Kế hoạch giáo dục tháng 10 lứa tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi

I.Ổn định tổ chức: Cô xúm xít trẻ lại cùng trẻ hát múa bài “Khuôn mặt cười” hỏi trẻ:

- Chúng mình vừa hát bài hát gì ?

- Bài hát nói về điều gì ? Dẫn dắt trẻ vào bài.

II.Phương pháp, hình thức tổ chức:

1. Quan sát tranh mẫu :

-Cho trẻ ngồi hình chữ u

-Cô mời 1 bạn trai và một bạn gái lên quan sát về hình dáng, những điểm nổi bật của 2 bạn( tóc, trang phục, )

-Cô lần lượt cho trẻ quan sát các bức tranh vẽ chân dung bạn mà cô đã chuẩn bị và đàm thoại với trẻ về bố cục, mầu sắc của từng tranh.

- Hỏi trẻ ý tưởng định vẽ về ai ? Có bạn nào muốn thực hiện theo nhóm không ?

2. Trẻ thực hiện (ĐGCS 06)

-Cho trẻ có chung ý tưởng thực hiện theo nhóm về cùng một nhóm thực hiện.

-Hỏi trẻ khi làm bài phải ngồi ntn? Cách cầm bút ra sao?

-Cô nhắc trẻ cách tư thế ngồi, cách cầm bút.

-Trẻ thực hiện cô bao quát trẻ đến từng nhóm động viên khuyến khích trẻ.

 3.Trưng bày sản phẩm:

Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày, cho trẻ NX sản phẩm đẹp, trẻ tự nói SP của mình

-Cô NX, tuyên dương ,giáo dục trẻ

III.Kết thúc :

 - Cô nx tuyên dương, giáo dục trẻ.

 

