Lan Hồ Điệp Đài Loan khoe sắc trên đất Việt

Ở thời kỳ cây trung và cây đại: nhiệt độ thích hợp 20-250C, ẩm độ 70-75%, ánh sáng che bớt khoảng 70%. Chế độ dinh dưỡng cho cây như sau: Cho vào mỗi chậu 1 viên phân tan chậm và sử dụng phân NPK có tỷ lệ 20:20:20, tưới hoặc phun 10 ngày/ lần (nồng độ 2-3g/ 10 lít nước sạch). Chu kì tưới nước: Mùa hè 7 ngày/lần, mùa đông 10 ngày/lần. Nước tưới cho lan phải là nước sạch, nếu nước giếng khoan phải qua hệ thống lọc. Lan Hồ điệp có đặc điểm chịu ẩm, nhưng không chịu nước do đó chúng ta chỉ nên tưới nước cho lan ở gốc. Nếu nước nhiễu từng giọt trên lá, lá sẽ dễ bị thối. Khi có nước động trên lá, lá sẽ có nhiều đốm đen rồi thối nhũn. Cho nên nhà kín trồng Lan Hồ điệp thường có mái che làm bằng tấm lợp nylon trong, vừa có đủ sáng vừa che được nước mưa nhỏ giọt đồng thời tránh vi khuẩn, mầm bệnh có thể hiện diện trong không khí.

Ở thời kỳ ra hoa, cây được tưới hoặc phun dinh dưỡng NPK. Khi thấy cây lan nhú hoa tưới phân NPK 6:30:30 nồng độ 2g/lít nước, thời gian phun 7-10 ngày/lần, để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu hơn. Ngoài ra để hoa được bền lâu, khoảng 1-2 tháng cần đặt cây ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thích hợp 20-25oC, ánh sáng che bớt 70%. Đặc biệt khi cây nở hoa người trồng không nên tưới nước hoặc dinh dưỡng lên hoa vì nước sẽ làm hoa úng hoặc bị cháy nắng. Khi hoa nở gần tàn, cây có hiện tượng yếu đi nên cắt ngay cành hoa và tưới phân NPK 30:10:10 để dưỡng cây.

Hiện tại, Lan Hồ điệp trên thị trường là những cây lan được nuôi trồng từ nguồn giống cấy mô, màu sắc đa dạng với khoảng 16- 17 màu khác nhau từ những màu phổ biến như màu tím, màu trắng lưỡi đỏ, trắng lưỡi vàng, màu đỏ đến những màu mới như trắng điểm đen, màu vàng Ngoài dáng hoa độc đáo, đẹp mắt và đa dạng về màu sắc, Lan Hồ điệp còn có ưu điểm là cây trổ hoa quanh năm. Mỗi năm cây có thể trổ 3 lần hoa/chậu. Thông thường, sau khi hoa tàn, nếu cắt cành ngay và chăm sóc tốt thì chỉ sau khoảng 2 tháng rưỡi, cây sẽ ra nụ hoa mới.

Với điều kiện khí hậu mát như huyện Di Linh, Bảo Lộc. tỉnh Lâm Ðồng hoa thường nở chậm nhưng rất lâu tàn, có thể kéo dài đến 3, 4 tháng.

 

doc94 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lan Hồ Điệp Đài Loan khoe sắc trên đất Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỗ râm mát, khi cây ra rễ đặt cây vào vị trí bình thường và lúc bấy giờ mới đặt giá thể vào chậu. Bạn đừng lo lắng, việc thay chậu HỒ điệp ít khi gây ra “xốc” như Cattleya. Cách nhân giống lan Hồ điệp: Ngoài phương pháp gieo hạt và cấy mô không được đề cập ở. Đây đối với loài lan Hồ điệp có 3 cách nhân giống : phương pháp cơ học, phương pháp kích thích tố, và phương pháp tạo cây con trên trục phát hoa cũ. +Phương pháp cơ học: Đây là phương pháp dễ dàng nhất. Khi cây đạt một kích thước mong muốn, ta sẽ cất ngọn với một ít rễ đem trồng vào chậu mới, phần gốc còn lại sau một thời gian sẽ mọc lên vài ba chồi nữa. Nên nhớ là cây phải được cắt bằng kéo cất cành đã được khử trùng và sau đó phải trét vadơlin có trộn Zineb, sơn, hoặc vôi vào vết cắt để tránh sự nhiễm trùng và cuối cùng ta làm những động tác tiếp tục như cây thay chậu. Một phương pháp khác được đề cập đến, tuy đơn giản nhưng có hiệu quả hơn. Dây đồng là dụng cụ duy nhất dùng cho công tác này, được buộc vào thân cây và xiết chặt, vì thế mạch dẫn nhựa bị ức chế là nguyên nhân tạo sự kích thích cây mọc chồi mới. Khi chồi nhú ra khỏi thân, ta gỡ dây đồng ra, cây con