MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Mục đích của đề tài . 2
3. Nội dung của đề tài . 2
4.Phạm vi nghiên cứu. 3
6. Phương pháp nghiên cứu. 3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 4
CHưƠNG 1. 5
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI LỢN . 5
1.1. Giới thiệu về tình hình chăn nuôi lợn của Việt Nam. 5
1.2. Giới thiệu về tình hình chăn nuôi lợn của tỉnh Thái Bình . 6
1.2.1 Thực trạng về phát triển chăn nuôi lợn giai đoạn 2011-2016. 6
1.2.1.1 Thực trạng chăn nuôi lợn . 8
1.2.1.2. Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn. 12
1.2.2 Mục tiêu phát triển chăn nuôi giai đoạn 2016 – 2020 . 13
1.3 Tổng quan về chất thải chăn nuôi lợn [1] . 14
1.3.1. Lượng chất thải phát sinh. 15
1.3.2. Thành phần chất thải chăn nuôi lợn . 16
1.3.2.1. Phân. 16
1.3.2.2. Nước tiểu. 19
1.3.2.3. Nước thải. 20
1.3.2.4. Xác gia súc chết . 22
1.3.2.5. Thức ăn thừa, ổ lót chuồng và các chất thải khác. 23
1.3.2.6. Vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y . 23
1.3.2.7. Khí thải. 23
1.3.2.8. Tiếng ồn. 24
63 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Điều tra lượng chất thải và mức độ gây ô nhiễm môi trường tại một số cơ sở chăn nuôi lợn ở huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i qua đƣờng tiêu hóa. Chính vì vậy phân gia súc là sản phẩm dinh dƣỡng
tốt cho cây trồng hay các loại sinh vật khác nhƣ cá, giun,... Do thành phần
giàu chất hữu cơ của phân nên chúng rất dễ bị phân hủy thành các sản phẩm
độc, khi phát tán vào môi trƣờng có thể gây ô nhiễm cho vật nuôi, cho con
ngƣời và các sinh vật khác. Thành phần hoá học của phân bao gồm:
- Các chất hữu cơ gồm các chất protein, carbonhydrate, chất béo và các sản
phẩm trao đổi của chúng.
- Các chất vô cơ bao gồm các hợp chất khoáng (đa lƣợng, vi lƣợng).
- Nƣớc: là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 65 – 80% khối lƣợng
của phân. Do hàm lƣợng nƣớc cao, giàu chất hữu cơ cho nên phân là môi
trƣờng tốt cho các vi sinh vật phát triển nhanh chóng và phân hủy các chât
hữu cơ tạo nên các sản phẩm có thể gây độc cho môi trƣờng.
- Dƣ lƣợng của thức ăn bổ sung cho gia súc, gồm các thuốc kích thích tăng
trƣởng, các hormone hay dƣ lƣợng kháng sinh
Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2
SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 17
- Các men tiêu hóa của bản thân gia súc, chủ yếu là các men tiêu hóa sau khi
sử dụng bị mất hoạt tính và đƣợc thải ra ngoài
- Các mô và chất nhờn tróc ra từ niêm mạc đƣờng tiêu hoá .
- Các thành phần tạp từ môi trƣờng thâm nhập vào thức ăn trong quá trình
chế biến thức ăn hay quá trình nuôi dƣỡng gia súc (cát, bụi,).
- Các yếu tố gây bệnh nhƣ các vi khuẩn hay ký sinh trùng bị nhiễm trong
đƣờng tiêu hoá gia súc hay trong thức ăn.
Thành phần của phân có thể thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Chế độ dinh dƣỡng của gia súc: Thƣờng tỷ lệ tiêu hoá thức ăn của gia súc
thấp nên một phần lớn chất dinh dƣỡng trong thức ăn bị thải ra ngoài theo
phân và nƣớc tiểu. Khi thay đổi khẩu phần, thành phần và tính chất của phân
cũng sẽ thay đổi. Đây chính là cơ sở để ngăn ngừa ô nhiễm từ chăn nuôi
thông qua việc điều chỉnh chế độ dinh dƣỡng, tăng cƣờng quá trình tích lũy
trong các sản phẩm chăn nuôi, giảm bài tiết qua phân.
- Loài và giai đoạn phát triển của gia súc: Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển
của gia súc mà nhu cầu dinh dƣỡng và sự hấp thu thức ăn có sự khác nhau.
