Luận án Ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền Phật hậu thánh và tâm thức dân gian ở vùng châu thổ Bắc Bộ

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN9

1.1. Tình hình nghiên cứu.9

1.1.1. Nghiên cứu tâm thức dân gian về các vị thánh thần .9

1.1.2. Các nghiên cứu về ba vị thánh và các di tích lễ hội liên quan.14

1.2. Cơ sở lý luận .21

1.2.1. Thần, thánh, thánh tổ trong hệ thống tín ngưỡng của người Việt.21

1.2.2. Tâm thức dân gian.23

1.2.3. Ma lực và tiểu sử linh thiêng.26

1.2.4. Lý thuyết vùng văn hóa.30

Chương 2: BỐI CẢNH HÌNH THÀNH TÂM THỨC DÂN GIAN VỀ BA VỊ

THÁNH Ở VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ .33

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế .33

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.33

2.1.2. Điều kiện kinh tế .35

2.2. Điều kiện văn hoá xã hội.37

2.3. Sự hình thành của các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh.43

2.3.1. Bối cảnh chính trị, xã hội .43

2.3.2. Sự ra đời và phát triển chùa tiền Phật hậu Thánh .47

Chương 3: HÀNH TRẠNG CỦA BA VỊ THÁNH .54

3.1. Tiểu sử và công lao của ba vị thánh .54

3.1.1. Tiểu sử và công lao của thánh Từ Đạo Hạnh.54

3.1.2. Tiểu sử và công lao của thánh Nguyễn Minh Không .57

3.1.3. Tiểu sử và công lao của thánh Dương Không Lộ .59

3.1.4. Tiểu sử linh thiêng của ba vị thánh .61

3.2. Thiêng hóa và ma lực của ba vị thánh .64

3.2.1. Thiêng hóa ba vị thánh.64

3.2.2. Ma lực của ba vị thánh.69

pdf190 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ba vị thánh trong các ngôi chùa tiền Phật hậu thánh và tâm thức dân gian ở vùng châu thổ Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i với số lượng 10/13 chùa. Nguyễn Minh Không được thờ nhiều nhất ở tỉnh Nam Định với số lượng 12/16 chùa; và Dương Không Lộ được thờ nhiều nhất ở tỉnh Nam Định với số lượng 8/10 chùa. Để thể hiện không gian thờ các vị thánh, luận án lập bản đồ phân bổ các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh thờ ba vị thánh ở các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình [Xem Phụ lục 3], và biểu đồ phân tích sự phân bố và mối quan hệ giữa các không gian thờ ba vị thánh ở vùng châu thổ Bắc Bộ. 74 - Đối tƣợng thờ cúng trong các ngôi chùa phân bố theo tỉnh (Bảng tính % theo từng tỉnh) Tỉnh Từ Đạo Hạnh Nguyễn Minh Không Dƣơng Không Lộ Phối thờ 3 vị thánh Tổng các tỉnh 1 Nam Định 1 5% 12 55.0% 4 20.0% 4 20.0% 21 100.0% 2 Hưng Yên 1 50.0% 1 50.0% 0 0.0% 0 0.0% 2 100.0% 3 Hải Dương 0 0.0% 1 100.0% 0 0.0% 0 0.0% 1 100.0% 4 Thái Bình 2 50.0% 0 0.0% 2 50.0% 0 0.0% 4 100.0% 5 Tp. Hà Nội 10 90.9% 1 9.1% 0 0.0% 0 0.0% 11 100.0% 6 Ninh Bình 0 0.0% 1 100.0% 0 0.0% 0 0.0% 1 100.0% - Biểu đồ: Đối tượng thờ cúng trong các ngôi chùa phân bố theo tỉnh, thành phố (%) 4.1.1. Đặc điểm của chùa tiền Phật hậu Thánh Theo các nhà nghiên cứu và kết quả khảo sát thực địa, dạng chùa "Tiền Phật hậu Thánh" thờ các vị thánh chỉ xuất hiện ở vùng châu thổ Bắc Bộ do địa thế vùng này hiểm trở, tạo địa bàn thích hợp cho Mật giáo phát triển. Bên cạnh đó, vào thế kỷ XVI - XVIII công thương nghiệp nước ta phát triển mạnh, với sự mở cửa, cho phép 0 50 0 50 90.9 0 60 50 100 0 9.1 100 20 0 0 50 0 0 20 0 0 0 0 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Nam Định Hưng Yên Hải Dương Thái Bình TP.Hà Nội Ninh