sẽ lớn dần. Tốt nhất là đợi cây con phát triển thành thục và mọc rễ ta sẽ cắt cây con lìa khỏi thân cây mẹ. Tuyệt đối đừng bao giờ cắt ngọn cây mẹ để phần gốc còn lại nuôi dưỡng cây con, vì nó sẽ mắc phải những khuyết điểm như phương pháp trên. Với phương pháp này ta sẽ có cây con mới nhưng sức khỏe cây mẹ vẫn bình thường, cây không bị " xốc" bảo đảm sự ra hoa trong mùa kế tiếp. + Phương pháp kích thích tố: Một vài loại kích thích tố được dùng có hiệu quả rõ rệt và nhanh chóng đối với sự mọc chồi của các loài lan Hồ điệp. Với dung dịch kích thích tố pha sẵn phun sương vào lá và rễ , chỉ 1 tháng sau có dấu hiệu của sự mọc chồi. CÓ thể phun 2 lần cách nhau 5 ngày sẽ có kết quả chắc chắn. thất được dùng là Cytokinin, với nồng độ 5 phần triệu (ppm). Ở Phương pháp tạo cây con trên phát hoa cũ (Phương pháp Griesbacil). Sau khi cây Hồ điệp trổ hoa xong, cắt bỏ phần ngọn của phát hoa chỉ chừa lại 3-4 mắt phía gốc rồi bôi Ianohn có trộn 50mg/ml acid Cinnamic + 5mg/ml 6- Benzyì amino-purine. Sau 4-8 tuần lễ, cây con sẽ mọc ở vị trí mỗi mắt và rễ sẽ tạo lập khi cây con lớn dần. Lúc này có thể cắt bỏ phát hoa và đem cây con trồng trong chậu. Sâu bệnh và các vần đề khác: Phải lưu ý những biểu hiện của bệnh thối rữa xuất hiện trên cấy, vì bệnh này phát triển rất nhanh chóng, có thể giết chết cây chớp nhoáng trong vài ngày. Nếu chỉ thấy trên lá xuất hiện những chỗ đậm màu ta phải phun thuốc ngay. Nếu lá và rễ đã bị thối, ta phải dùng kéo hoặc dao đã khử trùng cất xa chỗ bị bệnh, nếu cần ta có thể cắt bỏ cả nguyên lá hoặc rễ. Vết cắt phải được khử trùng bằng Vadơhn trộn Zineb và nên nhớ không dùng kéo này một lần nữa để cất một cây lan nào khác, nếu nó chưa được khử trùng trở lại. Cuối cùng ta phải cách ly cây bệnh vì chúng lan truyền rất nhanh chóng. Khi cây đã có trục phát hoa không nên thay đổi vị trí, vì như thế dễ làm nụ hoa bị rụng. Sự thiếu ẩm độ, sự tháp nắng, sử dụng phân bón quá độ cũng làm cho nụ hoa vàng ra và quan lại. Khi hoa đã tàn, ta có thể cắt trục phát hoa đến mất thứ tư (chừa lại 4 mất), các mắt này thường cho ra các chồi bên và có thể ra hoa vào mùa nấng. Hồ điệp vẫn bị một số loài côn trùng cắn phá. Loài mạc, rệp nhỏ đến nỗi mắt thường không phân biệt được, nếu ta nhìn mặt trên lá màu xanh mướt có lốm đốm màu rỉ sét, sần sùi mặt trên và dưới - nhiều người lầm lẳn cây bị nhiễm nấm hay virut. Sâu và bệnh là 2 lãnh vực khác nhau, nếu lầm lẫn sẽ không trị liệu thích đáng. Với kính lúp có độ mạnh, ta sẽ thấy được những con côn trùng màu hơi đỏ, nhỏ xíu. Ngoài ra một loài rệp đốm và vảy u với kích thước lớn hơn cũng gây ra một tác hại đáng kể. Dùng Serpa với nồng độ nửa muỗng canh cho 4 lít nước, kết quả sẽ chắc chắn. Tưới nước trà loãng cho lan Hồ điệp hàng ngày, ngoài tác động kích thích vì nó có chất cafein, nó còn có tác dụng để diệt những mầm khuẩn bệnh do chất tanin trong nước trà . Bệnh do vi khuẩn và nấm Bệnh thối mềm gây ra do vi khuẩn Erwinia carotovora pv. carotovora và Erwinia chrysanthemi trên lan Phalaenopsis. Bệnh mục nâu do vi khuẩn Erwinia cypripedii trên cây con Paphiopedilum. Những dấu hiệu đầu tiên là những đốm nhỏ sũng nước từ tròn tới bầu dục, thường ở gần giữa hai lá. Khi bệnh gia tăng, màu đốm sáng thay đổi từ nâu nhạt tới nâu hạt dẻ rất đậm, như ta thấy ở đây. Sự phát triển ban đầu vết bệnh thối đen trên cây lan. Hạch nấm sống sót trong tình trạng ngủ của nấm Sclerotium rolfsii. Bệnh thối nâu trên ngọn do nấm Sclerotium rolfsii. Bệnh thán thư trên Cattleya