Gia súc càng lớn hệ số tiêu hoá càng thấp và lƣợng thức ăn bị thải ra trong
phân càng lớn. Vì vậy thành phần và khối lƣợng của phân cũng khác nhau ở
các giai đoạn phát triển của gia súc.
Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2
SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 18
Bảng 1.2. Thành phần hóa học của phân lợn [1]
Đặc tính Đơn vị Giá trị
Vật chất khô g/kg 213 – 342
NH4 – N g/kg 0,66 -0,76
N tổng g/kg 7,99 – 9,32
Tro g/kg 32,5 – 93,3
Chất xơ g/kg 151 – 261
Carbonat g/kg 0,23 – 0,41
Các axit mạch ngắn g/kg 3,83 – 4,47
pH 6,47 – 6,95
* Đối với lợn có khối lƣợng từ 70 –100 kg
Trong thời kỳ tăng trƣởng, nhu cầu dinh dƣỡng của vật nuôi lớn và khả
năng đồng hoá thức ăn của con vật cao nên khối lƣợng các chất bị thải ra
ngoài ít và ngƣợc lại, khi gia súc trƣởng thành thì nhu cầu dinh dƣỡng giảm,
khả năng đồng hoá thức ăn của con vật thấp nên chất thải sinh ra nhiều hơn,
đặc biệt là các gia súc sinh sản, gia súc lấy sữa hay lấy thịt.
Trong các hệ thống chuồng trại, phân gia súc nói chung thƣờng tồn tại cả
ở dạng phân lỏng hay trung gian giữa lỏng và rắn hay tƣơng đối rắn. Chúng
chứa các chất dinh dƣỡng, đặc biệt là các hợp chất giàu nitơ và phốt pho, là
nguồn cung cấp thức ăn phong phú cho cây trồng và làm tăng độ màu mỡ của
đất. Vì vậy, trong thực tế thƣờng dùng phân để bón cho cây trồng, vừa tận
dụng đƣợc nguồn dinh dƣỡng, vừa làm giảm lƣợng chất thải phát tán trong
môi trƣờng, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Theo nghiên cứu của Trƣơng
Thanh Cảnh (1997, 1998), hàm lƣợng N tổng số trong phân lợn chiếm từ 7,99
– 9,32g/kg phân. Đây là nguồn dinh dƣỡng có giá trị, cây trồng dễ hấp thụ và
góp phần cải tạo đất nếu nhƣ phân gia súc đƣợc sử dụng hợp lý.
Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2
SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 19
Trong phân còn chứa nhiều loại vi sinh vật và kí sinh trùng kể cả có lợi
và có hại. Trong đó, các vi khuẩn thuộc loại Enterobacteriacea chiếm đa số
với các loài điển hình nhƣ E.coli, Samonella, Shigella, Proteus, Kết quả
phân tích của Viện Vệ sinh – Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh năm 2001,
nhiều loại vi khuẩn gây bệnh tồn tại từ 5 – 15 ngày trong phân và đất. Đáng
lƣu ý nhất là virus gây bệnh viêm gan Rheovirus, Adenovirus. Cũng theo số
liệu của viện này cho biết, trong 1 kg phân có thể chứa 2.100 – 5.000 trứng
giun sán, chủ yếu là Ascarisium (chiếm 39 – 83%), Oesophagostomum
(chiếm 60 – 68,7%) và Trichocephalus (chiếm 47 –58,3%). Điều kiện thuận
lợi cho mỗi loại tồn tại phát triển và gây hại phụ thuộc vào nhiều yếu tố: quá
trình thu gom, lƣu trữ và sử dụng phân, các điều kiện môi trƣờng nhƣ độ ẩm
không khí, nhiệt độ, ánh sáng, kết cấu của đất, thành phần các chất trong phân
1.3.2.2. Nước tiểu
Nƣớc tiểu gia súc là sản phẩm bài tiết của con vật, chứa đựng nhiều độc
tố, là sản phẩm cặn bã từ quá trình sống của gia súc, khi phát tán vào môi
trƣờng có thể chuyển hoá thành các chất ô nhiễm gây tác hại cho con ngƣời
và môi trƣờng.