docx54 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 814 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giáo dục tháng 10 lứa tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạo cơ hội cho trẻ tập luyện theo khả năng bằng cách thay đổi khoảng cách của 1 đích ném xa 1,8m. -Cho trẻ so sánh sự khác nhau về khoảng cách của 2 đích.Khuyến khích trẻ có đủ tự tin ném đích xa 1,8m. (Trong quá trình trẻ tập cô bao quát, sửa sai giúp trẻ thực hiện tốt bài tập). *Trò chơi vận động: chạy tiếp cờ (trẻ đứng 2 hàng dọc) -Cô cho trẻ quan sát dụng cụ phán đoán tên trò chơi. - Cô giới thiệu tên trò chơi: “Chạy tiếp cờ”. - Hỏi trẻ cách chơi trò chơi “Chạy tiếp cờ”. -Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi: cô chia lớp làm 2 đội trước mỗi đội cô đặt một ống cờ, và một ống đích, khoảng cách giữa ống cờ đến ống đích cô kẻ hai đường thẳng song song cách nhau 30cm, khi có hiệu lệnh “Bắt đầu”, 2 trẻ đứng đầu 2 đội lên lấy 1 lá cờ chạy theo đường hẹp cắm vào ống đích rồi chạy về đập vào vai bạn đứng sau, bạn đứng sau lại tiếp tục lên, cứ như thế cho đến hết thời gian. - Luật chơi: khi chạy không được giẫm vào vệch hai bên đường. Đội nào có nhiều cờ hơn thì đội đó thắng cuộc. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Khi trẻ chơi cô bao quát động viên trẻ chơi. 3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 phút. III. Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ, chuyển H/Đ. Lưu ý Chỉnh sửa hàng năm KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ 3 ngày 3 tháng 10 năm 2017 Tên hoạt động học Mục đích-yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành LQVT: Ôn nhận biết số lượng 5, ôn so sánh chiều cao 1. Kiến thức. Trẻ nhận biết số lượng 5 , biết so sánh cao , thấp 2. Kĩ năng. Rèn kĩ năng quan sát ghi nhớ có chủ đích - Rèn kĩ năng nhận biết chiều cao 3. Thái độ. Trẻ hứng thú trong giờ học 1.Đồ dùng của cô: - Hình ảnh bánh trung thu, đèn lồng, đèn ông sao có số lượng là 5 - 1 số nhóm đồ dùng đồ chơi có chiều cao không bằng nhau. - Nhạc bài chiếc đèn ông sao. 2. Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 3 bạn gái có chiều cao không bằng nhau, sách, bút mầu cho trẻ thực hiện. 1. Ổn định tổ chức.(Trẻ xúm xít) Cho trẻ xúm xít bên cô hát bài “chiếc đèn ông sao” Trò chuyện với trẻ: các con có biết sắp đến ngày gì giành cho các em nhỏ không? Ngày tết trung thu diễn ra vào ngày nào hàng năm? Con hãy kể các loại bánh, kẹo, đồ chơi có trong ngày tết trung thu? Bố mẹ con đã mua cho các con những gì trong ngày tết trung thu rồi? Trò chuyện dẫn dắt trẻ vào bài. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: * Phần 1: Ôn nhận biết số lượng 5 - Cho trẻ về chỗ ngồi dưới nền nhà theo 6 hàng ngang: + Cho trẻ nhìn lên màn hình xem những loại bánh, đồ chơi trung thu có số lượng là mấy? tương ứng với số mấy (3 nhóm) + Yêu cầu trẻ tìm trên cơ thể những bộ phận nào có số lượng là 5. Cô cho trẻ đếm. + Cô vỗ tay trẻ nói số tiếng vỗ. + Cô vỗ tay trẻ nhẩm đếm và vỗ thêm cho đủ số lượng 5. * Phần 2: Ôn so sánh chiều cao - Cô cho trẻ chơi trò chơi: cây cao cỏ thấp. - Cô mời 3 bạn lên so sánh xem ai cao hơn , ai thấp hơn, ai thấp nhất. - Cho trẻ lấy rổ đồ dùng chọn bạn theo yêu cầu của cô. * Luyện tập: - Tìm xung quanh lớp các nhóm đồ dùng đồ chơi có chiều cao không bằng nhau mang ra so sánh xem cái gì cao hơn, thấp hơn, thấp nhất. - Cho trẻ về chỗ ngồi yêu cầu trẻ tô mầu bạn cao hơn mầu xanh, bạn thấp hơn mầu đỏ, bạn thấp nhất mầu vàng. 3.Kết thúc: Cô nhận xét và tuyên dương trẻ. Lưu ý Chỉnh sửa hàng năm KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ 4 Ngày 4 tháng 10 năm 2017 Tên hoạt động học Mục đích-yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành KPKH: Tìm hiểu về ngày tết trung thu 1.Kiến thức: -Trẻ biết ngày 15/8 âm lịch là ngày tết trung thu. - Biết các hoạt động diễn ra trong ngày tết trung thu. -Trẻ biết các loại bánh kẹo, hoa quả, đồ chơi có trong ngày tết trung thu. 2.Kỹ năng: -Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích. -Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3.Thái độ: -Trẻ hứng thú tham gia hoạt động. - Biết quan tâm chia sẻ đồ chơi, quà trung thu với bạn bè và các em nhỏ. 1.