với cấu trúc tính dục của nấm Glomerella. Đốm vi khuẩn màu nâu gây ra bởi vi khuẩn Pseudomonas cattleyae là bệnh phổ biến và trầm trọng nhất đối với lan Phalaenopsis. Các vùng bị bệnh cho thấy một lượng lớn dịch rỉ, có chứa vi khuẩn gây bệnh có thể được truyền sang các cây khác do nước bắn. Bệnh đốm nâu gây ra do vi khuẩn Pseudomonas cattleyae xuất hiện trên những cây lan giống như Cattleya, ở đây những đốm đen thủng sâu hiện ra trong giới hạn rất rõ. Mặt dưới của lá Angraceum Veitchii bị phá huỷ bởi bệnh đốm lá Cercospora angraeci. Bệnh đốm lá gây ra bởi Cercospora dendrobii ở mặt trên và mặt dưới lá Dendrobium nobile. Ngay sau khi bị nhiễm bệnh, một vùng xanh vàng có thể nhìn thấy ở mặt trên của lá. Lan Phaius tankervilleae cho thấy những triệu chứng bệnh lá gây ra bởi vi khuẩn Cercospora epipactidis. Những đốm vàng nhỏ lõm sâu ở mặt dưới lá và sau cùng thấy rõ ở cả hai mặt lá màu sậm lại là kết liền lại thành những vết thương lớn không đều. Với thời gian, tâm của của các đốm sẽ rớt ra. Bệnh tàn rụi cánh hoa gây ra do Botrytis cinera thường xảy ra nhất khi thời tiết lạnh, ẩm, nơi không có sự lưu thông không khí đúng mức. Dù Phalaenopsis (trên đây) và hoa giống Cattleya dễ nhiễm bệnh nhất, các giống khác, kể cả Vanda, Oncidium và Dendrobium, đều có thể nhiễm bệnh. Côn trùng có ích trong việc Kiểm soát sinh học Một côn trùng diệt rệp trưởng thành, Aphidoletes aphidumyza. Những côn trùng diệt rệp trưởng thành đẻ trứng gần các ở rệp. Trứng nở ra ấu trùng nuôi sống bằng rệp. Ấu trùng của côn trùng diệt rệp. ấu trùng của côn trùng diệt rệp nhiều loại rệp bằng cách cắn mất chân rệp và hút nhựa sống của nó. Nhện đỏ diệt rệp trưởng thành Phytoseiulus persilis. Nhện đỏ diệt rệp Phytoseiulus persimilis chỉ ăn rệp nhện và không làm hại cây. Rệp bị Aphidius matricariae sống ký sinh chết đi và có dáng nâu như túi giấy. ở đây, một con Aphidius matricarlae trưởng thành chui ra khỏi thân rệp đã thành túi giấy. Sau khi vật ký sinh giết rệp, phát triển và chui ra, con trưởng thành lại tìm những con rệp khác để đẻ trứng trong nó và lặp lại quá trình sống ký sinh. Bảo tồn nguồn gen lan rừng: Hãy bắt đầu trước khi quá muộn! Nguồn: Hà Nội mới Lan rừng đã trở thành một thú chơi, một sản phẩm hàng hóa ở Việt Nam, được xuất khẩu ra nước ngoài. Nhu cầu mua bán, chơi lan rừng khiến cho loài cây, loài hoa quý này bị con người săn lùng ráo riết trong tự nhiên. Tới nay, lan rừng Việt Nam đang phải kêu cứu trước nguy cơ biến mất trong những cánh rừng. Bên bờ của sự suy kiệt Làng Đồng Nhân (huyện Hoài Đức, Hà Tây) nổi tiếng khắp nơi bởi ở đây công việc khai thác, nuôi trồng lan rừng đã trở thành một nghề. Cả thảy gần chục hộ trong làng theo nghề này. Nơi đây là một đầu mối cung cấp lan lớn không chỉ ở miền bắc. Nhờ cây lan, nhiều nhà đã trở nên khấm khá. Lan rừng thường được đặt hàng những người chuyên đi săn lùng khai thác trên miền núi, rồi được gom góp vận chuyển về xuôi. Lan về đủ loại, thường đổ buôn theo cân, theo tạ. Những loài quý hiếm mới tính theo ngọn. Có những vườn số vốn đầu tư vào xây dựng và thu mua lan rừng lên tới vài trăm triệu đồng. Hộ có thâm niên nhất cũng đã theo nghề này được hơn 15 năm. Chị Trân, chủ một vườn lan lớn vào hạng nhất làng kể rằng: nghề này phát đạt từ hơn chục năm lại đây. Người ta bắt đầu có điều kiện quan tâm tới cây cảnh, non bộ nhất là hoa lan. Người làng này bắt đầu đi khắp những miền rừng núi, đặt các mối hàng trên đó. Lan đưa về, được người ta buộc vào gỗ hay bảng dớn