Bảng 1.3. Thành phần hóa học của nước tiểu lợn [1]
Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị
pH - 6,77 – 8,19
Vật chất khô g/kg 30,9 – 35,9
NH4 g/kg 0,13 – 0,4
N tổng g/kg 4,9 – 6,63
Tro g/kg 8,5 – 16,3
Urê g/kg 123 -196
Carbonat g/kg 0,11 – 0,19
Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2
SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 20
* Đối với lợn có khối lƣợng từ 70 –100 kg
Thành phần chính của nƣớc tiểu là nƣớc, chiếm 99% khối lƣợng. Ngoài ra
một lƣợng lớn nitơ (chủ yếu dƣới dạng urê) và một số chất khoáng, các
hormone, creatin, sắc tố, axít mật và nhiều sản phẩm phụ của quá trình trao
đổi chất của con vật... Trong tất cả các chất có trong nƣớc tiểu, urê là chất
chiếm tỷ lệ cao và dễ dàng bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện có oxy tạo
thành khí amoniac gây mùi khó chịu. Amoniac là một khí rất độc và thƣờng
đƣợc tạo ra rất nhiều từ ngay trong các hệ thống chuồng trại, nơi lƣu trữ, chế
biến và trong giai đọan sử dụng chất thải. Tuy nhiên nếu nƣớc tiểu gia súc
đƣợc sử dụng hợp lý hay bón cho cây trồng thì chúng là nguồn cung cấp dinh
dƣỡng giàu nitơ, photpho và các yếu tố khác ở dạng dễ hấp thu cho cây trồng.
Thành phần nƣớc tiểu thay đổi tùy thuộc loại gia súc, tuổi, chế độ dinh dƣỡng
và điều kiện khí hậu.
1.3.2.3. Nước thải
Nƣớc thải chăn nuôi lợn là hỗn hợp bao gồm cả nƣớc tiểu, nƣớc tắm
gia súc, rửa chuồng. Nƣớc thải chăn nuôi còn có thể chứa một phần hay toàn
bộ lƣợng phân đƣợc gia súc thải ra. Nƣớc thải là dạng chất thải chiếm khối
lƣợng lớn nhất trong chăn nuôi. Theo khảo sát của Trƣơng Thanh Cảnh và các
cộng tác viên (2006) trên gần 1.000 trại chăn nuôi heo qui mô vừa và nhỏ ở
một số tỉnh phía Nam cho thấy hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều sử dụng một
khối lƣợng lớn nƣớc cho gia súc. Cứ 1 kg chất thải chăn nuôi do lợn thải ra
đƣợc pha thêm với từ 20 đến 49 kg nƣớc. Lƣợng nƣớc lớn này có nguồn gốc
từ các hoạt động tắm cho gia súc hay dùng để rửa chuồng nuôi hành ngày
Việc xử dụng nƣớc tắm cho gia súc hay rửa chuồng làm tăng lƣợng nƣớc thải
đáng kể, gây khó khăn cho việc thu gom và xử lý nƣớc thải sau này.
Thành phần của nƣớc thải rất phong phú, chúng bao gồm các chất rắn ở
dạng lơ lửng, các chất hòa tan hữu cơ hay vô cơ, trong đó nhiều nhất là các
Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2
SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 21
hợp chất chứa nitơ và photpho. Nƣớc thải chăn nuôi còn chứa rất nhiều vi
sinh vật, ký sinh trùng, nấm, nấm men và các yếu tố gây bệnh sinh học khác.
Do ở dạng lỏng và giàu chất hữu cơ nên khả năng bị phân hủy vi sinh vật rất
cao. Chúng có thể tạo ra các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm cho cả môi
trƣờng đất, nƣớc và không khí.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải phụ thuộc vào thành phần của
phân, nƣớc tiểu gia súc, lƣợng thức ăn rơi vãi, mức độ và phƣơng thức thu
gom (số lần thu gom, vệ sinh chuồng trại và có hốt phân hay không hốt phân
trƣớc khi rửa chuồng), lƣợng nƣớc dùng tắm gia súc và vệ sinh chuồng trại
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả (A. Kigirov, 1982; G. Rheiheinmer,
1985) trong phân, vi trùng gây bệnh đóng dấu Erysipelothris insidiosa có
thể tồn tại 92 ngày, Brucella 74 – 108 ngày, Samonella 6 – 7 tháng, virus lở
mồm long móng trong nƣớc thải là 100 – 120 ngày. Riêng các loại vi trùng
nha bào Bacillus antharacis có thể tồn tại đến 10 năm, Bacillus tetani có thể