Đồ dùng của cô: -Video clip có các hoạt động trong dịp tết trung thu, bài hát “ Rước đèn dưới trăng, chiếc đèn ông sao, đêm hội trăng rằm.... 2.Đồ dùng của trẻ: Không có 1.Ổn định tổ chức: Cô cho trẻ hát đứng quanh cô hát “Chiếc đèn ông sao” và trò chuyện +Cô con mình vừa hát bài gì? Chiếc đèn ông sao có vào ngày gì? Các con đã được bố, mẹ ông bà mua cho những gì để đón tết trung thu? Dẫn dắt trẻ vào bài 2.Phương pháp, hình thức tổ chức: a. Tìm hiểu về ngày tết trung thu: - Cô đố trẻ biết ngày tết trung thu là vào ngày nào? - Cô mời 2-3 trẻ lên kể về ngày tết trung thu mà trẻ đã được tham dự. - Cô giới thiệu cho trẻ biết ngày 15/8 âm lịch hàng năm là ngày tết trung thu, tết trung thu là ngày tết giành cho các em nhỏ. - Cô cho trẻ xem clip về ngày tết trung thu hỏi trẻ: +Đây là những hoạt động diễn ra vào ngày nào? + Các bạn nhỏ đang làm gì? + Trên tay các bạn có những loại đồ chơi gì? + Trong đêm phá cỗ có những loại bánh kẹo hoa quả gì?.. =>Cô chốt: Ngày tết trung thu là tết của các em nhỏ, vào ngày này các con được bố mẹ, cô giáo tặng cho nhiều bánh kẹo và đồ chơi, được tham gia rất nhiều các hoạt động vui chơi, trong ngày này còn rất nhiều các bạn nhỏ chưa có quà như các con nên các con phải biết quan tâm, chia sẻ cho các bạn và các em nhỏ để tất cả đều có một ngày tết trung thu thật là vui. b) Biểu diễn văn nghệ mừng đón tết trung thu: - Cô tổ chức cho cả lớp lên múa hát các bài hát về ngày tết trung thu. 3.Kết thúc: -Cô nhận xét giờ học, tuyên dương. Lưu ý Chỉnh sửa hàng năm KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ 5 Ngày 5 tháng 10 năm 2017 Tên hoạt động học Mục đích-yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Tạo hình: Nặn mâm ngũ quả (ĐT) 1.Kiến thức: -Trẻ biết cấu tạo và hình dáng của 1 số loại quả: cam, chuối, khế, bưởi.. -Biết cách xoay tròn, lăn dài, ấn bẹt, làm lõm..để nặn được 1 số loại quả. - Biết kết hợp các nguyên vật liệu khác để tạo thành các loại quả. 2.Kỹ năng: Phát triển ở trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ, óc tưởng tượng, các kỹ năng đã học để nặn các loại quả. 3.Thái độ: -Trẻ hứng thú trong giờ học. -Biết yêu quý trân trọng sản phẩm của mình. -Có tâm thế vui tươi phấn khởi đón tết trung thu. 1.Đồ dùng của cô: -Một số hình ảnh các loại quả: Na, cam, bưởi, khế, chuối, thăng long -4-5 loại quả mẫu của cô: Cam, chuối, bưởi, khế, na. - Bàn trưng bày sản phẩm. 2. Đồ dùng của trẻ: Đất nặn, bảng con, lá cây, cành cây, đĩa bày quả, bàn ghế đúng qui cách. 1.Ổn định tổ chức : Cô cho trẻ hát đứng quanh cô hát “Chiếc đèn ông sao” và trò chuyện +Cô con mình vừa hát bài gì? Chiếc đèn ông sao có vào ngày gì? Các con đã được bố, mẹ ông bà mua cho những gì để đón tết trung thu? Đêm trung thu các con được ra nhà văn hóa để làm gì? Trong mâm cỗ tối trung thu có những loại bánh, kẹo, hoa quả gì Dẫn dắt trẻ vào bài 2.Phương pháp, hình thức tổ chức: *Quan sát tranh mẫu: - Cô và trẻ quan sát hình ảnh mâm ngũ quả trong ngày tết trung thu có các loại quả như: Na, cam, bưởi, khế, chuối, thăng longvà đàm thoại với trẻ về tên gọi, màu sắc các loại quả đó. - Cô lần lượt cho trẻ quan sát các loại quả cô đã nặn mẫu. Đàm thoại với trẻ về cấu tạo, hình dáng, cách nặn từng loại quả. - Hỏi ý tưởng của trẻ định nặn những loại quả gì? *Trẻ thực hiện: -Cho những trẻ có chung ý tưởng về cùng một nhóm để nặn. -Cô bao quát đến từng nhóm quan sát động viên, hướng dẫn trẻ thực hiện. *Trẻ trưng bày sản phẩm: -Cô cho trẻ mang sản phẩm của mình lên trưng bày. -Cho trẻ chọn sản phẩm đẹp -Trẻ giới thiệu sản phẩm của mình. -Cô bổ xung ý kiến nhận xét chung. 