rồi treo lên, tưới tắm chăm sóc cho ra rễ, ra hoa rồi đem bán. Hoặc người ta treo ngược những cây lan, dề lan rời lên, ai hỏi mua thì bán. Người làng còn đem lan ra chợ Bưởi hay chợ Hà Đông bán cứ mỗi khi đến phiên. Bán lan theo cách này nhanh thu hồi vốn nhưng lãi ít hơn. Lãi nhiều nhất phải là xuất những lô hàng lớn đi các vườn khắp nơi trong nước hay đưa lan ra nước ngoài. Dù bây giờ thị trường có nhiều giống lan công nghiệp nhưng lan rừng vẫn được ưa chuộng vì sự đa dạng về chủng loại hoa và cây. Cây lan sinh trưởng chậm nên sau khi phân loại, chăm sóc, người ta phải xuất bán ngay để kịp quay vòng vốn, chỉ giữ lại một phần tại vườn để nuôi dưỡng. Bởi thế, công việc của người làm nghề này mới dừng lại ở mức chăm sóc cho cây tươi tốt để bán được chứ chưa làm cho lan sinh sản thêm. Vào mùa cao điểm, mỗi tháng một vườn nhận vài chuyến hàng lan rừng. Mỗi lần từ vài chục ký tới vài tạ. Nếu đem nhân lên với số nhà vườn trên cả nước thì mới thấy mỗi năm rừng bị “chảy máu” một nguồn tài nguyên lớn như thế nào. Theo các nhà khoa học, một quần thể lan rừng tự nhiên sau khi khai thác hết vẫn có thể tái tạo được nhưng sẽ phải mất vài năm và ở trong một điều kiện thuận lợi. Buồn thay, với sự thu hẹp của các cánh rừng nguyên sinh, liệu chúng ta còn tìm thấy các loài lan trong tự nhiên. Một số loài lan quý hiếm đã không còn xuất hiện ở Việt Nam. Người ta đang chuyển mục tiêu sang các cánh rừng bên Lào hay Cam-pu-chia. Bảo tồn bằng cách nào ? Từ trước tới nay, ở trong nước, chưa có một nơi nào làm công việc mạo hiểm là tiến hành nhân giống cây lan, nuôi lớn cho ra hoa và đem bán. Cây lan rất chậm lớn, lại đòi hỏi những điều kiện chăm sóc đặc biệt khi còn nhỏ. Trong quá trình chăm sóc có nhiều rủi ro. Bởi thế, hầu hết các nhà vườn đều kinh doanh lan theo kiểu “ngắt ngọn” kể trên. “Khó lắm, nhiều rủi ro, mất nhiều thời gian nhưng không phải là không làm được” - thạc sĩ Phạm Tuấn Anh, cán bộ của Trung tâm Sinh học thực nghiệm Viện ứng dụng công nghệ khẳng định. Công việc nhân nuôi những loài lan rừng Việt Nam đang được tiến hành khá thuận lợi tại đây. Vấn đề hiện nay không phải là rào cản về công nghệ mà là thời gian và chi phí cho cây lan nuôi trồng lớn hơn cây lan khai thác ngoài tự nhiên. Thí dụ, để tạo ra một cây lan Đai châu trưởng thành có thể ra hoa, chúng ta phải mất hơn một năm để hạt phấn nảy mầm trong ống nghiệm và phát triển thành một cây non đủ để đưa ra môi trường. Sau đó phải mất hơn ba năm trong nhà kính để cây lan đó trưởng thành và ra hoa bình thường như ngoài tự nhiên. Tất cả là 5 năm, cộng với các chi phí đầu tư và chăm sóc. Hiện tại, trung tâm này đang triển khai một dự án nhân giống, sản xuất thử nghiệm một số loài lan rừng. Một số nơi đã liên hệ để ký hợp đồng mua cây non. Nguồn gen được lấy từ hạt phấn trong quả của các cây lan bố mẹ. Sau đó đem gieo trong ống nghiệm. Lứa lan hài sinh ra trong ống nghiệm đầu tiên đã được hai năm và đang phát triển rất tốt trong nhà lưới. Cũng theo anh Tuấn Anh, ưu điểm khi nhân giống thế này là sẽ cùng lúc tạo được rất nhiều cây con chỉ từ một hạt phấn gieo. Điều đó sẽ rất thuận lợi nếu nhân nuôi với quy mô lớn. Hiện tại việc buôn bán lan rừng vẫn diễn ra công khai hoặc lén lút. Nhưng khi Việt Nam hội nhập đầy đủ, luật pháp được thực hiện nghiêm túc thì chỉ có những sản phẩm nhân nuôi được chứng nhận sẽ có thể “danh chính ngôn thuận” mà đi ra nước ngoài. Bảo tồn, phát triển nguồn gen các loài lan ở Việt Nam không chỉ có ý nghĩa khoa học, mà