Hướng dẫn học sinh ôn tập chương I Hình học lớp 12 thông qua hoạt động trải nghiệm vẽ sơ đồ tư duy

Thông qua hoạt động trải nghiệm đòi hỏi học sinh phải giao tiếp, thảo

luận, hợp tác cùng nhau để giải quyết vấn đề. Đồng thời có sự phân công phân

nhiệm rõ ràng và chịu trách nhiệm những phần việc mình đƣợc phân công, tự

giải quyết vấn đề đƣợc phân công. Việc học bằng cách trải nghiệm còn tạo sự

tích cực, năng động và tinh thần trách nhiệm để học sinh chiếm lĩnh kiến thức

pdf12 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn học sinh ôn tập chương I Hình học lớp 12 thông qua hoạt động trải nghiệm vẽ sơ đồ tư duy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 I. PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài. Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực, hay còn gọi là dạy học định hƣớng kết quả đầu ra, đƣợc bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành xu hƣớng giáo dục quốc tế. Để tiếp cận với xu thế này có rất nhiều cách và mỗi bộ môn có nhiều cách tiếp cận khác nhau cho mỗi đơn vị bài học. Xét về góc độ Toán học, nhất là phân môn hình học. Đa phần các em đều “ngại” học hình học. Việc “ngại “ học hình học của các em cũng có một phần lỗi là do các em bị hỏng kiến thức thêm vào đó để giải một bài hình học các em phải vận dụng khá nhiều kiến thức liên quan. Để khắc phục vấn đề nêu trên và tổng hợp khắc sâu kiến thức hình học. Tôi đã chọn đề tài ” HƢỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP CHƢƠNG I HÌNH HỌC LỚP 12 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VẼ SƠ ĐỒ TƢ DUY” 2. Mục tiêu. Giúp các em học sinh không còn tƣ tƣởng “ Sợ” hình học đồng thời khắc sâu kiến thức hình học và vận dụng nó vào việc giải các bài tập có liên quan. Tạo cơ hội cho các em học sinh làm việc nhóm, có trách nhiệm về kết quả của sản phẩm nhóm, rèn tính hợp tác và tính nghiên cứu tài liệu tập thể. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Các cách tính thể tích khối đa diện, khối lăng trụ. Thông qua sơ đồ tƣ duy hình thành ở học sinh kỹ năng phân tích, xử lý các giả thiết có liên quan để giải tốt bài toán dạng này. Nghiên cứu chủ yếu hình học lớp 12, chƣơng I và một số kiến thức liên quan đến hình học phẳng nhƣ: Hệ thức lƣợng trong tam giác, các công thức tính diện tích của các hình đã biết và đƣợc thực hiện tại lớp 12A6 trƣờng THPT Hoàng Diệu năm học 2018 – 2019. 2 4. Phương pháp nghiên cứu Kết hợp thực tiễn giáo dục ở trƣờng THPT HOÀNG DIỆU . Có tham khảo các tài liệu về dạy học định hƣớng phát triển năng lực và kinh nghiệm giảng dạy “Hình học lớp 12 chương 1, ban cơ bản” của bạn đồng nghiệp. Hƣớng dẫn học sinh trải nghiệm để thu thập kiến thức cần thiết cho chính bản thân. II. PHẦN NỘI DUNG. 1. Cơ sở lý thuyết. Hoạt động trải nghiệm là những hoạt động giáo dục đƣợc tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa và là hoạt động tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp. Nó có quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng, nhằm tạo môi trƣờng cho ngƣời học, gắn lý thuyết với thực hành, thống nhất giữa nhận thức với hành động và ngƣời học có cơ hội trải nghiệm hành vi ứng xử của mình. 1.1 Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm có những ý nghĩa nhƣ sau: - Góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển các kỹ năng hành vi, giáo dục tình cảm, niềm tin ở ngƣời học đặc biệt giúp ngƣời học hình thành và phát triển kỹ năng sống để thích ứng với môi trƣờng sống luôn biến đổi, tạo cơ sở cho sự phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu của xã hội. - Giúp nhà trƣờng và giáo viên phát triển các chƣơng trình giáo dục, tạo môi trƣờng văn hóa trong trƣờng học, xây dựng văn hóa nhà trƣờng, môi trƣờng thân thiện trong nhà trƣờng. - Thực hiện các mặt giáo dục của nhà trƣờng. 