Khóa luận Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.1

1.1.1. Khái niệm 1

1.1.2. Chức năng của Ngân hàng Thương mại 2

1.1.3. Những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại 4

1.2. HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.7

1.2.1. Khái niệm 7

1.2.2. Đặc điểm của nghiệp vụ bảo lãnh 8

1.2.3. Chức năng của nghiệp vụ bảo lãnh 10

1.2.4. Vai trò của nghiệp vụ bảo lãnh 11

1.2.5. Các hình thức bảo lãnh tại Ngân hàng Thương mại 12

1.2.6. Quy trình bảo lãnh chung tại các Ngân hàng Thương mại 19

1.3. MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.23

1.3.1. Khái niệm mở rộng hoạt động bảo lãnh 23

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá 23

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng bảo lãnh 27

1.4. Ý NGHĨA CỦA VIỆC MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.30

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA.31

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA.31

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 31

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa 33

2.1.3. Cơ cấu tổ chức cán bộ, phòng ban của chi nhánh Đống Đa 34

2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ 36

2.1.5. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa 38

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG ĐỐNG ĐA.51

2.2.1. Cơ sở pháp lý để tiến hành hoạt động bảo lãnh 51

2.2.2. Quy trình bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa 52

2.2.3. Các chỉ tiêu định tính 56

2.2.4. Các chỉ tiêu định lượng 58

2.2.5. Đánh giá hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa 67

CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA.75

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NÓI CHUNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA.75

3.2. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA.77

3.3. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA.79

3.3.1. Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động bảo lãnh trong từng giai đoạn 79

3.3.2. Đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh tại chi nhánh Đống Đa. 81

3.3.3. Điều chỉnh mức phí và lãi suất mà chi nhánh ngân hàng áp dụng 82

3.3.4. Tăng cường hoạt động marketing trong ngân hàng 83

3.3.5. Thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ 84

3.3.6. Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng 87

3.3.7. Nâng cao uy tín của ngân hàng trong mối quan hệ với các ngân hàng khác để đẩy mạnh nghiệp vụ đồng bảo lãnh, tái bảo lãnh 89

3.3.8. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, khai thác hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của ngân hàng 89

