LỜI CẢM ƠN .i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .ii
DANH MỤC HÌNH VẼ. iii
DANH MỤC BẢNG.iv
LỜI MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .3
1.1. Tương tác của bức xạ gamma với vật chất .3
1.1.1. Hiệu ứng quang điện.3
1.1.2. Hiệu ứng Compton.4
1.1.3. Hiệu ứng tạo cặp .5
1.2. Chuỗi phân rã phóng xạ .7
1.2.1. Chuỗi phân rã của đồng vị 238U .7
1.2.2. Chuỗi phân rã của đồng vị 232Th.7
1.3. Hiệu suất ghi đầu dò.8
1.3.1. Hiệu suất ghi đỉnh năng lượng toàn phần .8
1.3.2. Đường cong hiệu suất .9
1.4. Tóm tắt Chương 1 .10
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .11
2.1. Chương trình MCNP6.11
2.1.1. Cấu trúc tập tin đầu vào của chương trình MCNP6.11
2.1.1.1. Khai báo ô mạng (Cell Cards) .13
2.1.1.2. Khai báo mặt (Surface Cards) .14
2.1.1.3. Khai báo thẻ dữ liệu (Data Cards).15
2.2. Hệ phổ kế sử dụng đầu dò HPGe.17
47 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu sự phụ thuộc của hiệu suất ghi đỉnh năng lượng toàn phần vào thành phần nguyên tố của mẫu môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điện
Hiệu ứng quang điện xảy ra do bức xạ gamma va chạm với electron quỹ đạo của
nguyên tử và truyền toàn bộ năng lượng cho các electron đó để nó thoát ra khỏi nguyên
tử. Theo định luật bảo toàn năng lượng thì động năng cực đại của quang electron bằng
hiệu năng lượng bức xạ gamma tới và năng lượng liên kết của electron với hạt nhân:
e lkE E E= − (1.1)
trong đó:
eE là động năng cực đại của electron.
E là năng lượng của photon tới.
lkE là năng lượng liên kết của electron với hạt nhân trong nguyên tử.
Từ biểu thức (1.1), hiệu ứng quang điện chỉ xảy ra khi năng lượng bức xạ gamma tới
lớn hơn năng lượng liên kết của electron trong nguyên tử. Năng lượng liên kết của
electron giảm dần theo các lớp K, L, M,Nếu năng lượng của bức xạ gamma tới nhỏ
hơn năng lượng liên kết của electron ở lớp K thì hiệu ứng quang điện xảy ra đối với
các electron ở lớp xa hạt nhân hơn.
4
Hình 1.1. Hiệu ứng quang điện
1.1.2. Hiệu ứng Compton
Khi năng lượng gamma tới tăng lên đến giá trị lớn hơn nhiều so với năng lượng
liên kết của các electron lớp K trong nguyên tử thì vai trò của hiệu ứng quang điện
không còn đáng kể và bắt đầu chuyển sang hiệu ứng Compton. Khi đó, có thể bỏ qua
năng lượng liên kết của electron và tán xạ gamma lên electron trong nguyên tử được
xem như tán xạ với electron tự do.
Sự va chạm giữa bức xạ gamma với các electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử
(xem như electron tự do) được gọi là tán xạ Compton. Sau quá trình tán xạ, bức xạ
gamma thay đổi hướng bay so với ban đầu và bị mất một phần năng lượng, electron
được giải phóng ra khỏi nguyên tử. Quá trình tán xạ Compton được mô tả qua Hình
1.2.
Hình 1.2. Hiệu ứng Compton
Theo định luật bảo toàn năng lượng và động lượng, năng lượng của bức xạ
gamma và electron sau tán xạ được thể hiện qua các biểu thức (1.2) và (1.3) [1]:
5
( )
'
2
e
E
E
E
1 1 cos
m c
=
+ −
(1.2)
( )
( )
'
2
e
e
2
e
E
E 1 cos
m c
E E E
E
1 1 cos
m c
−
= − =
+ −
(1.3)
trong đó:
E là năng lượng của bức xạ gamma tới.
'E
là năng lượng của bức xạ gamma sau tán xạ.
eE là động năng cực đại của electron.
là góc bay của gamma sau tán xạ.
Khi tán xạ Compton, năng lượng bức xạ gamma giảm và phần năng lượng đó truyền
cho electron. Như vậy, động năng electron càng lớn khi gamma tán xạ với góc càng
lớn. Dựa theo biểu thức (1.3), có hai trường hợp cực trị xảy ra đối với động năng
electron eE sau tán xạ phụ thuộc vào góc θ:
Khi o0 = thì ( )e minE 0= , bức xạ gamma sau tán xạ mang năng lượng gần bằng
năng lượng gamma tới 'E E = .
