Luận án Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. 14

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi ở

nước ngoài. 14

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về chính sách đối với người cao tuổi ở

trong nước . 18

1.3. Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. 38

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI

CAO TUỔI. 41

2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của người cao tuổi . 41

2.2. Lý thuyết về chính sách đối với người cao tuổi. 47

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách đối với người cao tuổi. 70

2.4. Khung phân tích thực trạng chính sách đối với người cao tuổi. 73

Chương 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO

TUỔI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY . 82

3.1. Quá trình hình thành và phát triển chính sách đối với người cao tuổi ở

Việt Nam . 82

3.2. Khái quát về nội dung chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam. 96

3.4. Đánh giá thực trạng chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện

nay . 122

3.5. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập. 125

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI

VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 128

4.1. Phương hướng hoàn thiện chính sách đối với người cao tuổi ở Việt

Nam hiện nay . 128

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách đối với người cao tuổi . 128

KẾT LUẬN . 146

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 150

PHỤ LỤC. 166

pdf186 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 10/03/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đối tượng là người cao tuổi - nhóm yếu thế của xã hội. Thứ hai, mức độ đáp ứng của chính sách chăm sóc sức khoẻ dành cho người cao tuổi thông qua việc nhận thức và đánh giá một số phương diện từ người cao tuổi tham gia khảo sát. Thứ ba, khả năng đáp ứng đời sống vật chất, tinh thần của chính sách đối với người cao tuổi dành cho đối tượng này. Nói cách khác, đây là sự đo lường về mức độ hài lòng của người cao tuổi đối với hệ thống chính sách chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với lực lượng này trong xã hội hiện nay. Câu hỏi thứ hai là chính sách đối với người cao tuổi đã đầy đủ và phù hợp chưa? Với nội dung này, có tám (08) tiêu chí quan trọng như sau: 75 Thứ nhất, an toàn về tài chính và thu nhập của người cao tuổi. Điểm then chốt trong vấn đề này là khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính phù hợp để phục vụ nhu cầu cuộc sống của người cao tuổi. Với một số nội dung như: (1) sự hỗ trợ của nhà nước trong việc lập kế hoạch về nhu cầu tài chính cho người cao tuổi; (2) hỗ trợ thoả đáng cho những người cao tuổi khi họ quyết định vẫn tiếp tục tham gia thị trường lao động ngay khi họ đã hết độ tuổi lao động; (3) đảm bảo nguồn quỹ, tài chính ngân sách của Nhà nước một cách phù hợp để giúp đỡ những người cao tuổi khó khăn để giúp họ đáp ứng nhu cầu cơ bản của họ. Thứ hai, vấn đề chăm sóc người cao tuổi ở những trung tâm chăm sóc người cao tuổi. Vấn đề này hướng đến những nội dung then chốt như đáp ứng nhu cầu chăm sóc của người cao tuổi ở những nơi phù hợp. Tăng mức cung và sự đang dạng trong mức cung về mái ấm tình thương, các dịch vụ chăm sóc từ cộng đồng. Giám sát và cải thiện vấn đề cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nơi ở dài hạn cho người cao tuổi, làm cho người cao tuổi có thể thụ hưởng được sự an toàn và dịch vụ có chất lượng. Thứ ba, chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi. Nội dung chính sách này bao gồm vấn đề hỗ trợ cộng đồng và cá nhân để những đối tượng này có thể tham gia tích cực vào hoạt động chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi. Đồng thời, hỗ trợ để người cao tuổi định kỳ được hưởng các dịch vụ y tế hiệu quả, có