MỤC LỤC
Lời cam đoan . i
Lời cảm ơn. ii
Mục lục . iii
Danh mục chữ viết tắt. vi
Danh mục bảng . vii
Danh mục hình. ix
Trích yếu luận án .x
Thesis abstract. xii
Phần 1. Mở đầu .1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .3
1.2.1. Mục tiêu chung .3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .4
1.3.2. Đối tượng điều tra.4
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu .4
1.4. Những đóng góp mới của luận án.4
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.5
Phần 2. Tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh hƣởng của phát triển
du lịch tới sinh kế hộ nông dân.6
2.1. Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân.6
2.1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến nghiên cứu .6
2.1.2. Những tác động liên quan đến phát triển du lịch.18
2.1.3. Nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế của hộ
nông dân.21
2.2. Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế hộ
nông dân.24
2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến ảnh hưởng của phát triển du lịch
tới sinh kế hộ nông dân.24iv
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước liên quan đến ảnh hưởng của phát triển du lịch
tới sinh kế hộ nông dân.30
2.2.3. Các nghiên cứu liên quan đến phương pháp nhóm (clustering method) và
nhóm sinh kế (clustering livelihoods).36
2.2.4. Khoảng trống trong nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển du lịch tới sinh kế
hộ nông dân.39
2.3. Bài học kinh nghiệm từ cơ sở lý luận và thực tiễn cho nghiên cứu ảnh hưởng
phát triển du lịch tới sinh kế hộ nông dân tỉnh Điện Biên .40
Tóm tắt phần 2 .42
Phần 3. Phƣơng pháp nghiên cứu .43
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .43
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Điện Biên.43
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên .45
3.2. Khung phân tích và cách tiếp cận .47
3.2.1. Khung phân tích của luận án.47
3.2.2. Cách tiếp cận của luận án .49
3.3. Phương pháp nghiên cứu của luận án .51
3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu.51
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu.52
3.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.55
3.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích cơ bản .60
Tóm tắt phần 3 .63
182 trang |
Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 13/01/2023 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến sinh kế của hộ nông dân tỉnh Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh
lưu trú. Do nơi đây là trung tâm văn hóa, chính trị của cả tỉnh và cũng là điểm
thu hút khách du lịch tham quan tới nghỉ dưỡng.
Về hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch, tính đến năm 2020,
toàn tỉnh Điện Biên có 07 đơn vị, bao gồm 5 công ty, 1 hợp tác xã, 1 doanh
nghiệp tư nhân kinh doanh vận tải khách du lịch, đáp ứng nhu cầu di chuyển
của du khách (Phòng Nghiệp vụ Du lịch, 2020).
Với hoạt động lữ hành, có 5 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó
có 2 doanh nghiệp được Tổng cục Du lịch cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành
quốc tế, 3 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa (UBND tỉnh Điện Biên,
2019).
- Hệ thống giao thông
Trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện có 8.278,9km đường giao thông; với
130/130 đơn vị cấp xã và tương đương có đường ô tô đến trung tâm, trong đó: có
121/130 (đạt 93,07%) xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại được quanh năm;
67
9/130 (đạt 6,93%) xã có đường ô tô đến trung tâm xã chỉ đi lại được mùa khô. Có
06 tuyến quốc lộ chạy qua là QL6, QL12, QL 12 kéo dài, QL279, QL279B, QL
279C, QL4H với tổng chiều dài 751km; kết cấu mặt đường có 302,7 km mặt
đường bê tông nhựa, chiếm 40%; 380,14km mặt đường đá dăm nhựa chiếm 51%,
có 68,2km đường BTXM, chiếm 9% (UBND tỉnh Điện Biên, 2019).
Các tuyến giao thông nội tỉnh và quốc lộ kết nối với nhau tạo thành mạng lưới
giao thông liên hoàn thông suốt, là động lực chính trong phát triển kinh tế - xã
hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực biên giới của tỉnh đồng thời giúp
khách du lịch có thể di chuyển tới các điểm thăm quan tại các xã vùng cao.