Khi 0180 = thì ( )e max
2E
E
1 2
=
+
, gamma truyền năng lượng lớn nhất cho
electron tức là khi tán xạ giật lùi với
2
e
E
m c
= .
1.1.3. Hiệu ứng tạo cặp
Nếu bức xạ gamma tới mang năng lượng E 1,02MeV thì khi đi qua điện
trường của hạt nhân nó tạo ra một cặp electron – positron. Đây gọi là hiệu ứng tạo cặp
6
electron – positron. Theo định luật bảo toàn năng lượng, tổng động năng của electron
và positron bay ra bằng hiệu số năng lượng
2
eE 2m c − [1]:
2
ee e
E E E 2m c+ − + = − (1.4)
trong đó:
E là năng lượng của bức xạ gamma tới.
e
E + , eE − lần lượt là động năng của positron và electron.
Hình 1.3. Hiệu ứng tạo cặp
Electron và positron thường di chuyển vài milimet trong vật liệu trước khi bị môi
trường hấp thụ năng lượng. Do hai hạt có khối lượng như nhau nên có xác suất lớn để
hai hạt có năng lượng bằng nhau. Electron sẽ mất dần năng lượng của mình để ion hóa
các nguyên tử môi trường. Positron mang điện tích dương nên khi gặp electron của
nguyên tử, điện tích của chúng bị trung hòa và hủy lẫn nhau, đây là hiệu ứng hủy cặp.
Quá trình hủy cặp electron – positron tạo ra hai bức xạ gamma bay ngược chiều nhau,
mỗi lượng tử có năng lượng 0,511 MeV. Hai bức xạ này có thể bị hấp thụ hoặc thoát
ra khỏi đầu dò và tạo thành các đỉnh thoát trong phổ gamma. Nếu một bức xạ thoát ra
khỏi đầu dò thì đỉnh quan sát được có năng lượng ( )2eE m c − gọi là đỉnh thoát đơn.
Nếu cả hai bức xạ đều thoát ra ngoài thì xuất hiện đỉnh thoát có năng lượng
( )2eE 2m c − gọi là đỉnh thoát đôi.
7
1.2. Chuỗi phân rã phóng xạ
Uranium và thorium là các đồng vị phóng xạ không bền. Chúng tự phân rã bằng
cách phát ra các hạt alpha, beta và bức xạ gamma thành các đồng vị con, quá trình phân
rã tạo thành chuỗi cho đến khi chuỗi kết thúc bằng một đồng vị bền. Trong tự nhiên
uranium có ba đồng vị 238U, 235U, 234U; đồng vị 238U chiếm tỷ lệ nhiều nhất (99,25%).
Thorium trong tự nhiên chỉ có một đồng vị duy nhất là 232Th. Để đo phổ gamma của
các đồng vị này, cần hiểu rõ sơ đồ phân rã của chúng theo chuỗi cũng như tính chất
của các đồng vị con có mặt trong chuỗi. Trong khóa luận này quan tâm nghiên cứu đến
các đồng vị phóng xạ phát bức xạ gamma trong chuỗi 238U và 232Th
1.2.1. Chuỗi phân rã của đồng vị 238U
Hình 1.4 mô tả chuỗi phân rã của đồng vị 238U. Trong tự nhiên, 238U chiếm
99,25% của lượng uran tự nhiên, có chu kỳ bán rã khoảng 4,46 tỷ năm. Đồng vị 238U
phân rã alpha thành đồng vị 234Th. Chuỗi phân rã này cứ tiếp diễn cho đến khi đồng vị
cuối cùng của chuỗi này là đồng vị bền 206Pb.
Hình 1.4. Sơ đồ phân rã của đồng vị 238U [7]
1.2.2. Chuỗi phân rã của đồng vị 232Th
Chuỗi phân rã của đồng vị 232Th được đưa ra trong Hình 1.5. Chuỗi phân rã này
có 5 đồng vị phát ra bức xạ gamma. Có thể dùng phổ kế gamma để đo đỉnh năng lượng
của các đồng vị 228Ac (911,2 keV, 968,9 keV), 212Pb (238,6 keV), và 208Tl (583,2 keV,
2614,5 keV) một cách dễ dàng.
8
Hình 1.5. Sơ đồ phân rã của đồng vị 232Th [7]
Trong Hình 1.5, đồng vị 212Bi bị phân nhánh thành hai đồng vị là 208Tl và 212Po.
