MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài .1
2. Mục đích của đề tài.2
3. Nội dung của đề tài.2
4. Phạm vi nghiên cứu .2
5. Đối tượng nghiên cứu.2
6. Phương pháp nghiên cứu .2
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.3
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN. 4
1.1. Giới thiệu tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam.4
1.2. Giới thiệu về tình hình chăn nuôi lợn của tỉnh Vĩnh Phúc .6
1.2.1. Thực trạng về phát triển chăn nuôi lợn giai đoạn 2008 -2013.6
1.2.2. Mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn giai đoạn 2013 -2020 .10
1.3. Tổng quan về chất thải chăn nuôi lợn .11
1.3.1. Lượng chất thải phát sinh .12
1.3.2. Thành phần chất thải chăn nuôi lợn .13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH TRONG CHĂN
NUÔI LỢN Ở HUYỆN TAM DƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC. 20
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của huyện Tam Dương .20
2.1.1 Vị trí địa lí .20
2.1.2.Điều kiện khí hậu .20
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội .20
2.2. Giới thiệu về tình hình chăn nuôi lợn của huyện Tam Dương.21
2.2.1. Thực trạng chăn nuôi lợn của huyện Tam Dương.21
2.2.2. Quy trình chăn nuôi lợn huyện Tam Dương .23
2.2.3. Thực trạng quản lý chất thải chăn nuôi lợn của huyện Tam
Dương.25
60 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất giải pháp quản lý, xử lý phù hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à các men tiêu hóa sau khi
sử dụng bị mất hoạt tính và được thải ra ngoài
- Các mô và chất nhờn tróc ra từ niêm mạc đường tiêu hoá .
- Các thành phần tạp từ môi trường thâm nhập vào thức ăn trong quá trình
chế biến thức ăn hay quá trình nuôi dưỡng gia súc (cát, bụi,).
- Các yếu tố gây bệnh như các vi khuẩn hay ký sinh trùng bị nhiễm trong
đường tiêu hoá gia súc hay trong thức ăn.
Thành phần của phân có thể thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Chế độ dinh dưỡng của gia súc: Thường tỷ lệ tiêu hoá thức ăn của gia súc
thấp nên một phần lớn chất dinh dưỡng trong thức ăn bị thải ra ngoài theo phân và
nước tiểu. Khi thay đổi khẩu phần, thành phần và tính chất của phân cũng sẽ thay
đổi. Đây chính là cơ sở để ngăn ngừa ô nhiễm từ chăn nuôi thông qua việc điều
14
chỉnh chế độ dinh dưỡng, tăng cường quá trình tích lũy trong các sản phẩm chăn
nuôi, giảm bài tiết qua phân.
- Loài và giai đoạn phát triển của gia súc: Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển
của gia súc mà nhu cầu dinh dưỡng và sự hấp thu thức ăn có sự khác nhau. Gia súc
càng lớn hệ số tiêu hoá càng thấp và lượng thức ăn bị thải ra trong phân càng lớn.
Vì vậy thành phần và khối lượng của phân cũng khác nhau ở các giai đoạn phát
triển của gia súc.
Bảng 1.3. Thành phần hóa học của phân lợn * [3].
Đặc tính Đơn vị Giá trị
Vật chất khô g/kg 213 – 342
NH4 – N g/kg 0,66 – 0,76
N tổng g/kg 7,99 – 9,32
Tro g/kg 32,5 – 93,3
Chất xơ g/kg 151 – 261
Carbonat g/kg 0,23 – 0,41
Các axit mạch ngắn g/kg 3,83 – 4,47
pH 6,47 – 6,95
* Đối với lợn có khối lượng từ 70 –100 kg
Trong thời kỳ tăng trưởng, nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi lớn và khả năng
đồng hoá thức ăn của con vật cao nên khối lượng các chất bị thải ra ngoài ít. Ngược
lại, khi gia súc trưởng thành thì nhu cầu dinh dưỡng giảm, khả năng đồng hoá thức
ăn của con vật thấp nên chất thải sinh ra nhiều hơn, đặc biệt là các gia súc sinh sản,
gia súc lấy sữa hay lấy thịt.