Ngoài hệ thống giao thông đường bộ, tỉnh Điện Biên có hệ thống hạ tầng
giao thông hàng không có thể đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách. Tổng diện
tích Cảng hàng không hiện tại là 39,15ha; nằm trên địa hình tương đối bằng
phẳng, có cao độ trung bình 462m. Hiện nay Cảng hàng không Điện Biên là
Cảng hàng không nội địa cấp 3C, có đường băng bê tông xi măng để hạ, cất
cánh, dài 1830 m, rộng 30 m; sân đỗ có diện tích rộng 24.000m2 với 4 vị trí đỗ
máy bay; nhà ga hành khách rộng 2.500m2 với công suất 180 khách/h, có trang
thiết bị tương đối đảm bảo để khai thác tàu bay loại A và B gồm ATR72,
Fokker70, C130 và tương đương trở xuống và hiện chỉ khai thác 01 đường bay
ngắn Hà Nội - Điện Biên - Hà Nội (có thời gian bay là 01h) bằng tàu bay ATR72
(UBND tỉnh Điện Biên, 2019).
Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho khai thác bay tại Cảng Hàng không
Điện Biên còn hạn chế, chỉ đáp ứng khai thác loại máy bay nhỏ, khai thác vào
ban ngày, còn chịu ảnh hưởng và chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết...
Việc này đã gây ảnh hưởng lớn đến hành trình đi lại của nhân dân giữa Điện Biên
đi Thủ đô Hà Nội và du khách trong nước và quốc tế từ các địa phương khác đến
với tỉnh Điện Biên.
4.1.2. Kết quả hoạt động du lịch của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 - 2019
4.1.2.1. Số lượng và cơ cấu khách du lịch
Số lượng khách đến du lịch phản ánh mức độ phát triển du lịch của một
vùng, một quốc gia cũng như thể hiện khả năng khai thác các tiềm năng có thể
phục vụ du lịch để thu hút du khách.
68
Hình 4.1. Số lƣợng khách đến Điện Biên (2015 – 2019)
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Điện Biên (2015- 2019)
Qua hình 4.1 có thể thấy số lượng du khách đến Điện Biên tăng đều qua
các năm. Với lượng khách du lịch tăng đều đã đem lại nguồn thu cho ngân sách
của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Điều này
cũng thể hiện sự phát triển của ngành du lịch tại Điện Biên. Tuy nhiên lượng
khách tới Điện Biên còn rất ít so với hơn 85 triệu lượt khách du lịch nội địa và
trên 18 triệu lượt khách Quốc tế toàn quốc năm 2019. Cơ cấu khách đến Điện
Biên chủ yếu là khách du lịch nội địa (chiếm trên 78%), khách du lịch quốc tế
còn rất hạn chế. Với tiềm năng du lịch của tỉnh, rõ ràng tỉnh cần có giải pháp để
thu hút khách du lịch trong thời gian tới.
4.1.2.2. Số ngày khách lưu trú
Mức độ phát triển du lịch còn thể hiện ở chỉ tiêu số ngày khách lưu trú,
qua chỉ tiêu này cũng phản ánh về chất lượng dịch vụ lưu trú, sự phát triển của
các khu tham quan, các điểm vui chơi, giải trí, các dịch vụ mua sắm, chăm sóc
sức khoẻ.
69.858 80.134
121.000 151.000
183.000
333.514
399.898
479.057
554.136
662.000 403.372
480.032
600.057
705.136
845.000
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1200000
1400000
1600000
1800000
2015 2016 2017 2018 2019
Tổng số
Khách nội địa
Khách quốc tế
Lượt người
69
Bảng 4.3. Số ngày khách lƣu trú giai đoạn 2015 - 2019
Chỉ tiêu
2015 2017 2019
Số ngày
(ngày)
Bình
quân
(ngày/
người)
Số ngày
(ngày)
Bình
quân
(ngày/
người)
Số ngày
(ngày)
Bình quân
(ngày/
người)
Khách nội địa 667.028 2,0 1.149.737 2,4 1.655.000 2,5
Khách quốc tế 69.858 1,0 181.500 1,5 274.500 1,5
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Điện Biên (2015, 2017, 2019)
Khách đến Điện Biên có thời gian lưu trú rất ngắn (trung bình chỉ từ 2 đến
2,4 ngày đối với khách du lịch là người Việt Nam và từ 1 đến 1,5 ngày đối với
khách du lịch người nước ngoài), mặc dù về xu hướng thời gian lưu trú có tăng
nhưng không đáng kể.
Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá phát triển du lịch của
địa phương. Bởi doanh thu của các doanh nghiệp du lịch không chỉ phụ thuộc
vào số lượng khách mà còn phụ thuộc vào số ngày khách mà các đơn vị này phục
vụ. Số ngày lưu trú của khách càng nhiều thì doanh thu và lợi nhuận các đơn vị
kinh doanh du lịch thu lại càng lớn. Nếu số lượng khách đông nhưng số ngày lưu
trú ngắn thì doanh thu chưa hẳn cao, đồng thời thể hiện các sản phẩm và dịch vụ
du lịch chưa đủ hấp dẫn để lôi kéo du khách ở lại. Như vậy muốn nâng cao hiệu
quả của hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Điện Biên, bên cạnh giải pháp thu hút
nhiều du khách cần có giải pháp kéo dài ngày lưu trú của họ.
4.1.2.3. Doanh thu từ du lịch giai đoạn 2015 - 2019
Doanh thu từ du lịch, khách sạn và nhà hàng tăng qua các năm, nhưng do
mức chi tiêu bình quân ngày khách còn thấp, số ngày khách lưu trú ngắn nên
doanh thu còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng GDP từ hoạt động dịch vụ. Số liệu
cụ thể được thể hiện qua bảng dưới đây:
70
Bảng 4.4. Doanh thu du lịch, khách sạn, nhà hàng phân theo thành phần
kinh tế (2015 - 2019)
Chỉ tiêu
2015 2017 2019 So sánh
Doanh
thu
(tr. đồng)
Tỷ lệ
(%)
Doanh
thu
(tr. đồng)
Tỷ lệ
(%)
Doanh
thu
(tr. đồng)
Tỷ
lệ
(%)
2015/2017
(%)
2017/2019
(%)
Tổng số 319.765 100 393.054 100 508.655 100 122,912 129,41
Nhà nước 17.364 5,43 16.658 4,24 16.537 3,25 95,93 99,27
Tư nhân 302.401 94,57 376.396 95,76 492.118 96,75 124,47 130,74
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Điện Biên (2015, 2017, 2019)
Doanh thu từ hoạt động du lịch, khách sạn, nhà hàng tăng dần qua các
năm, đặc biệt là khu vực tư nhân, cho thấy hoạt động du lịch ngày càng phát
triển. Tỷ lệ doanh thu của khu vực tư nhân tăng, trong khi doanh thu từ khu vực
nhà nước giảm thể hiện lĩnh vực du lịch đang thu hút nhiều đơn vị, đặc biệt các
đơn vị tư nhân tham gia.
4.1.3. Chính sách phát triển du lịch tỉnh Điện Biên
Các hoạt động du lịch đã tác động môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội.
Điều này đòi hỏi sự thay đổi về mặt cơ cấu, thể chế nhằm hạn chế những tác
động xấu và khuyến khích những ảnh hưởng tốt. Trong thời gian qua, đã có
nhiều chính sách của tỉnh được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt
động kinh doanh du lịch.