3 - Là bộ phận hữu cơ trong quá trình giáo dục ở nhà trƣờng phổ thông. - Là bộ phận không thể thiếu đƣợc trong kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng. - Là môi trƣờng hoạt động của ngƣời học để hình thành và phát triển nhân cách. - Tạo sự thống nhất giữa giáo dục và dạy học, giữa giáo dục trong nhà trƣờng và giáo dục ngoài nhà trƣờng, giữa thời gian học và thời gian hè. - Thông hoạt động trải nghiệm, nhà trƣờng huy động đƣợc các nguồn lực giáo dục học sinh về mọi mặt, nhằm xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực. 1.2 Các yêu cầu khi tổ chức hoạt động trải nghiệm. Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, giáo viên cần đáp ứng các yêu cầu sau: a) Nắm vững mục tiêu của hoạt động trải nghiệm - Mục tiêu về tri thức: Giúp học sinh có hiểu biết về giá trị tuyền thống của dân tộc cũng nhƣ những giá trị tốt đẹp của nhân loại; củng cố, mở rộng kiến thức đã học trên lớp; có ý thức về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trƣờng và xã hội; có ý thức về định hƣớng nghề nghiệp phù hợp với năng lực của cá nhân và yêu cầu phát triển ngành nghề trong xã hội. - Mục tiêu về kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng cơ bản cho học sinh, trên cơ sở đó phát triển một số kỹ năng, năng lực chủ yếu nhƣ: năng lực hoàn thiện, khả năng thích ứng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên định, năng lực hoạt động chính trị xã hội, năng lực hợp tácnhằm giúp học sinh sống mọt cách an toàn, khỏe mạnh, thích ứng với cuộc sống không ngừng biến đổi. - Mục tiêu về thái độ: Giúp học sinh tỏ thái độ trƣớc những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân; đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái 4 của bản thân và của ngƣời khác; biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống. b) Hiểu được bản chất của hoạt động trải nghiệm Bản chất của hoạt động này là thông qua tổ chức các loại hình hoạt động, các mối quan hệ nhiều mặt, nhằm giúp ngƣời học chuyển hóa một cách tự giác tri thức thành niềm tin, kiến thức thành hành động, biến yêu cầu của nhà trƣờng, của nhà sƣ phạm thành chƣơng trình hành động của bản thân. c) Hiểu được đặc điểm cơ bản của hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm không đƣợc coi là một môn học. Kết quả của hoạt động trải nghiệm trong một số trƣờng hợp cụ thể không đƣợc đánh giá riêng biệt trên từng cá nhân học sinh mà đánh giá mang tính chất nhóm, lớp nhiều hơn. Cái đƣợc của hoạt động trải nghiệm đối với học sinh là sự trƣởng thành về mặt nhân cách, khắc sâu kiến thức chứ không phải là điểm số. 1.3 Các bước tổ chức một hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tin thần tự chủ nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Hoạt động trải nghiệm hình thành những năng lực, kỹ năng sống, phẩm chất tốt đẹp cho học sinh. Chính vì thế để tổ chức hoạt động trải nghiệm, mỗi giáo viên phải giúp đỡ, hỗ trợ học sinh thực hiện đầy đủ các bƣớc cơ bản sau: Bƣớc 1: Xây dựng ý tƣởng. Bƣớc 2: Xây dựng kế hoạch. Bƣớc 3: Chuẩn bị hực hiện. Bƣớc 4: Tổ chức thực hiện. Bƣớc 5: Đánh giá kết quả thực hiện. Các bƣớc thực hiện có mối tƣơng tác hỗ trợ lần nhau. Do đó không nên xem nhẹ bƣớc nào. Việc học sinh đƣợc tham gia đầy đủ vào từng bƣớc sẽ giúp hình thành và phát triển