Đối với nhánh thứ nhất, 212Bi trở thành đồng vị 208Tl bằng cách phát ra hạt alpha với
xác suất phân nhánh là 35,96%. Nhánh thứ hai, 212Bi phân rã beta về đồng vị 212Po với
xác suất 64,06% nhưng lại không đo được bằng phép đo phổ gamma. Vì vậy, nếu sử
dụng 208Tl để xác định hoạt độ của 232Th thì cần phải lấy hoạt độ của 208Tl chia cho xác
suất phân nhánh là 35,96%.
1.3. Hiệu suất ghi đầu dò
1.3.1. Hiệu suất ghi đỉnh năng lượng toàn phần
Hiệu suất đỉnh năng lượng toàn phần (FEPE - full energy peak efficiency) là xác
suất của một photon phát ra từ nguồn mất toàn bộ năng lượng của nó trong thể tích
vùng hoạt của đầu dò. Trong thực nghiệm, hiệu suất đỉnh năng lượng toàn phần được
xác định bằng biểu thức (1.5) [8]:
p
p
N (E)
AtI (E)m
= (1.5)
trong đó:
pN E( ) là diện tích đỉnh năng lượng toàn phần.
A là hoạt độ nguồn tại thời điểm đo (Bq/kg).
9
t là thời gian đo (s).
I E( ) là xác suất phát bức xạ gamma ứng với năng lượng (%).
m là khối lượng mẫu đo (kg).
Sai số hiệu suất ghi đỉnh năng lượng toàn phần được xác định theo công thức truyền
sai số [2]. Do sai số của cân điện tử là 0,001g và đo trong khoảng thời gian lớn nên sai
số thời gian và sai số khối lượng có thể được bỏ qua
22
tm 0, 0
m t
= =
. Vậy hiệu
suất đỉnh năng lượng toàn phần được xác định theo biểu thức (1.6):
p
222
INA
p
A N I
= + +
(1.6)
trong đó:
A là sai số hoạt độ của nguồn.
N là sai số diện tích đỉnh năng lượng toàn phần.
I
là sai số xác suất phát bức xạ gamma ứng với năng lượng.
1.3.2. Đường cong hiệu suất
Đường cong hiệu suất được ứng dụng để tiến hành phân tích xác định hoạt độ
phóng xạ riêng của mẫu đo [4] hoặc dùng để khảo sát sự phụ thuộc của đường cong
hiệu suất vào khoảng cách giữa nguồn và đầu dò [3]. Đối với mỗi loại đầu dò lại có
những dạng đường cong hiệu suất khác nhau. Đối với đầu dò dạng đồng trục, có nhiều
hàm khớp trong khoảng năng lượng từ 46,5 KeV đến 2641,5 KeV. Để thể hiện mối
liên hệ giữa hiệu suất và năng lượng E theo thang logarit, ta thường sử dụng biểu
thức (1.7) [5]:
( )
i
ilog a log E = (1.7)
10
trong đó, , E và ia lần lượt là hiệu suất đỉnh ở năng lượng E, năng lượng đỉnh và các
hệ số có được từ việc làm khớp hàm.
Hiệu suất ghi nhận của đầu dò bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: khoảng cách từ
mẫu đo tới đầu dò, yếu tố hình học của mẫu đo, kích thước vật liệu của mẫu đo, hiệu
ứng trùng phùng tổng, sự tự hấp thụ của mẫu [7].
1.4. Tóm tắt Chương 1
Trong Chương 1, khóa luận đã trình bày về tương tác giữa bức xạ gamma với vật
chất; chuỗi phân rã của các đồng vị phóng xạ 238U , 232Th và các khái niệm liên quan
đến hiệu suất ghi đỉnh năng lượng toàn phần của đầu dò. Các vấn đề trên là nền tảng
cơ sở lý thuyết phục vụ cho việc nghiên cứu và đánh giá ảnh hưởng của hiệu suất đỉnh
năng lượng toàn phần vào thành phần nguyên tố của các mẫu chuẩn được đề cập tới
trong Chương 3.