tồn tại 3 – 4 năm. Trứng giun sán với các loại điển hình nhƣ Fasciola
hepatica, Fasciola gigantica, Fasciola buski, Ascarisum, Oesphagostomum sp,
Trichocephalus dentatus có thể phát triển đến giai đoạn gây nhiễm sau 6 – 8
ngày và tồn tại 5 – 6 tháng. Các vi trùng tồn tại lâu trong nƣớc ở vùng nhiệt
đới là Samonella typhi và Samonella paratyphi, E. Coli, Shigella, Vibrio
comma, gây bệnh dịch tả. Một số loại vi khuẩn có nguồn gốc từ nƣớc thải
chăn nuôi lợn có thể tồn tại trong động vật nhuyễn thể thuỷ sinh, có thể gây
bệnh cho con ngƣời khi ăn sống các loại sò, ốc hay các thức ăn nấu chƣa đƣợc
chín kĩ:
Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2
SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 22
Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu nước thải chăn nuôi lợn[1]
Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ
Độ đục NTU 350 – 870
Độ màu Pt-Co 420 – 550
BOD5 mg/l 3500 – 9800
COD mg/l 5000 – 12000
SS mg/l 680 – 1200
Ptổng mg/l 36 – 72
Ntổng mg/l 220 – 460
Dầu mỡ mg/l 5 – 58
1.3.2.4. Xác gia súc chết
Xác gia súc chết là một loại chất thải đặc biệt của chăn nuôi. Thƣờng các
gia súc, gia cầm chết do các nguyên nhân bệnh lý, cho nên chúng là một
nguồn phát sinh ô nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan các dịch bệnh. Xác gia súc
chết có thể bị phân hủy tạo nên các sản phẩm độc. Các mầm bệnh và độc tố
có thể đƣợc lƣu giữ trong đất trong thời gian dài hay lan truyền trong môi
trƣờng nƣớc và không khí, gây nguy hiểm cho ngƣời, vận nuôi và khu hệ sinh
vật trên cạn hay dƣới nƣớc. Gia súc chết có thể do nhiều nguyên nhân khác
nhau. Việc xử lý phải đƣợc tiến hành nghiêm túc. Gia súc bị bệnh hay chết do
bị bệnh phải đƣợc thiêu hủy hay chôn lấp theo các quy định về thú y. Chuồng
nuôi gia súc bị bệnh, chết phải đƣợc khử trùng bằng vôi hay hóa chất chuyên
dùng trƣớc khi dùng để nuôi tiếp gia súc. Trong điều kiện chăn nuôi phân tán,
nhiều hộ gia đình vứt xác chết vật nuôi bị chết do bị dịch ra hồ ao, cống rãnh,
kênh mƣơng đây là nguồn phát tán dịch bệnh rất nguy hiểm.
Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2
SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 23
1.3.2.5. Thức ăn thừa, ổ lót chuồng và các chất thải khác
Trong các chuồng trại chăn nuôi, ngƣời chăn nuôi thƣờng dùng rơm, rạ
hay các chất độn khác, để lót chuồng. Sau một thời gian sử dụng, những vật
liệu này sẽ đƣợc thải bỏ đi. Loại chất thải này tuy chiếm khối lƣợng không
lớn, nhƣng chúng cũng là một nguồn gây ô nhiễm quan trọng, do phân, nƣớc
tiểu các mầm bệnh có thể bám theo chúng. Vì vậy, chúng cũng phải đƣợc thu
gom và xử lý hợp vệ sinh, không đƣợc vứt bỏ ngoài môi trƣờng tạo điều kiện
cho chất thải và mầm bệnh phát tán vào môi trƣờng.
Ngoài ra, thức ăn thừa, thức ăn bị rơi vãi cũng là nguồn gây ô nhiễm, vì
thức ăn chứa nhiều chất dinh dƣỡng dễ bị phân hủy trong môi trƣờng tự
nhiên. Khi chúng bị phân hủy sẽ tạo ra các chất kể cả chất gây mùi hôi, gây ô
nhiễm môi trƣờng xung quanh, ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng, phát triển của
gia súc và sức khỏe con ngƣời.
1.3.2.6. Vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y
Các vật dụng chăn nuôi hay thú y bị loại bỏ nhƣ bao bì, kim tiêm, chai lọ
đựng thức ăn, thuốc thú y, cũng là một nguồn quan trọng dễ gây ô nhiễm
môi trƣờng. Đặc biệt các bệnh phẩm thú y, thuốc khử trùng, bao bì đựng
thuốc có thể xếp vào các chất thải nguy hại cần phải có biện pháp xử lý nhƣ
chất thải nguy hại.