Trong các hệ thống chuồng trại, phân gia súc nói chung thường tồn tại cả ở
dạng phân lỏng hay trung gian giữa lỏng và rắn hay tương đối rắn. Chúng chứa các
chất dinh dưỡng, đặc biệt là các hợp chất giàu nitơ và phốtpho, là nguồn cung cấp
thức ăn phong phú cho cây trồng và làm tăng độ màu mỡ của đất. Vì vậy, trong thực
tế thường dùng phân để bón cho cây trồng, vừa tận dụng được nguồn dinh dưỡng,
vừa làm giảm lượng chất thải phát tán trong môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường. Theo nghiên cứu của Trương Thanh Cảnh (1997, 1998), hàm lượng N tổng số
15
trong phân lợn chiếm từ 7,99 – 9,32g/kg phân. Đây là nguồn dinh dưỡng có giá trị, cây
trồng dễ hấp thụ và góp phần cải tạo đất nếu như phân gia súc được sử dụng hợp lý.
- Trong phân còn chứa nhiều loại vi sinh vật và kí sinh trùng kể cả có lợi và
có hại. Trong đó, các vi khuẩn thuộc loại Enterobacteriacea chiếm đa số với các loài
điển hình như E.coli, Samonella, Shigella, Proteus, Kết quả phân tích của Viện
Vệ sinh – Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh năm 2001, nhiều loại vi khuẩn gây bệnh
tồn tại từ 5 – 15 ngày trong phân và đất. Đáng lưu ý nhất là virus gây bệnh viêm gan
Rheovirus, Adenovirus. Cũng theo số liệu của viện này cho biết, trong 1 kg phân có
thể chứa tới 2.100 – 5.000 trứng giun sán, trong đó chủ yếu là Ascarisium (chiếm 39 –
83%), Oesophagostomum (chiếm 60 – 68,7%) và Trichocephalus (chiếm 47 –58,3%).
Điều kiện thuận lợi cho mỗi loại tồn tại phát triển và gây hại phụ thuộc vào nhiều yếu
tố: quá trình thu gom, lưu trữ và sử dụng phân, các điều kiện môi trường như độ ẩm
không khí, nhiệt độ, ánh sáng, kết cấu của đất, thành phần các chất trong phân
1.3.2.2. Nước tiểu
Nước tiểu gia súc là sản phẩm bài tiết của con vật, chứa đựng nhiều độc tố, là
sản phẩm cặn bã từ quá trình sống của gia súc, khi phát tán vào môi trường có thể
chuyển hoá thành các chất ô nhiễm gây tác hại cho con người và môi trường.Thành
phần nước tiểu chủ yếu (chiếm 90% tổng khối lượng nước tiểu).Ngoài ra còn có
lượng lớn nitơ (dưới dạng urê ) và phốtpho .Urê trong nước tiểu dễ phân hủy trong
điều kiện có oxy tạo thành ammoniac có mùi khai.Nhưng nếu sử dụng bón cho cây
trồng thì đây là nguồn phân bón giàu nitơ,phốtpho và kali.
Bảng 1.4. Thành phần hóa học nước tiểu lợn * [3].
Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
pH - 6,77 – 8,19
Vật chất khô g/kg 30,9 – 35,9
NH4 g/kg 0,13 – 0,4
N tổng g/kg 4,90 – 6,63
Tro g/kg 8,5 – 16,3
Urê g/kg 123 - 196
Carbonat g/kg 0,11 – 0,19
16
* Đối với lợn có khối lượng từ 70 –100 kg
Thành phần chính của nước tiểu là nước, chiếm 99% khối lượng. Ngoài ra
một lượng lớn nitơ (chủ yếu dưới dạng urê) và một số chất khoáng, các hormone,
creatin, sắc tố, axít mật và nhiều sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất của con
vật... Trong tất cả các chất có trong nước tiểu, urê là chất chiếm tỷ lệ cao và dễ dàng
bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện có oxy tạo thành khí amoniac gây mùi khó
chịu. Amoniac là một khí rất độc và thường được tạo ra rất nhiều từ ngay trong các
hệ thống chuồng trại, nơi lưu trữ, chế biến và trong giai đọan sử dụng chất thải. Tuy
nhiên nếu nước tiểu gia súc được sử dụng hợp lý hay bón cho cây trồng thì chúng là
nguồn cung cấp dinh dưỡng giàu nitơ, photpho và các yếu tố khác ở dạng dễ hấp thu
cho cây trồng. Thành phần nước tiểu thay đổi tùy thuộc loại gia súc, tuổi, chế độ
dinh dưỡng và điều kiện khí hậu.