11
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Chương trình MCNP6
Chương trình MCNP6 (Monte Carlo N-Particle 6) là một trong số các phiên bản
của MCNP với việc bổ sung các quá trình tương tác mới như hiện tượng va chạm quang
hạt nhân, hiệu ứng giãn nở Doppler. MCNP6 hoạt động dựa trên trên quy tắc gieo hạt
ngẫu nhiên, sử dụng các quy luật thống kê và có khả năng mô tả hình học ba chiều do
đó mang lại lợi thế về mặt chi phí khoa học. Thông qua phần mềm Visual Editor, sử
dụng chương trình MCNP6 cần phải mô tả chi tiết về cấu hình, vật liệu và nguồn. Cấu
hình đầu dò và nguồn được định nghĩa trong không gian ba chiều. Vật liệu cần xác
định được khối lượng riêng, thành phần các đồng vị có mặt trong đó. MCNP6 có thể
mô tả nguồn ở các dạng khác nhau (nguồn điểm, nguồn trụ...) cũng như các thông số
nguồn như năng lượng, vị trí, loại bức xạ. Bên cạnh đó, người dùng có thể điều chỉnh
dạng hạt, thông lượng hạt, năng lượng mất mát theo các mục đích khác nhau. Một ưu
điểm khác của MCNP6 là các tập tin đầu ra của MCNP6 có dung lượng khá nhẹ, giúp
người sử dụng tối ưu hóa được thời gian xử lý trong quá trình chạy mô phỏng. Chính
vì những ưu điểm trên nên MCNP6 được sử dụng rộng rãi trong ngành Kỹ thuật Hạt
nhân.
2.1.1. Cấu trúc tập tin đầu vào của chương trình MCNP6
Để chạy mô phỏng từ nguồn đến đầu dò, một bài toán sử dụng chương trình
MCNP cần có đủ ba Cards tương ứng với ba phần dữ liệu:
• Khai báo ô mạng (Cell Cards).
• Khai báo mặt (Surface Cards).
• Khai báo dữ liệu (Data Cards).
Cấu trúc tập tin đầu vào trong chương trình MCNP6 được xác định như sau:
12
Bảng 2.1. Cấu trúc tập tin đầu vào trong chương trình MCNP6
Mô tả Cấu trúc
Thẻ tiêu đề
C HPGe GEM50P4-83 + SHIELDING LEAD + RGU 2.0CM
C 24-April-2019
Cell Cards
C ****************** BLOCK 1: CELL CARDS ********
C ----------------------Cell HPGe----------------
1 2 -5.3230 (-26 5 -27):(27 -24 5):(-5 6 29 -16):(-6 7 15 -16)
IMP:P,E=1 $Ge
Phân cách giữa Cell Cards và Surface Cards.
Surface Cards
C *************BLOCK 2: SURFACE CARDS*******
C -----------------------HPGe-----------------
C ----------------------PLANE-----------------
1 PZ 0.0
Phân cách giữa Surface Cards và Surface Cards.
Data Cards
C *************BLOCK 3: DATA CARDS*********
MODE P
C -----------------MATERIAL CARDS----------
M1 13000 -1.000000 $Al
density 2.6989
Một số lưu ý khi xây dựng tập tin đầu vào:
• Không sử dụng phím [Tab] để tạo khoảng trắng trong khi viết tập tin đầu vào,
chỉ sử dụng phím [Spacebar].
• Kí tự ‘C’ đặt ở đầu dòng và kí tự ‘$’ ở cuối dòng cho phép người dùng ghi chú
những thông tin cần thiết, tiện cho việc sửa chữa. MCNP sẽ không thực hiện
các dòng ghi chú này trong khi chạy chương trình.
13
• Trong MCNP, các đơn vị được mặc định như sau: năng lượng (MeV), khối
lượng (g), kích thước (centimet), mật độ khối lượng (g/cm3), tiết diện (barn).
2.1.1.1. Khai báo ô mạng (Cell Cards)
Cell là một vùng không gian được hình thành bởi các mặt biên (được định nghĩa
trong phần Surface Cards). Nó được hình thành bằng cách thực hiện các toán tử giao,
hội và bù các vùng không gian tạo bởi các mặt. Mỗi mặt chia không gian thành hai
vùng với các giá trị dương và âm tương ứng. Mỗi cell được diễn tả bởi số cell (cell
number), số vật chất (material number), mật độ vật chất (material density) và một dãy
các mặt (surfaces) có dấu (âm hoặc dương) kết hợp nhau thông qua các toán tử giao
(khoảng trắng), hội (:), bù (#) để tạo thành cell.
Cú pháp khai báo của một Cell trong Cell Cards [6]:
j m d geom params
Trong đó:
• j là chỉ số Cell.
• m là chỉ số vật chất trong Cell.
• d là mật độ của vật liệu trong Cell, mang dấu “+” nếu tính theo đơn vị nguyên
tử/cm3 và dấu “-“ nếu tính theo đơn vị g/cm3.