3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.89

3.4.1. Kiến nghị với cơ quan Quản lý Nhà nước 89

3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 92

3.4.3. Kiến nghị với khách hàng 93

PHỤ LỤC.1

SỐ1.1

SỐ 2.2

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

doc108 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1770 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp mở rộng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hàng, duy trì ưu đãi đối với khách hàng truyền thống và khách hàng vay những khoản vay có giá trị lớn,… cho thấy tín dụng tăng trưởng nhưng không ồ ạt mà vững chắc. Từ các số liệu dưới đây, ta có thể thấy rằng ngân hàng đã rất chú trọng và mở rộng hoạt động tín dụng sang lĩnh vực trung và dài hạn, dư nợ tín dụng ngày càng tăng cao. Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay tại chi nhánh Đống Đa. Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009 / 2008 So sánh 2010 / 2009 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. Doanh số cho vay 479,273 825,420 1.098,978 343,856 72,22 273,558 33,14 Ngắn hạn 260,650 498,108 831,434 237,458 91,10 333,326 66,92 Trung - dài hạn 220,914 327,312 268,544 106,398 48,16 -58,768 - 17,95 2. Doanh số thu nợ 336,300 651,980 979,622 315,680 93,87 327,642 50,25 Ngắn hạn 186,080 367,426 843,372 181,346 97,46 475,946 129,54 Trung – dài hạn 150,220 284,554 135,250 134,334 94,42 -149,30 -52,47 3. Vòng quay vốn tín dụng 1,0 1,28 1,55 28 21,1 ( Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa) Nhìn vào số liệu ở bảng trên có thể cho ta thấy được bước nhảy vọt về hoạt động cho vay của chi nhánh. Doanh số cho vay năm 2009 đạt 825,420 tỷ đồng bằng 172,22% so với năm 2008, doanh số thu nợ bằng 651.980 triệu đồng bằng 193,87% so với năm 2008. Chuyển sang năm 2010, doanh số cho vay đạt 1.098,978 tỷ đồng tương đương tăng 133,14% so với năm 2009 và doanh số thu nợ đạt 979,622 tỷ đồng bằng 150,25% năm 2009. Dựa trên doanh số cho vay và doanh số thu nợ ta có thể thấy được công tác thu hồi nợ của NH tốt và có hiệu quả, cụ thể qua từng năm, tỉ lệ thu hồi nợ năm 2008 đạt 70,16%, năm 2009 đạt 78,98%, năm 2010 đạt 89,13%. Chênh lệch giữa doanh số thu nợ với doanh số cho vay là không lớn mặc dù đã chưa phản ánh hết được tình hình thu hồi các khoản vay tại NH nhưng cũng đã phần nào nói lên hết được công việc giám sát và thu hồi các khoản nợ là tương đối tốt, đặc biệt năm 2010 đạt gần 90% doanh số cho vay. Kết quả trên cho thấy vòng quay vốn tín dụng năm 2009 tăng 28% so với năm 2008 và có sụt giảm nhẹ tỷ lệ tăng vào năm 2010 khi chỉ tăng 21,1% so với năm 2009. Điều đó thể hiện NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa đã đi vào ổn định hoạt động và dần dần chiếm lĩnh nhanh thị trường, mở rộng doanh số cho vay. Sau một loạt sự đổ vỡ tín dụng trong hệ thống thì NH đã rút ra được các bài học kinh nghiệm và thận trọng hơn trong quá trình xét duyệt cho vay. Các đối tượng cho vay của NH chiếm 80% là các doanh nghiệp quốc doanh. Biểu đồ 2.2: Hoạt động cho vay vốn Thời gian qua chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa đã cho triển khai nhiều loại hình cho vay như cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, cho vay tiêu dùng, cho vay tài trợ dự án… Tổng dư nợ tăng trưởng đều qua các năm cũng cho ta thấy được thế mạnh của NH trong lĩnh vực cho vay, các khoản thu lãi từ cho vay đem lại một nguồn lợi nhuận lớn cho NH. Từ các số liệu bảng 2.3, có thể thấy rằng NH đã rất chú trọng và mở rộng hoạt động tín dụng sang lĩnh vực trung và dài hạn, dư nợ tín dụng ngày càng tăng cao. Tổng dư nợ năm 2008 đạt mức 333,154 tỷ đồng, sang năm 2009 dư nợ của NH đã đạt mức 508,918 trỷ đồng, tăng 52,76% so với năm 2008. Bước sang năm 2010 tổng dư nợ có phần tăng chậm lại do ảnh hưởng của