Bình Từ Đạo Hạnh Nguyễn Minh Không Dương Không Lộ Phối thờ 3 vị thánh 75 của triều đình Phật giáo phát triển mạnh mẽ. Chính các thái hậu, các chính cung, các công chúa, các cung phi mĩ nữ... là những người hâm mộ đạo Phật nhất. Họ theo đạo Phật, thờ Phật để mong có phúc còn có phúc hơn, để hy vọng khi chết đi được siêu sinh tịnh độ [62, tr.356]. Chính vì thế thời kì này xuất hiện đồng thời nhiều ngôi chùa có quy mô to lớn cả về kiến trúc và là nơi tối linh. Chùa Thầy thờ thánh Từ Đạo Hạnh với sự hưng công của Phùng Khắc Khoan. Văn bia tại chùa Keo (Thái Bình) do tiến sĩ Nguyễn Thực soạn vào năm Đức Long thứ 4 (1632) chép rằng: “Bà Lại Thị Ngọc Lễ vợ Tuấn Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng đứng ra vận động quyên góp, cung tần phủ chúa là Trịnh Thị Ngọc Trâm làm hội chủ dựng lại chùa từ năm 1630, đến cuối năm 1632 thì hoàn thành. Dựng điện thờ Phật, xây đài thiêu hương, hai bên tả hữu từ trước đến sau có hành lang thẳng tắp, cộng thêm cửa tam quan trong ngoài, và nhà am nhà bia, tất cả hai mươi mốt dãy gồm trăm năm mươi tư gian, tường vách bao quanh bốn phía“. Chùa Keo (Nam Định) do người dân làng Hành Thiện khi đó là một trong những làng khoa bảng, có nhiều người đỗ đạt, vinh quy bái tổ đứng ra hưng công xây dựng. Chính vì lẽ đó, thời kì này, nhiều ngôi chùa lớn thờ các vị thánh được xây dựng. Qua thời gian, nhiều ngôi chùa vẫn tiếp tục được các triều đại về sau tu bổ và hiện còn đến ngày nay. Nếu lấy sông Hồng làm ranh giới phân định, thì chùa tiền Phật hậu Thánh có số lượng nhiều hơn bên hữu ngạn với mật độ chùa đậm đặc ở vùng hạ lưu. Có thể thấy ở vùng châu thổ Bắc Bộ có nhiều tín ngưỡng thờ các vị thần khác như tín ngưỡng thờ Chử Đồng Tử mà trung tâm là Hưng Yên với các huyện Khoái Châu, Tiên Lữ, Kim Động Ở Hải Dương (xứ Đông) là vùng ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Đông Hải đại vương, Càn Hải đại vương ở các huyện Cẩm Giàng, Tứ Kỳ, Ninh Giang khẳng định sự có mặt của các vị thần biển ở vùng này. Ở khu vực phía Bắc Hà Nội là vùng ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ thánh Gióng. Xa hơn nữa phía Tây Bắc vùng Sơn La, Ba Vì là vùng ảnh hưởng của Tản Viên sơn thánh. Chỉ còn những vùng đồng bằng mới khai phá cùng những vùng đất mới được hình thành do phù sa màu mỡ của sông Hồng cùng các phân lưu của nó để lại, trên con đường bồi tụ ra biển ở một số vùng duyên hải của Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình và một số huyện đồng bằng của Hà Nội như Quốc Oai, Hoài Đức, Chương Mĩ, Thanh Oai chưa có các vị thần bản địa đầy quyền năng ngự trị. Mặt khác, đây là vùng đất mới, hình thành nên nhiều làng nghề đúc đồng, chài lưới, thủ công mĩ nghệ v.v.. nhu cầu của người dân cần các vị thánh bảo trợ cho đời sống tinh thần. Xung quanh vùng này có nhiều địa danh liên quan mật thiết đến cuộc đời và hành trạng của các vị 76 thánh như chùa Thầy là nơi thánh Từ Đạo Hạnh tu và hóa thân, chùa Láng là quê của Từ Vinh, cha của Từ Đạo Hạnh, chùa Bi là nơi thánh Từ Đạo Hạnh đưa mẹ là bà Tăng Thị Loan về lánh nạn sau khi bị Đại Điên hãm hại cha. Địa bàn Nam Định, Thái Bình là nơi thánh Dương Không Lộ tu hành đắc đạo và giúp dân. Địa bàn Ninh Bình là quê hương của thánh Nguyễn Minh Không với câu ca dao đã đi vào tâm thức dân gian vùng này: Đại Hữu sinh vương Điềm Giang