• geom mô tả các mặt giới hạn Cell.
• params là các tham số tùy chọn như trọng số, lệnh lắp đầy, hệ số chuyển trục
tọa độ
Ví dụ về Cell Cards trong tập tin đầu vào của khóa luận được mô tả qua Hình 2.1:
Hình 2.1. Cấu trúc thẻ khai báo ô mạng (Cell Cards) trong tập tin đầu vào
14
2.1.1.2. Khai báo mặt (Surface Cards)
Để tạo ra các vùng không gian hình học phục vụ cho việc mô phỏng, MCNP cung
cấp một số các dạng mặt cơ bản như mặt phẳng, mặt cầu, mặt trụ...(có tất cả gần 30
loại mặt cơ bản). Các khối hình học mô phỏng được tạo thành bằng cách kết hợp các
vùng không gian giữa các mặt với nhau thông qua các toán tử giao, hội và bù. Cú pháp
khai báo một mặt trong Suface Cards như sau:
j n a list
Trong đó:
• j là chỉ số mặt.
• n bỏ qua hoặc bằng 0 nếu không chuyển toạ độ.
• a là kí hiệu loại mặt. Ví dụ: Px khai báo mặt phẳng vuông góc với trục Ox.
• list là các tham số định nghĩa mặt.
Trong mô phỏng của khóa luận sử dụng một số loại mặt cơ bản như mặt trụ, mặt phẳng,
mặt cầu và mặt elip. Các phương trình giải tích và tham số tương ứng được thể hiện ở
Bảng 2.1:
Bảng 2.2. Các loại mặt được định nghĩa trong MCNP6 [6]
Ký
hiệu
Mô tả Phương trình Tham số
PZ
Mặt phẳng
⊥ trục OZ
z D 0− = D
CZ
Mặt trụ trên
trục OZ
2 2 2x y R 0+ − = R
SZ
Mặt cầu tâm
trên trục Oz
( )
22 2 2x y z z R 0+ + − − = z R
TZ
Mặt xuyến
ellipse hoặc
tròn trục
song song
với trục OZ
( ) ( ) ( )
2
2 2
2
2 2
x x y y A
z z
1 0
B C
− + − − − + − =
x y z ABC
15
Ví dụ về Surface Cards trong tập tin đầu vào của khóa luận được mô tả qua Hình 2.2:
Hình 2.2. Cấu trúc thẻ khai báo mặt (Cell Cards) trong tập tin đầu vào
2.1.1.3. Khai báo thẻ dữ liệu (Data Cards)
Thẻ dữ liệu (Data Cards) là một phần quan trọng của chương trình MCNP6, cho
phép người dùng khai báo thông tin về loại bức xạ ghi nhận, nguồn và vật liệu cấu tạo
trong những ô mạng.
Chương trình MCNP6 cho phép khai báo nhiều loại nguồn sao cho phù hợp với
bài toán cần mô phỏng như: nguồn tổng quát (SDEF), nguồn điểm (KSRC), nguồn mặt
(SSR/SSW). Để giới hạn về một bài toán người sử dụng sẽ khai báo cụ thể những tính
chất của nguồn cần khảo sát như: không gian, loại bức xạ, năng lượng, hướng phát.
Trong mô phỏng của khóa luận này sử dụng nguồn tổng quát (SDEF). Cú pháp khai
báo nguồn tổng quát trong Data Cards như sau:
SDEF Thông số 1 Thông số 2 Thông số 3
Các định nghĩa về tham số được đưa ra trong Bảng 2.3. Trong mô phỏng của khóa
luận, ngoài những giá trị mặc định của các thông số trong khai báo nguồn tổng quát
còn sử dụng thêm các thẻ như SIn, SPn, F8. Trong đó Tally F8 (F8) đóng vai trò như
một đầu dò vật lý cho phép ghi nhận xung, cung cấp thông tin về năng lượng bị mất
trong một cell. Các bin năng lượng trong tally F8 tương ứng với năng lượng toàn phần
mất trong đầu dò. Ví dụ về Source Cards trong tệp đầu vào của khóa luận được mô tả
qua Hình 2.3.
16
Bảng 2.3. Các định nghĩa tham số trong MCNP6 [6]
Thông số Ý nghĩa
CELL Số hiệu cell của nguồn
AXS Vectơ tham chiếu cho RAD và EXT
POS Toạ độ vị trí nguồn, mặc định: (0,0,0)
RAD Bán kính quét từ POS hoặc từ AXS, mặc định: 0
EXT Khoảng cách từ POS dọc theo trục AXS
ERG Năng lượng (MeV), mặc định 14 MeV
PAR Loại hạt phát ra từ nguồn, 1: neutron, 2: photon, 3: electron
Hình 2.3. Cấu trúc thẻ khai báo nguồn (Source Cards) trong tập tin đầu vào
Khai báo vật liệu (Material Cards)
Material Cards mô tả loại vật liệu được lấp đầy trong cell trong quá trình mô phỏng.
