
con người bị mất ý thức và có tên gọi là một con người
máy tự động. Phẩm giá của con người này, theo
C.Mác, chỉ là ở "giá trị trao đổi". Bởi vậy, tâm lý học
hành vi không đi xa hơn nhiều lắm so với tâm lý học
duy tâm nội quan.
Sơ đồ hai thành tố S - R do tâm lý học hành vi
đưa ra để lý giải hành vi người không tương ứng với
cuộc sống thực của con người luôn luôn sống và làm
việc trong những điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể. Cái
mà Oátxơn coi là "nghiên cứu thực về con người" hoá
ra lại là nghiên cứu một cách thực chứng luận về một
phần hành vi, do đó, đây có thể là hành vi không thực
của con người trừu tượng. Một trong những khuyết tật
chủ yếu của thuyết hành vi được sinh ra bởi "giả thuyết
về tính chất trực tiếp" của hành vi, theo đây thì đã loại
trừ khỏi phạm vi nghiên cứu một quá trình có nội dung,
thực hiện các mối quan hệ thực giữa chủ thể với thế
giới đối tượng - "loại trừ hoạt động đối tượng của con
người".
Tâm lý học khoa học không nghiên cứu mối
quan hệ bề ngoài của con người với thế giới, mà
nghiên cứu sự tác động qua lại giữa thế giới đối tượng
của loài người với con người như là chủ thể lĩnh hội và
sáng tạo ra thế giới đó. Muốn biết tâm lý con người
không thể không xác định các mối tác động qua lại,
tích cực của chủ thể trong hoạt động.
Lập trường xuất phát của nền tâm lý học khoa
học phải là một luận điểm mới về con người và về hoạt
động có đối tượng - hoạt động lao động và các hoạt
động khác của con người, một luận điểm hoàn toàn
khác với luận điểm được lấy làm cơ sở cho cương lĩnh
của thuyết hành vi. Theo luận điểm mới này, không thể
nào chỉ thấy có cơ thể trong con người. Cơ thể, dù bất
cứ ở hình thái nào, - vật lý hay tâm vật lý, sinh vật hay
sinh lý, tâm sinh lý hay tâm lý - cũng vẫn chỉ là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_tuyen_tap_tam_ly_hoc.pdf