1.3.2.7. Khí thải
Chăn nuôi là một ngành sản xuất tạo ra nhiều loại khí thải nhất, có tới trên
170 chất khí có thể sinh ra từ chăn nuôi, điển hình là các khí CO2, CH4, NH3,
NO2, N2O, NO, H2S, indol, schatol mecaptanvà hàng loạt các khí gây mùi
khác. Hầu hết các khí thải chăn nuôi có thể gây độc cho gia súc, cho con
ngƣời và môi trƣờng.
Ở những khu vực chăn nuôi có chuồng trại thông thóang kém thƣờng dễ
tạo ra các khí độc ảnh hƣởng trực tiếp, gây các bệnh nghề nghiệp cho công
Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2
SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 24
nhân chăn nuôi và ảnh hƣởng tới sức khỏe của ngƣời dân xung quanh khu vực
chăn nuôi. Trừ khi chất thải chăn nuôi đƣợc thu gom sớm, lữu trữ và xử lý
hợp quy cách, ở điều kiện bình thƣờng, các chất bài tiết từ gia súc , gia cầm
nhƣ phân và nƣớc tiểu nhanh chóng bị phân giải tạo ra hàng lọat chất khí có
khả năng gây độc cho ngƣời và vật nuôi nhất là các bệnh về đƣờng hô hấp,
bệnh về mắt, tổn thƣơng các niêm mạc, gây ngạt thở, xẩy thai và ở trƣờng hợp
nặng có thể gây tử vong.
1.3.2.8. Tiếng ồn
Tiếng ồn trong chăn nuôi thƣờng gây nên bởi họat động của gia súc, gia
cầm hay tiếng ồn sinh ra từ họat động của các máy công cụ sử dụng trong
chăn nuôi. Trong chăn nuôi, tiếng ồn chỉ xảy ra ở một số thời điểm nhất định
(thƣờng là ở thời gian cho gia súc, gia cầm ăn). Tuy nhiên tiếng ồn từ gia súc
gia cầm là những âm thanh chói tai, rất khó chịu, đặc biệt là trong những khu
chuồng kín. Ngƣời tiếp xúc với dạng tiếng ồn này kết hợp với bụi và các khí
độc ở nồng độ cao trong chuồng nuôi hay khu vực xung quanh rất dễ rơi vào
tình trạng căng thẳng dẫn tới ảnh hƣởng tới trạng thái tâm lý, sức khỏe và sức
đề kháng với bệnh tật. Ngoài ra tiếng ồn quá lớn còn có thể gây nên hiện
tựơng điếc tạm thời hay mất hẳn thính giác sau một thời gian dài tiếp súc với
tiếng ồn có cƣờng độ ồn vƣợt quá 85 dB.
Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2
SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 25
CHƢƠNG 2
HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI PHÁT SINH TRONG CHĂN
NUÔI LỢN Ở HUYỆN KIẾN XƢƠNG
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Kiến Xƣơng
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý: Kiến Xƣơng là huyện đồng bằng thuộc vùng hạ lƣu sông
Hồng, nằm về phía Đông Nam của tỉnh Thái Bình, có tỉnh lộ 39B (458) và
tỉnh lộ 222 (457) đi qua. Đƣờng 39B và sông Kiến Giang, chia huyện thành 2
phần Bắc và Nam huyện.
Có vị trí địa lý từ : 20016’00’’ – 20030’00 Vĩ độ Bắc
106
0
21’00’’ – 106029’00’’ Kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Đông Hƣng và huyện Thái Thụy.
- Phía Nam giáp tỉnh Nam Định.
- Phía Tây giáp huyện Vũ Thƣ và thành phố Thái Bình.
- Phía Đông giáp huyện Tiền Hải và huyện Thái Thụy.
Toàn huyện có 37 đơn vị hành chính với 36 xã và 1 Thị trấn là thị trấn
Thanh Nê. Thị trấn Thanh Nê là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của
huyện, cách thành phố Thái Bình 14 km về phía Tây có quốc lộ 70B, tỉnh lộ
39B (458) và tỉnh lộ 222 (457) đi qua. Huyện Kiến Xƣơng nằm giữa sông
Hồng và sông Trà Lý, sông Kiến Giang chảy qua cùng với hệ thống đƣờng bộ
phát triển tạo thuận lợi cho huyện trong giao lƣu thông thƣơng với các tỉnh,
các trung tâm kinh tế - xã hội trong và ngoài nƣớc.