Các thành phần trong vật liệu được xác định bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố
thành phần và tỉ lệ phần trăm của nguyên tố đó trong vật chất. Cú pháp khai báo:
Mm ZAID1 fraction1 ZAID2 fraction2
Trong đó:
m là chỉ số của vật liệu.
ZAID là số hiệu xác định đồng vị có dạng ZZZAAA (với ZZZ là số hiệu
nguyên tử, AAA là số khối). Trong khi khai báo đồng vị, số hiệu nguyên tử
17
ZZZ không nhất thiết phải viết đủ 3 chữ số, đối với các đồng vị tự nhiên
AAA=000. Ví dụ để khai báo đồng vị
16
8O có thể viết 8016 hoặc 8000.
fraction là tỉ lệ đóng góp của đồng vị trong vật liệu. Tỉ lệ đóng góp của đồng
vị trong vật liệu sẽ được tính theo tỉ lệ số nguyên tử có trong hợp chất nếu
mang giá trị dương, hoặc theo tỉ lệ khối lượng nếu mang giá trị âm.
Ví dụ về Material Cards trong file input của khóa luận được mô tả qua Hình 2.4:
Hình 2.4. Cấu trúc thẻ khai báo vật liệu (Material Cards) trong tập tin đầu vào
Trong đó, các thông số từ dòng M1 đến M8 là vật liệu tham khảo từ quy định về vật
liệu mô tả trong MCNP [8], M9 là vật liệu của mẫu chuẩn [9,11].
2.2. Hệ phổ kế sử dụng đầu dò HPGe
Hệ phổ kế được dùng trong khóa luận này là hệ phổ kế gamma phông thấp đặt tại
Viện y tế công cộng được đưa ra trong Hình 2.5. Hệ bao gồm: đầu dò HPGe GEMP4-
83; bộ tiền khuếch đại; thiết bị Lynx DSA tích hợp nguồn nuôi cao thế, khối khuếch
đại, bộ biến đổi tương tự thành số và khối phân tích đa kênh, đầu dò được làm lạnh
bằng Ni-tơ lỏng; buồng chì che chắn. Các thông số của đầu dò do nhà sản suất cung
cấp được đưa ra trong Bảng 2.4. Hệ phổ kế được kết nối với máy tính thông qua cổng
cáp, việc ghi nhận và xử lí phổ được thực hiện bằng chương trình chuyên dụng Meastro.
18
Hình 2.5. Hệ phổ kế gamma sử dụng đầu dò HPGe
Bảng 2.4. Thông số hình học của đầu dò GEMP4-83 do nhà sản suất cung cấp
Ký hiệu Thông số đầu dò Kích thước (mm) Vật liệu
A Đường kính tinh thể 65,9 Ge
B Chiều dài tinh thể 77 Ge
C Đường kính hốc tinh thể 11,5 Chân không
D Chiều sâu hốc tinh thể 64,9 Chân không
E Bề dày lớp chết mặt ngoài tinh thể 0,7 Ge
F Bề dày lớp chết mặt trong tinh thể 0,0003 Ge
G Bề dày vỏ 1 Al
2.3. Mẫu chuẩn
Việc đo các mẫu chuẩn được thực hiện trên hệ phổ kế gamma phông thấp sử dụng
đầu dò HPGe đồng trục loại p. Để khảo sát hiệu suất, khóa luận sử dụng các mẫu chuẩn
IAEA-RGU-1, IAEA-RGTh-1, IAEA-434, IAEA-447. Đối với mẫu chuẩn IAEA-
19
RGU-1 cần có thời gian nhốt mẫu là 30 ngày để đạt được trạng thái cân bằng phóng xạ
của đồng vị 238U và các đồng vị con [13]. Các thông số của mẫu chuẩn về khối lượng
và mật độ được đưa ra trong Bảng 2.5.