đây còn là cơ sở để chúng ta tái tạo lại một nguồn tài nguyên đang bị khai thác vô tội vạ. Vì thế, hãy bắt đầu trước khi quá muộn. Virus và sự khống chế Bệnh chết mô hoa gây ra do virus Cymbidium mosaic trên lan Cattleya. Bệnh chết mô có thể xảy ra sớm trong 4 hoặc 5 ngày sau khi hoa nở, nhưng thường thì là 14 đến 15 ngày sau khi hoa nở. Tế bào chết trắng gây ra do virus Cymbidium mosaic nơi Cattleya cho hoa màu hải đường. Các triệu chứng không thấy được khi hoa nở nhưng xuất hiện từ 1 tới 2 tuần sau đó. Trong một số dòng lai tế bào vẫn trắng và trong một số dòng khác nó bị chết. Bệnh bạc màu này giống với sự tổn hại do không khí ô nhiễm. Các triệu chứng đổi màu trầm trộng nơi hoa Cattleya gây ra do virus Cymbidium mosaic. Hãy lưu ý sự tăng cường độ màu thường thấy nơi hoa màu hải đường. Sự pha màu trắng di truyền nơi hoa Cattleya gây ra do tính di truyền bất thường không liên hệ với sự nhiễm virus. Tình trạng này tiếp tục di truyền và có thể xuất hiện nơi những dòng lai mà một cây mẹ mang gene gây sọc trắng. Tìm đường đưa hoa vào Nhật Nguồn: VNECONOMY Nói đến những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản, các doanh nghiệp thường nghĩ đến mặt hàng may mặc, hải sản, đồ gỗ nội thất, giày dép. Tuy nhiên, thời gian gần đây người dân Nhật Bản đang nổi lên thú chơi hoa và tặng hoa. Đây sẽ là một kênh kinh doanh đầy hứa hẹn nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết nắm bắt cơ hội. Theo khảo sát của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, tập quán tặng hoa và chi tiêu mua hoa của người Nhật Bản đang tăng mạnh trong các dịp kỷ niệm và ngày lễ trong năm. Thói quen tặng hoa đang trở thành nếp sống văn hóa của người Nhật Bản. Nhu cầu mua hoa của các gia đình, đặc biệt là thú chơi hoa hàng ngày và làm quà tặng đang ngày càng tăng cao. Xu hướng nhập khẩu hoa của Nhật Bản Nhu cầu về hoa tăng nhanh vào các dịp lễ như: ngày giỗ tổ (tháng 3), ngày của Mẹ (tháng 5), Noel và năm mới. Ngoài ra, Nhật Bản cũng có thói quen tặng hoa chúc mừng vào ngày khai trương văn phòng, kỷ niệm ngày thành lập công ty... Nhu cầu về hoa thường giảm vào cuối tháng 1 đến hết tháng 2 và từ tháng 6 đến tháng 7 vì không có dịp lễ nào. Do điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Nhật Bản có thể tự trồng và cung cấp hầu hết nhu cầu hoa trong nước. Tuy nhiên, do nhu cầu trong nước về các loài hoa khá phong phú và chi phí nhân công tại Nhật Bản khá đắt đỏ, không thể cạnh tranh với các nước khác, kim ngạch nhập khẩu hoa của Nhật Bản ngày càng tăng trong những năm gần đây. Hàng năm, nhu cầu nhập khẩu hoa của Nhật Bản khoảng 453 triệu USD. Thị trường nhập khẩu hoa của Nhật Bản là Hà Lan (chiếm 27%), Trung Quốc (chiếm 9,7%), Đài Loan (9%), Malaysia (8,8%), Thái Lan (7,3%) và Colombia (6,3%). Do nhu cầu hoa trong nước năm nay khá cao, dự kiến kim ngạch nhập khẩu hoa của Nhật Bản năm 2005 sẽ đạt khoảng 500 triệu USD. Hoa nhập khẩu chủ yếu là những loại hoa không được trồng phổ biến ở Nhật Bản hoặc rất khó trồng vào thời tiết thu và đông ở Nhật Bản. Hà Lan là nước cung cấp các loại hoa hồng, hoa loa kèn, Freesia và các loại hạt và củ hoa tulíp. Trước đây, Nhật Bản nhập khẩu rất nhiều hoa tulíp tươi, nhưng nay người trồng hoa Nhật Bản đã chuyển hướng sang nhập khẩu các loại củ và hạt hoa tulíp về Nhật Bản trồng do thời tiết cũng tương đối thuận lợi. Trong khi đó, Thái Lan là nước cung cấp hoa phong lan chủ yếu cho Nhật Bản. Đài Loan cung cấp các loại hoa cúc. Trung Quốc cung cấp các loại cành, lá để phục vụ cho việc trang trí và bó hoa. Việt Nam hiện còn đang là thị trường mà Nhật Bản muốn nhập khẩu hoa nhiều hơn nữa. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng 6,2 triệu USD, chiếm 1,4% thị phần nhập khẩu hoa của Nhật Bản. Trong năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hoa của Việt Nam sang Nhật Bản ước tính sẽ đạt 6,5 triệu USD. Trong các năm tiếp theo, con số này có thể tăng lên đến hơn 8 triệu USD. Điều này là hoàn toàn có thể thực hiện được do hoa tươi xuất khẩu của ta có tiềm năng xuất khẩu sang Nhật Bản. Hiện nay, các mặt hàng hoa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào Nhật Bản là hoa phong lan và các loại cành ghép. Vào đầu tháng 12/2005, với sự hỗ trợ của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, 1 đoàn hơn 200 doanh nghiệp Nhật Bản sang tìm hiểu thị trường hoa Việt Nam vào đúng dịp Lễ hội hoa Đà Lạt tháng 12/2005. Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp quảng bá về đất nước, con người Việt Nam, đặc biệt là giới thiệu hoa tươi xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có hoa sen là loài hoa mà người dân xứ hoa anh đào rất yêu thích. Đây là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam trong khi Việt Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc trồng hoa. Cách trồng các loài lan thuộc giống Phalaenopsis Khoa học & Công nghệ - Hoa cảnh HCC GROUP - Hồ Điệp là loại lan có độ biến thiên cường độ ánh sáng khá rộng: 5.000-10.000lux/m2. Ánh sáng hữu hiệu cho loại này là 30%.Vì thế, giàn lan với độ che sáng 70% là thích hợp cho lan Hồ Điệp phát triển I. Đặc điểm thực vật học 1. Phân loại học thực vật Họ phụ: Vandoideae Tông: Vandeae Bộ: Orchidaceae Tên khoa học: Phalaenopsis Blume, 1825 2. Một số đặc điểm hình thái - Rễ khí sinh - Hồ Điệp là loại lan đơn thân, cây phát triển theo chiều dọc. Lá to và dày, mọc đối xứng hai bên. Hoa lớn có hình cánh bướm và có nhiều màu sắc sặc sỡ như: trắng, tím, sọc trắng, sọc tím, vàng.... Phát hoa có nhiều hoa và thời gian nở kéo dài hơn một tháng. Hồ Điệp là một trong những loại lan được ưa chuộng nhất hiện nay. II. Đặc điểm sinh thái học 1.Nhiệt độ Hồ Điệp là loại lan của vùng nhiệt đới nên nhiệt độ tối thiểu lý tưởng cho lan Hồ Điệp phát triển là 22-250C vào ban ngày và 180C vào ban đêm. Tuy nhiên, lan Hồ Điệp cũng phát triển tốt ở nơi có nhiệt độ cao hơn 350C vào ban ngày và 250C vào ban đêm. 2.Độ ẩm Ẩm độ tối thiểu cho lan Hồ Điệp phát triển là 60% 3.Ánh sáng Hồ Điệp là loại lan có độ biến thiên cường độ ánh sáng khá rộng: 5.000-10.000lux/m2. Ánh sáng hữu hiệu cho loại này là 30%.Vì thế, giàn lan với độ che sáng 70% là thích hợp cho lan Hồ Điệp phát triển. Hồ Điệp là loại lan duy nhất chịu được cường độ ánh sáng yếu nhưng trên thực tế thì chúng yêu cầu ánh sáng cao hơn rất nhiều nên không nên đặt Hồ Điệp vào chỗ quá dâm mát. Cây Hồ Điệp đặt nơi ánh sáng khuếch tán vừa phải có bộ lá màu xanh ánh vàng nhẹ là tốt nhất. 4. Mùa nghỉ: Hồ Điệp là loại lan không có mùa nghỉ, chúng phát triển suốt năm. Tuy nhiên, vào mùa đông thì sự phát triển của chúng có bị chậm hơn so với các mùa khác trong năm. III. Kỹ thuật trồng trọt 1.Giá thể trồng: Cũng như lan Cattlaya, lan Hồ Điệp cũng có cách trồng trên thân cây và trồng trong chậu. Với cách trồng trên thân cây thì ta phải chọn những cây gỗ tốt, dáng đẹp để ghép cây lên đó. Với cách trồng bằng chậu thì giá thể trồng có thể là than củi, ghạch ngói, dớn ... Ngày nay, với phương thức