1.3.2.3. Nước thải
Nước thải chăn nuôi lợn là hỗn hợp bao gồm cả nước tiểu, nước tắm gia súc,
nước vệ sinh chuồng ,nước ăn uống và phân lỏng hòa tan. Nước thải chăn nuôi còn
có thể chứa một phần hay toàn bộ lượng phân được gia súc thải ra. Nước thải là
dạng chất thải chiếm khối lượng lớn nhất trong chăn nuôi. Theo khảo sát của
Trương Thanh Cảnh và các cộng tác viên (2006) trên gần 1.000 trại chăn nuôi heo
qui mô vừa và nhỏ ở một số tỉnh phía Nam cho thấy hầu hết các cơ sở chăn nuôi
đều sử dụng một khối lượng lớn nước cho gia súc. Cứ 1 kg chất thải chăn nuôi do
lợn thải ra được pha thêm với từ 20 đến 49 kg nước. Lượng nước lớn này có nguồn
gốc từ các hoạt động tắm cho gia súc hay dùng để rửa chuồng nuôi hành ngày
Việc xử dụng nước tắm cho gia súc hay rửa chuồng làm tăng lượng nước thải đáng
kể, gây khó khăn cho việc thu gom và xử lý nước thải sau này.
Thành phần của nước thải rất phong phú, chúng bao gồm các chất rắn ở dạng
lơ lửng, các chất hòa tan hữu cơ hay vô cơ, trong đó nhiều nhất là các hợp chất chứa
nitơ và photpho. Nước thải chăn nuôi còn chứa rất nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng,
nấm, nấm men và các yếu tố gây bệnh sinh học khác. Do ở dạng lỏng và giàu chất
hữu cơ nên khả năng bị phân hủy vi sinh vật rất cao. Chúng có thể tạo ra các sản
phẩm có khả năng gây ô nhiễm cho cả môi trường đất, nước và không khí.
17
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải phụ thuộc vào thành phần của
phân, nước tiểu gia súc, lượng thức ăn rơi vãi, mức độ và phương thức thu gom (số
lần thu gom, vệ sinh chuồng trại và có hốt phân hay không hốt phân trước khi rửa
chuồng), lượng nước dùng tắm gia súc và vệ sinh chuồng trại
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả (A. Kigirov, 1982; G. Rheiheinmer,
1985) trong phân, vi trùng gây bệnh đóng dấu Erysipelothris insidiosa có thể tồn
tại 92 ngày, Brucella 74 – 108 ngày, Samonella 6 – 7 tháng, virus lở mồm long
móng trong nước thải là 100 – 120 ngày. Riêng các loại vi trùng nha bào Bacillus
antharacis có thể tồn tại đến 10 năm, Bacillus tetani có thể tồn tại 3 – 4 năm. Trứng
giun sán với các loại điển hình như Fasciola hepatica, Fasciola gigantica, Fasciola
buski, Ascarisum, Oesphagostomum sp, Trichocephalus dentatus có thể phát triển
đến giai đoạn gây nhiễm sau 6 – 8 ngày và tồn tại 5 – 6 tháng. Các vi trùng tồn tại
lâu trong nước ở vùng nhiệt đới là Samonella typhi và Samonella paratyphi, E. Coli,
Shigella, Vibrio comma, gây bệnh dịch tả. Một số loại vi khuẩn có nguồn gốc từ
nước thải chăn nuôi lợn có thể tồn tại trong động vật nhuyễn thể thuỷ sinh, có thể
gây bệnh cho con người khi ăn sống các loại sò, ốc hay các thức ăn nấu chưa được
chín kĩ.
Bảng 1.5. Một số chỉ tiêu của nước thải chăn nuôi lợn [3].
Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ
Độ đục NTU 350 - 870
Độ màu Pt-Co 420 - 550
BOD5 mg/l 3500 - 9800
COD mg/l 5000 - 12000
SS mg/l 680 - 1200
P tổng mg/l 36 - 72
N tổng mg/l 220 - 460
Dầu mỡ mg/l 5 - 58
18
1.3.2.4. Xác gia súc chết
Xác gia súc chết là một loại chất thải đặc biệt của chăn nuôi. Thường các gia
súc, gia cầm chết do các nguyên nhân bệnh lý, cho nên chúng là một nguồn phát
sinh ô nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan các dịch bệnh. Xác gia súc chết có thể bị phân
hủy tạo nên các sản phẩm độc. Các mầm bệnh và độc tố có thể được lưu giữ trong
đất trong thời gian dài hay lan truyền trong môi trường nước và không khí, gây
nguy hiểm cho người, vận nuôi và khu hệ sinh vật trên cạn hay dưới nước. Gia súc
chết có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xử lý phải được tiến hành
nghiêm túc. Gia súc bị bệnh hay chết do bị bệnh phải được thiêu hủy hay chôn lấp
theo các quy định về thú y. Chuồng nuôi gia súc bị bệnh, chết phải được khử trùng
bằng vôi hay hóa chất chuyên dùng trước khi dùng để nuôi tiếp gia súc. Trong điều
kiện chăn nuôi phân tán, nhiều hộ gia đình vứt xác chết vật nuôi bị chết do bị dịch
ra hồ ao, cống rãnh, kênh mương đây là nguồn phát tán dịch bệnh rất nguy hiểm.
1.3.2.5. Thức ăn thừa, ổ lót chuồng và các chất thải khác
Trong các chuồng trại chăn nuôi, người chăn nuôi thường dùng rơm, rạ hay
các chất độn khác, để lót chuồng. Sau quá trình sử dụng thì người ta sẽ bỏ các vật
liệu này đi. Các loại chất thải này tuy chiếm khối lượng nhỏ, nhưng chúng cũng là
một nguồn gây ô nhiễm quan trọng, do các chất thải như: phân, nước tiểu các mầm
bệnh có thể bám theo chúng. Vậy nên , chúng cũng phải được thu gom và xử lý
cúng phải hợp vệ sinh, không được xả bừa bãi ra ngoài môi trường tạo điều kiện
cho chất thải và mầm bệnh phát tán vào môi trường.
Ngoài ra, còn có thức ăn thừa, thức ăn bị rơi vãi cũng là nguồn gây ô nhiễm
môi trường , vì thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng dễ bị phân hủy trong môi
trường tự nhiên. Khi chúng bị phân hủy sẽ tạo ra các chất kể cả chất gây mùi hôi,
gây ô nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của
gia súc và sức khỏe con người.
1.3.2.6. Vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y
Các vật dụng chăn nuôi hay thú y bị loại bỏ như bao bì, kim tiêm, chai lọ
đựng thức ăn, thuốc thú y,thuốc khử trùng cũng là một nguồn quan trọng dễ gây
ô nhiễm môi trường.
19
1.3.2.7. Khí thải
Chăn nuôi là ngành sản xuất tạo ra nhiều loại khí thải nhất, nó có tới trên 170
chất khí có thể sinh ra từ chăn nuôi, điển hình là các khí CO2, CH4, NH3, NO2, N2O,
NO, H2S, và hàng loạt các khí gây mùi khác. Hầu hết các khí thải chăn nuôi có
thể gây độc cho gia súc, cho con người và môi trường.
Ở những khu vực chăn nuôi có chuồng trại thông thoáng kém thường dễ tạo
ra các khí độc ảnh hưởng trực tiếp, gây các bệnh nghề nghiệp cho công nhân chăn
nuôi và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân xung quanh khu vực chăn nuôi. Trừ
khi chất thải chăn nuôi được thu gom sớm, lữu trữ và xử lý hợp quy cách, ở điều
kiện bình thường, các chất bài tiết từ gia súc , gia cầm như phân và nước tiểu nhanh
chóng bị phân giải tạo ra hàng lọat chất khí có khả năng gây độc cho người và vật
nuôi nhất là các bệnh về đường hô hấp, bệnh về mắt, tổn thương các niêm mạc, gây
ngạt thở, xẩy thai và ở trường hợp nặng có thể gây tử vong.
1.3.2.8. Tiếng ồn
Tiếng ồn trong chăn nuôi thường gây nên bởi họat động của gia súc, gia cầm
hay tiếng ồn sinh ra từ họat động của các máy công cụ sử dụng trong chăn nuôi.