Các chính sách liên quan đến quy hoạch phát triển du lịch bao gồm:
- Quyết định số: 150/QĐ-UBND của UBND tỉnh Điện Biên Phê duyện dự
án ―Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm
2020‖ ban hành ngày 30 tháng 1 năm 2008. Trong đó, quyết định đã đưa ra các
định hướng phát triển du lịch của tỉnh như: Định hướng về thị trường khách du
lịch, với thị trường trọng điểm bao gồm một số thị trường quốc tế khối Đông Bắc
Á, thị trường Mỹ, khối Tây Âu, thị trường khối các nước Asean, thị trường Úc và
thị trường nội địa từ tỉnh khác; thị trường tiềm năng gồm các nước khối Bắc Âu,
Đông Nam Âu, Định hướng phát triển các loại hình du lịch văn hóa – lịch sử,
du lịch sinh thái, du lịch thương mại, công vụ. Về không gian du lịch, xác định
71
thành phố Điện Biên Phủ là trọng tâm phát triển khu vực phía Nam, thị xã
Mường Lay là trọng tâm phát triển du lịch ở phía Bắc. Ngoài ra, các khu, điểm
du lịch, cụm du lịch; các tuyến du lịch nội tỉnh, quốc tế cũng được xác định để
phát triển du lịch.
- Quyết định số 1465/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang, tỉnh
Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ban hành ngày 24 tháng 08
năm 2015. Trong đó các nội dung chủ yếu bao gồm: Vị trí địa lý, quy mô, giới
hạn ranh giới khu du lịch; quan điểm phát triển; mục tiêu phát triển; định hướng
phát triển; giải pháp thực hiện. Với nội dung ―Định hướng phát triển chủ yếu‖,
quyết định đã chỉ ra thị trường khách du lịch quốc tế và nội địa; loại hình du lịch
chính được ưu tiên phát triển là du lịch lịch sử - văn hóa, du lịch sinh thái, sản
phẩm du lịch bổ trợ bao gồm: du lịch cộng đồng; du lịch lễ hội, tâm linh; du lịch
nghỉ dưỡng; du lịch biên giới; du lịch thương mại, công vụ; du lịch gắn với sự
kiện. Tổ chức không gian phát triển du lịch; tổ chức tuyến du lịch; định hướng
phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; định hướng đầu tư phát triển
cũng được đề cập trong quyết định.
- Nghị quyết số 31/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên
thông qua Chương trình phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030, ban hành ngày 14 tháng 10 năm 2016. Nghị quyết đã đề ra
những nhiệm vụ cụ thể: i) Xây dựng và triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể,
quy hoạch chi tiết phát triển du lịch; ii) Xây dựng cơ chế, chính sách tạo bước đột
phá để thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch; iii) Đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; iv) Đa dạng hóa các sản
phẩm phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; v) Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân
lực du lịch; vi) Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch; vii) Nâng cao
năng lực quản lý nhà nước về du lịch và đảm bảo an ninh du lịch; viii) Đẩy mạnh
hội nhập và hợp tác phát triển du lịch. Nghị quyết cũng tập trung vào các chính
sách như vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách để phát triển du lịch; chính sách
về nâng cao nhận thức cho cộng đồng; nguồn lực phát triển du lịch; nguồn nhân
lực; tăng cường tuyên truyền, quảng bá.
72
- Quyết định số 377/QĐ-UBND của UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt Đề án
tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn 2012 – 2015,
định hướng đến 2020 ban hành ngày 08 tháng 5 năm 2012. Trong đó nội dung
chính là các nội dung hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch và các
hoạt động cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Các nội dung chính bao gồm: i)
Tuyên truyền, quảng bá du lịch Điện Biên đến các thị trường du lịch trọng điểm
trong nước và nước ngoài được thực hiện qua hoạt động: Nâng cao nhận thức xã
hội về du lịch, tạo môi trường du lịch lành mạnh, an toàn, thân thiện đối với du
khách; tuyên truyền quảng bá trong nước và ngoài nước thông qua các hội chợ,
hội thảo, liên hoan, sự kiện; ii) Nghiên cứu, tổng hợp thông tin, xúc tiến mở rộng
thị trường khách du lịch bằng các hoạt động thống kê, nghiên cứu và xây dựng
chiến lược phát triển mở rộng thị trường khách du lịch trong nước, quốc tế; xây
dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về lĩnh vực du lịch; xây dựng hệ thống cung cấp
thông tin cho khách du lịch; hợp tác phát triển về du lịch với các địa phương
trong nước và ngoài nước; iii) Xúc tiến đầu tư phát triển sản phẩm du lịch thông
qua tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Điện
Biên giai đoạn đến năm 2020; in ấn và phát hành các tài liệu, dự án đầu tư về du
lịch; xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du lịch trên địa
bàn; iv) Tư vấn, hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp du lịch bằng các hoạt động như
đào tạo, tư vấn kiến thức, kỹ năng.