Bảng 2.5. Thông số của mẫu chuẩn
STT Mẫu chuẩn Khối lượng (g) Mật độ (g/cm3)
1 IAEA-RGU-1 130,14 1,55
2 IAEA-RTh-1 118,6 1,42
3 IAEA-434 76,24 0,91
4 IAEA-447 107,70 1,28
Xác suất phát bức xạ gamma ( I ) và sai số của xác suất phát bức xạ gamma ( I )
tương ứng với năng lượng của các đồng vị phóng xạ có trong mẫu chuẩn được đưa ra
trong phần Phụ lục C. Tỷ lệ các thành phần nguyên tố chứa trong mẫu chuẩn được
trình bày ở Bảng 2.6 và Bảng 2.7.
Bảng 2.6. Hàm lượng các thành phần nguyên tố chứa trong mẫu chuẩn [9,11]
Nguyên tố Mẫu
IAEA RGU-1 IAEA RGTh-1 IAEA 434 IAEA 447
C 0,01 9,57 47,4
O 53,16 52,761 40,99 18,37
Na 0,02 0,31
Mg 0,2 0,86
Al 0,1 0,012 4,49
Si 46,6 45,6 1,04 10,88
P 1,43
20
Bảng 2.7. Hàm lượng các thành phần nguyên tố chứa trong mẫu chuẩn (tiếp theo)
[9,11]
Nguyên tố Mẫu
IAEA RGU-1 IAEA RGTh-1 IAEA 434 IAEA 447
S 20,17
K 0,002 0,02 0,06 1,71
Ca 0,03 0,5 26,74 12,61
Ti 0,33
Fe 0,03 0,11
Zn 0,011
Sr 0,016
Y + Re 0,76
Pb 0,008
Th 0,08
U 0,04
2.4. Tóm tắt Chương 2
Trong Chương 2 khóa luận đã trình bày đối tượng nghiên cứu là chương trình
MCNP6, hệ phổ kế gamma sử dụng đầu dò HPGe và các mẫu chuẩn. Khóa luận dùng
phương pháp đo trực tiếp và tính toán, phân tích đánh giá số liệu dựa trên kết quả thực
nghiệm và mô phỏng sử dụng chương trình MCNP6.
21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Bố trí thí nghiệm
Hệ phổ kế gamma phông thấp sử dụng đầu dò HPGe GEM50P4-83 do hãng
ORTEC sản suất được khảo sát trong khóa luận này. Trong đó, đầu dò HPGe
GEM50P4-83 là loại đầu dò đồng trục loại p với hiệu suất tương đối là 50%, có đường
kính tinh thể 65,9 mm và chiều cao tinh thể là 11,5 mm. Các thông số hình học của
đầu dò do nhà sản xuất cung cấp được đưa ra trong Bảng 2.4. Thành phần vật liệu của
mẫu chuẩn đã trình bày trong các Bảng 2.6 và Bảng 2.7. Những giá trị này được sử
dụng để mô hình hóa đầu dò trong quá trình mô phỏng. Mô phỏng được thực hiện với
tổng số hạt là 109 hạt. Để thực hiện các phép đo thực nghiệm, mẫu chuẩn được đặt tại
vị trí sát mặt đầu dò (Hình 3.1). Mẫu chuẩn đựng trong hộp trụ có đường kính 7,3 cm,
bề dày mẫu 2 cm.
Hình 3.1. Mô hình hệ phổ kế gamma xây dựng bằng chương trình MCNP6
Khóa luận sử dụng hai phần mềm xử lý phổ là GENIE 2K và COLEGRAM. Sau
khi thu nhận phổ gamma của các mẫu chuẩn, tiến hành trừ phông trực tiếp trong phần
mềm GENIE 2K. Việc trừ phông sẽ được tính theo tỷ lệ thời gian đo phông và đo mẫu.
Đối với GENIE 2K thu được các thông tin của phổ như ngày đo, thời gian đo và có thể
đọc phổ để lấy ra số kênh tương ứng với đỉnh năng lượng cần quan tâm trong khóa
luận theo từng mẫu chuẩn. Sau đó, sử dụng phần mềm COLEGRAM để xác định diện
tích đỉnh năng lượng toàn phần theo số kênh. Thời gian đo phổ gamma của các mẫu
22
chuẩn được đưa ra trong Bảng 3.1. Đối với 2 mẫu IAEA 434 và IAEA-447 có thời gian
đo dài hơn so với các mẫu khác vì cần lấy đủ thống kê số đếm.