nhân cách học sinh. 5 2. Thực tiễn giảng dạy. Năm học 2018 -2019 tôi đƣợc phân công giảng dạy môn Toán lớp 12A6 và lớp 11A7. Sau 3 tuần thực học, bản thân nhận thấy tƣ tƣởng “Sợ” và “Ngại” học hình học của các em lớp 12A6 rất nhiều. Thậm chí có nhiều em không muốn học. Vì vậy tôi đã cùng các em lớp 12A6 trải nghiệm vẽ sơ đồ tƣ duy hình học chƣơng 1 lớp 12 thông qua các bƣớc cụ thể nhƣ sau: Bước 1: Xây dựng ý tƣởng. Ở bƣớc này quan trọng nhất là phục vụ để trả lời câu hỏi “Làm thế nào để nhớ và hiểu sâu hình học chƣơng 1 lớp 12”. Tôi cho nhiều em trả lời câu hỏi này. Một số câu trả lời chấp nhận đƣợc nhƣ: Làm nhiều bài tập, học theo nhóm, vẽ hình sinh độngTrên cơ sở những câu trả lời này tôi định hƣớng các em chia nhóm thảo luận và cùng vẽ sơ đồ tƣ duy, và tôi nhận đƣợc một đề nghị rất hợp lý từ lớp trƣởng “ Thầy ơi mình làm tại thƣ viện để tài liệu tham khảo phong phú nhe thầy”. Và tôi nghĩ đây là một ý tƣởng cực kỳ tốt. Bước 2: Xây dựng kế hoạch. Ở bƣớc này tôi đề nghị các em phân công công việc cho từng nhóm cụ thể. các em phân công đem màu, giấy, bút, mực. Bước 3: Chuẩn bị thực hiện Ở bƣớc này tôi đề nghị lớp trƣởng liên hệ thƣ viện để đặt lịch cụ thể. Bước 4: Tổ chức thực hiện. Sau khi đã đặt lịch cụ thể với thƣ viện. Các em đã chọn thời gian vào buổi chiều thứ 5 để tiến hành thực hiện. Dƣới đây là hình ảnh thực hiện trải nghiệm vẽ sơ đồ tƣ duy của lớp 12A6 năm học 2018-2019. 6 Hình 1- Phân công của nhóm 1 Hình 2- GV cùng học sinh lên ý tƣởng. 7 Hình 4: Chọn địa điểm là thƣ viện trƣờng. Hình 4- Sản phẩm 1 8 Hình 5- Sản phẩm 2 Hình 6 – Sản phẩm 3 9 Bƣớc 5: Sau một buổi thực hiện trải nghiệm vẽ sơ đồ tƣ duy đa phần các em đã nhớ sâu hơn kiến thức này, thêm vào đó tƣ tƣởng “ Sợ” và “ ngại” học hình học cũng không còn quá lớn nhƣ trƣớc nữa. Sau khi tiến hành trải nghiệm. Giáo viên tiến hành kiểm chứng kết quả bằng cột kiểm tra 45 phút lớp 12A6 (40 học sinh). Kết quả bài kiểm tra thể hiện trong bảng sau: Bảng 1. Bảng thống kê điểm nguyên của học sinh Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số lƣợng 0 0 0 0 1 4 7 10 9 8 1 Tỉ lệ (%) 0 0 0 0 2,5 10 17,5 25 22,5 20 2,5 Thông qua hoạt động trải nghiệm đòi hỏi học sinh phải giao tiếp, thảo luận, hợp tác cùng nhau để giải quyết vấn đề. Đồng thời có sự phân công phân nhiệm rõ ràng và chịu trách nhiệm những phần việc mình đƣợc phân công, tự giải quyết vấn đề đƣợc phân công. Việc học bằng cách trải nghiệm còn tạo sự tích cực, năng động và tinh thần trách nhiệm để học sinh chiếm lĩnh kiến thức. 3. Bàn luận: Thông qua hoạt động trải nghiệm vẽ sơ đồ tƣ duy giúp các em đạt đƣợc những năng lực chung và năng lực chuyên môn của chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể. Cụ thể nhƣ sau: - Năng lực giao tiếp và hợp tác. Trong hoạt động này giúp học sinh xác định đƣợc mục đích giao tiếp phù hợp với đối tƣợng và ngữ cảnh giao tiếp. Dự đoán đƣợc những thuận lợi, khó khăn để đạt đƣợc mục đích. Ví dụ liên hệ thƣ viện để chọn thời gian, địa điểm, hợp tác với các bạn để tìm tài liệu - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề. 10 - Năng lực tính toán: Sử dụng thành thạo các kiến thức về số và hệ thống số; biết đƣợc biểu diễn của các hình phẳng cơ bản (Hình tam giác, hình vuông, hình bình hành.). Hiểu đƣợc các phƣơng pháp cơ bản của việc tính thể tích và vận dụng chúng vào cuộc sống. Thông qua hoạt động trải nghiệm này, giáo viên có cơ hội quan sát và phát hiện thêm những năng khiếu khác của các em học sinh (Hội họa, thẩm mỹ) III. PHẦN KẾT LUẬN. Dạy học theo hƣớng phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lƣợng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống hực tiễn nhằm chuẩn bị cho con ngƣời năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Nội dung của hoạt động trải nghiệm không đơn thuần là một nội dung giáo dục mà tích hợp nhiều nội dung khác nhau. Các nội dung đƣợc tích hợp, lồng ghép trong nội dung hoạt động. Vì vậy khi tổ chức hoạt động trải nghiệm phải căn cứ vào chủ đề, lựa chọn nọi dung hoạt động chính và các nội dung giáo dục cần tích hợp để tổ chức hoạt động cho học sinh. Hoạt động trải nghiệm là môi trƣờng hoạt động của ngƣời học, nó có cơ cấu, nội dung, mục tiêu, phƣơng tiện tƣơng đối khách quan với ngƣời học, vì vậy nó có trở thành hoạt động của ngƣời học hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố vì vậy vai trò của ngƣời giáo viên của nhà sƣ phạm góp phần rất lớn vào việc thành công của hoạt động trải nghiệm. Theo cá nhân tôi là một giáo viên đứng lớp. Rất cần thiết tổ chức các hoạt động trải nghiệm để các em có cơ hội thể hiện những năng khiếu của bản thân đặc biệt là một cách để biến tri thức của nhân loại thành kiến thức của học sinh. Nhƣ thế là chúng ta đã đạt đƣợc mục tiêu giáo dục đề ra. 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Hồng Nam (2018), Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên hạng II chuyên đề: Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT, Đại học Cần Thơ. [2] Bộ giáo dục và đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. [3] Bộ giáo dục và đào tạo (2017), Dự thảo chương trình các môn. [4] Bộ giáo dục và đào tạo (2017), Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn toán. [5] Trần Văn Hạo và ctv, (2015), Hình học 12 cơ bản, NXB Giáo dục Việt Nam, Bộ giáo dục và đào tạo. [6] Trần Văn Hạo và ctv, (2015), Sách giáo viên Hình học 12 cơ bản, NXB Giáo dục Việt Nam, Bộ giáo dục và đào tạo. [7] Trần Đình Châu, Đặng Thu Thủy và Phan Thị Luyến, (2016), Module 18 – Phương pháp dạy học tích cực, Tài liệu bồi dƣỡng thƣờng xuyên bậc THPT. [8] OECD (2002), Definition and selection of competencies: Theoretical and conceptual fundation. HỌC VIÊN THỰC HIỆN Trần Ngọc Nguyên 12 MỤC LỤC Phần 1: Mở đầu ............................................................................... Trang 1. 1. Lý do chọn đề tài ............................................................ Trang 1. 2. Mục tiêu ......................................................................... Trang 1. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................. Trang 1. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... Trang 2. Phần 2: Nội dung .............................................................................. Trang 3. 1. Cơ sở lý thuyết ............................................................... Trang 2. 1.1 Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm ............. Trang 2. 1.2 Các yêu cầu khi tổ chức trải nghiệm ........... Trang 3. 1.3 Các bƣớc tổ chức hoạt động trải nghiệm ... Trang 4. 2. Thực tiễn giảng dạy ........................................................ Trang 5. 3. Bàn luận ......................................................................... Trang 9. Phần 3 : Kết luận ............................................................................Trang 10. Tài liệu tham khảo ............................................................................Trang 11.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai thu hoach cuoi khoa lop GV THPT Hang 2_12508714.pdf
Tài liệu liên quan