hậu khủng hoảng Châu Âu, tỉ lệ lạm phát trong nước tăng cao dẫn đến chính sách thắt chặt tiền tệ của chính phủ, đẩy lãi suất cho vay lên trên dưới 20%, giảm nhu cầu vay đầu tư và tiêu dùng của các tổ chức kinh tế cũng như dân cư, làm giảm đà tăng của tổng dư nợ chỉ bằng 23,97% so với năm 2009. Trong năm 2008 và 2009, sự xuất hiện của cuộc khủng hoảng tài chính, khủng hoảng nợ công Châu Âu cùng với nhiều điều kiện khó khăn khác dẫn tới việc chưa đủ khả năng thanh toán hết các khoản nợ cho NH cũng là một điều dễ hiểu. Chính điều này đã góp phần làm tăng dư nợ tín dụng trung và dài hạn của NH năm 2008 và 2009. Bảng 2.3: Tình hình dư nợ của chi nhánh Đống Đa Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/ 2008 So sánh 2010 / 2009 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tổng dư nợ chi nhánh 333,154 508,918 630,923 175,764 52,76 122,005 23,97 Dư nợ ngắn hạn 226,996 327,077 405,049 100,081 44,09 77,972 23,83 Trong đó nợ xấu 6,620 17,460 16,106 10,840 163,75 -1,354 -7,75 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn 2,91% 5,34% 3,98% 2,42 -1,36 Dư nợ trung và dài hạn 106,158 181,841 224,874 75,683 71,29 43,030 23,66 Trong đó nợ xấu 0,170 2,716 2,561 2,546 1497,64 -155 -5,71 Tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn 0,16% 1,49% 1,13% 1,33 -0,35 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Đống Đa) Xem xét dư nợ theo thời gian ta thấy quy mô tín dụng của chi nhánh cũng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2009 tăng so với 2008 là 100,081 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 44,09%, đến năm 2010 lại tăng hơn 77,972 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng tỷ lệ 23,83%. Trong khi đó lượng tiền gửi trung – dài hạn năm 2009 cũng tăng so với năm 2008 và đến năm 2010 lượng vốn cho vay trung – dài hạn tăng lên tương ứng nguồn vốn huy động trung – dài hạn cũng tăng như vậy chứng tỏ chi nhánh thực hiện tốt công tác cho vay trung dài hạn, có sự điều chỉnh chính sách tín dụng trung – dài hạn một cách hiệu quả tránh để lãng phí vốn làm tăng chi phí của NH nhằm đem lại lợi nhuận, nâng cao uy tín và tăng khả năng cạnh tranh cho NH. Khoản dư nợ ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của NH, vì vậy, muốn hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao thì chi nhánh cũng cần cân đối một cách hợp lý giữa dư nợ ngắn hạn với dư nợ tín dụng trung – dài hạn. Biểu đồ 2.3: Tổng dư nợ qua các năm Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu cũng đáng nhắc đến khi năm 2008 trong ngắn hạn chỉ là 2,91% nhưng sang năm 2009 đã tăng lên 2,42% lên mức 5,34%. Nhưng 2010 nhờ có sự thay đổi trong chính sách mà chi nhánh đã giảm được 1,36% xuống còn 3,98%. Xét trong trung và dài hạn thì tỷ lệ nợ xấu ở mức chấp nhận được với năm 2008 là 0,16%, tăng lên 1,49% ở năm 2009 và giảm không đáng kể năm 2010 với mức 1,13%. Nợ xấu tăng một cách đột biến với mức tăng 10,40 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 163,75% đối với dư nợ ngắn hạn và mức tăng 2,546 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 1497,64% đối với dư nợ trung – dài hạn. Điều này cho thấy chi nhánh bị ràng buộc tài chính “mềm”. Đây là một thuật ngữ chuyên môn chỉ tình trạng doanh nghiệp không quan tâm nghiêm túc đến việc thua lỗ tài chính và luôn kỳ vọng chính phủ hay một bên thứ 3 sẽ đứng ra cứu vớt khi phải đối mặt với phá sản. Chính sách bao cấp của Chính phủ đối với DNNN là cơ sở cho tình trạng này. Năm 2010 thì đã giảm đi đôi chút xuống mức 2,96 chứng tỏ NH đã quan tâm và xử lý kịp thời tỷ lệ nợ xấu để tránh các rủi ro tín dụng. Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ tín dụng trung và dài hạn của NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa trong 3 năm 2008, 2009, 2010 đã tăng trưởng đều đặn chứng tỏ rằng NH đã xác lập được một vị trí quan trọng trong số các NH thương mại trên địa bàn Hà Nội và dần dần mở rộng được lĩnh vực cho vay một cách có hiệu quả. Song nợ xấu đang có xu hướng gia tăng mạnh, vì vậy chi nhánh cần phải giám sát chặt chẽ nguồn vốn, đánh giá phù hợp chính xác khả năng trả nợ của khách hàng, đồng thời tăng tỉ lệ đảm bảo tài sản lên nhằm phòng ngừa rủi ro. 2.1.5.3. Hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác của chi nhánh Đống Đa Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp. Thành công của NH phụ thuộc rất nhiều vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả cao. Để đứng vững được hơn trong thị trường cạnh tranh, NHNo&PTNT Đống Đa đã không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của mình. Trong đó mua bán ngoại tệ là một trong những dịch vụ đầu tiên được NH thực hiện. Nhìn vào bảng số liệu 2.4 ta có thể thấy số lượng ngoại tệ mà NH mua vào và bán ra tăng trưởng khá đều qua các năm. Cụ thể hơn là về số lượng USD mua vào và bán ra năm 2008 tăng 110.143 USD tương ứng với tăng 262,91% so với năm 2007. Năm 2009, khủng hoảng nợ công châu âu khiến cho đồng EURO mất giá so với những đồng tiền khác, vì vậy NH đã đẩy mạnh mua vào EUR, giảm bớt việc mua bán USD, cụ thể lượng USD giao dịch giảm 33.653$ so với năm 2008, giao dịch EURO tăng 30.183 EUR, tăng gấp 2,49 lần. Việc phát hành thẻ ATM cũng giúp cho NH ngày càng khẳng định được vị thế của mình hơn trên thị trường cạnh tranh tài chính khốc liệt. Thẻ ATM NHNo&PTNT là công cụ để kết nối tài khoản cá nhân tại NHNo&PTNT, sử dụng số tiền có trong tài khoản của mình, dùng để rút tiền mặt và chi tiêu thanh toán hàng hoá dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ. Nó mang lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng khi sử dụng loại sản phẩm dịch vụ này. Chẳng hạn như: Rút tiền VNĐ từ tài khoản tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ hoặc ngoại tệ bất cứ máy ATM nào của NHNo mọi lúc, mọi nơi, thanh toán mua hàng hoá dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ của NHNo.Với khách hàng có thu nhập ổn định được chi nhánh NHNo cấp hạn mức thấu chi cho phép rút tiền mặt hay thanh toán mua hàng hoá dịch vụ khi trong tài khoản khách hàng không có số dư, thanh toán hoá đơn cho các đơn vị cung ứng dịch vụ (Điện, nước, Internet, điện thoại ...) tại máy ATM ngoài ra khách hàng còn có thể nhận tiền lương, nhận tiền chuyển đến từ trong và ngoài nước. Bảng 2.4: Tình hình cung cấp các sản phẩm dịch vụ tại chi nhánh Đống Đa Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền Số lượng Số tiền 1. Mua bán ngoại tệ USD 152.036 118.383 151.269 EUR 12.108 42.291 28.969 2. Phát hành thẻ ATM 217 1.609 2.270 3. Phí dịch vụ Tr.đ 1.090 8.839 13.645,3 Trong đó: - Phí chuyển tiền trong nước - Phí bảo lãnh - Phí phát hành thẻ ATM - Chuyển tiền Westion Union - Phí thanh toán quốc tế - Phí kinh doanh ngoại tệ - Phí khác 76 875 6 4 53 76 0 0 1315,1 6653 19,86 69 856 415,3 105,7 0 1524,3 7944,6 81,2 79,7 2896,3 886,4 232,83 0 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Đống Đa) Tại NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa số lượng ATM cũng như phí phát hành thẻ ngày càng tăng nhiều. Về số lượng thẻ ATM phát hành tăng khá mạnh trong 3 năm gần đây. Và đương nhiên nó cũng làm cho phí phát hành thẻ ATM tăng dần qua các năm. Vào thời điểm năm 2008 chỉ tăng lên 49,65 % so với năm 2007 nhưng cho tới năm 2009 và 2010 số lượng này đã tăng lên lần lượt gấp 3.31 lần và 13.5 lần so với năm 2008. Một sự tăng trưởng vượt trội khá ấn tượng. Thế nhưng bên cạnh những ưu điểm đó thẻ ATM của NHNo&PTNT cũng xuất hiện một số nhược điểm như máy ATM thường xuyên không thể trả tiền cho khách hàng hoặc là tính nhầm tiền trong số dư tài khoản hay nuốt cả thẻ của khách