- Ngoài các chính sách được ban hành nhằm hỗ trợ trực tiếp ngành du lịch.
Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, điển hình như Quyết định số: 44/QĐ-UBND
phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải giai đoạn 2011 –
2020 định hướng đến năm 2030, ban hành ngày 04 tháng 02 năm 2012. Các dự
án giao thông được thực hiện, nhờ đó các tuyến đường nối các điểm du lịch được
nâng cấp. Ví dụ, quốc lộ 6 với tổng chiều dài 115km, đoạn từ Tuần Giáo – thị xã
Mường Lay và đoạn từ đèo Pha Đin - Tuần Giáo; quốc lộ 12 với chiều dài
103,5km,
4.1.4. Sự tham gia của hộ nông dân trong kinh doanh dịch vụ du lịch
4.1.4.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên 622 hộ nông dân thuộc tỉnh Điện Biên và
được đảm bảo có tính đại diện cho tổng thể và có ý nghĩa thống kê. Đối tượng
73
phỏng vấn là các chủ hộ, những người đại diện cho hộ và thường là người ra các
quyết định trong gia đình. Kết quả về đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ được
thể hiện thông qua bảng dưới đây:
Bảng 4.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ gia đình
Đặc điểm
Số lƣợng
(ngƣời)
Tỷ lệ
(%)
1. Độ tuổi chủ hộ
≤ 25 12 1,9
Từ 26 - 35 118 18,8
Từ 36 - 45 168 26,8
Từ 46 - 55 147 23,4
≥ 55 177 28,2
2. Giới tính chủ hộ
Nữ 132 21,2
Nam 490 78,8
3. Dân tộc
Kinh 27 4,3
Thái 512 81,5
Mông 35 5,6
Dao 2 0,3
Khác 46 7,3
Nguồn: Kết quả điều tra (2020)
Chủ hộ có độ tuổi trên 36 tuổi chiếm chủ yếu. Trong đó số lượng chủ hộ
trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất (28,2%) so với chủ hộ thuộc độ tuổi khác. Với
độ tuổi lớn, chủ hộ có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động kinh doanh, sản
xuất, đặc biệt là hoạt động nông nghiệp vốn là ngành có nhiều lao động tham gia
nhất của tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên, chủ hộ lớn tuổi có thể gặp khó khăn trong
việc tiếp cận các công nghệ mới, hạn chế trong tiếp cận thị trường Chủ hộ là
nam chiếm phần lớn, với tỷ lệ 78,8% do nam giới thường là người chịu trách
nhiệm về kinh tế và đưa ra các quyết định quan trọng trong sản xuất kinh doanh
74
của gia đình. Đứng dưới góc độ là giới, một nghiên cứu trước đây cho thấy,
nhóm hộ với chủ hộ là nữ có tỷ lệ nghèo cao hơn đáng kể so với chủ hộ là nam.
Điều này có thể là do cái nghèo của nhóm nữ làm chủ hộ thực sự do thiếu sức lao
động, năng lực sản xuất dẫn đến cái nghèo của nhóm hộ này dai dẳng và bần
cùng hơn (Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong, 2013). Đối với một tỉnh vùng
cao như tỉnh Điện Biên, các hoạt động sinh kế chủ yếu thường dựa vào nông
nghiệp, sử dụng sức lao động của con người là chính là một khó khăn cho nhóm
hộ có chủ hộ là nữ giới.