trồng lan công nghiệp, quy mô lớn và trồng trong nhà có mái che, có thể điều khiển được nhiệt độ và ẩm độ một cách chủ động, người ta còn sử dụng các loại rêu và tảo biển làm giá thể cho cây. 2.Ghép lan - Ghép lên thân cây: Đây là cách trồng tự nhiên nhất của các loài phong lan. Cây được chọn phải thật khoẻ, đầy đủ hệ thống lá và rễ, không bị sâu bệnh. Dùng dây mềm buộc cây lan con lên thân cây đã chọn, để nơi râm mát cho đến khi rễ mọc dài ra và bám vào thân cây thì để vào vị trí thích hợp. - Trồng chậu: Với cách trồng này, yêu cầu kích thước chậu không cần lớn lắm. Cây lan chọn để cấy cũng phải có đầy đủ rễ và lá, khoẻ mạnh. Giá thể trong chậu đôi khi chỉ là vài cục than củi hay gạch ngói cũng được. Kích thước giá thể lớn vừa phải, phải có các khe hở cho rễ lách vào. Nếu kích thước giá thể quá nhỏ, rễ Hồ Điệp sẽ bò trên bề mặt và lan ra khỏi mép chậu. Cây con được buộc chặt vào chậu, để nơi râm mát và chăm sóc cho đến khi các rễ mới bắt đầu bám lấy giá thể thì cho thêm giá thể vào chậu. 3.Bón phân Lan Hồ Điệp là loài không có thời gian nghỉ nên chúng cần được bón phân quanh năm. Cứ hai tuần/lần ta sử dụng loại phân 30-10-10 với liều lượng 1 muỗng cafe pha cho 4 lít nước và tưới cho cây. Phương pháp tưới tốt nhất là phun sương lên toàn bộ cây. Các nhà trồng lan cần chú ý phải tưới ướt cây, để cây khô ráo rồi mới tưới dinh dưỡng cho cây thì khả năng hấp thụ dinh dưỡng mới tốt, hiệu quả bón phân cao. 4.Tưới nước Hồ Điệp là loài lan đơn thân, không có giả hành như lan Cattlaya nên không có khả năng dự trữ nước. Hơn nữa, do diện tích lá lớn, khả năng thoát hơi nước rất cao nên phải cung cấp nước thường xuyên cho cây. Mỗi ngày nên tưới từ 1-3 lần tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết trong ngày và từng mùa trong năm. Mùa mưa tưới ít hơn mùa khô. Ngày nắng tưới nhiều hơn ngày mưa.... Nhưng bất kể là tưới bao nhiêu lần trong ngày và lượng nước tưới là bao nhiêu thì chúng ta cũng phải đảm bảo độ ẩm tối thiểu cho lan Hồ Điệp là 60%. Để hạn chế số lần tưới trong ngày, tiết kiệm lượng nước tưới, các nhà vườn có thể trồng xen những cây ưa bóng dưới giàn lan, tạo sự điều hoà về nhiệt độ cũng như ẩm độ trong vườn lan. Các nhà trồng lan cần lưu ý một điều: Lan Hồ Điệp không thể chịu được độ ẩm lắng đọng vào ban đêm, nếu bị lắng đọng nước vào ban đêm sẽ dễ tạo điều kiện cho bệnh thối rữa phát triển. Vì vậy mà giá thể trồng lan Hồ Điệp phải thật thoáng và thoát nước. Với giá thể làm bằng tảo biển và rêu thì chỉ thích hợp với các nhà trồng lan có mái che, có thể điều khiển được nhiệtt độ và ẩm độ một cách chủ động. Với các nhà trồng lan nghiệp dư, quy mô nhỏ hay những người chơi lan thông thường không có điều kiện trồng trong nhà có mái che thì cần lưu ý: khi mua cây con về trồng, giá thể thường làm bằng rêu và tảo biển, các nhà trồng lan cần dưỡng cây trong điều kiện khô thoáng, tránh mưa vào ban đêm cho đến khi cây ra rễ khoẻ mạnh thì phải thay giá thể khác cho cây rồi mới đưa ra vườn và để vào chỗ hợp lý. Giá thể mới phải có độ thoáng và thoát nước cao. Chọn giống cũng không nên chọn cây nhỏ quá vì sẽ khó thích ứng với điều kiện môi trường mới. Hồ Điệp là loài lan thích hợp với giá thể có PH thấp (PH=5,2) nên sử dụng nước tưới có PH thấp rất thích hợp cho Hồ Điệp phát triển. Tưới nước trà loãng hàng ngày cũng có tác dụng tăng sức đề kháng của cây và cây phát triển tốt hơn. 5.Sự thông gió Ở lan Hồ Điệp, sự thông gió là cần thiết vì nó sẽ làm cho cây giảm sự đọng nước ở nách