Luận án Chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines từ cuối thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX - Trần Thị Quế Châu

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN.ii

MỤC LỤC. iii

MỘT SỐ THUẬT NGỮ TÂY BAN NHA SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN .vi

DANH MỤC CÁC BẢNG .x

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.x

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3

4. Các nguồn tài liệu.6

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.7

6. Đóng góp của luận án.8

7. Kết cấu luận án.8

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.9

1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài ở trong nước.9

1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở nước ngoài .11

1.3. Nhận xét về kết quả nghiên cứu.17

1.4. Những vấn đề đặt ra cho luận án.18

CHƯƠNG 2. CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” CỦA TÂY BAN NHA Ở THUỘC

ĐỊA PHILIPPINES (1593-1762).19

2.1. Cơ sở hình thành và bối cảnh Tây Ban Nha thực thi chính sách “đóng cửa”.19

2.1.1. Quá trình xác lập quyền cai trị của Tây Ban Nha ở Philippines (1521-1571) 19

2.1.2. Chính sách thương mại của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines trong những

thập niên đầu cai trị (1571-1593).34

2.1.3. Sự gia tăng những mối đe dọa an ninh chính trị và sức ép cạnh tranh

thương mại.41

2.1.4. Truyền thống độc quyền thương mại của Tây Ban Nha và ảnh hưởng của

“Chủ nghĩa trọng thương”.46

2.2. Nội dung và quá trình triển khai thực hiện chính sách “đóng cửa” .51iv

2.2.1. Chính sách hạn chế, độc quyền thương mại .51

2.2.2. Chính sách hạn chế nhập cư, kiểm soát chặt chẽ đối với di trú của người nước ngoài.67

CHƯƠNG 3. TỪ NỚI LỎNG “ĐÓNG CỬA” ĐẾN CHÍNH SÁCH “MỞ CỬA”

CỦA TÂY BAN NHA Ở THUỘC ĐỊA PHILIPPINES (1764-1898) .77

3.1. Nhân tố tác động đến sự thay đổi chính sách “đóng cửa” sang “mở cửa”.77

3.1.1. Sự suy yếu của đế chế Tây Ban Nha và sự kém hiệu quả trong quan lý độc

quyền thương mại thế kỉ XVIII, XIX.77

3.1.2. Sự ra đời của tư tưởng kinh tế chính trị mới ở châu Âu vào thế kỷ XVIII.79

3.1.3. Anh xâm chiếm Manila (1762-1764) và nhu cầu phục hồi thương mại quốc tế,

duy trì quyền cai trị của Tây Ban Nha ở Philippines .83

3.2. Nội dung và quá trình triển khai thực hiện chính sách “mở cửa” .84

3.2.1. Chính sách nới lỏng “đóng cửa” (1764-1789) .84

3.2.2. Chính sách “mở cửa hạn chế” (1789-1833) .92

3.2.3. Chính sách “mở cửa rộng rãi” (1834-1898).97

CHƯƠNG 4. NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH “ĐÓNG CỬA” VÀ “MỞ CỬA”

CỦA TÂY BAN NHA Ở THUỘC ĐỊA PHILIPPINES .110

4.1. Chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” là kết quả của tác động nội tại với bối cảnh

quốc tế, khu vực .110

4.2. Tây Ban Nha đã chú trọng mục tiêu chính trị, tôn giáo hơn lợi ích kinh tế trong

quá trình thực thi chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” ở Philippines .116