+ Đặc điểm yếu tố khí hậu,thời tiết: Quan sát qua trạm khí tƣợng Thái
Bình cho thấy huyện Kiến Xƣơng điển hình cho khí hậu nhiệt đới gió mùa
ven biển. Khí hậu của huyện đƣợc chia làm 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt.
Mùa xuân và mùa thu là hai mùa chuyển tiếp của mùa Hạ và mùa Đông có
Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2
SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 26
khí hậu trái ngƣợc nhau. Theo chế độ mƣa có thể chia thành 2 mùa: mùa mƣa
từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến cuối tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ: Số liệu quan trắc qua nhiều năm cho thấy nền nhiệt của huyện
tƣơng đối cao: Tổng tích ôn hàng năm : 8.000 – 8.5000C
Nhiệt độ bình quân hàng năm : 23,8 0C
Nhiệt độ tối cao : 38,8 0C
Nhiệt độ tối thấp : 7,0 0C
Các tháng giữa mùa Đông tƣơng đối lạnh, nhiệt độ trung bình khoảng 15 0C.
Mùa hè nhiệt độ trung bình 30 – 35 0C. Biên độ nhiệt ngày và đêm có sự
chênh lệch khác nhau tùy theo mùa: mùa hè thƣờng lớn hơn mùa đông từ 1,5-
2
0
C.
- Lƣợng mƣa: Tổng lƣợng mƣa bình quân hàng năm tƣơng đối lớn (trên
2.000 mm), nhƣng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mƣa chính
tập trung chủ yếu từ cuối tháng 8 đến tháng 11, lƣợng mƣa có thể đạt từ 300 -
400 mm/tháng. Số ngày mƣa trung bình hàng năm cũng khá cao, phổ biến từ
150 - 160 ngày.
- Lƣợng bốc hơi: Về mùa Đông do nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tƣơng đối
cao, ít gió, áp lực không khí lại lớn nên lƣợng bốc hơi rất nhỏ, chỉ chiếm từ
1/5 - 1/2 lƣợng mƣa. Về mùa nóng, do nhiệt độ không khí cao, độ ẩm thấp,
gió lớn, áp lực không khí giảm nên cƣờng độ bay hơi lớn, lƣợng bay hơi của 7
tháng mùa nóng có thể gấp 3- 4 lần của các tháng mùa lạnh.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân năm là 86%. Thời kỳ độ ẩm
không khí thấp nhất là vào các tháng 6 - 7, ứng với thời kỳ gió Tây Nam khô
nóng hoạt động mạnh nhất, độ ẩm không khí chỉ gần 74%; thời kỳ độ ẩm
không khí cao nhất thƣờng xảy ra vào các tháng cuối mùa Đông (tháng 2 và
tháng 3), khi khối không khí cực đới lục địa tràn về qua đƣờng biển và khối
không khí nhiệt đới biển Đông luân phiên hoạt động gây ra mƣa phùn.
Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2
SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 27
- Số giờ nắng: Trung bình cả năm khoảng 1.700 giờ, các tháng mùa Đông từ
70 - 80 giờ, các tháng mùa Hè trung bình từ 180 - 190 giờ. Tháng có số giờ
nắng nhiều nhất thƣờng là tháng 5 khoảng trên 210 giờ. Mùa Đông nắng ít
gay gắt, thuận lợi hơn cho cây trồng, mùa hè nắng thƣờng rất gay gắt, bất lợi
cho quá trình quang hợp của cây trồng, ảnh hƣởng xấu đến sản xuất nông
nghiệp.
- Gió: Tốc độ gió trung bình cả năm là 1,88 m/s, vào các tháng 7 - 10 thƣờng
có bão và kèm theo mƣa. Có thể nói huyện Kiến Xƣơng có tần suất xuất hiện
bão khá cao, hầu nhƣ năm nào cũng có bão, có năm tới 2 - 3 trận bão lớn kèm
theo mƣa lớn ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống.
Ngoài ra, còn có hiện tƣợng sƣơng mù, chủ yếu xảy ra trong mùa Đông
vào những ngày chuyển tiếp, thƣờng có từ 5 - 6 ngày, phổ biến là loại sƣơng
mù địa hình xuất hiện từng đám mà không thành lớp dày đặc.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Kinh tế của huyện tiếp tục phát triển với tốc độ khá; tỷ trọng các ngành
công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ tăng nhanh; nông, ngƣ nghiệp phát triển ổn
định; cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật đƣợc tăng cƣờng; đời sống vật chất của
nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao. Giá trị sản xuất năm 2016: Tổng giá trị
sản xuất (giá cố định năm 2010) 9 tháng đầu năm đạt 5.970,5 tỷ đồng, đạt
68,5% kế hoạch năm, tăng 7,4% so với cùng kỳ.