sinh thánh Các ngôi chùa Tiền Phật hậu Thánh thường được xây dựng ở các khu đất có phong thủy hữu tình. Chùa Thầy tọa lạc dưới chân núi Sài Sơn (núi Thầy), phía trước có hồ nước, trên có thủy đình múa rối nước vào ngày hội. Hai bên chùa có Nhật Tiên kiều - Nguyệt Tiên kiều như hai bên tả hữu. Nhìn tổng thể kiến trúc chùa Thầy như một con rồng ngậm ngọc với núi Thầy là đầu rồng, chùa Thầy là miệng rồng, hai chiếc cầu Nhật - Nguyệt là mắt rồng, thủy đình trước chùa là viên ngọc. Chùa Thầy có một cảnh trí khá đẹp, là nơi vãn cảnh cho du khách thập phương. Chùa nằm dưới chân một ngọn núi đá vôi có hình vòng cung là núi Sài Sơn. Theo các cụ cao niên ở địa phương, trước khi thánh Từ Đạo Hạnh đến lập chùa thì dưới chân núi đã có hồ nước. Phía Bắc hồ có doi đất lớn, chạy từ khoảng giữa của núi nhô ra như một con rồng đang uống nước hồ. Người xưa đã đắp doi đất rộng thêm đủ để xây dựng một ngôi chùa bề thế như hiện nay. Chùa nằm trên một thế đất rất phù hợp với quan niệm của thuyết phong thủy: Phía trước có núi Long Đẩu làm án, hai bên có hai dải núi ôm bọc tạo thành thế tay ngai, phía trước là hồ nước mang tính chất tụ thủy, tụ phúc, phía sau là dãy núi đá là hậu chẩm. Tòa tiền đường được xây trên nền cao với kết cấu bốn hàng chân cột, các bộ vì nóc làm theo kiểu giá chiêng - chồng rường. Mái tiền đường làm theo kiểu bốn mái, lợp ngói mũi hài. Bờ nóc và bờ dải được gắn gạch hộp hoa chanh, hai đầu kìm là đôi thủy quái Makara hóa rồng ngậm bờ nóc, đuôi cong thành một vân mây xoắn ngược lớn. Nối tiền đường với thượng điện là tòa nhà cầu chạy dọc. Hai bên là vách ngăn bằng gỗ chia thành bốn tầng trang trí các đề tài hoa cúc, mây, mác, đấu củng, rông yên ngựa, trên cùng là lan can bổ trụ hình chấn song con tiện. Thượng điện có kiến trúc tương tự như tiền đường nhưng nền cao hơn tiền đường. Hai chái thượng điện tạo ra hai gian thờ làm nơi đặt khám thờ Đức Ông và Thánh Tăng [105]. Một số ngôi chùa khác được xây dựng bên cạnh sông, có vị trí đẹp, phong cảnh hữu tình, như chùa Điềm Giang (Ninh Bình), có hồ nước nhỏ, trước kia là con 77 sông nhỏ mới bị bồi lấp, xa hơn phía trước là sông Hoàng Long, mang tư cách là một dòng chi huyền thủy, hiện phía trước chùa còn một hồ nước lớn. Chùa Điềm Giang khác biệt với hầu hết những ngôi chùa khác là thay vì hai dãy nhà nằm dọc được bắt đầu từ hai gian hồi của tòa đường chạy suốt ra phía sau gọi là hành lang (như chùa Thầy, chùa Keo, chùa Bối Khê, chùa Trăm Gian). Ở chùa Điềm Giang hai công trình kiến trúc nằm ngay hai bên sân phía trước tiền đường gọi là tả, hữu vu. Phía sau sân là cụm kiến trúc chính gồm tiền đường, trung đường và thượng điện. Nối trung đường với thượng điện là nhà cầu/ thiêu hương nằm dọc. Cuối cùng là gác chuông hai tầng tám mái. Gác chuông này có niên đại sớm nhất nước ta, khoảng thế kỷ XVI. Những ván lá gió, các diềm trang trí của hệ thống cột quân và chiếc xà gầm tầng trên nối hai cột cái phía ngoài chạm những vân xoắn lớn, kết hợp đao mảnh, dài và mềm mại, thể hiện kĩ thuật chạm nổi nông mang đậm phong cách kiến trúc thời Mạc. Tuy nhiên các cấu kiện kiến trúc khác trang trí dày đặc các đề tài rồng, đao mác, vân xoắn với phong cách nghệ thuật của các thế kỷ từ XVI đến XIX đã chứng tỏ gác chuông đã qua nhiều lần tu sửa. Chùa Điềm Giang không phải là ngôi chùa có quy