chất lượng phù hợp với nhu cầu của họ. Một vấn đề khác cũng được đề cập ở nội dung thứ tư này là việc phát triển cung lao động cho phù hợp với nhu cầu của thị trường chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong xã hội. Thứ tư, vấn đề di chuyển và đi lại của người cao tuổi. Trước hết cần hỗ trợ những người cao tuổi sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân an toàn. Bên cạnh đó cần phát triển các loại hình giao thông phù hợp, dễ tiếp cận và 76 giá cả hợp lý để người cao tuổi có thể tham gia lưu thông nếu họ không muốn hoặc không thể sử dụng phương tiện giao thông cá nhân. Thứ năm, an toàn cho người cao tuổi. Nội dung này hướng đến việc duy trì khả năng độc lập của người cao tuổi trong việc ra những quyết định liên quan đến cuộc sống của họ và giúp người cao tuổi tránh được sự ngược đãi. Vấn đề này bao gồm nâng cao nhận thức của cộng đồng và người dân về vấn đề ngược đãi ngược cao tuổi, bỏ rơi và cách thức để tránh hoặc phản ứng trước những điều đó. Tiếp theo là tăng cường năng lực của cộng đồng để đáp ứng trong những tình huống mà người cao tuổi bị ngược đãi. Mặt khác, cần thiết phải cải thiện kỹ năng lập kế hoạch về tài chính và những quyết định cá nhân. Đồng thời, hỗ trợ duy trì sự tự chủ của cá nhân người cao tuổi trong việc đưa ra những quyết định liên quan đến bản thân và tài chính. Cuối cùng là hỗ trợ cho gia đình và những người chăm sóc người cao tuổi trong cộng đồng để giúp họ hiểu hơn những thay đổi và thách thức trong việc chăm sóc người cao tuổi trong bối cảnh có nhiều thay đổi. Thứ sáu, tham gia sinh hoạt cộng đồng của người cao tuổi. Nội dung này nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người cao tuổi tham gia vào cộng đồng mà họ đang sống nhằm nâng cao chất lượng đời sống tinh thần của họ. Về vấn đề này, trước hết là phải hướng đến việc xây dựng một cộng đồng thân thiện với người cao tuổi. Hỗ trợ người cao tuổi đóng góp cho cộng đồng và khuyến khích cộng đồng thừa nhận sự đóng góp của người cao tuổi. Nhà nước tăng cường làm việc, kết nối với khu vực phi lợi nhuận để cung cấp và hỗ trợ người cao tuổi để họ có thể tham gia và đóng góp tích cực hơn, phù hợp hơn với nhu cầu và lợi ích của cộng đồng mà họ đang sống. Thứ bảy, tiếp cận được với các dịch vụ và chương trình hỗ trợ của Nhà nước. Nội dung này tập trung vào việc làm cho các chương trình, chính sách, hỗ trợ của Nhà nước dễ dàng đến với người cao tuổi, và người cao tuổi dễ 77 dàng tiếp cận những chương trình, chính sách và hỗ trợ của Nhà nước. Trước hết cần làm cho các chương trình, dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước phù hợp hơn với các cơ hội tiếp cận của người cao tuổi khi họ cần. Đồng thời tìm cách làm cho các chương trình, dịch vụ từ ngân sách nhà nước và những mong đợi của người cao tuổi. Thứ tám, tính thống nhất trong chính sách người cao tuổi giữa các cơ quan nhà nước. Tám vấn đề chính sách trên hướng đến nội dung của chính sách - nội dung của chính sách đối với người cao tuổi phải đảm bảo được tám vấn đề cốt lõi như vậy. Ngoài cách tiếp cận về nội dung của chính sách, như đã đề cập ở mục 3.3.3.khi bàn về đánh giá chính sách người cao tuổi, có đề cập đến tiêu chí hiệu quả và khả thi. Trong hai tiêu chí lớn này, còn có nhiều tiêu chí nhỏ như sự công bằng, sự ủng hộ về chính trị, và tính thống nhất của các chính sách. Thực tiễn cho thấy, chính sách đối với người cao tuổi được thể hiện một cách rộng rãi ở các văn bản quy phạm pháp luật trên nhiều lĩnh vực, chính vì vậy mà tính thống nhất và phù hợp lẫn nhau giữa các bộ phận đó cần phải được nhấn mạnh. Có thể tóm tắt các tiêu chí phân tích thực trạng chính sách đối với người cao tuổi trong luận án này thành Bảng 2.1. dưới đây: Bảng 2.1. Tiêu chí phân tích thực trạng chính sách đối với người cao tuổi Số tiêu chí Tiêu chí phân tích thực trạng Nội dung Câu hỏi thứ nhất: Chính sách đối với người cao tuổi có phù hợp với mong đợi của người cao tuổi hay không? 