hàng. Các vấn đề này ngày càng làm cho khách hàng thực sự bức xúc khi sử dụng thẻ ATM của NHNo&PTNT. Vì vậy mà NH cần phải tìm ra những biện pháp nhằm khắc phục để hệ thống ATM ngày càng được hoàn thiện hơn. Ngoài ra còn có dịch vụ chuyển tiền Western Union. Western Union là dịch vụ được triển khai trong hệ thống từ tháng 1/2004, sau khi NHNo&PTNT ký kết hợp đồng đại lý trực tiếp với Western Union. Hiện dịch vụ được cung ứng tại tất cả các chi nhánh của NHNo&PTNT trên toàn quốc. Ngày càng nhiều khách hàng lựa chọn hình thức dịch vụ này bởi những lợi ích sau: - Nhanh chóng: Sử dụng dịch vụ Western Union, khách hàng có thể nhận được tiền trong vòng 5-10 phút sau khi người nhà gửi tiền tại nước ngoài. - Thuận lợi: Không cần có tài khoản tại NH, bạn có thể nhận tiền tại bất kỳ chi nhánh nào trong hệ thống NHNo&PTNT. - Tiết kiệm chi phí: Phí dịch vụ Western Union chỉ thu một lần tại đầu chuyển. Khách hàng không phải trả phí khi nhận tiền và cũng không tốn phí cho bất kỳ trung gian nào khác. 2.1.5.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Đống Đa Bảng 2.5: Tình hình tài chính của chi nhánh qua các năm 2008 – 2010 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh Số tiền Số tiền Số tiền 09/08 (± %) 10/09 (± %) Tổng thu nhập 119,959 220,669 129,599 83,95 -41,26 Tổng chi 87,853 190,748 110,184 117,12 -42,23 Lợi nhuận sau thuế 12,903 16,329 25,487 26,55 56,08 Quỹ tiền lương đạt được 3,765 5,432 8,156 44,27 50,14 (Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa) Tổng thu từ lãi bao gồm thu từ lãi cho vay, thu từ lãi các khoản tiền gửi, thu lãi từ chứng khoán hay các khoản thu khác như thu từ phí (phí bảo lãnh, phí mở L/C, phí thanh toán,…), thu từ kinh doanh ngoại tệ, vàng, bạc… Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được tổng thu của năm 2009 tăng 83,95% so với năm 2008 và đến 2010 thì con số đó lại giảm xuống 41,26%. Tổng chi bao gồm chi trả lãi, chi lương, các khoản chi khác như chi bảo hiểm, chi phí văn phòng, khấu hao, trích lập dự phòng tổn thất, tiền thuê, quảng cáo, đào tạo… Tổng chi năm 2009 tăng lên 117,12% so với tổng chi nội bảng năm 2008, tới năm 2010 thì tổng chi cũng có xu hướng giảm hẳn so với năm 2009 mà cụ thể là giảm đi 42,23%. Đồng thời lợi nhuận sau thuế của năm 2009, 2010 trên đà tăng với tỷ lệ lần lượt là 26,55% và 56,08% khi so sánh với lợi nhuận sau thuế năm 2008 và 2009. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ năm 2009 vừa qua được đánh giá là một năm phải đương đầu với nhiều khó khăn thách thức, khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra nhưng nhờ có những định hướng hoạt động đúng đắn và cẩn trọng thì NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa đã đạt được kết quả tích cực. Về quỹ tiền lương thì đều có dấu hiệu tăng đều ở mức cao với 44,27% năm 2009 và 50,14% năm 2010 tạo động lực giúp cho cán bộ nhân viên làm việc hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng cao. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh Trong năm 2008-2010 hoạt động kinh tế ở địa bàn quận Đống Đa trải qua rất nhiều biến động cùng với sự biến động của nền kinh tế nước ta. Đặc biệt là vào năm 2008, khi giá cả tăng cao gây áp lực gia tăng lạm phát làm tăng lãi suất, dịch cúm gia cầm, sâu bệnh, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn và hơn cả là cuộc khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra vào cuối năm 2008. Trước những thách thức như vậy, giai đoạn năm 2009-2010, Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên NHNo&PTNT Đống Đa đã bám sát mục tiêu, định hướng chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam xác định huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu, mở rộng quy mô kinh doanh, xác định đúng các chỉ tiêu phấn đấu của toàn ngành, đề ra nhiều