Trong 19 dân tộc đang sinh sống ở tỉnh Điện Biên, dân tộc Thái chiếm đa
số. Tại các địa bàn nghiên cứu, người Thái cũng chiếm phần lớn. Với nhiều dân
tộc cư trú, mỗi dân tộc có tiếng nói và phong tục tập quán khác nhau, văn hóa
Điện Biên là một bức tranh đa màu sắc. Đặc điểm này giúp tỉnh có nhiều tiềm
năng về du lịch văn hóa, thu hút du khách, đặc biệt là khách quốc tế đến để trải
nghiệm văn hóa. Tuy nhiên, với đặc điểm là vùng có đồng bào dân tộc sinh sống
là chủ yếu, trình độ học vấn thấp cùng với tập quán di cư đã khiến cho một
bộ phận hộ nông dân khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ như: điện, vệ sinh,
nước sạch.
4.1.4.2. Sự tham gia của các hộ dân vào hoạt động kinh doanh du lịch tỉnh
Điện Biên
Trong những năm qua, tỉnh Điện Biên đã từng bước khai thác và phát huy
thế mạnh của du lịch địa phương. Nhờ đó, ngành du lịch đã có những bước
chuyển mình đáng khích lệ và dần trở thành ngành mũi nhọn. Với các tiềm năng
và thế mạnh của tỉnh Điện Biên, ngành du lịch ngày càng phát triển đã giải quyết
một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động. Theo ước tính của Văn
phòng Ủy ban tỉnh Điện Biên, năm 2018, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đã
tạo việc làm cho 13.500 lao động trong đó có 5.500 lao động trực tiếp. Năm
2019, số lượng lao động trong lĩnh vực du lịch có hơn 14.000 người, trong đó có
6.000 lao động trực tiếp (UBND tỉnh Điện Biên, 2018, 2020). Như vậy, ngành du
lịch đang ngày càng thu hút lao động vào làm việc. Kết quả điều tra cũng cho
thấy sự tham gia của các hộ gia đình vào các hoạt động trực tiếp và gián tiếp để
cung cấp các sản phẩm và dịch vụ du lịch tại tỉnh Điện Biên.
75
Hình 4.2. Tỷ lệ hộ có cung cấp các sản phẩm, dịch vụ du lịch tỉnh Điện Biên
Nguồn: Kết quả điều tra (2020)
Kết quả điều tra cho thấy số lượng hộ nông dân có các hoạt động liên quan
đến du lịch, bao gồm cả các hoạt động trực tiếp và gián tiếp nhằm phục vụ khách
du lịch là 250 hộ, chiếm 40% tổng số hộ được phỏng vấn. Với tỷ lệ này, có thể
thấy ngành du lịch đang đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho
người dân tỉnh Điện Biên. Nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ hộ tham gia vào
ngành du lịch ở các địa phương là khác nhau. Trong đó, tỷ lệ hộ nông dân có hoạt
động sản xuất kinh doanh (SXKD) trong ngành du lịch tại huyện Điện Biên là
47,32%, cao hơn so với thành phố Điện Biên Phủ và huyện Mường Nhé. Huyện
Điện Biên là nơi tập trung nhiều nhất các điểm du lịch, bao gồm: các di tích lịch
sử như quần thể di tích Điện Biên Phủ, các điểm du lịch sinh thái như hồ Pá
Khoáng, động Pa Thơm, Suối nước nóng U Va, Do đó, so với các địa phương
khác của tỉnh Điện Biên, ngành du lịch của huyện Điện Biên có điều kiện để phát
triển hơn và thu hút nhiều hộ nông dân tham gia kinh doanh hơn.
Ngành du lịch phát triển góp phần đa dạng hóa việc làm cho lao động
trong các hộ nông dân. Để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ du lịch (DVDL)
cho khách, các hộ nông dân tỉnh Điện Biên đã có những hoạt động sản xuất, kinh
doanh rất đa dạng.
60%
40%
Không Có
76
Hình 4.3. Tỷ lệ hộ cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch theo địa bàn
Nguồn: Kết quả điều tra (2020)
Về mặt kinh tế, du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan
trọng của nhiều quốc gia. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể
phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du
lịch. Việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác,
vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan bệ đến nhiều lĩnh vực khác
trong nền kinh tế. Khi khách du lịch bắt đầu chuyến đi, họ sẽ sử dụng vô vàn các
dịch vụ như: viễn thông, vận tải, tài chính, thương mại, dịch vụ giải trí, dịch vụ
chăm sóc sức khỏe. Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du lịch, du khách ở
mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng kể.
Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành kinh tế du lịch không ngừng
mở rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh
tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, các
hàng hoá, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng
loại, hình thức đẹp, hấp dẫn.
39,03%
47,32%
30,23%
60,97%
52,68%
69,77%
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Thành phố Điện Biên
Phủ
Huyện Điện Biên Huyện Mường Nhé
Có
Không
77
Bảng 4.6. Các hoạt động sinh kế dựa vào du lịch của hộ dân tỉnh Điện Biên
Chỉ tiêu
Số lƣợng
(hộ)
Tỷ lệ
(%)
1. Hộ có các hoạt động SXKD liên quan tới du lịch
- Có 250 40,19
- Không 372 59,81
2. Các hoạt động SXKD liên quan tới du lịch
- Làm đồ thủ công 40 16,0
- Kinh doanh cửa hàng (ăn uống, đồ lưu niệm, 77 30,8
- Làm thuê (bán hàng, lái xe, lao công,) 104 41,6
- Kinh doanh cơ sở lưu trú 7 2,8
- Kinh doanh vận tải 7 2,8
- Hướng dẫn viên 3 1,2
- Khác (bán nông sản, văn nghệ phục vụ du
khách,)
47 18,8
Nguồn: Kết quả điều tra (2020)
Tại Điện Biên, sự phát triển của ngành du lịch đã kéo theo sự phát triển
của rất nhiều ngành sản xuất, dịch vụ, đồng thời thu hút các hộ nông dân tham
gia vào các hoạt động để cung cấp dịch vụ du lịch (DVDL) và các dịch vụ đi kèm
với tỷ lệ các hộ này chiếm 40,19% số hộ tham gia phỏng vấn. Trong đó, các
ngành SXKD như sản xuất đồ thủ công, kinh doanh cửa hàng, kinh doanh vận
tải, lưu trú và nhiều ngành khác được phát triển theo.
Tỷ lệ hộ tham gia sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ khách du lịch
chiếm 16,0% trong tổng số hộ có SXKD liên quan đến du lịch. Điện Biên là tỉnh
đa dân tộc với những sắc thái văn hóa độc đáo, đa dạng. Vì thế, việc phát triển
nghề, sản phẩm thủ công truyền thống các dân tộc có vai trò vô cùng quan trọng.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của đồng bào các dân tộc có thể được chia thành
5 nhóm: sản phẩm dệt thổ cẩm, sản phẩm mây tre đan, sản xuất các nhạc cụ
truyền thống, sản phẩm kim hoàn và sản phẩm mộc mỹ nghệ. Trong đó, nhóm
hàng dệt thổ cẩm, mây tre đan và nhạc cụ truyền thống hiện nay nhu cầu thị
trường là rất lớn nhưng mới chỉ được sản xuất một cách tự phát, manh mún trong
hộ nông dân. Số lượng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Điện Biên còn
78
hạn chế, sản xuất thường được thực hiện trong lúc nông nhàn, sản phẩm còn đơn
điệu về mẫu mã và chủng loại.