mô lớn nhưng có giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc. Hầu hết các đơn nguyên kiến trúc còn lưu giữ được dấu ấn nghệ thuật thế kỷ XVI, XVII [109]. Chùa Keo (Nam Định và Thái Bình) thờ Dương Không Lộ đều được xây dựng trên đất dương cơ, nhìn ra sông Đồng Lê, sông Trà Lĩnh ngoài ý nghĩa tụ thủy tụ phúc còn là nơi tiến hành nghi thức bơi trải - một hình thức tưởng niệm quãng đời chài lưới của thánh. Nhân dân thường gọi chùa Keo làng Hành Thiện (Nam Định) là chùa trên, chùa Keo làng Hành ở làng Dũng Nghĩa (Thái Bình) là chùa Keo dưới. Theo các tư liệu bia kí còn lưu giữ, cả hai chùa đều có chung niên đại khởi dựng thời Lê Trung Hưng, cùng có cột cờ, tam quan ngoài ao, tam quan trong, cụm kiến trúc chùa Phật, cụm kiến trúc đền thờ thánh Không Lộ, quanh cả hai cụm kiến trúc chùa và đền cũng có gần trăm gian tả vu, hữu vu bao bọc thay tường. Tam quan ngoại chùa Keo (Thái Bình) có năm gian, hình dạng như các ngôi đình làng tại các làng quê vùng châu thổ Bắc Bộ. Sau Tam quan, các công trình như cột cờ, tam quan, chùa Phật, đền Thánh, gác chuông được xây dựng trên nền có độ cao khác nhau. Tiếp tục vào chùa, khi bước lên chùa Hộ lại thấy mình leo lên một bước nữa lên cao. Ngoảnh mặt nhìn lại, phóng tầm mắt qua tam quan trong, qua ao trước chùa, qua tam quan ngoài và xa hơn nữa tới chân đê, ai cũng có cảm giác chỗ đứng của mình là cao nhất. Nền chùa Phật lại được nâng lên một mức nữa. Bệ Phật bên trong lại mấy lần được tôn cao. Cho tới bệ trên cùng những pho tượng Phật Adidà 78 đều chạm nóc chùa thì cảm giác về độ cao đã lên tới tột đỉnh, lên tới độ cao vô thượng của cõi Niết bàn [57]. 4.1.2. Mặt bằng, kiến trúc của các ngôi chùa thờ ba vị thánh Nếu như các di tích thờ ba vị thánh được xây dựng ở những nơi thắng tích thì phân bố mặt bằng các công trình kiến trúc bên trong các di tích này càng cho chúng ta thấy trong tâm thức dân gian thánh có vai trò tối linh. Quyền năng của thánh ở các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh chiếm ưu thế hơn Phật, vì ở các ngôi chùa này, phần lớn người dân lại cầu tài, cầu lộc, cầu làm ăn buôn bán, cầu tự, cầu đảo, chứ không phải cầu giải thoát như ở các chùa thờ Phật. Theo khảo sát của NCS, tại các ngôi chùa tiền Phật hậu Thánh điển hình như chùa Thầy thì đền Thượng là đền thờ sau Tam bảo thờ Phật là thờ ba kiếp của Từ Đạo Hạnh: Kiếp làm Vua, kiếp làm Thánh và Kiếp làm Phật. Vì là chùa thờ thánh, nên ở chùa Thầy, những nghi lễ mang tính dân gian, không phải lễ trọng của Phật giáo như cầu tự, thì nghi lễ vẫn được tổ chức ở những nơi thờ thánh trong đền Thượng hoặc chùa Cao. Hay ở chùa Keo ở làng Hành Thiện (Nam Định), việc làm lễ thường được tổ chức trong gian thờ thánh ở phía sau gian thờ Phật. Về mặt bài trí, khảo sát cho thấy việc bố trí thờ phụng Phật, thánh là không như nhau ở các điện thờ, cũng như tâm thức của người dân đặt vào Phật, thánh cũng có nhiều điểm không đồng nhất và thống nhất với các công trình trước. Trong công trình của mình, tác giả Phạm Thị Thu Hương cho rằng nơi đặt tượng Phật bao giờ cũng nằm vị trí quan trọng hơn nơi thờ thánh [45]. Tác giả nêu một số tiêu chí để xác định chùa tiền Phật hậu Thánh như sau: (1) Là những ngôi chùa được dựng lên với chức năng ban đầu là thờ Phật, sau đó phối thờ thêm các vị thánh (vốn là các nhà