3. Kết thúc: Củng cố bài, cô nhận xét tuyên dương trẻ, chuyển hoạt động khác. Lưu ý Chỉnh sửa hàng năm KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 6 Ngày 6 tháng 10 năm 2017 Tên hoạt động học Mục đích-yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Chữ cái: Làm quen chữ O, O, Ơ 1.Kiến thức: -Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái o, ô, ơ. -Biết đặc điểm cấu tạo của chữ cái o, ô, ơ. -Biết tên,cách chơi các trò chơi. 2.Kỹ năng: -Rèn kỹ năng phát âm chuẩn,kỹ năng so sánh phân biệt, Kn chơi TC. 3.Thái độ: Trẻ hào hứng trong giờ học. 1.Đồ dùng của cô: Giáo án điện tửcó hình ảnh bánh dẻo, đèn lồng, quả bưởi. -3 ngôi nhà có chứa chữ cái o, ô, ơ. 2.Của trẻ: - Một rổ đồ dùng gồm 3 chữ cái: o, ô, ơ. - Mỗi trẻ 1 lô tô có chứa chữ cái o, ô, ơ cho trẻ chơi trò chơi. I.Ổn định tổ chức:(Trẻ ngồi quanh cô) Cô cho trẻ hát đứng quanh cô hát múa “ Rước đèn dưới trăng” và trò chuyện: +Cô con mình vừa hát bài gì? Các bạn trong bài hát vui chơi trong dịp gì?... Dẫn dắt trẻ vào bài II.Nội dung: *Làm quen chữ o: (Trẻ ngồi hình u) -Cô đố trẻ ngày tết trung thu có bánh gì tượng trưng cho ngày tết trung thu mà chỉ tết trung thu mới có. Rồi cô đưa ra hình ảnh “Bánh dẻo” dưới hình ảnh bánh dẻo có từ “Bánh dẻo”. -Cho trẻ nhìn lên màn hình đọc từ “bánh dẻo” -Cho trẻ đếm xem trong từ có mấy chữ cái.Hỏi trẻ chứ cái ở vị trí thứ 7 là chữ cái gì? Vì sao con biết? -Cô giới thiệu chữ o. -Cô nêu cấu tạo chữ o: Là 1 nét cong tròn khép kín -Cho trẻ phát âm chữ o, tổ, nhóm, cá nhân phát âm. -Cô hỏi trẻ cấu tạo chữ o. -Cô giới thiệu chữ o ở 3 dạng chữ in thường, in hoa, viết thường. *Làm quen chữ cái ô, ơ cô tiến hành các bước tương tự với các từ : đèn lồng, quả bưởi *So sánh điểm giống và khác nhau giữa 3 chữ cái: -Cô cho trẻ nêu nhận xét trước. -Cô khái quát lại 3 chữ cái giống nhau đều có nét cong tròn khép kín, Khác nhau:ô có dấu mũ, ơ có 1 móc nhỏ, okhông có thêm gì. *Luyện tập: + TC1: Tìm chữ cái theo hiệu lệnh -Cô nói tên chữ trẻ chọn chữ giơ lên, phát âm tên chữ cái. -Cô nói cấu tạo trẻ chọn chữ giơ lên và ngược lại. + TC2: “Tìm nhà”. Hỏi trẻ cách chơi trò chơi :Tìm nhà. -Cô nhắc lại cách chơi: Cô có 3 ngôi nhà gắn các chữ cái o, ô, ơ. Cô cho trẻ vừa đi và hát khi có hiệu lênh trẻ tìm ngôi nhà có chữ cái giống với lô tô của mình.,bạn tìm nhầm thì phải nhảy lò cò về nhà của mình . - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần, sau mỗi lần chơi cho trẻ đổi thẻ cho nhau. + TC3: Nhanh tay – tinh mắt: -Cho trẻ về bàn gạch chân chữ cái o, ô, ơ trong bài thơ “Trăng ơi từ đâu đến” III. Kết thúc:Cô nhận xét giờ học, chuyển hoạt động khác Lưu ý Chỉnh sửa hàng năm TUẦN II KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thứ 2 ngày 9 tháng 10 năm 2017 Tên HĐ học MĐ-YC Chuẩn bị Cách tiến hành Âm nhạc-NDTT: Hát vỗ tay theo nhịp bài hát: Cái mũi. -NDKH: + Nghe hát: em là bông hồng nhỏ + TC: Ai nhanh nhất Kiến thức: - Trẻ biết vỗ tay theo nhịp bài hát : “cái mũi”. - Trẻ chú ý lắng nghe chọn vẹn bài hát “em là bông hồng nhỏ” sáng tác Trịnh Công Sơn. - Trẻ biết tên trò chơi và biết cách chơi trò chơi: “Ai nhanh nhất.”. 2. Kỹ năng: - Có kỹ năng vận động vỗ tay theo nhịp bài hát. - Có kỹ năng cảm thụ âm nhạc khi nghe cô hát bài hát : - Có kỹ năng chơi trò chơi. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú trong giờ học. - Biết giữ gìn bảo vệ các bộ phận trên cơ thể. 1.Đồ dùng của cô: -Phòng học gọn gàng sạch sẽ, nhạc không lời bài hát “Cái mũi” , bài hát “Em là bông hồng nhỏ”. 