4.3. Khoảng cách lớn giữa ban hành và thực thi chính sách “đóng cửa” ở thuộc địa

Philippines.120

4.4. Chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” ở thuộc địa Philippines nằm trong “quỹ

đạo” chung của đế chế Tây Ban Nha .122

4.5. Tác động.124

4.5.1. Đối với Philippines.124

4.5.2. Đối với Tây Ban Nha .133

KẾT LUẬN .138

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .141

pdf272 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách “đóng cửa” và “mở cửa” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines từ cuối thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX - Trần Thị Quế Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nes không thể trở về nước tiếp tục mở những cửa hàng của họ ở Dailao, San Miguel, San Roque gần Cavite và bị chính quyền Philippines giám sát chặt chẽ, một số người Nhật cũng định cư ở Cebu và thành phố Vịnh ở Laguna [45, vol XXII, tr.222, vol XXIII, tr.285]. * Tiểu kết chương 2 Sau khi hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước vào cuối thế kỷ XV, tận dụng những ưu thế về vị trí địa lý, những tiến bộ về mặt khoa học kỹ thuật hàng hải và đặc biệt là nhằm cạnh tranh với người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã đẩy mạnh công cuộc khám phá địa lý nhằm tìm kiếm những vùng đất mới. Sự ganh đua giữa hai quốc gia trên bán đảo Iberia đã dẫn đến sự ra đời của sắc lệnh của Giáo hoàng năm 1493 liên quan đến việc chia phần những vùng đất được khám phá cho Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Những sắc lệnh này cùng với Hiệp ước Tordesilla năm 1494 là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc Tây Ban Nha xâm chiếm Philippines . Sau nhiều chuyến viễn chinh đến Philippines nhưng không thành công, đến năm 1564, sau khi thiết lập xong hệ thống thuộc địa ở Trung và Nam Mĩ, Tây Ban Nha mới chính thức tiến hành xâm lược Philippines thông qua cuộc viễn chinh của Lopez de Legazpi. Với lực lượng quân đội khiêm tốn song Tây Ban Nha chỉ mất 7 năm để bình định xong phần lớn lãnh thổ của quần đảo Philippines (trừ vùng Hồi giáo phía Nam). Thành công đó bắt nguồn từ những nhân tố khách quan lẫn chủ quan: “người Tây Ban Nha đã kết hợp sự khéo léo về ngoại giao, những nghi lễ tôn giáo và nhân tố quyết định của súng ống với sự bất hòa và nền văn minh thấp kém của người bản xứ để đưa đến việc thiết lập nền thống trị của Tây Ban Nha” [5, tr.33]. Để “thực dân hóa” Philippines, Tây Ban Nha nhanh chóng thiết lập một bộ máy cai trị để quản lý và điều hành, biến nó thành tay sai, phục vụ đắc lực cho công cuộc khai 76 thác thuộc địa của chính quốc. Bộ máy cai trị của Tây Ban Nha ở Philippines là sự kết hợp giữa thiết chế chính trị truyền thống và chính sách thực dân. Tây Ban Nha cấu kết với những người cai trị bản xứ, chia quyền cho những quý tộc địa phương và dựa vào sức mạnh của giáo hội để cai trị nhân dân Philippines. Trong thập niên đầu sau khi thiết lập địa vị thống trị ở Philippines (1571-1582), để đối chọi với Bồ Đào Nha đồng thời mở rộng ảnh hưởng đối với các quốc gia trong khu vực, Tây Ban Nha đã thực hiện chính sách thu hút thương nhân châu Á đến Philippines buôn bán. Cho đến năm 1582, hầu như chính quyền Tây Ban Nha không thu thuế thương mại đối với hàng hóa của các nước đến buôn bán ở thuộc địa Philippines. Chính sách đó một mặt đã biến Manila thành hải cảng phát triển thịnh vượng ở khu vực ĐNA. Manila như cái kho và trung tâm phân phối về thương mại ở Viễn Đông và tạo ra những cơ hội to lớn, mặc khác lại tập trung sự chú ý của các nước đối với vị trí của quần đảo này, đặc biệt là thủ đô Manila. Từ cuộc tấn công của hải tặc Trung Quốc đến kế hoạch xâm chiếm của Thiên hoàng Nhật Bản cộng với những tác động tiêu cực của thương mại Manila Galleon đối với công nghiệp tơ lụa Tây Ban Nha là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chính