1 Thực trạng đáp ứng của chính sách trợ cấp xã hội 2 Thực trạng đáp ứng của chính sách chăm sóc sức 78 Số tiêu chí Tiêu chí phân tích thực trạng Nội dung khoẻ dành cho người cao tuổi 3 Thực trạng đáp ứng chính sách chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người cao tuổi Câu hỏi thứ hai: Chính sách đối với người cao tuổi đã đầy đủ chưa? 1 An toàn về tài chính và thu nhập (1) Sự hỗ trợ của nhà nước trong việc lập kế hoạch về nhu cầu tài chính cho người cao tuổi; (2) Hỗ trợ thoả đáng cho những người cao tuổi khi họ quyết định vẫn tiếp tục tham gia thị trường lao động ngay khi họ đã hết độ tuổi lao động; (3) Đảm bảo nguồn quỹ, tài chính ngân sách của nhà nước một cách phù hợp để giúp đỡ những người cao tuổi khó khăn để giúp họ đáp ứng nhu cầu cơ bản của họ. 2 Vấn đề chăm sóc người cao tuổi ở những trung tâm chăm sóc người cao tuổi (1) Đáp ứng nhu cầu chăm sóc của người cao tuổi ở những nơi phù hợp. (2) Tăng mức cung và sự đang dạng trong mức cung về mái ấm tình thương, các dịch vụ chăm sóc từ cộng đồng. (3) Giám sát và cải thiện vấn đề cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và nơi ở dài hạn cho người cao tuổi, làm cho người cao tuổi có thể thụ hưởng được sự an toàn và dịch vụ có chất lượng. 79 Số tiêu chí Tiêu chí phân tích thực trạng Nội dung 3 Chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổi (1). Hỗ trợ cộng đồng và cá nhân để những đối tượng này có thể tham gia tích cực vào hoạt động chăm sóc sức khoẻ của người cao tuổi. (2). Hỗ trợ để người cao tuổi định kỳ được hưởng các dịch vụ y tế hiệu quả, có chất lượng phù hợp với nhu cầu của họ. (3) Phát triển một cung lao động cho phù hợp với nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi trong xã hội. 4 Vấn đề di chuyển và đi lại của người cao tuổi (1). Hỗ trợ những người cao tuổi sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân an toàn. (2). Phát triển các loại hình giao thông phù hợp, dễ tiếp cận và giá cả hợp lý để người cao tuổi có thể tham gia lưu thông nếu họ không muốn hoặc không thể sử dụng phương tiện giao thông cá nhân. 5 An toàn cho người cao tuổi (1). Duy trì khả năng độc lập của người cao tuổi trong việc ra những quyết định liên quan đến cuộc sống của họ và giúp người cao tuổi tránh được sự ngược đãi. (2) Nâng cao nhận thức của cộng đồng và người dân về vấn đề ngược đãi ngược cao tuổi, bỏ rơi và cách thức để tránh hoặc phản ứng trước những điều đó. (3) Tăng cường năng lực của cộng đồng để đáp ứng trong những tình huống mà người cao tuổi bị ngược 80 Số tiêu chí Tiêu chí phân tích thực trạng Nội dung đãi. (4) Cải thiện kỹ năng lập kế hoạch về tài chính và những quyết định cá nhân. (5) Hỗ trợ duy trì sự tự chủ của cá nhân người cao tuổi trong việc đưa ra những quyết định liên quan đến bản thân và tài chính. (6) Hỗ trợ cho gia đình và những người chăm sóc người cao tuổi trong cộng đồng để giúp họ hiểu hơn những thay đổi và thách thức trong việc chăm sóc người cao tuổi trong bối cảnh có nhiều thay đổi. 6 Tham gia sinh hoạt cộng đồng (1) Xây dựng một cộng đồng thân thiện với người cao tuổi. (2) Hỗ trợ người cao tuổi đóng góp cho cộng đồng và khuyến khích cộng đồng thừa nhận sự đóng góp của người cao tuổi. (3) Chính phủ, nhà nước tăng cường làm việc, kết nối với khu vực phi lợi nhuận để cung cấp và hỗ trợ người cao tuổi để họ có thể tham gia và đóng góp tích cực hơn, phù hợp hơn với nhu cầu và lợi ích của cộng đồng mà họ đang sống. 7 Tiếp cận được với các dịch vụ và chương trình hỗ trợ của chính phủ, nhà nước (4) Cần làm cho các chương trình, dịch vụ hỗ trợ của nhà nước phù hợp hơn với các cơ hội tiếp cận của người cao tuổi khi họ cần. (5) Tìm cách làm cho các chương trình, dịch vụ từ ngân sách nhà nước và những