giải pháp xác thực, chỉ đạo điều hành với quyết tâm cao. Mặt làm được trong thời gian gần đây: Ngân hàng luôn triển khai đề án kinh doanh, bám sát định hướng kinh doanh của ngành. Trong huy động vốn đã đa dạng hoá các loại như tiền gửi dự thưởng, tiền gửi bậc thang, tiền gửi góp, chú trọng trong khâu tuyên truyền marketing đặc biệt là tập trung huy động tiền gửi dân cư. Trong giai đoạn này chỉ tiêu huy động nguồn vốn được xác định là khó khăn như năm 2009 nguồn vốn huy động được giảm 8,92% nhưng nhờ có những biện pháp tích cực mà kết quả đạt được trong năm 2010 là tăng 22,49% so với năm 2009. Ngân hàng cũng thực hiện phương thức khoán huy động vốn đến người lao đông cán bộ công nhân viên để quyết tâm hoàn thành mục tiêu theo kế hoạch đề ra với cơ chế thưởng phạt phân minh. Công tác đầu tư tín dụng có chọn lọc, tăng trưởng trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro mất vốn. Linh hoạt trong điều hành, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu đầu tư, tăng tỷ trọng cho vay lãi suất thoả thuận để tăng cường năng lực tài chính. Kết quả thu được đều nhờ vào công tác dự báo, sự chỉ đạo của NH cấp trên, sự đồng tình của khách hàng. Ngân hàng luôn thực hiện tốt các quy chế trong doanh nghiệp, từ việc công khai hoá các khâu kế hoạch, tài chính, tiền lương, tiền thưởng, hợp đồng lao động, làm cho nội bộ đoàn kết thống nhất cao, tập trung xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh. Công tác chỉ đạo điều hành có hiệu quả, giữ vững kỷ cương kỷ luật trong điều hành đã tạo sư chủ động giúp cho các phòng ban thêm sáng tạo trong công việc. Chi nhánh chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, thường xuyên tiến hành kỉêm tra đột xuất, định kỳ và tiến hành đổi địa bàn cần thiết. Qua kiểm tra cũng có phát hiện một vài trường hợp sai phạm đã được xử lý, giải quyết đơn thư đúng trình tự. Thêm vào đó là công tác thi đua khen thưởng luôn được quan tâm đúng mực, các phong trào thi đua được phát động có nội dung và được tập thể các phòng ban hưởng ứng nhiệt tình xem đó là động lực thúc đẩy cho phòng trào hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Mặt còn hạn chế: Nguồn vốn các năm đều đạt theo kế hoạch nhưng không vững chắc do cán bộ còn chưa quan tâm đến công tác huy động vốn từ khu dân cư. Nguồn vốn huy động còn hạn hẹp với những khách hàng cá nhân nhỏ lẻ, chưa thu hút được nhiều nguồn vốn lớn của các tổ chức khác. Thu từ tài chính khá ổn định tuy nhiên thu rủi ro chưa mạnh, tồn tại trường hợp tồn đọng thu lãi. Nguồn thu nhập chủ yếu là dựa vào thu hoạt động tín dụng, thu phí dịch vụ nhưng thu rủi ro thấp. Công tác xây dựng, quản lý kế hoạch đôi lúc còn chưa thực sự linh hoạt, nhạy bén. Công tác quản lý cán bộ còn lỏng lẻo, thiếu kiên quyết. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ còn nhiều bất cập. Cần phải nâng cao ý thức tuân thủ quy trình, nội quy, quy chế của cơ quan, của ngành trong các công tác tại chi nhánh. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG ĐỐNG ĐA Trong suốt 11 năm xây dựng và phát triển, thành công lớn nhất mà NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa đã đạt được là phát triển ổn định, an toàn và hiệu quả. Đặc biệt là NHNo&PTNT ngày càng nhận được sự tin tưởng rộng rãi hơn từ mọi đối tượng khách hàng thông qua chất lượng dịch vụ mà NH cung cấp, đây là cơ sở và cũng là tiền đề để NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa tiếp tục phát triển vững chắc hơn. NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa đã không ngừng đổi mới và phát triển nhằm đem lại những dịch vụ đa dạng nhất, có chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng. Hơn nữa, trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các NH thương mại lớn, các NH thương mại cổ phần khác, và đặc biệt