Trong chăn nuôi, tiếng ồn chỉ xảy ra ở một số thời điểm nhất định (thường là ở thời
gian cho gia súc, gia cầm ăn). Tuy nhiên tiếng ồn từ gia súc gia cầm là những âm
thanh chói tai, rất khó chịu, đặc biệt là trong những khu chuồng kín. Người tiếp xúc
với dạng tiếng ồn này kết hợp với bụi và các khí độc ở nồng độ cao trong chuồng
nuôi hay khu vực xung quanh rất dễ rơi vào tình trạng căng thẳng dẫn tới ảnh hưởng
tới trạng thái tâm lý, sức khỏe và sức đề kháng với bệnh tật.
20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH TRONG
CHĂN NUÔI LỢN Ở HUYỆN TAM DƯƠNG TỈNH VĨNH PHÚC
2.1 Điều kiện tự nhiên ,kinh tế -xã hội của huyện Tam Dương
2.1.1 Vị trí địa lí
Tam Dương là huyện nằm ở khu vực trung tâm tỉnh Vĩnh Phúc, tổng diện
tích tự nhiên năm 2009 là 10.718,55 ha.
- Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô.
- Phía Nam giáp Thành phố Vĩnh Yên và huyện Yên Lạc.
- Phía Đông giáp huyện Bình xuyên.
- Phía Tây giáp huyện Lập Thạch và Vĩnh Tường.
2.1.2.Điều kiện khí hậu
Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, được chia
thành 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C, nhiệt độ cao nhất vào
tháng 6, tháng 7 là 29,40C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 100C thuận lợi cho cây
trồng sinh trưởng. Bình quân số giờ nắng trong năm là 1400-1600 giờ/năm. Lượng
mưa trung bình hàng năm 1400-1500 mm, phân bố không đều, tập trung vào tháng
6, 7, 8 và 9. Độ ẩm không khí trung bình cao từ 80-84%, tương đối đều các tháng
trong năm.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thủy văn của huyện thuận lợi cho sự phát
triển hệ sinh thái động, thực vật đa dạng cũng như các hoạt động sản xuất nông lâm
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên khí hậu thủy văn ở Tam Dương cũng có
nét riêng biệt là do dãy núi Tam Đảo chắn hướng gió mùa Đông Bắc nên thường
xảy ra mưa nhiều, thỉnh thoảng có gió xoáy, tạo lốc, ảnh hưởng xấu đến sản xuất và
đời sống dân sinh.
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt 10,02%, tăng khá
so cùng kỳ xong giảm 4,8% so chỉ tiêu kế hoạch. Trong đó: Công nghiệp - xây
dựng tăng 14,26%, giảm 4,74% so chỉ tiêu kế hoạch. Nông, lâm nghiệp - thủy sản
21
tăng 8,26%, tăng 4,26% so chỉ tiêu kế hoạch. Thương mại - dịch vụ tăng 5,83%,
giảm 12,17% so chỉ tiêu kế hoạch.
a. Sản xuất nông nghiệp
Về chăn nuôi: các mô hình chăn nuôi tập trung quy mô trang trại, gia trại vừa
và nhỏ theo hướng an toàn tiếp tục tăng nhanh, giảm mạnh số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ
trong khu dân cư, toàn huyện hiện có 186 trang trại chăn nuôi; 25 trang trại tổng
hợp, trong đó đàn gia cầm vẫn giữ thế mạnh với tổng đàn lớn nhất tỉnh (năm 2016
đạt 2,6 triệu con, tăng 1,1 triệu so năm 2010); cơ cấu giống vật nuôi chuyển dịch
tích cực, một số giống vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao được người dân phát triển
mở rộng. Công tác thú y, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được
triển khai hiệu quả, không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.
b. Sản xuất Công nghiệp - xây dựng
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây dựng năm 2016 đạt 1.668.560 triệu
đồng. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây dựng chiếm 40,55% cơ cấu giá trị sản
xuất trên địa bàn.
c. Các hoạt động thương mại - dịch vụ
Tổng giá trị sản xuất ngành Thương mại - Dịch vụ ước đạt 959.457 triệu
đồng. Giá trị sản xuất ngành Thương mại - Dịch vụ chiếm 24,43% cơ cấu giá trị sản
xuất trên địa bàn.
d. Công tác Giáo dục - Đào tạo
Năm học 2015 – 2016 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, chất lượng giáo dục được
nâng lên. Duy trì tốt kết quả phổ cập giáo dục, đến nay 100% xã, thị trấn đạt tiêu
chuẩn phổ cập giáo dục bậc tiểu học và THCS.