Kinh tế của huyện Kiến Xƣơng có sự tăng giá trị sản xuất của các ngành
dịch vụ và công nghiệp, xây dựng, sản xuất nông nghiệp đều có sự tăng lên rõ
rệt. Trong đó, ngành công nghiệp xây dựng có sự tăng lên mạnh nhất và mang
lại hiệu quả kinh tế lớn nhất cho huyện Kiến Xƣơng. Để đạt đƣợc điều đó là
nhờ có sự áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Để tạo động lực thúc đẩy nền
kinh tế phát triển và đem lại hiệu quả cao, tạo thêm công ăn việc làm cho lao
động, nâng cao đời sống của nhân dân, trong những năm tới ngoài việc tiếp
Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2
SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 28
tục chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp cần đầu tƣ đẩy mạnh
phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thƣơng mại, tăng
nhanh tỷ trọng các ngành này trong cơ cấu kinh tế của huyện. Cùng với sự
tăng trƣởng kinh tế, cơ cấu kinh tế cũng từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng
tiến bộ, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng – dịch vụ và
giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2016, dân số trên địa bàn huyện Kiến
Xƣơng có 226.978 ngƣời, phân bố 37 xã, thị trấn, mật độ dân số 1.123
ngƣời/km2. Trên địa bàn huyện Kiến Xƣơng có hệ thống giao thông khá thuận
lợi và đa dạng. Hệ thống giao thông của huyện có giao thông đƣờng thủy và
giao thông đƣờng bộ cụ thể: Hệ thống giao thông đƣờng bộ: có đƣờng tỉnh lộ,
huyện lộ, đƣờng xã và giao thông nông thôn. Một số tuyến giao thông đƣờng
bộ chính của huyện:
+ Quốc Lộ 37 B chạy qua địa bàn của huyện dài 17,7km, qua địa bàn các xã
An Bồi, TT Thanh Nê, Quang Trung, Quang Hƣng, Nam Bình, Bình Định,
Bình Thanh, Hồng Tiến.
+ Tỉnh lộ 39B (458) chạy qua địa bàn huyện dài 13,7km, qua địa bàn các xã
Vũ Ninh, Vũ Quý, Quang Bình, Hòa Bình, Bình Minh, thị trấn Thanh Nê, An
Bồi.
+ Tỉnh Lộ 222 (457) chạy qua địa bàn của huyện dài 22km và chia làm 2
đoạn: đoạn từ ngã tƣ bờ hồ thị trấn Thanh Nê đi xã Trà Giang, đoạn từ ngã tƣ
bờ hồ thị trấn Thanh Nê đi xã Hồng Tiến.
+ Đƣờng xã và giao thông nông thôn: Do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên
việc xây dựng và mở rộng các tuyến giao thông nối các xã với nhau và giao
thông nông thôn trong các xã thực hiện đƣợc không nhiều.
+Toàn huyện có 26 tuyến sông trục chính do nhà nƣớc quản lý chiều dài
115km; 157 tuyến sông trục do địa phƣơng quản lý dài 206,6km, 112 sông
dẫn nƣớc trạm bơm điện, có 162 trạm bơm điện, có 23,65km đê sông. Hệ
Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2
SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 29
thống giao thông đƣờng thủy: Huyện Kiến Xƣơng có những điều kiện thuận
lợi để phát triển giao thông đƣờng thủy với hệ thống sông ngòi bao quanh và
xuyên tâm. Tuy nhiên so với huyện láng giềng là huyện Thái Thụy thì huyện
Kiến Xƣơng chƣa có điều kiện phát triển vận tải đƣờng thủy. Đƣờng thủy qua
ba sông: sông Hồng, sông Trà Lý, sông Kiến Giang với tổng chiều dài qua
huyện khoảng 50km.