là các NH nước ngoài đang bắt đầu đặt chân lên thị trường Việt Nam khi Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Vì vậy việc đa dạng hoá các loại hình dịch vụ là việc không thể chậm trễ đối với NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa, trong đó không thể không kể đến nghiệp vụ bảo lãnh. NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho các tổ chức, doanh nghiệp khi các tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa. 2.2.1. Cơ sở pháp lý để tiến hành hoạt động bảo lãnh Hình thức phát hành bảo lãnh: Cũng như các NH khác, NHNo&PTNT cung cấp cho khách hàng đa dạng các hình thức phát hành bảo lãnh khác nhau. Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng trong giấy đề nghị bảo lãnh mà cam kết bảo lãnh có thể được phát hành bằng thư hoặc bằng điện, hoặc bằnh hình thức ký xác nhận bảo lãnh trên các thương phiếu, lệnh phiếu. Chi nhánh NHNo&PT Đống Đa có các hình thức phát hành bảo lãnh bằng thư, điện, TELEX hoặc điện SWIFT. Còn cam kết bảo lãnh bằng TELEX hoặc SWIFT phải do phòng nghiệp vụ gửi qua hệ thống thông tin có mã hoá hợp lệ và gửi đến một NH có quan hệ đại lý với NHNo&PTNT có trụ sở ở nơi người nhận bảo lãnh, NHNo&PTNT phải uỷ quyền cho NH đại lý thông báo bảo lãnh cho người nhận bảo lãnh. Bản chính của cam kết bảo lãnh được hiểu là bản in của bức điện( TELEX hoặc SWIFT) đính kèm với bản chính thư thông báo của NH đại lý được NHNo&PTNT uỷ quyền. Ngoài ra, việc ký xác nhận bảo lãnh trên các thương phiếu, lệnh phiếu phải được thực hiện theo pháp luật về thương phiếu.. Để hạn chế rủi ro, bên thụ hưởng bảo lãnh thường chỉ định NH phát hành và hình thức phát hành bảo lãnh. Hiện nay tại Chi nhánh NHNo&PT Đống Đa phổ biến nhất vẫn là phát hành bảo lãnh bằng thư. Hình thức này có thể áp dụng cho mọi loại hình bảo lãnh như: Bảo lãnh thanh toán dưới hình thức mở thư tín dụng, độ an toàn của hình thức này rất cao do tính pháp lý quốc tế của L/C; Bảo lãnh vay vốn được thực hiện dưới hình thức ký phát hối phiếu, thư bảo lãnh kèm theo hối phiếu trả tiền đã được NH ký với ngày trả tiền đúng vào ngày khách hàng phải trả cho bên thụ hưởng bảo lãnh Cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo lãnh trong NHNo&PTNT Việt Nam. - Căn cứ vào quy định bảo lãnh NH trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam - Căn cứ vào Điều lệ tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam, ban hành cùng quyết định số 1268/QĐ - HĐQT ngày 30/09/2010 của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam đã được Thống đốc NHNN Việt Nam chuẩn y vào ngày 05/10/2010. - Căn cứ vào quy định về pháp luật hiện hành về ủy quyền - Căn cứ vào Quy định phân cấp phán quyết tín dụng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. - Căn cứ vào Quyết định số 48/2007/QĐ – NHNN ngày 26/12/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành Quy định về việc thu phí dịch vụ thanh toán tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - Căn cứ vào Quyết định số 50/2007/QĐ – NHNN ngày 28/12/2007 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành mức phí dịch vụ thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - Căn cứ vào Quyết định số 628/QĐ – NHNo - TCKT ngày 31/05/2010 của Thống Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về việc ban hành mức quy định phí dịch vụ thanh toán trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam - Căn cứ vào Quyết định của Thống đốc NHNN Việt Nam số 26/2006/QĐ – NHNN ngày 26/06/2006 về việc ban hành Quy chế Bảo lãnh NH - Căn cứ Luật NHNN Việt Nam số 47/2010/QH12 và Luật của các tổ chức tín dụng số 47/2010/47 ngày 07/07/2010. - Căn cứ Nghị định số 143/2005/NĐ – CP ngày 01/11/12005 của Chính Phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài. - Căn cứ vào Quyết định số 14/2009/QĐ – TTg