2.Của trẻ: -10 Vòng thể dục 1.Ổn định tổ chức: ( Trẻ xúm xít) Côcho trẻ kể tên các bộ phận trên khuôn mặtvà trò chuyện về chức năng, nhiệm vụ các bộ phận đó. Dẫn dắt trẻ vào bài. 2.Phương pháp hình thức tổ chức: (Trẻ ngồi hình u) 2.1: Hát VĐ theo nhịp: Cái mũi - Cô mở nhạc không lời bài hát “cái mũi” nhạc nước ngoài, lời Lê Đức cho trẻ nghe và hỏi trẻ đó là bài hát gì? Lời của ai? =>Cô chốt: đó là bài hát “cái mũi” nhạc nước ngoài, lời Lê Đức. - Cô cho trẻ hát lại bài hát cùng cô 1-2 lần. (cô sửa giai điệu nếu trẻ hát chưa đúng). - Vậy bạn nào cho cô biết Để bài hát thêm sinh động hơn chúng mình có thể làm gì ? ( cô hỏi 2-3 trẻ) - Theo các con vỗ tay theo nhịp là như thế nào ?( 2-3 trẻ) -Cô khái quát: vỗ tay theo nhịp là cô vỗ vào 1 cái và mở ra 1 cái. Để biết vỗ tay theo nhịp như thế nào cô mời chúng mình cùng chú ý quan sát cô thực hiện nhé -Lần 1:cô vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp bài hát từ đầu cho đến hết bài. -Lần 2 : cô hát từng câu và vỗ tay cho trẻ xem. - Cho cả lớp hát vỗ 2 lần, lần lượt mời các tổ, nhóm, cá nhân trẻ hát vỗ (Trong quá trình trẻ thực hiện cô bao quát sửa sai giúp trẻ thực hiện tốt yêu cầu) 2.2. Nghe hát: “em là bông hồng nhỏ” St Trịnh Công sơn - Cô giới thiệu bài hát “em là bông hồng nhỏ” St Trịnh Công sơn -Cô hát lần 1 bằng lời.hỏi trẻ tên bài hát, tác giả. -Cô và trẻ múa minh họa theo nội dung bài hát qua đĩa nhạc. -Cô giảng giải nội dung, tính chất bài hát: Bài hát với giai điệu nhẹ nhàng – trong sáng nóivề bạn trong bài hát rất vui tươi yêu đời, ở nhà thì được bố mẹ yêu thương, đến trường thì cô giáo và các quý mến. các con có muốn như bạn không? Vậy thì các con phải ngoan nghe lời bố mẹ và cô giáo nhé! - Cô cho trẻ nghe bài hát qua đĩa nhạc. 2.3. .Trò chơi: “Ai nhanh nhất” -Cô cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi. - Cô nhắc lại cách chơi : Cô xếp ở giữa lớp các vòng thể dục thành vòng tròn,mời trẻ ở các tổ lên chơi(Số trẻ nhiều hơn số vòng). Cô và trẻ vừa đi, vừa hát các bài hát trong chủ đề, cô kết hợp vỗ đệm bằng dụng cụ âm nhạc, khi hát nhỏ, vỗ đệm đều trẻ đi ngoài vòng tròn, khi hát nhanh ,vỗ đệm to trẻ nhanh nhẹn nhảy vào 1 vòng tròn, trẻ nào chậm phải nhảy lò cò 1 vòng quanh lớp. -Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Khi trẻ chơi cô bao quát, động viên trẻ chơi.3. Kết thúc: cô củng cố bài, nhận xét tuyên dương trẻ. Chuyển hoạt động. Lưu ý Chỉnh sửa hàng năm KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ 3 Ngày 10 tháng 10 năm 2017 Tên hoạt động học Mục đích-yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành   Khám phá: Khám phá phân biệt bản thân và các bạn 1.Kiến thức: -Trẻ biết tên, ngày sinh, là trai hay gái, biết khả năng, sở thích của mình. - Biết phân biệt bạn trai bạn gái. - Trẻ nhớ tên trò chơi, biết chơi trò chơi. 2.Kỹ năng: -Rèn kỹ năng quan sát ,so sánh và ghi nhớ có chủ đích ở trẻ. -Trẻ trả lời đủ câu, rõ ý. - Rèn kỹ năng chơi trò chơi. 3.Thái độ : -Trẻ hứng thú vào h/đ Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể của mình. 1.Đồ dùng của cô: bạn trai, bạn gái trong lớp 2.Của trẻ: Không có 1.Ổn định tổ chức: Cô cùng trẻ hát bài “Khuôn mặt cuời” và trò chuyện về nội dung bài hát: - Bài hát nói về điều gì? - Khuôn mặt đẹp là khuôn mặt như thế nào? Muốn có khuôn mặt đẹp thì các con phải làm như thế nào? À muốn có khuôn mặt đẹp các con phải luôn tươi vui, và phải biết vệ sinh cơ thể, vệ sinh các giác quan trên khuôn mặt mình hàng ngày nhé! Dẫn dắt trẻ vào bài. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: - Cho trẻ ngồi hình chữ u * Phân biệt bạn trai, bạn gái: - Cô yêu cầu trẻ nêu đặc điểm bạn trai bạn gái - Cô mời 1 bạn trai, 1 bạn gái lên cho các bạn quan sát để trẻ nhận biết được đặc điểm bạn trai bạn gái, biết điểm khác nhau giữa bạn trai bạn gái. - Cô khái quát lại: Bạn gái thường có tóc dài, mặc quần áo hoa nhiều mầu, và hay mặc váy, giọng nói nhẹ nhàng, dịu dàng. Bạn trai thì tóc ngắn, thường mặc quần áo sơ mi, bạn trai khoẻ mạnh hơn hay giúp đỡ bạn những việc nặng. * Tìm hiểu về bản thân và so sánh với bạn: - Cô mời vài cá nhân trẻ giới thiệu về bản thân ( tên, tuổi, ngày sinh, giới tính, khả năng, sở thích). - Cô mời từng nhóm : 2 bạn trai, ( hoặc 2 bạn gái, hoặc 1 trai 1 gái) lên đứng trước lớp cho trẻ nhận xét điểm khác nhau giữa hai bạn. - Cô bổ sung ý trẻ. * Cho trẻ chơi trò chơi: + TC1: “ Tìm bạn thân” - Cách chơi: cô và trẻ vừa đi vừa hát bài “tìm bạn thân” khi cô nói “tìm bạn” thì trẻ tìm bạn theo yêu cầu của cô. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô nhận xét trẻ chơi. +TC2: Khéo tay - Cô cho trẻ về bàn tô mầu bạn trai mầu xanh và bạn gái mầu vàng 3. Kết thúc: cô nhận xét, tuyên dương giáo dục trẻ chuyển H/Đ. Lưu ý Chỉnh sửa hàng năm KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ 4 Ngày 11 tháng 10 năm 2017 Tên HĐ Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành TH: Vẽ chân dung bạn (ĐT) (ĐGCS 06) 1.Kiến thức: -Trẻ biết 1 số bộ phận trên khuôn mặt. -Biết kết hợp các hình, các nét cơ bản để vẽ chân dung bạn. - Biết kết hợp nhiều nguyên vật liệu khác nhau dể tạo thành chân dung bạn 2.Kỹ năng: - Phát triển ở trẻ kỹ năng quan sát, ghi nhớ, óc tưởng tượng, kỹ năng tô mầu và vẽ. 3.Thái độ Trẻ hứng thú vào h/đ. Biết yêu quý và đoàn kết với bạn bè. 1.Đồ dùng của cô: -3 -4 bức tranh vẽ chân dung bạn trai, bạn gái, giá trưng bày sản phẩm 2.Của trẻ: Giấy vẽ, bút mầu, mầu nước, bông tăm, mút xốp, bàn ghế đúng quy cách I.Ổn định tổ chức: Cô xúm xít trẻ lại cùng trẻ hát múa bài “Khuôn mặt cười” hỏi trẻ: - Chúng mình vừa hát bài hát gì ? - Bài hát nói về điều gì ? Dẫn dắt trẻ vào bài. II.Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát tranh mẫu : -Cho trẻ ngồi hình chữ u -Cô mời 1 bạn trai và một bạn gái lên quan sát về hình dáng, những điểm nổi bật của 2 bạn( tóc, trang phục, ) -Cô lần lượt cho trẻ quan sát các bức tranh vẽ chân dung bạn mà cô đã chuẩn bị và đàm thoại với trẻ về bố cục, mầu sắc của từng tranh. - Hỏi trẻ ý tưởng định vẽ về ai ? Có bạn nào muốn thực hiện theo nhóm không ? 2. Trẻ thực hiện (ĐGCS 06) -Cho trẻ có chung ý tưởng thực hiện theo nhóm về cùng một nhóm thực hiện.. -Hỏi trẻ khi làm bài phải ngồi ntn? Cách cầm bút ra sao? -Cô nhắc trẻ cách tư thế ngồi, cách cầm bút. -Trẻ thực hiện cô bao quát trẻ đến từng nhóm động viên khuyến khích trẻ. 3.Trưng bày sản phẩm: Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày, cho trẻ NX sản phẩm đẹp, trẻ tự nói SP của mình -Cô NX, tuyên dương ,giáo dục trẻ III.Kết thúc : - Cô nx tuyên dương, giáo dục trẻ. Lưu ý Chỉnh sửa hàng năm KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ 5 Ngày 12 tháng 10 năm 2017 Tên hoạt động học Mục đích-yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành LQVT: Ôn nhận biết phía phải, trái 1: Kiến thức: -Trẻ nhận biết được đâu là phía phải, phía trái của bản thân cũng như của người khác. 2:kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, tư duy và ghi nhớ có chủ định. - Rèn kỹ năng định hướng trong không gian chính xác. 3: Thái độ : -Trẻ hào hứng trong giờ học 1.Đồ dùng của cô: -Nhạc bài hát “Đôi và một” -Một rổ đồ dùng có một số đồ chơi trong lớp. 2.Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng giống của cô và có kích thước hợp lý. -Sách, bút màu cho trẻ thực hiện. -Bàn ghế đúng quy cách. . 