Đến nay, toàn huyện có 41/51 trường được công nhận đạt cấp quốc gia,
chiếm tỷ lệ 80,4%, tăng 4 trường so với năm 2015.
2.2. Giới thiệu về tình hình chăn nuôi lợn của huyện Tam Dương
2.2.1. Thực trạng chăn nuôi lợn của huyện Tam Dương
Trong những năm qua ngành chăn nuôi đã có sự phát triển, nhịp độ tăng trưởng
GTSX của ngành đạt 5,0% giai đoạn 2008– 2016. GTSX chăn nuôi năm 2016 đạt
22
678.237 triệu đồng (giá thực tế), chiếm 49,5% GTSX ngành nông nghiệp. Tổng sản
lượng thịt hơi ước đạt 13.240 tấn năm 2016 [16].
Đàn lợn: Giai đoạn 2008 – 2016 đàn lợn tại các trang trại vừa và nhỏ” do tổ
chức Jica – Nhật Bản hỗ trợ. Thống kê tại các nông hộ và các tổ chức chăn nuôi trên
địa bàn huyện Tam Dương thì đàn lợn tăng từ 68.957 con năm 2008 lên 98.000 con
năm 2016 [16].
* Định hướng chăn nuôi lợn [16]
+ Đối với đàn lợn phát triển chăn nuôi lợn thịt sử dụng các giống lợn lai, lợn
ngoại có tỷ lệ nạc cao và an toàn vệ sinh thực phẩm. Tập trung phát triển chăn nuôi lợn
theo quy mô trang trại 100 con trở lên.
+ Mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo, lợn, thực hiện tốt công tác phòng trừ
dịch bệnh và kiểm dịch vệ sinh thú y, xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
gắn với việc xây dựng các cơ sở giết mổ chế biến theo tiêu chuẩn. Đến năm 2018,
tổng đàn lợn có 100.000 con; năm 2020 có 116.000 con, năm 2030 là 127.800 con.
Tỷ lệ lợn siêu nạc đạt 70% tổng đàn (2018) và 90% (2020).
+ Hình thành các vùng chăn nuôi lợn hàng hoá tập trung với các trang trại,
khu chăn nuôi tập trung, đưa dần chăn nuôi lợn ra xa khu dân cư nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng cường khả
năng kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.
23
Bảng 2.1. Bố trí phát triển chăn nuôi lợn đến năm 2020 và
định hướng 2030 huyện Tam Dương
Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2015 2020 2030
Tốc độ tăng
bình quân (%)
2011 - 2015 2016 - 2020 2021 - 2030
1.Số lượng lợn Con 76.860 77.800 96.000 116.000 127.800 5.19 3,67 2,06
2.Sản lượng thịt
lợn hơi
tấn 8.694 9.923 12.693 14.864 16.065 6,26 5,75 2,35
(Nguồn:Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp ,thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm2020 và tầm nhìn 2030)
2.2.2. Quy trình chăn nuôi lợn huyện Tam Dương
Người chăn nuôi lợn ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc luôn mong muốn có giống lợn tốt, lợn lớn nhanh, tiêu tốn thức ăn ít
và lợn có phẩm chất thịt tốt nên đã áp dụng những biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc tốt cho đàn lợn tùy theo các loại lợn, các quy
trình chăn nuôi lợn chủ yếu như sau:
24
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình chăn nuôi lợn nái huyện Tam Dương
Lợn hậu
bị
Lợn nái tiền phối giống
Lợn nái chửa
Nước thải, CTR, tiếng
ồn (phân)
Nước thải, tiếng ồn, hóa chất
NL: 2800 Kcal/kg
Protein tiêu hóa:14%
Chọn giống
NL: 2800 Kcal/kg
Protein tiêu hóa:13-13,5%
Nước thải, CTR, tiếng ồn
Chọn lọc giống và
tiêm phòng
NL: 2800 Kcal/kg
Protein tiêu hóa:12%
Nước thải, CTR, tiếng ồn, hóa
chất
Lợn nái đẻ, nuôi con
NL: 3000 Kcal/kg
Protein tiêu hóa:14%
Nước thải, CTR, tiếng ồn, hóa
chất
Nước thải, CTR, tiếng ồn, hóa chất Lợn con
NL: 2900-3000 Kcal/kg
Protein tiêu hóa:15-18%
Các cơ sở nuôi lợn
25
2.2.3. Thực trạng quản lý chất thải chăn nuôi lợn của huyện Tam Dương
- Khí thải: Hiện tại khí thải từ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tam Dương
vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ và chưa có những công trình xử lý khí triệt để.