sư). Điện thánh thường nằm sau thượng điện của chùa, nhưng có thể do một lý do nào đó (điều kiện kinh tế, diện tích đất đai...), nó có thể nằm ngay trong thượng điện, nhưng không bao giờ ở gian chính giữa mà ở gian bên và được tạo thành một không gian riêng biệt. (2) Điện thánh được bài trí trang nghiêm, chỉ có tượng hoặc bài vị của một vị thánh nhất định, hiếm khi có thêm các tượng khác; (3) không có nhà thờ Mẫu và tượng Mẫu, không có hiện tượng lên đồng, hầu bóng; (4) Người chủ trì các nghi thức tế lễ trong dịp lễ hội hàng năm phải là những ông thầy cúng với tiêu chuẩn lựa chọn hết sức khắt khe. Còn hàng ngày, việc trông coi chùa và lễ thánh đều có ông thống hoặc bà tự. Họ phục vụ, trợ giúp người dân đi lễ (viết sớ, cúng thay lạy đỡ, hướng dẫn làm lễ) [45, tr.21-22]. Về điều này, NCS cho rằng hệ thống kiến trúc, bài trí ở các ngôi chùa thờ ba thánh không như nhau và là một hình thức phức hợp. Cụ thể, mặc dù cùng là chùa 79 thờ thánh Từ Đạo Hạnh nhưng ở chùa Đại Bi (Nam Định), tam quan không xây ở chính giữa mà chếch về phía đông, thẳng với cung thờ Thánh Từ Đạo Hạnh, cho thấy đó mới là trục thần đạo của chùa, thể hiện vai trò tối linh của thánh [58, tr.21], theo phong thủy ở cung càn, còn ở chùa Thầy thì lại thờ 3 kiếp của Từ Đạo Hạnh trong cùng một gian thờ ở đền Thượng: Thờ ngài như vị Phật (ở chính giữa), thờ ngài như vị vua ở bên trái và như vị thánh ở bên phải của chính điện. Hơn nữa, ở các khu chùa, đền tiền Phật hậu Thánh, vẫn có nhà thờ Mẫu, như ở chùa Keo thờ Dương Không Lộ ở Nam Định, ở điện thờ thánh Nguyễn Minh Không ở làng Tống Xá (Nam Định), khu chùa Cao trên núi ở khu vực chùa Thầy ở xã Sài Sơn (Sơn Tây, Hà Nội), v.v.. Các nơi có gian thờ Mẫu, nên người dân vào chùa đi lễ Phật, lễ thánh và lễ Mẫu. Mặt khác, đây là các chùa thờ thánh, nên đôi khi việc hành lễ và thờ thánh lại quan trọng hơn. Theo ý kiến của pháp sư Thành, người phụ trách nhóm thầy cúng ở chùa Keo (Nam Định), khi cầu cúng “Chúng tôi thông thường đi cửa thánh trước, sau đó đến cửa Phật. Chùa Keo ở làng Hành Thiện này thờ thánh, còn việc thờ riêng Phật có nhiều chùa thờ Phật. Sao người dân không lễ ở Hà Nội, mà phải về đây lễ. Họ về đây lễ, chủ yếu để lễ thánh chứ? Họ về đây chủ yếu lễ thánh để cầu xin, thánh ban tài ban lộc cho thì phải lễ thánh trước.”17 Nhìn tổng thể các di tích thờ ba vị thánh mang tính chất các ngôi đền thờ thánh nhiều hơn là ngôi chùa thờ Phật. Các di tích đều có kiến trúc trăm gian, làm theo kiểu nội công ngoại quốc. Ngoài cùng là hai lớp cổng mà các nhà nghiên cứu gọi là tam quan ngoại - tam quan nội, tuy nhiên thực chất đấy là nghi môn - lớp cổng ngoài thường thấy trong các kiến trúc các ngôi đền truyền thống. Tiếp theo là tiền đường, thiêu hương, thượng điện. Sau cùng là điện thánh. Hành lang dải vũ các di tích thờ thánh luôn bắt đầu, nối liền từ tam quan chạy suốt chiều dài chùa tới tận nhà tổ tạo thành hành lang khép kín tạo nên kiến trúc nội công ngoại quốc. Khu vực tối linh nhất, quan trọng nhất trong tâm thức dân gian là điện thánh luôn được xây dựng phía sau chùa với độ cao hơn tất cả các công trình khác trong chùa, kể cả tiền đường, thiêu hương, thượng điện - nơi đặt các pho tượng phật. Kiểu thức này có thể thấy ở các chùa Thầy (Hà Nội), chùa Keo (Nam Định), chùa Điềm Giang (Ninh Bình). Kiểu thứ hai nếu điện thánh không được xây dựng thành một công trình riêng biệt mà xây cùng với thượng điện thì điện thánh luôn được xây dựng nằm bên phải chùa, là nơi tối linh trong kiến trúc cổ truyền rồi mới đến Tam bảo và các công trình khác theo kiến trúc truyền thống. Các công trình kiến trúc người Việt luôn 17 Phỏng vấn thầy cúng Thành, tại chùa Keo ở làng Hành Thiện, tỉnh Nam Định ngày 13/02/2018. 