mong đợi của người 81 Số tiêu chí Tiêu chí phân tích thực trạng Nội dung cao tuổi. 8 Tính thống nhất Tính thống nhất về mặt quy định liên quan đến chính sách đối với người cao tuổi giữa trung ương và địa phương, giữa các bộ, ngành có liên quan. (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Kết luận chương 2 Chính sách người cao tuổi được đề cập trong Luận án này được hiểu là sản phẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hướng đến nhóm đối tượng là người cao tuổi nhằm phục vụ lợi ích của người cao tuổi và lợi ích chung của xã hội có được từ thành tựu chăm sóc người cao tuổi đó. Chính sách đối với người cao tuổi có nội hàm rộng lớn liên quan đến nhiều chiều cạnh của đối tượng thụ hưởng là người cao tuổi. Có thể kể ra như vấn đề bảo đảm thu nhập của người cao tuổi; chăm sóc sức khỏe; vấn đề nhà ở giành cho người cao tuổi; hỗ trợ người cao tuổi trong việc đi lại, di chuyển trong cuộc sống; và vấn đề an toàn của người cao tuổi. Luân án đưa ra nội dung quan trọng nhất làm cơ sở lý thuyết để nghiên cứu thực trạng chính sách đối với người cao tuổi: đó là khung lý thuyết phân tích chính sách. Khung lý thuyết phân tích chính sách hướng đến tìm câu trả lời cho hai câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất là chính sách đối với người cao tuổi đã phù hợp chưa ? Câu hỏi thứ hai chính sách đối với người cao tuổi đã được đầy đủ chưa ? Từ hai câu hỏi này, tác giả luận án đưa ra khung đánh giá chính sách đối với người cao tuổi. 82 Chương 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Quá trình hình thành và phát triển chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam Trong những năm qua, đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước ta đã có những chính sách ưu đãi đối với người cao tuổi, đặc biệt là những chính sách về vật chất, tinh thần như: chính sách bảo trợ xã hội, giảm giá vé, giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ và chính sách chúc thọ mừng thọ luôn được đảm bảo. 3.1.1. Chính sách đối với người cao tuổi từ năm 1945 đến năm 1986 Trong thư gửi các vị phụ lão ngày 21-9-1945 (sau 19 ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: Đây tôi lấy danh nghĩa là một người cao tuổi mà nói chuyện với các cụ. Tục ngữ có câu: Lão lai tài tận , nghĩa là tuổi già thì tài hết, không làm được gì nữa. Mà thường các cụ phụ lão ta cũng tin như vậy. Gặp việc gì các cụ đều nói: Lão giả an chi (người cao tuổi nên ở yên). Thôi mình tuổi hạc ngày càng cao, không bay nhảy gì được nữa. Việc đời để cho con cháu bày trẻ làm. Chúng ta gần đất xa trời rồi, không cần hoạt động nữa. Tôi không tán thành ý kiến đó. Xưa nay những người yêu nước không vì tuổi già mà ngồi không. Nước ta có những người như Lý Thường Kiệt, càng già càng quắc thước, càng già càng anh hùng . Người lại nói: Chúng ta là bậc phụ lão, cần phải tinh thành đoàn kết trước để làm gương cho con cháu ta. Vậy tôi mong các vị phụ lão ở Hà thành ra xung phong tổ chức Phụ lão cứu quốc Hội để cho các phụ lão cả nước bắt chước và để hùn sức giữ gìn nền độc lập của nước nhà . 83 Chính sách người đối với người cao tuổi ở Việt Nam ở giai đoạn này chưa được định hình rõ nét. Nhà nước có thừa nhận vai trò của người cao tuổi trong xã hội nhưng thật sự là chưa có những hành động nào mang tính chiến lược, thường xuyên, liên tục vừa khái quát, vừa cụ thể để có thể gọi là chính sách đối với người cao tuổi . 