Một số cơ sở áp dụng mô hình biogas cho chất thải chăn nuôi lợn thì vấn đề khí thải
đã hạn chế được phần nào. Tuy nhiên hiện nay khí thải từ chăn nuôi lợn trên địa bàn
huyện Tam Dương đa số vẫn được thải vào môi trường không khí xung quanh, một
số cơ sở đã gây ô nhiễm nghiêm trọng về mùi cho cộng đồng dân cư xung quanh.
- Nước Thải: Hầu hết các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tam
Dương đã áp dụng các phương pháp xử lý nước thải sơ bộ như lắng, thu gom vào ao
nuôi cá, thả bèovà một số cơ sở đã lắp đặt hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi
trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động của các công trình xử lý
nước thải vẫn chưa đạt hiệu quả cao và hiện tại nước thải chăn nuôi lợn tại một số
cơ sở chăn nuôi với số lượng nhiều đang gây ô nhiễm nặng nề nguồn nước mặt
cũng như nước ngầm tại địa phương, gây bức xúc cho nhân dân.
- Chất thải rắn: Hiện tại các cơ sở đã thu gom chất thải rắn từ chăn nuôi lợn
vào các bao tải rồi đem đi xử lý hoặc bán làm phân bón trong nông nghiệp hoặc xây
dựng hầm biogas xử lý chất thải rắn sinh khí phục vụ cho đun nấu. Nhìn chung vấn
đề chất thải rắn từ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tam Dương đã phần nào được
giải quyết và đem lại lợi ích kinh tế cho nhân dân. Tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở
không thu gom lại mà vất bừa bãi gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh
- Chất thải nguy hại: Đây là nguồn chất thải được các cơ sở chăn nuôi quản
lý và thu gom khá tốt vì các cơ sở đã biết được sự nguy hiểm khi các chất nguy hại
phát sinh từ các dịch bệnh xảy ra sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường và
sức khỏe cộng đồng xung quanh.
2.3. Kết quả điều tra hoạt động chăn nuôi lợn của huyệnTam Dương, tỉnh Vĩnh
Phúc
Theo kết quả điều tra tại các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Tam
Dương thì lượng chất thải chăn nuôi được xử lý qua hầm Biogas và hệ thống
chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh ra môi trường phần còn lại được xả trực tiếp ra
26
môi trường mà chưa qua hình thức xử lý nào. Hình thức thu gom chất thải phụ
thuộc vào quy mô chăn nuôi, số lượng đàn lợn. Với các cơ sở chăn nuôi lớn lượng
chất thải phát sinh ra nhiều thì chất thải chăn nuôi được thu gom đóng vào các bao
tải để bán cho người tiêu thụ làm phân bón hoặc nuôi cá. Còn đối với các cơ sở
chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình lượng chất thải chăn nuôi ít hình thức thu gom chủ yếu
ở cuối các khu vực chăn nuôi thường được xây dựng đơn giản (có mái che và tường
bao quanh).
Theo kết quả điều tra, trong tổng số 98.000 con lợn nuôi trên địa bàn huyện
Tam Dương năm 2016 được phân ra làm các loại lợn như sau:
- Lợn thịt: 83 265 con
- Lợn nái: 9475 con
- Lợn đực giống: 128 con
- Lợn sữa: 5132 con
2.4 Các nguồn chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi lợn của huyện Tam
Dương
2.4.1.Nước thải từ chăn nuôi lợn
* Nguồn phát sinh
Nước thải chăn nuôi lợn là hỗn hợp bao gồm cả nước tiểu, nước tắm, rửa
chuồng. Nước thải chăn nuôi lợn còn có thể chứa một phần hay toàn bộ lượng phân được
lợn thải ra. Nước thải là dạng chất thải chiếm khối lượng lớn nhất trong chăn nuôi.