Ngành giáo dục – đào tạo huyện Kiến Xƣơng đã có nhiều cố gắng trong
việc tham mƣu, tổ chức thực hiện xây dựng hệ thống giáo dục – Đào tạo phát
triển cân đối đồng bộ và đủ mạnh để đảm bảo quyền và nghĩa vụ học tập của
ngƣời dân. Tập trung xây dựng mạng lƣới trƣờng, lớp học theo hƣớng kiên cố
hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa góp phần vào việc nâng cao chất lƣợng giáo dục
toàn diện từng bƣớc đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục –
đào tạo trong thời đại mới. Mạng lƣới y tế của huyện đã đƣợc sắp xếp và xây
dựng đủ ở các tuyến huyện bao gồm bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm y tế
huyện và phòng y tế huyện. Tuyến xã, thị trấn gồm 37 trạm y tế cấp xã. Ngoài
ra, toàn huyện còn có 10 cơ sở khám chữa bệnh y tế cổ truyền, 10 cơ sở hành
nghề y tƣ nhân, 119 cơ sở kinh doanh dƣợc (có 37 quầy thuốc trạm y tế xã).
Đến nay, toàn huyện có 24 trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia. Công tác
thông tin tuyên truyền đƣợc triển khai tích cực, thƣờng xuyên bám sát các sự
kiện chính trị của huyện, các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của đất nƣớc, địa
phƣơng. Hoạt động văn hóa thông tin phát triển khá, nội dung các giá trị văn
hóa truyền thống tốt đẹp đƣợc duy trì, bảo tồn, phát huy; các tập quán lạc hậu
từng bƣớc xóa bỏ, trình độ dân trí nhiều mặt đƣợc nâng lên. Cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục đƣợc triển khai có
chiều sâu. Thực hiện nếp sống mới có nhiều chuyển biến tích cực.[4]
2.2 Giới thiệu về tình hình chăn nuôi của huyện Kiến Xƣơng
2.2.1 Thực trạng chăn nuôi lợn của huyện Kiến Xương
Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2
SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 30
Trong 8 tháng đầu năm 2016 , tổng giá trị giá trị sản xuất huyện Kiến
Xƣơng ƣớc đạt trên 4.000 tỷ đồng. Trong đó nông – lâm – thủy sản ƣớc đạt
1500 tỷ đồng (tăng 2,8%), chăn nuôi đóng góp khá cao trong tổng giá trị sản
xuất. Chính vì vậy, thời gian tới, huyện Kiến Xƣơng phát triển chăn nuôi theo
hƣớng trang trại, gia trại quy mô lớn.
Tính đến năm 2016, toàn huyện có 6 trang trại chăn nuôi quy mô lớn ở các
xã: Bình Định, An Bồi, Lê Lợi, Quang Hƣng và An Bình. Bên cạnh đó, huyện
có 25 trang trại, gia trại quy mô vừa. Tất cả các gia trại và trang trại hoạt động
rất hiệu quả. Toàn huyện Kiến Xƣơng có 112.738 con lợn , chiếm 10,75 %
tổng số lợn của tỉnh.[5]
Bảng 2.1 Phân loại lợn trên địa bàn huyện Kiến Xương
Huyện
Tổng số
(con)
Lợn nái
( con)
Lợn thịt
( con)
Lợn con
( con)
Lợn đực
giống
( con)
Kiến Xƣơng 112.738 20.000 22.182 41.511 29.045
(Theo chi cục thống kê huyện Kiến Xương)
2.2.1.1 Định hướng chăn nuôi lợn
+ Khuyến khích các hộ chăn nuôi sử dụng những giống vật nuôi cao sản
thông qua công tác thụ tinh nhân tạo (TTNT) để nâng cao năng suất và hiệu
quả trong hoạt động sản xuất chăn nuôi của hộ.
+Tỷ lệ đàn nái lai và nái ngoại đạt 62% tổng đàn lợn nái của tỉnh; có
khoảng 70% tổng đàn lợn nái sinh sản ở nông hộ đƣợc phối giống bằng TTNT
với các giống lợn ngoại cao sản.
+ Tập huấn nâng cao nhận thức về chuyển đổi con giống vật nuôi và kỹ
thuật chăn nuôi an toàn, VietGAHP trong nông hộ.
Khóa luận tốt nghiêp Trường ĐHSP Hà Nội 2
SV: Đào Thị Ngọc Lệ - K40B Sư phạm Hóa 31
2.2.1.2 Kinh tế trang trại
Hình thức chăn nuôi chủ yếu ở huyện là chăn nuôi nhỏ lẻ, chỉ có vài hộ
chăn nuôi theo hình thức trang trại. Phát triển trang trại mang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_dieu_tra_luong_chat_thai_va_muc_do_gay_o_nhiem_moi.pdf