ngày 21/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của NHTM. 2.2.2. Quy trình bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đống Đa Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xin bảo lãnh.Cán bộ bảo lãnh tiếp nhận nhu cầu khách hàng, tư vấn theo yêu cầu về hồ sơ sau đó tiếp nhận hồ sơ . Hồ sơ đề nghị bảo lãnh của khách hàng gồm: - Hồ sơ chung: + Đơn “Đề nghị bảo lãnh” theo mẫu (phần Phụ lục số 1, trang 1) + Tờ khai hồ sơ khách hàng theo mẫu + Hồ sơ về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng. * Đối với cá nhân: hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân… * Đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể, hồ sơ pháp lý gồm: + Quyết định thành lập + Giấy đăng ký kinh doanh + Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng Khách hàng vay vốn hoặc được chi nhánh Đống Đa bảo lãnh từ lần thứ hai trở đi không phải cung cấp lại các tài liệu quy định tại điểm này trừ trường hợp có thay đổi như: bổ xung vốn điều lệ, địa chỉ, người đại diện, chức năng kinh doanh… thì khách hàng phải gửi các tài liệu liên quan đến sự thay đổi cho NH để bổ xung hồ sơ. + Các tài liệu liên quan đến giao dịch xin bảo lãnh (nếu có) * Thông báo mời thầu (đối với bảo lãnh dự thầu) * Thông báo trúng thầu và các trường hợp có liên quan (đối với bảo lãnh khác) + Báo cáo tài chính, báo cao kết quả kinh doanh (đối với doanh nghiệp) - Hồ sơ riêng: + Trường hợp bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, thư tín dụng dự phòng, bảo lãnh có thời hạn trung, dài hạn. Thì ngoài các tài liệu qui định tại phần Hồ sơ chung khách hàng phải bổ sung các hồ sơ hoặc tài liệu liên quan đến dự án, phương án sản xuất kinh doanh. + Đối với bảo lãnh vay và trả nợ nước ngoài, ngoài hồ sơ hoặc tài liệu qui định như trên khách hàng phải cung cấp thêm các tài liệu sau: * Các văn bản chấp thuận cho phép vay vốn và trả nợ nước ngoài của NHNN theo qui định của pháp luật hiện hành về quản lý vay và trả nợ nước ngoài. * Phương án vay trả nợ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền và NHNN duyệt chấp nhận. * Các tài liệu chứng minh tính khả thi của phương án vay trả nợ nước ngoài * Các hợp đồng hoặc cam kết liên quan đến vay trả nợ nước ngoài… + Phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của NH khác, hồ sơ gồm: điện hoặc thư (có xác nhận mật mã hoặc kiểm tra chữ ký) đề nghị bảo lãnh của bên phát hành bảo lãnh đối ứng, các tài liệu về sửa đổi bổ sung bảo lãnh (nếu có). Bước 2: Thẩm định hồ sơ xin bảo lãnh. Trong bước này, cán bộ phòng bảo lãnh sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, tài liệu mà khách hàng cung cấp nhằm xác định được khách hàng có đủ điều kiện được bảo lãnh hay không. Quá trình thẩm định có thời hạn tối đa 45 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Thực tế thời gian thẩm định ngắn hơn nhiều để đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. - Trước hết, cán bộ sẽ kiểm tra ngành nghề kinh doanh có hợp pháp không, yêu cầu bảo lãnh có nằm trong khả năng thực hiện của NH không. Sự đầy đủ về năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự của khách hàng cũng được cán bộ lưu ý. Cán bộ nghiệp vụ sẽ kiểm tra tất cả tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, giấy tờ như dấu, chữ ký trên bề mặt các chứng từ. Nếu phát hiện bất cứ sự bất hợp lý nào trong hồ sơ như sự sửa chữa hay mầu thuẫn, cán bộ cần tìm hiểu và yêu cầu giải đáp từ phía khách hàng - Sau khi hồ sơ đã được kiểm tra và xác nhận hoàn toàn hợp lệ, cán bộ tiến hành phân tích hồ sơ để làm rõ năng lực tài chính của khách hàng. Dựa trên báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh ba năm gần nhất của khách hàng, cán bộ sẽ xem xét tì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74021579-Final-2.doc
Tài liệu liên quan