Bảng 3.1. Thời gian đo phổ gamma của các mẫu chuẩn
Tên phổ gamma Thời gian đo (s)
Phông 86400
IAEA-RGU-1 86400
IAEA-RGTH-1 86400
IAEA-434 172800
IAEA-447 172800
Phổ thực nghiệm và các đỉnh năng lượng trong mô phỏng của mẫu IAEA-RGU-
1 được trình bày trong Hình 3.2 và Hình 3.3. Đối với Hình 3.2, năng lượng được lấy
theo thang đo từ 0 MeV đến 0,5 MeV, Hình 3.3 từ 0,5 đến 3 MeV. Phổ thực nghiệm là
phổ đo bằng hệ phổ gamma sử dụng đầu dò HPGe. Các đỉnh màu được chú thích trên
hình là đỉnh năng lượng trong phổ mô phỏng chạy với số hạt là 1 tỷ hạt.
Hình 3.2. Phổ thực nghiệm và các đỉnh năng lượng trong mô phỏng của mẫu IAEA-
RGU-1 (0 MeV – 0,5 MeV)
23
Hình 3.3. Phổ thực nghiệm và các đỉnh năng lượng trong mô phỏng của mẫu IAEA-
RGU-1 (0,5 MeV – 3 MeV)
3.2. Xác định hiệu suất ghi đỉnh năng lượng toàn phần cho các mẫu chuẩn
Đường cong hiệu suất đỉnh năng lượng toàn phần được xây dựng tương ứng với
mỗi mẫu chuẩn trong khoảng năng lượng 46,5 keV đến 2641,7 keV. Hiệu suất đỉnh
năng lượng toàn phần đươc xác định bằng biểu thức (1.5).
Tại năng lượng 186,2 keV có sự chồng chập giữa đỉnh năng lượng của 226Ra và
235U. Do đó, số đếm tại đỉnh năng lượng 186,2 keV bao gồm 57,2% của 226Ra (186,2
keV) và 42,8% của 235U (185,7 keV). Hiệu suất đỉnh năng lượng toàn phần của đồng
vị 226Ra ứng với năng lượng 186,2 keV được tính theo biểu thức (3.1) [12,13]:
( ) p226p
N (E)
52,7%
AtI (E)m
Ra
= (3.1)
Trong đó
pN (E) là diện tích đỉnh năng lượng toàn phần.
A là hoạt độ mẫu chuẩn do IAEA cung cấp (Bq/kg).
t là thời gian đo (s).
24
I (E) là xác suất phát bức xạ gamma ứng với năng lượng (%).
m là khối lượng mẫu đo (kg).
Trong quá trình phân rã, 212Bi phân nhánh thành hai đồng vị là 208Tl và 212Po
(Hình 1.5). Đối với nhánh thứ nhất, 212Bi phát hạt alpha trở thành đồng vị 208Tl xác
suất phân nhánh là 35,96%. Vì vậy, hiệu suất đỉnh năng lượng toàn phần của đồng vị
208Tl cần chia cho xác suất phân nhánh là 35,96%.
( ) p208p
N (E)
35,96%
AtI (E)m
Tl /
= (3.2)
Sai số của hiệu suất đỉnh năng lượng toàn phần được xác định bằng phương pháp truyền
sai số, Trong đó, sai số của số đếm được tính theo phân bố Poisson N N =
p
222
INA
p
A N I
= + +
(3.3)
Hoạt độ của các mẫu chuẩn do IAEA cung cấp được đưa ra trong Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Hoạt độ các mẫu chuẩn [16]
STT Mẫu chuẩn Đồng vị Hoạt độ (Bq/kg)
1 IAEA-RGU-1 238U 4940±30
2 IAEA-RTh-1 232Th 3250±90
3 IAEA-434
226Ra 780±62
238U 120±11
4 IAEA-447
137Cs 425±10
212Pb 37,0±1,5
228Ac 37±2
226Ra 25,1±2,0
238U 22,2±0,8
25
Đường chuẩn hiệu suất ghi đỉnh năng lượng toàn phần của các mẫu được làm
khớp theo hàm đa thức:
( ) ( ) ( ) ( )
2 3 4 5
1 2 3 4 5ln B B ln E B ln E B ln E B ln E B ln E = + + + + + (3.4)
với ln , lnE lần lượt là loganepe của hiệu suất đỉnh năng lượng toàn phần và loganepe
của năng lượng; B, B1, B2, B3, B4, B5 là các tham số có được từ việc làm khớp hàm.
Sử dụng phần mềm ORIGIN để làm khớp hiệu suất đỉnh năng lượng toàn phần
từ kết quả thực nghiệm. Độ sai biệt hiệu suất đỉnh năng lượng toàn phần giữa giá trị
thực nghiệm và làm khớp của các mẫu chuẩn được tính theo biểu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_nghien_cuu_su_phu_thuoc_cua_hieu_suat_ghi_dinh_nan.pdf