sách “đóng cửa” thuộc địa Philippines vào cuối thế kỉ XVI. Chính sách đó nhằm mục đích bảo vệ những lợi ích thương mại của thương nhân Tây Ban Nha và trên hết là đảm bảo cho địa vị thống trị của họ ở Philippines. Tuy nhiên, mục tiêu xa hơn của Tây Ban Nha về tranh giành buôn bán hương liệu và cải đạo ở châu Á đã không cho phép họ đóng cửa hoàn toàn thuộc địa Philippines. Họ vẫn duy trì mối liên hệ hạn chế với các nước láng giềng và với các thuộc địa ở châu Mĩ thông qua con đường thương mại độc quyền Manila Galleon. Trong gần hai thế kỉ chính quyền Tây Ban Nha thực thi chính sách “đóng cửa”, thuộc địa Philippines chỉ tồn tại một hoạt động kinh tế chủ yếu mang tính chất định kì đó là thương mại thuyền buồm Manila Galleon. Người nước ngoài hầu như ngăn cản nhập cư trừ một số lượng hạn chế người Hoa và người Nhật. Người Philippines không được phép tham gia trực tiếp vào nội thương cũng như ngoại thương. Tây Ban Nha chỉ cho phép thiết lập và duy trì những mối quan hệ với bên ngoài với điều kiện quan hệ đó đảm bảo cho sự hiện diện lâu dài và vững chắc của họ ở Philippines hay nói cách khác, nếu không có những mối quan hệ ấy thì sự cai trị của Tây Ban Nha không thể duy trì được. 77 CHƯƠNG 3. TỪ NỚI LỎNG “ĐÓNG CỬA” ĐẾN CHÍNH SÁCH “MỞ CỬA” CỦA TÂY BAN NHA Ở THUỘC ĐỊA PHILIPPINES (1764-1898) 3.1. Nhân tố tác động đến sự thay đổi chính sách “đóng cửa” sang “mở cửa” 3.1.1. Sự suy yếu của đế chế Tây Ban Nha và sự kém hiệu quả trong quan lý độc quyền thương mại thế kỉ XVIII, XIX Với tư cách là quốc gia tiên phong trong công cuộc thám hiểm thế giới và bành trướng thuộc địa, Tây Ban Nha trở thành cường quốc số một ở châu Âu và thế giới trong thế kỉ XVI. Tuy vậy, từ thế kỉ XVII, Tây Ban Nha bắt đầu bước vào thời kì “suy thoái” và khủng hoảng chính trị - kinh tế kéo dài, quá trình này tiếp diễn trong thế kỉ XVIII, XIX. Thế kỉ XVIII đánh dấu sự kết thúc của triều đình Habsburg, mở ra triều đại mới trong lịch sử đất nước Tây Ban Nha- thời đại Bourbons. Ngay sau khi vua Philip V (1700-1746) lên ngôi, vương triều Bourbons đã phải đương đầu với những cuộc chiến tranh trong nội bộ châu Âu. Đó là cuộc chiến tranh giành quyền kế vị Tây Ban Nha (1700-1713); cuộc chiến tranh Anh-Tây Ban Nha (1739-1741); cuộc chiến tranh kế vị của Áo kéo dài đến năm 1748. Trong suốt thời kì chiến tranh, Pháp và Tây Ban Nha đã kí hai thỏa ước dòng họ Bourbon. Theo đó, Pháp giúp Tây Ban Nha trong cuộc chiến tranh chống lại Anh và Áo. Đổi lại điều này, Pháp không hề giấu giếm tham vọng muốn chen chân vào những thuộc địa giàu có của Tây Ban Nha và “quản lí” hoàn toàn thị trường của họ [11, tr. 84-85]. Năm 1702, Philip V đã kí quyết định nhượng quyền thương mại cho Pháp, theo đó, Pháp được phép độc quyền cung cấp nô lệ châu Phi cho thuộc địa Tây Ban Nha ở châu Mĩ. Sự kiện này thể hiện sự bất lực của Tây Ban Nha trong việc duy trì độc quyền thương mại trong nội bộ đế chế của mình, buộc họ phải dựa vào Pháp. Khi cuộc chiến tranh kế vị Tây Ban Nha kết thúc, với hiệp ước Utrech, Tây Ban Nha thậm chí không thể ngăn chặn sự có mặt chính thức của Anh đối với thương mại của Tây Ban Nha ở chính quốc và thuộc địa. Về lãnh thổ, Tây Ban Nha không còn giữ được vị trí “siêu cường” từ thế kỉ XVI, XVII. Với tư cách là đồng minh của Pháp, Tây Ban Nha buộc phải nhượng cho Anh Gibraltar45 và Minorca theo hiệp ước Utrecht (1713) và Florida theo hiệp ước Paris (1763). Từ nhượng bộ về quyền lợi thương mại đến việc để mất lãnh thổ thuộc địa, chứng tỏ sự “tụt dốc” của vương triều Tây Ban Nha vào nửa sau thế kỉ XVIII. Vị thế này đã 45 Đây là vùng lãnh thổ án ngữ con đường duy nhất từ Đại Tây Dương vào Địa Trung Hải nằm ngay cửa sau của Tây Ban Nha 78 tác động mạnh mẽ đến chính sách của Tây Ban Nha. Họ dần từ bỏ chính sách “đóng cửa” và độc quyền thương mại, chấp nhận sự