Vận tải và lưu trú là hai dịch vụ đi kèm không thể tách rời của ngành du
lịch. Nói đến du lịch là sự di chuyển của con người ra khỏi nơi cư trú và làm việc
thường xuyên nhằm thỏa mãn nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong thời
gian nhất định. Vì vậy, khâu hoạt động đầu tiên của ngành du lịch là vận chuyển
đưa đón hành khách. Sự gia tăng số lượng hành khách kéo theo sự gia tăng của
các đơn vị cung cấp các dịch vụ vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển của
khách. Bên cạnh nhu cầu đi lại, nhu cầu về ở trọ của con người khi rời xa nơi cư
trú thường xuyên của mình cũng thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các cơ
sở lưu trú. Căn cứ vào nhu cầu và khả năng thanh toán của con người, nhiều loại
hình cơ sở lưu trú xuất hiện như: khách sạn các loại, nhà khách, nhà nghỉ, nhà
trọ, biệt thự, Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng hộ kinh doanh vận tải và
nhà trọ đều chiếm tỷ lệ 2,8%, thấp hơn nhiều so với các hộ kinh doanh dịch vụ
khác. Thực tế, toàn tỉnh Điện Biên chỉ có 145 cơ sở lưu trú, hầu hết các cơ sở
được đặt ở thành phố Điện Biên Phủ. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy, số ít các
hộ kinh doanh nhà trọ đặt tại huyện Điện Biên và huyện Mường Nhé, do nhu cầu
ở lại các huyện này thấp. Các dịch vụ vận tải của tỉnh Điện Biên khá đơn giản,
thường chỉ cung cấp dịch vụ cho thuê xe, vận chuyển khách du lịch. Các hộ nông
dân kinh doanh dịch vụ vận tải gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các đơn vị ở các
tỉnh khác. Do khách du lịch thường di chuyển từ địa phương khác tới Điện Biên
nên thường thuê đơn vị vận chuyển bên ngoài tỉnh. Tỷ lệ hộ gia đình kinh doanh
lĩnh vực vận tải và cơ sở lưu trú thấp thể hiện số lượng du khách tới tham quan,
nghỉ dưỡng chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh, đồng thời thể hiện
hai lĩnh vực kinh doanh này còn nhiều thị phần để các hộ đầu tư.
Bên cạnh di chuyển và lưu trú, nhu cầu ăn uống, mua sắm của khách du
lịch cũng không thể thiếu. Trong đó, ăn uống là nhu cầu thiết yếu, cơ bản nhất
của con người để tồn tại và phát triển. Quá trình du lịch, nghỉ dưỡng, nhu cầu và
các dịch vụ phục vụ ăn uống của du khách tăng nhanh. Đối với ngành du lịch, ăn
uống của du khách không chỉ đơn giản để thõa mãn nhu cầu sinh lý là tồn tại của
con người, mà còn thể hiện nền văn hóa mỗi dân tộc. Đi kèm với nhu cầu thưởng
79
thức các món ăn đặc trưng của mỗi dân tộc, khách du lịch còn có nhu cầu tìm
hiểu nền văn hóa các dân tộc thông qua các món ăn. Sự phát triển của du lịch đã
kéo theo các loại hình kinh doanh ăn uống hình thành và phát triển song hành tại
tỉnh Điện Biên. Tỷ lệ hộ nông dân mở các cơ sở phục vụ ăn uống, bán đồ lưu
niệm cho khách du lịch chiếm tỷ lệ khá cao (30,8%). Trong đó các cơ sở ăn uống
thường phục vụ các món ăn đa dạng, đậm chất dân tộc của đồng bào vùng cao.
Các cửa hàng bán đồ lưu niệm thường nằm gần khu du lịch và trên các tuyến
đường lớn. Ngoài ra nhiều cơ sở lưu trú còn phục vụ ăn uống ngay tại cơ sở. Như
vậy, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách, tỉnh Điện Biên cần có
những biện pháp quản lý chặt chẽ để tránh tình trạng chặt chém, nâng giá các loại
hình dịch vụ. Đặc biệt, với các cơ sở lưu trú, vận tải, kinh doanh ăn uống cần
nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Tỷ lệ hộ có lao động làm thuê trong các cơ sở phục vụ khách du lịch
chiếm tới 41,6%. Các công việc chủ yếu bao gồm: bán hàng, lái xe, lễ tân, lao
công, Lao động làm việc thường nhận mức tiền công thấp, không có hợp đồng
lao động. Tuy nhiên, các công việc trên không đòi hỏi trình độ học vấn cao nên
thu hút nhiều lao động tham gia. Bên cạnh đó, có một tỷ lệ rất nhỏ hộ có lao động
là hướng dẫn viên du lịch và 18,8% hộ tham gia các công việc khác. Cụ thể bao
gồm các việc: bán hàng nông sản, tham gia văn nghệ tại bản phục vụ du khách,
hướng dẫn khách thăm quan tìm hiểu văn hóa, phong tục, tập quán, đời số