80 được đặt trên trục thần đạo, các công trình tam quan, gác chuông, tiền đường, thiêu hương, thượng điện hành lang, giải vũ được xây dựng đăng đối qua trục thần đạo. Theo khảo sát của NCS, điện thờ ba vị thánh luôn nằm chính giữa - trung tâm trục thần đạo tiêu biểu như chùa Thầy, chùa Keo, chùa Láng, chùa Điềm Giang. Với các chùa không có điện thánh riêng biệt thì tam quan, tiền đường nằm trên trục thần đạo cùng với điện thánh chứng minh trong tâm thức dân gian, thánh tối linh và có vai trò quan trọng trong tâm thức người dân. Điều này cũng giải thích cho tầm quan trọng, sự linh thiêng của các vị thánh được thờ tự trong chùa, chứ không phải các vị Phật như các chùa khác thuần túy của đạo Phật. Tiêu biểu cho mặt bằng kiến trúc chùa Tiền Phật hậu Thánh có gian thờ tối linh dành cho thánh có thể kể đến chùa Thầy, phía sau thượng điện, qua một khoảng sân hẹp mang tính chất thiên tỉnh (giếng trời) là toà điện thánh. Trong tâm thức của người dân vùng Sài Sơn, thánh Từ Đạo Hạnh có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh nên công trình kiến trúc này được đặt phía sau trên nền cao hơn hẳn. Theo quan niệm truyền thống người Việt, những công trình đặt phía sau cùng luôn là những công trình quan trọng nhất, tối linh thường được gọi là hậu cung, cung cấm v.v. Theo quan điểm của nhà nhân học văn hóa nổi tiếng người Anh Alfred Gell [124], những cái thiêng phải được đặt ở những nơi sâu, kín, vừa tăng thêm tính huyền bí, và tính thiêng. Nếu lấy khoảng đất trống trước chùa làm chuẩn thì nền điện thánh cao hơn khoảng 2,5 m. Điện thánh gần vuông, làm theo kiểu bốn mái như các công trình khác, nóc lợp ngói mũi hài như các tòa tiền đường, thiêu hương, thượng điện. Kết cấu vì nóc theo kiểu giá chiêng - chồng rường, con nhị. Xung quanh điện thánh bao ván đố, cửa bức bàn khiến không gian thờ thánh khá tối, tạo vẻ linh thiêng cho khu điện thánh [105]. Trong tâm thức dân gian, chùa Thầy được người dân gọi là chốn tổ, là nơi tu hành đắc đạo của Từ Đạo Hạnh. Trong chùa có ba pho tượng mà theo tâm thức người dân là ba giai đoạn khác nhau của thánh: “vi Phật - vi tiên - vi Quốc vương”. Tượng thánh được tạo tác thành tượng vua Lý Thần Tông được cho là hậu thân của thánh và tượng thánh Từ Đạo Hạnh mang dáng dấp một đạo sĩ - pháp sư, ngồi trong khám, trạm khắc cầu kì, phong cách thời Hậu Lê. Ở đây, Từ Đạo Hạnh được thờ cả 3 kiếp, kiếp làm vua, kiếp hóa thánh và kiếp làm Phật, được thờ trong thượng điện. Trong tâm thức dân gian, người dân đến chùa Thầy vẫn nặng phần thánh hơn bằng chứng là các tế lễ quan trọng, các nghi thức đều được thỉnh đến thánh và mong thánh phù hộ độ trì. 81 Trang trí, điêu khắc trên các công trình kiến trúc càng cho thấy trong tâm thức dân gian, thánh là quan trọng, linh thiêng. Các điêu khắc trên điện thánh tại chùa Keo (Thái Bình, Nam Định), chùa Thầy, chùa Đại Bi, chùa Điềm Giang, chùa Láng đều vô cùng tinh xảo hơn hẳn