1: Ổn định tổ chức: Cô cho lớp ngồi xúm xít hát bài “Đôi và một” rồi đàm thoại với trẻ: bài hát nói đến những bộ phận nào? Những bộ phận đó nằm ở đâu? Dẫn dắt trẻ vào bài. 2: Phương pháp, hình thức tổ chức: *Phần 1: Ôn nhận biết phía phải phía trái của bản thân. - Cô cho trẻ ngồi trên ghế hình U quanh lớp. Cô mời từng trẻ phân biệt xem tay phải tay trái của bản thân mình, tai phải tai trái, mắt phải mắt trái, tay phải tay trái. - Cô cho trẻ phân biệt xem các bạn ngồi cạnh mình, bạn nào ngồi bên phải mình, bạn nào ngồi bên trái. *Phần 2: Ôn nhận biết phía phải phía trái của bạn khác - Cô cho trẻ phân biệt các bộ phận bên phải và bên trái của bạn khác (mắt, tai, tay, chân) - Cô mời một số bạn xếp thành hàng ngang rồi cho trẻ phân biệt bạn nào đứng ở bên trái bạn A, bạn nào đứng bên phải bạn A. * Luyện tập: - Cô cho trẻ lấy đồ dùng về ngồi thành 6 hàng ngang chơi bên phải và bên trái của mình theo hiệu lệnh của cô. - Cô cho trẻ về bàn tô mầu đồ vật bên phải bạn gái mầu đỏ, bên trái bạn gái mầu xanh 3. Kết thúc:Cô khái quát lại bài học, nhận xét tuyên dương trẻ chuyển hđ Lưu ý Chỉnh sửa hàng năm KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ 6 Ngày 13 tháng 10 năm 2017 Tên hoạt động học Mục đích-yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành VH: Dạy trẻ dọc thơ : “Bé chẳng sợ tiêm” tác giả Nguyễn Thị Sinh. 1.Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ: Bé chẳng sợ tiêm, tên tác giả: Nguyễn Thị Sinh, hiểu được nội dung bài thơ: Giáo dục lòng dũng cảm cho bé, khi bị ốm thì không sợ phải tiêm, trẻ thuộc bài thơ. 2.Kỹ năng: -Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm cùng cô. -Trả lời câu hỏi rõ ràng. 3. Thái độ: Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể, trẻ hào hứng trong giờ học. 1.Đồ dùng của cô: Giáo án điện tử có hình ảnh minh họa theo nội dung bài thơ, máy vi tính, ti vi. 2.Đồ dùng của trẻ: Không có 1.Ổn định tổ chức:Trẻ xúm xít hát bài hát “Khuôn mặt cười” Trò chuyện về nội dung bài hát: Bài hát nói về bộ phận nào trên cơ thể của chúng ta? Khuôn mặt như thế nào được gọi là khuôn mặt đẹp? muốn có khuôn mặt đẹp thì các con phải làm gì? Dẫn dắt trẻ vào bài. 2.Phương pháp, hình thức tổ chức: *Phần 1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe: -Cô cho trẻ ngồi hình chữ u -Cô giới thiệu bài thơ “Bé chẳng sợ tiêm” của tác giả Nguyễn Thị Sinh -Cô đọc diễn cảm bài thơ lần 1 bằng lời. -Đọc lần 2 kết hợp sử dụng hình ảnh minh họa ( hỏi trẻ tên bài thơ ,tên tác giả), giảng giải nội dung tính chất bài thơ: bài thơ đã cho chúng mình biết bạn trong bài thơ rất dũng cảm không sợ tiêm mỗi khi bạn ốm, chúng mình cũng phải dũng cảm giống như bạn trong bài thơ nhé! *Đàm thoại, trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung tính chất của bài thơ. -Vì sao Cún con phải tiêm? -Khi tiêm cún có khóc không? -Sau khi tiêm song cún ntn?... -Rồi bạn nhỏ phải đi đâu? -Bạn có sợ không? -Qua bài thơ các con học hỏi được điều gì ở bạn nhỏ? * Cô khái quát: Cô Nguyễn Thị Sinh đã kể cho chúng mình biết bạn trong bài thơ rất dũng cảm không sợ tiêm mỗi khi bạn ốm, chúng mình cũng phải dũng cảm giống như bạn trong bài thơ nhé! *Phần 2:Dạy trẻ đọc thơ: -Cô đọc cho cả lớp nghe lại bài thơ 1 lần -Cả lớp đọc theo cô 2-3 lần.(cô nhắc trẻ chú ý đọc diễn cảm) -Cô cho tổ đọc, nhóm đọc (cô chú ý để sửa sai từ ngọng cho trẻ ), mời cá nhân xuất sắc đọc. -Cho cả lớp đọc lại kết hơp điệu bộ minh họa. -Giáo dục trẻ phải biết giữ gìn bản thân sạch sẽ để tránh bị ốm. 3. Kết thúc: cô cùng trẻ hát bài “tìm bạn thân” Chuyển hoạt động. Lưu ý Chỉnh sửa hàng năm TUẦN III KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ 2 Ngày 16 tháng 10 năm 2017 Tên hoạt động học Mục đích-yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Thể dục: VĐCB: Bò zíc zắc qua 5-7 điểm TCVĐ:mèo đuổi chuột 1.Kiến thức: -Trẻ biết tên bài tập: Bò zíc zắc qua 5-7 điểm, tên trò chơi: mèo đuổi chuột - Trẻ bò biết phối hợp chân tay nhịp nhàng theo đường