Thành phần của nước thải chăn nuôi lợn có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như quy mô chăn nuôi, chế độ dinh dưỡng cho lợn và các phương thức thu
gom chất thải. Nước thải chăn nuôi có hàm lượng các chất ô nhiễm cao cần được xử
lý trước khi thải ra ngoài môi trường. Việc xử lý nước thải chăn nuôi đạt tiêu chuẩn
môi trường là yêu cầu bắt buộc của pháp luật đối với tất cả các cơ sở chăn nuôi.
*Lượng nước thải phát sinh
Nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi lợn từ các hộ gia đình và quy mô
trang trại trên địa bàn huyện Tam Dương theo kết quả điều tra cho thấy mỗi cơ sở
trung bình hằng ngày thải ra môi trường khoảng 1 m3/ngày, ước tính lượng nước
27
thải từ hoạt động chăn nuôi lợn sẽ vào khoảng 12 lít/ngày/con. Với tổng số lợn nuôi
năm 2016 của huyện Tam Dương là 98000 con thì lượng nước thải trung bình sẽ là
1176000 lít/ngày tương đương 1176m3/ngày .Hiện tại, hầu hết các cơ sở đã có cam
kết bảo vệ môi trường và xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải chăn nuôi
tại cơ sở. Tuy nhiên việc xử lý nước thải vẫn chưa đạt hiệu quả cao, vẫn còn một số
nông hộ xả thải trực tiếp ra ao, hồ gây ô nhiễm môi trường.
Từ kết quả tính toán trên cho thấy trên địa bàn huyện Tam Dương mỗi ngày
có khoảng 1176 m3 nước thải từ hoạt động chăn nuôi lợn phát sinh. Với khối lượng
phát sinh rất lớn này mà không có biện pháp quản lý, xử lý phù hợp sẽ gây ô nhiễm
nghiêm trọng môi trường nước mặt tiếp nhận, môi trường đất mặt và nước ngầm
tầng nông
2.4.2. Chất thải rắn
*Các nguồn phát sinh
Chất thải rắn là hỗn hợp các chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật và trứng ký sinh
trùng có thể gây bệnh cho người và gia súc khác.
Chất thải rắn gồm phân, thức ăn thừa của lợn, vật liệu lót chuồng, xác súc vật
chết... Chất thải rắn có độ ẩm từ 56 - 83% và có tỉ lệ NPK cao. Xác lợn chết do
bệnh, do bị dẫm đạp, đè chết, nhiệt, cần được thu gom và xử lý triệt để. Thức ăn dư
thừa và vật liệu lót chuồng gồm nhiều thành phần như: cám, bột ngũ cốc, bột cá, bột
tôm, khoáng, chất bổ sung, các loại kháng sinh, rau xanh, cỏ, rơm rạ, bao bì, vải
vụn, gỗ,.
*Lượng nước thải rắn
Lượng chất thải rắn chăn nuôi lợn phụ thuộc vào số lượng và phương thức
chăn nuôi. Thông thường, chăn nuôi theo phương thức quảng canh lượng phân thải
ra của gia súc thường lớn hơn phương thức chăn nuôi thâm canh, nuôi có chất đệm
lót cũng sẽ tạo ra lượng chất thải lớn hơn nuôi trên sàn.
Theo kết quả điều tra tại tác nông hộ và các tổ chức chăn nuôi trên địa bàn huyện
Tam Dương thì tính đến tháng 11 năm 2016, huyện Tam Dương có tổng số lợn nuôi
là 98000 con. Theo Vũ Đình Tôn năm 2015, lợn ở các lứa tuổi khác nhau thì
28
lượng phân thải ra khác nhau. Trong điều kiện sử dụng thức ăn công nghiệp
với lợn từ sau cai sữa đến 15 kg (lợn con) lượng phân thải ra là
0,25kg/con/ngày. Lợn thịt từ 15kg đến xuất chuồng lượng phân thải ra trung
bình là 0,94 kg/con/ngày, lợn đực giống là 1,08 kg/con/ngày. Đối với lợn nái
lượng phân thải ra trung bình là 0,84 kg/con/ngày .Dựa vào kết quả điều tra về
số lượng lợn, tác giả ước tính tổng lượng phân thải ra hàng ngày của huyện Tam
Dương như
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_danh_gia_muc_do_o_nhiem_moi_truong_tai_mot_so_co_s.pdf