chùa Phật, là các công trình nghệ thuật tiêu biểu cho phong cách kiến trúc, nghệ thuật trong lịch sử. Chẳng hạn kiến trúc và mặt bằng chùa Đại Bi, về tổng thể, chùa Bi có kiến trúc, phong cách thờ tự theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, còn gọi là dạng chùa trăm gian. Chùa quay hướng Nam, hướng của Bát Nhã, trí tuệ trên một thế đất đẹp, bằng phẳng nằm giữa thôn Giáp Ba. Theo phong thủy, đó là thế đất đẹp hình đầu rồng, hai bên có hai giếng nhỏ nhân dân hay gọi là mắt rồng. Cụm kiến trúc đầu tiên là tam quan, nghi môn trong đó tam quan không được xây ở chính trục thần đạo mà chếch về phía đông. Sau tam quan là cụm kiến trúc chùa chính gồm: Tiền đường - tam bảo ngoại thờ tam thánh, tượng cửu long, thất phật. Tam bảo nội ở giữa, bên phải là cung thánh (cung cấm), bên trái là tượng quan âm nghìn mắt nghìn tay, tượng quan âm tọa sơn. Tam bảo gồm tượng tam thế. Cung thánh là một công trình kiến trúc bằng gỗ, chạm khắc tinh xảo hình chiếc kiệu mang đậm phong cách hậu Lê, trong có khám thờ sơn son thiếp vàng. Cung thánh là nơi trang nghiêm và nơi thiêng, luôn đóng cửa và chỉ những người được cắt cử, trông coi chùa mới được mở vào những ngày lễ, dịp Tết để làm lễ mộc dục và hương khói. Trong chùa Keo (Nam Định), chúng ta thấy sự có mặt của một số hạng mục vốn không xuất hiện ở các chùa thông thường như nghi môn, điện thánh, tả hữu vu và vườn tháp mang tư cách mộ sư (vì chùa này không có sư)... các công trình kiến trúc mà bên ngoài tam quan là nghi môn, tức là cửa nghi lễ (không mang ý nghĩa triết học như tam quan). Hơn nữa, tả vu, hữu vu chùa Keo được xây dựng vượt lên trước toà tiền đường chùa thờ Phật, nối liền với tam quan thể hiện tính chất chùa kiêm đền thờ. Như vậy qua kiến trúc thì yếu tố thờ thánh đậm nét hơn thờ Phật, hay nói cách khác kiến trúc của chùa Keo mang tính chất là một ngôi đền thờ thánh hơn là một ngôi chùa thờ Phật. Đền thờ thánh được xây dựng phía sau chùa thờ Phật, theo kiến trúc dân gian Việt Nam, những công trình được xây phía sau có ý nghĩa linh thiêng, quan trọng hơn các công trình phía trước. Hai ngôi chùa Keo nằm hai bên bờ sông Hồng, cùng thờ thánh Dương Không Lộ vốn trước là một đều thuộc trấn Sơn Nam Hạ nên tâm thức người dân vùng này thể hiện nhiều nét tương đồng về thánh Dương Không Lộ. Ngoài các công trình tiền đường, thiên hương, thượng điện như các ngôi chùa khác thì điện thánh 82 đều được xây ở vị trí trong cùng - khu vực linh thiêng nhất của chùa với độ cao vượt hơn hẳn, cao nhất trong toàn bộ khu chùa. Điện thánh cũng được các nghệ nhân xưa điêu khắc, trang trí cầu kì, tỷ mỷ với tầng tầng lớp lớp các tầng đao mác lưỡi lửa, vân mây thể hiện tâm thức của người dân thánh tối linh trong đời sống của cư dân vùng châu tổ Bắc Bộ. Không gian và kiến trúc của các chùa tiền Phật hậu Thánh tạo nên một không gian thiêng. Khám thờ thánh trong các ngôi chùa này cũng thể hiện sự uy nghi, quyền năng và tối thượng. Chùa càng thiêng, nếu những không gian, tượng thờ, bàn thờ, v.v.. càng được giữ gìn, tránh sự ô tạp từ bên ngoài. Qua nghiên cứu điền dã tại các chùa tiêu biểu thờ ba vị thánh, NCS thấy rằng vị trí linh thiêng thờ thánh được những người trông coi luôn gìn giữ (không như thành hoàng), trong gian thờ ở cung cấm khóa cửa quanh năm và chỉ mở cửa vào những dịp lễ trọng, dịp