lá, nguyên nhân chính gây ra bệnh thối rữa ở Hồ Điệp. Sự thông gió càng lớn cây càng mau khô sau tưới. Tuy nhiên, sự thông gió quá mạnh cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Do đó các nhà trồng lan cần lưu ý thiết kế nhà trồng lan phải thật hợp lý, khoảng cách giữa các chậu lan cũng góp phần làm giảm tốc độ gió trong vườn. 5.Sâu bệnh - Bệnh: Với lan Hồ Điệp, một loại bệnh dễ mắc phải và cũng gây nguy hiểm nhiều nhất là bệnh thối rữa. Một cây Hồ Điệp khi đã có triệu chứng bị bệnh này mà không được cứu chữa kịp thời thì có thể chết sau 3-5 ngày tuỳ thuộc vào độ thành thục của cây và điều kiện môi trường xung quanh. Cây bị bệnh mà gặp điều kiện thời tiết nóng ẩm sẽ chết nhanh hơn bị bệnh trong điều kiện khô mát. Đó là lý do tại sao bệnh này xuất hiện nhiều và gây hại nặng trong mùa mưa. Khi thấy lá Hồ Điệp xuất hiện những vết sẫm màu, trong và rộp lên như bị bỏng, soi dưới ánh sáng nhìn thấy rất rõ sự thay đổi của lá là chứng tỏ cây đã bị bệnh. Nếu vết bệnh còn nhỏ thì ta có thể cùng thuốc Zinep pha sền sệt như hồ rồi bôi lên hai mặt lá chỗ vết bệnh, để nơi khô thoáng. Nếu vết bệnh quá lớn thì ta phải cắt bỏ phần bị bệnh, huỷ ở nơi xa vườn rồi bôi “hồ Zinep” vào chỗ vết cắt và cũng để ra chỗ khô thoáng. Tuyệt đối các nhà trồng lan không nên tưới khi vết bệnh chưa kịp khô, chỉ tưới cho cây khi thực sự không còn dấu hiệu của bệnh thối nữa. Khi cây lan khỏi bệnh, ta mang đặt vào chỗ cũ và cung cấp dinh dưỡng cho chúng mau hồi phục. Một điều các nhà trồng lan cũng cần lưu ý là: Khi cây Hồ Điệp đã có trục phát hoa thì không nên rời cây ra khỏi vườn. Việc làm này sẽ gây “sốc” vì đây là giai đoạn mẫn cảm với điều kiện thời tiết của cây, các nụ hoa vì thế mà trở nên héo vàng và rụng. Nếu còn thì cũng chỉ một vài hoa và cây sẽ mất đi giá trị thẩm mỹ cũng như giá trị thương mại. - Sâu: Lan Hồ Điệp cũng bị một số loại sâu, sên và ốc sên gây hai. Tuy mức độ gây hại không nhanh và nghiêm trọng như bệnh thối rữa nhưng chúng làm giảm giá trị thương phẩm của cây lan. Vết thương cơ giới do chúng gây ra còn tạo điều kiện cho các loại bệnh phát triển, trong đó cũng có bệnh thối rữa Với các loại động vật hại này thì biện pháp phòng là chính. Nếu mật độ quá nhiều thì ta có thể dùng đến các loại thuốc sát trùng có bán trên thị trường. Riêng loài sên và ốc sên thì phải dùng bẫy bả để bắt chúng như đối với lan Cattlaya. 6.Tách chiết và thay chậu Đối với lan Hồ Điệp, các nhà trồng lan cũng có thể tự tách chiết khi cây mẹ đã đủ lớn. Có một số phương pháp tách chiết như sau: - Khi cây mẹ cao lớn vừa phải, tiến hành cắt phần ngọn, nhớ là phải có một ít rễ rồi đem trồng vào chậu khác. Vết cắt phải được khử trùng bằng các loại thuốc sát trùng. Phần gốc còn lại sau một thời gian sẽ mọc ra những cây con khác. Khi đó tiến hành chăm sóc bình thường. - Chúng ta cũng có thể dùng kích thích tố ra ngọn như Xytokinin phun lên cây. Sau một thời gian cây sẽ nảy ra các chồi mới. Chăm sóc cho đến khi các chồi này thành thục thì lại tách ra thành một cây mới hoành chỉnh. - Sau khi cây Hồ Điệp ra hoa, nếu chăm sóc tốt thì tại các phát hoa cũng mọc nên các chồi con và ra rễ sau một thời gian. Khi các chồi con này thành thục thì có thể tách ra thành một cây mới. Quy định nhập khẩu hoa vào Nhật Bản Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết xu hướng nhập khẩu hoa của Nhật Bản tập trung và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclan_ho_diep_dai_loan_khoe_sac_tren_dat_viet.doc
Tài liệu liên quan