zic zắc qua các điểm không chạm vào vật. -Nắm vững cách chơi, luật chơi của trò chơi vận động. 2.Kỹ năng: - Rèn kỹ năng bò theo đường zíc zắc nhanh nhẹn khéo léo không chạm vào vật, kỹ năng định hướng trong không gian. - Có kỹ năng phối hợp với bạn khi chơi trò chơi “mèo đuổi chuột”. Thực hiện đúng cách chơi, luật chơi. 3.Thái độ: - Trẻ hứng thú tham gia vào h/đ, rèn ý thức tổ chức kỷ luật. 1. Đồ dùng của cô: Sân tập sạch sẽ, an toàn, Nhạc bài “đoàn tàu nhỏ xíu”. -Vạch xuất phát, 14 khối hộp để xếp sơ đồ đường zíc zắc. 2.Của trẻ: - Mỗi trẻ 1vòng thể dục. Trang phục gọn gàng, sạch sẽ. -Dây cho trẻ chơi trò chơi. I.Ổn định tổ chức: (trẻ xúm xít) - Cô trao đổi với trẻ: Muốn cho cở thể khỏe mạnh chúng ta phải làm gì? - Tập thể dục thể thao có lợi ích gì? II.Phương pháp, hình thức tổ chức (Đội hình vòng tròn, 4 hàng ngang, 2 hàng dọc) 1.Khởi động: Cô bật nhạc bài đoàn tàu nhỏ xíu cho trẻ đi theo vòng tròn, kết hợp đi các kiểu chân như đi bằng ngón chân, gót chân, đi nhanh , đi chậm 1-2 vòng khi hết nhạc cô cho trẻ về xếp thành 2 hàng dọc,điểm số 1-2 đến hết rồi chuyển thành 4 hàng ngang dãn cách đều để tập BTPTC. 2.Trọng động * BTPTC: Tập với vòng.Cô đứng trước trẻ trước mỗi động tác cô phân tích động tác và cùng tập với trẻ. Các động tác nghiêng sang hai bên cô làm ngược chiều với trẻ. +Tay : 2 tay đưa ra trước, lên cao ( 3 lần x 8 nhịp ) +Bụng : 2 tay đưa lên cao , cúi người xuống đầu ngón tay chạm đầu ngón chân ( 2 lần X 8 nhịp ). +Chân: 2 tay lên cao, khuỵu gối ( 3 lần x 8 nhịp) +Bật : 2 tay đưa trước , chân bật tách chụm đứng thẳng ( 2 lẫn x 8 nhịp) * VĐCB: Bò zíc zắc qua 5-7 điểm - Cho trẻ dồn thành hai hang ngang cách nhau 4-5m - Cho trẻ quan sát dụng cụ phán đoán tên bài tập. - Cô giới thiệu bài tập VĐCB “Bò zíc zắc qua 5-7 điểm”. - Mời 1-2 trẻ lên tập, hỏi trẻ cách thực hiện. -Cô làm mẫu 2 lần + Lần đầu không giải thích, + Lần 2: Phân tích động tác: Đứng tự nhiên trước vạch kẻ,2 tay thả xuôi, khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị” Cô quỳ xuống sàn mắt nhìn thẳng, khi có hiệu lệnh bò, cô bò phối hợp chân nọ tay kia từ vật đầu tiên đến vật thứ 2 sau đó đổi hướng bò đến vật thứ 3 cứ như thế cho đến hết vật cuối cùng sao cho thật khéo léo không chạm vào các vật. Trẻ thực hiện: +Lần 1: Lần lượt mỗi hàng 1 trẻ lên bò + Lần 2: Cô cho trẻ ở 2 hàng thi đua bò xem hàng nào bò hết lượt trước. +Lần 3: Cô Tạo cơ hội cho trẻ tập luyện theo khả năng bằng cách cho trẻ bò có mang bao cát trên lưng. (Trong quá trình trẻ tập cô bao quát, sửa động tác giúp trẻ thực hiện tốt bài tập). *.Trò chơi : mèo đuổi chuột - Cô giới thiệu t/c “mèo đuổi chuột”. - Cho trẻ quan sát dụng cụ phán đoán tên trò chơi. - Cô cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi. - Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi: một trẻ đóng vai mèo, một bạn đóng vai chuột đứng ở giữa vòng tròn quay lưng vào nhau, các bạn làm thành 1 vòng tròn, khi có hiệu lệnh bắt đầu, bạn mèo đuổi bắt chuột. - Luật chơi: Chuột chui vào lỗ nào thì mèo phải vào đúng lỗ đó. Mèo bắt được chuột thì mèo thắng cuộc. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Khi trẻ chơi cô bao quát động viên trẻ chơi. 3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 phút quanh lớp. III. Kết thúc: Củng cố bài học,cô nhận xét tuyên dương trẻ, chuyển H/Đ. Lưu ý Chỉnh sửa hàng năm KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ 3 Ngày 17 tháng 10 năm 2017 Tên hoạt động học Mục đích-yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành LQVT: Ôn nhận biết phía trên, dưới, trước, sau. 1.Kiến thức: Trẻ xác định được các phía: trên, dưới, trước, s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxke hoach to chuc hoat dong hoc thang 102017_12297206.docx
Tài liệu liên quan