Tết, lễ hội.18 Đối với người dân, đi lễ với cái tâm và lễ vọng, còn ngày thường, họ cũng không được vào trong đặt lễ và khấn trước ban thờ thánh như ở chùa Đại Bi, Nam Định. 4.2. Nghi thức thờ phụng các vị thánh 4.2.1. Lễ hội Như Chương 1 đã trình bày, biểu hiện của tâm thức dân gian thờ ba vị thánh rõ rệt nhất là các hoạt động và hành vi nghi lễ trong lễ hội làng truyền thống. Lễ hội là dịp dân làng tổ chức tưởng niệm công lao của các vị thánh, có thể gắn với các sự kiện lịch sử, gắn với ngày mất, ngày hóa, hoặc gắn với sự kiện trong cuộc đời của thánh. Lễ hội cũng là dịp để người dân thể hiện tâm thức của mình về việc thờ phụng, là dịp để cầu thánh phù hộ độ trì cho cả làng, dòng họ, gia đình và cá nhân. Lễ hội cũng là khoảng thời gian mà người dân có thể diễn lại các tích về cuộc đời, sự nghiệp, trận đánh, hay những câu chuyện liên quan đã được sử sách ghi chép lại hay được kể lại trong các truyền thuyết, huyền thoại. Quan trọng hơn, lễ hội là dịp để mọi người cùng nhau thể hiện đức tin, gắn kết, cộng cảm - một biểu hiện đặc trưng của tâm thức dân gian và bản sắc văn hóa làng ở vùng châu thổ Bắc Bộ. Trong tâm thức dân gian, lễ hội tưởng niệm ba vị thánh là những lễ hội lớn, còn được nhắc đến bằng truyền miệng trong các câu ca dao: “Nhớ ngày mồng bảy tháng ba, Trở về hội Láng, trở ra hội Thầy”. Hay câu: “Dù đi buôn bán trăm nghề, Hai mươi tháng Chín nhớ về hội Ông” (hội Ông là lễ hội chùa Keo ở Nam Định, Thái Bình thờ thánh Dương Không Lộ). Điều này cho thấy một số lễ hội tại các chùa tiền Phật hậu 18 Do NCS là cán bộ quản lý văn hóa của tỉnh, nên khi được yêu cầu, thầy trụ trì ở chùa Đại Bi (Nam Định) mới mở cửa khám thờ thánh Từ Đạo Hạnh để chiêm bái và chụp ảnh. Tư liệu điền dã tháng 5 năm 2015. 83 thánh khá nổi tiếng trong cuộc sống dân gian, thu hút bà con trong làng xã, khách thập phương đến tế lễ. Ngày nay, ở các làng quê, người trẻ đi thoát ly, làm việc ở thành phố, nhưng cũng không quên ngày hội, trở về nhà cùng gia đình có mâm lễ đến chùa cầu thánh. Theo lời kể của anh Trung, hàng năm vợ chồng con trai ở Hà Nội đều về nhà vào ngày 15 tháng 09 âm lịch hàng năm. Nếu không về được, thì các con gửi tiền cho bố mẹ mua lễ và nhờ thầy làm sớ cầu phúc cho gia đình làm ăn phát đạt, mạnh khỏe, hạnh phúc.19 4.2.1.1. Lễ hội làng truyền thống Mặc dù được gọi là chùa nhưng các lễ hội tại chùa tiền Phật hậu Thánh lại giống các lễ hội làng truyền thống hơn là lễ hội của Phật giáo. Đây là một hệ thống các lễ hội truyền thống của tất cả những làng, xã liên quan đến việc xây dựng và phụng sự các vị thánh được tổ chức tại các chùa Tiền Phật hậu Thánh, mang tính chất là lễ hội làng giống như kiểu lễ hội đình làng, các điện thờ thánh nhiều hơn là của Phật giáo [56]. Khác với các chùa Phật, các lễ hội vào các dịp Phật đản do nhà chùa tổ chức, lễ hội tại chùa tiền Phật hậu Thánh là lễ hội chung của cả làng, cả tổng. Có thể thấy, các ngôi chùa thờ tam vị thánh tổ và lễ hội là một phần của hệ thống tín ngưỡng, văn hóa truyền thống thờ các vị thánh, thành hoàng của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ. Các thành tố tiêu biểu của lễ hội làng truyền thống trong các ngôi chùa tiền Phật hậu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ba_vi_thanh_trong_cac_ngoi_chua_tien_phat_hau_thanh.pdf
Tài liệu liên quan