3.1.2. Chính sách đối với người cao tuổi từ năm 1986 đến 2000 Từ năm 1986 trở đi, cùng với quá trình chuyển mình của đất nước, chính sách đối với người cao tuổi mới bắt đầu được định hình rõ nét hơn và phù hợp với thông lệ của quốc tế. Trong thời gian này, chính sách đối với người cao tuổi của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện. Trên cục diện quốc tế, năm 1982, lần đầu tiên Liên Hợp quốc đã tiến hành Đại hội Thế giới về người cao tuổi tại nước Cộng hòa Áo. Hơn 3.000 đại biểu của hầu hết các nước trên thế giới tham dự. Nhằm thể hiện sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam đối với người cao tuổi ở phạm vi quốc tế, Chính phủ Việt Nam cử đại biểu của Việt Nam khi đó là Giáo sư Phạm Khuê, Viện trưởng Viện Lão khoa Việt Nam tham gia. Hội nghị đã thông qua Chương trình Hành động Quốc tế về người cao tuổi và khuyến nghị Chính phủ và nhân dân các nước quan tâm giải quyết từng bước những vấn đề về người cao tuổi căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của nước mình, tập trung vào 6 lĩnh vực chủ yếu: sức khỏe và ăn uống; nhà ở và môi trường; gia đình; dịch vụ và bảo trợ xã hội; việc làm; và nâng cao sự hiểu biết của người cao tuổi (Ngô Thị Mến, 2015). Tiếp đó, sau khi nhận được thông báo của Liên hợp quốc, ngày 01-10- 1991, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước) Võ Chí Công đã ra lời kêu gọi đồng bào cả nước nhiệt liệt hưởng ứng quyết định của Đại hội đồng Liên hợp quốc và khẳng định Chăm sóc người cao tuổi là một chính sách rất quan trọng của Đảng, Nhà nước ta . Ngày 17-9-1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra Chỉ thị số 332 về việc tổ 84 chức Ngày Quốc tế người cao tuổi, đã chỉ ra những việc các ngành, các cấp, các cơ quan đoàn thể phải làm trong dịp Ngày Quốc tế người cao tuổi (ngày 1 tháng 10) hàng năm, trong đó đã xác định Ngày Quốc tế người cao tuổi cần được tổ chức tốt, có sự chỉ đạo của các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng Kế thừa Hội phụ lão cứu quốc, Hội bảo thọ, Hội người cao tuổi Việt Nam được thành lập ngày vào ngày 10/5/1995 và trên tinh thần, ý nghĩa nhớ công lao của Bác Hồ, đã đề nghị Chính phủ lấy ngày 6/6/1941 làm ngày truyền thống cho lớp người cao tuổi nước ta. Sau khi Hội người cao tuổi Việt Nam được thành lập (10/5/1995), Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 59/CT-TW Về chăm sóc người cao tuổi , trong đó ghi: Việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi là trách nhiệm của Đảng, nhà nước và toàn xã hội. Hội người cao tuổi Việt Nam mới được thành lập, cần được nhanh chóng ổn định về tổ chức và mở rộng hoạt động ở cơ sở”. Bên cạnh đó, Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng đã nêu: Đối với các lão thành cách mạng, những người có công với nước, các cán bộ nghỉ hưu, những người cao tuổi thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất trong điều kiện mới; đáp ứng nhu cầu thông tin, phát huy khả năng tham gia đời sống chính trị của đất nước và các hoạt động xã hội; nêu gương tốt, giáo dục lí tưởng và truyền thống cách mạng cho thanh niên, thiếu niên . Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 117/CP về chăm sóc người cao tuổi và hỗ trợ hoạt động cho Hội người cao tuổi Việt Nam. Chỉ thị khẳng định: Kính lão đắc thọ là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, Đảng và Nhà nước ta coi việc quan tâm, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi là đạo lý của dân tộc, là tình cảm và trách nhiệm của toàn 85 Đảng, toàn dân. Các cấp chính quyền đã đề ra nhiều chính sách thể hiện sự quan tâm đó. Để phát huy truyền thống của dân tộc, thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và hỗ trợ hoạt động của Hội người cao tuổi, Thủ tướng đã chỉ thị Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan chức năng, đơn vị thuộc quyền thường xuyên quan tâm làm tốt công tác chăm sóc người cao tuổi. Công tác này cần được thể hiện trong các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội ngắn hạn và dài hạn của địa phương. Trong chỉ tiêu xây dựng gia đình văn hoá, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư: chỉ đạo các cơ quan văn hoá, thông tin, giáo dục và đào tạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về ý thức, thái độ và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ kính trọng người cao tuổi. Chính sách đối với người cao tuổi trong thời gian này có bước tiến bộ hơn so với giai đoạn trước. Một mặt vai trò quan trọng của người cao tuổi tiếp tục được khẳng định, một mặt Nhà nước đã có những hành động cụ thể về mặt chính sách giành cho người cao tuổi như chăm sóc giúp đỡ người cao tuổi, phát huy vai trò người cao tuổi và đẩy mạnh hoạt động của người cao tuổi. Thế nhưng, chính sách đối với người cao tuổi trong thời gian này vẫn chưa được đề cập trong những văn bản mang tính quy phạm pháp luật chuyên ngành. 3.1.3. Chính sách đối với người cao tuổi từ năm 2000 đến nay Từ năm 2000 đến nay, chính sách đối với người cao tuổi tiếp nối những thành tựu và nền tảng của chính sách trong những giai đoạn trước, và trở nên hoàn thiện, bài bản và vững chắc hơn, sự quan tâm của toàn Đảng, Nhà nước và của hệ thống chính trị đến chính sách đối với người cao tuổi. Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng ghi rõ: Vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với lão thành cách mạng, những người có công với nước, người hưởng chính sách xã hội. Chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người già, nhất là những 86 người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa . Báo cáo khẳng định vai trò và trách nhiệm của xã hội đối với người cao tuổi. Năm 2000, Pháp lệnh Người cao tuổi được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành. Đây là bước đi thích hợp để chăm sóc người cao tuổi. Pháp lệnh người cao tuổi đề cập trách nhiệm của gia đình, Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong việc phụng dưỡng chăm sóc người cao tuổi trong đó chính sách sức khỏe được quan tâm khá toàn diện. Đây được xem là một bước tiến đột phá trong chính sách đối với người cao tuổi. Pháp lệnh về người cao tuổi trở thành nền tảng pháp lý quan trọng cho hàng loạt những văn bản dưới luật được ban hành. Tiếp theo đó, Nghị định số 30/CP của Chính phủ ban hành năm 2002 Quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh người cao tuổi . Điều 9 nêu rõ, người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe theo quy định của Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989; người cao tuổi được hưởng dịch vụ ưu tiên khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế theo Nghị định số 23/ HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 24/01/1991 về Điều lệ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng; Người cao tuổi từ 100 tuổi trở lên được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế. Tiếp theo đó là Nghị định số120/CP của Chính phủ về việc sửa đổi điều 9 của Nghị định số 30/CP năm 2002. Những quy định về chính sách đối với người cao tuổi trở nên thiết thực, cụ thể và ngày càng phù hợp với thực tế. Bên cạnh những chính sách hướng đến đối tượng thụ hưởng là người cao tuổi, một trong những vấn đề khác cần được quan tâm là hoàn thiện nhân sự của cơ quan có liên quan đến người cao tuổi, đó là Hội người cao tuổi. Nhận thấy vai trò quan trọng của Hội người cao tuổi, Chính phủ ban hành chính sách, chế độ cho người đứng đầu hội là Chủ tịch Hội người cao tuổi cơ cơ sở để góp phần xây dựng Hội vững mạnh, trở thành địa điểm sinh hoạt lành 87 mạnh và hiệu quả cho người cao tuổi. Cụ thể là năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 121/CP quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn , trong đó có ghi rõ chế độ đối với Chủ tịch Hội người cao tuổi cấp xã. Xét thấy việc chăm sóc sức khỏe là trọng tâm trong chính sách đối với người cao tuổi, trong thời gian này, Nhà nước cũng giành nhiều quan tâm sâu sắc và xứng tầm đối với hoạt động này. Năm 2004, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 02/2004/TT-BYT hướng dẫn thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong đó quy định: người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe, được khám chữa bệnh khi ốm đau, bệnh tật; được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được ưu tiên khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế; Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đảm bảo chế độ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại địa phương. Ngành y tế chịu trách nhiệm về chuyên môn, kỹ thuật trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Thông tư này còn quy định về mạng lưới tình nguyện chăm sóc sức khỏe tại nhà với phương châm huy động sự tham gia của cộng đồng vào chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Thế nhưng chính sách vẫn nhấn mạnh đến tầm chủ chốt của những đơn vị y tế ở địa phương. Cụ thể là trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý sức khỏe và thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại địa phương. Trường hợp người cao tuổi bị tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa bị ốm đau nhưng không đến khám, chữa bệnh tại nơi quy định thì trưởng trạm y tế cấp xã cử cán bộ y tế đến khám, chữa bệnh tại nơi ở của người cao tuổi hoặc báo cáo Uỷ ban nhân dân địa phương tổ chức đưa người bệnh đến cơ sở khám, chữa bệnhthực hiện việc ưu tiên khám trước cho người bệnh cao tuổi (sau trường hợp cấp cứu), phát triển các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc nhất là ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh cao tuổi. 88 Có thể nói, Thông tư số 02/2004 của Bộ Y tế đã tiến một bước dài trong việc thể chế hoá chính sách y tế cho người cao tuổi Việt Nam, tạo tiền đề quan trọng cho việc xây dựng chính sách y tế mới cho người cao tuổi khi Luật người cao tuổi được Quốc hội thông qua. Một điểm tiến triển khác trong chính sách đối với người cao tuổi nữa là về bảo hiểm y tế. Người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế theo quy định tại Thông tư số 24/2003 ngày 06/11/2003 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định số 120/2003/NĐ-CP ngày 20/10/2003 của Chính phủ. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, gia đình của người cao tuổi mua thẻ bảo hiểm y tế cho người cao tuổi. Có thể thấy, chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ vượt bật qua từng giai đoạn. Nhưng có lẽ đột phá nhất vẫn là từ năm 2004. Từ giai đoạn này trở đi, cùng với quá trình cải thiện về kinh tế-xã hội, chính sách và tư duy chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam đã vượt lên hẳn so với những giai đoạn trước đây. Năm 2004 cũng là năm có nhiều bước tiến trong chính sách đối với người cao tuổi. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 141, năm 2004 Về việc thành lập Uỷ ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam . Những năm tiếp theo, chính sách đối với người cao tuổi năm 2006 với Quyết định số 47 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Về việc ban hành quy chế quản lí và sử dụng Quỹ chăm sóc người cao tuổi . Năm 2007, Nghị định 67/CP của Chính phủ ban hành Về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội , trong đó có đối tượng là người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội, được hưởng 120.000 đ/tháng. Sự kiện thành lập Uỷ ban quốc gia về người cao tuổi có thể được xem là một bước tiến bộ trong tư duy hành động của Chính phủ về chính sách đối với người cao tuổi. Đó không chỉ đơn 89 thuần là sự nhìn nhận lại vai trò của người cao tuổi mà quan trọng hơn là sự thay đổi về mặt tư duy khi thành lập một cơ quan chuyên phụ trách tư vấn những vấn đề liên quan đến người cao tuổi cho Chính phủ. Ngày 26/3/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 772/QĐ-TTg lấy ngày 6/6 hàng năm là Ngày truyền thống người

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chinh_sach_doi_voi_nguoi_cao_tuoi_o_viet_nam_hien_na.pdf
Tài liệu liên quan