can dự của Anh và Pháp đối với những lãnh thổ thuộc địa ở hải ngoại. Hoàn toàn trái ngược với quang cảnh suy tàn của Tây Ban Nha là sự nổi lên của các cường quốc tư bản khác ở Tây Âu. Trong suốt những năm 1600, Hà Lan, Anh và Pháp đều đã theo chân Tây Ban Nha đến Tân Thế giới, thiết lập những thuộc địa dọc theo bờ biển Đại Tây Dương của Bắc Mĩ và ở Caribbean46. Từ những căn cứ thiết lập ở Carribbean, các đối thủ cạnh tranh tiến hành truy lùng tàu Tây Ban Nha và buôn lậu hàng hóa ở các thuộc địa. Điển hình trong suốt thế kỷ XVII, hầu như thương mại Venezuela nằm trong tay những con buôn Hà Lan, khối lượng cacao rời Venezuela nằm trong tay người Hà Lan cao gấp 6 lần so với qua kênh phân phối chính thức Tây Ban Nha. Vì vậy, mặc dù Tây Ban Nha của thế kỉ XVII vẫn là quốc gia chiếm hữu thuộc địa rộng nhất và giàu có nhất trên thế giới nhưng khả năng giữ được và thu lợi nhuận từ đế chế đó đặt ta nhiều câu hỏi nghi vấn [38, tr.108]. Bước vào thế kỉ XVIII, sau khi đánh bại Hà Lan để giành lấy quyền buôn bán trên mặt biển, nước Anh thực hiện một chính sách có hệ thống nhằm khuyếch trương thương mại và hệ thống thuộc địa. Trong khi đó, ở châu Âu lục địa, nước Pháp đang chiếm vị trí cường quốc số một với những vùng thuộc địa rộng lớn ở châu Mĩ và vươn tới tận Ấn Độ. Thậm chí đến giữa thế kỉ XVIII, Pháp trở thành mối đe dọa cướp lấy bá quyền trên biển từ tay Anh. Vào đầu những năm 50, Pháp xúc tiến xây dựng hạm đội và tăng cường kho vũ khí. Vào năm 1756, hạm đội Pháp gần như ngang sức với hạm đội Anh [24, tr.108]. Sự lớn mạnh của quân Pháp khiến cho Anh không thể ngồi yên. Thủ tướng Anh Pitt nhấn mạnh “khi thương mại bị đe dọa, không thể lùi bước được nữa, phải tự vệ hay bị diệt vong” [2, tr.90]. Anh đã lợi dụng việc vua Pháp đang dấn thân vào cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756-1763), về phe Áo, Nga, Thụy Điển và Xacxonia chống lại vua Phổ47. Anh đã ủng hộ vua Phổ những khoản tài trợ lớn, đồng thời phong tỏa bờ biển nước Pháp và hướng sự chú ý vào các thuộc địa. Năm 1759 người Anh chiếm Canada và đến năm 1761 lấy luôn vùng Pondichery ở Ấn Độ. Hạm đội của Pháp gần như bị tiêu diệt hoàn toàn. Cuộc chiến tranh kết thúc với bản hòa ước Paris kí vào 10-2-1763. 46 Hà Lan chiếm Curacao vào những năm 1630, người Pháp chiếm phần phía Tây của Hispaniola vào những năm 1640 và người Anh càn quyét Jamaica vào năm 1655. Người Anh và Hà Lan sau đó di chuyển vào lục địa, thiết lập chỗ đứng ở Guianas trên bờ biển Caribbean của Trung Mĩ. 47 Năm 1756, vua Louis XV đã phát động cuộc chiến tranh nhằm giúp nữ hoàng Áo Maria Theresa vùng Silesia bị vua Phổ Frederick II với sự giúp đỡ của Anh chiếm trong cuộc chiến tranh giành quyền thừa kế Áo (1740-1748). 79 Pháp mất Canada cùng với các vùng phụ cận, tức thung lũng sông Ohio và toàn bộ bờ trái sống Missisipi. Ngoài ra Pháp còn phải nhượng cho Tây Ban Nha vùng bờ phải của Missisipi và trả tiền đền bù cho Anh nhượng Floria cho Tây Ban Nha [24, tr.117]. Cuộc chiến tranh Bảy năm là cuộc xung đột toàn châu Âu cuối cùng xảy ra trước đại cách mạng Pháp. Kết quả của nó đã chấm dứt quyền cai trị các lãnh địa hải ngoại của Pháp ở phía Tây, bảo đảm quyền làm chủ hoàn toàn trên biển cho Anh. Tình trạng phân bố lực lượng quốc tế này tồn tại cho đến thế kỉ XIX. Sau sự sụp đổ đế chế Napoleon, nhằm lập lại trật tự châu Âu trong một thời gian dài bị đảo lộn do chiến tranh, tháng 9-1814, các quốc gia thắng trận (Anh, Nga, Áo và Phổ) tổ chức hội nghị tại Vienne (Áo). Một trong những mục tiêu chính của hội nghị là phân chia lãnh thổ nhằm thỏa mãn tham vọng của các cường quốc thắng trận. Sự phân chia này là cơ sở cho sự ra đời trật tự mới ở châu Âu, lịch sử gọi là Trật tự Vienne. Từ sau hội nghị Vienne, nước Anh theo đuổi chính sách cân bằng lực lượng (balance of power). Mục đích của chính sách là ngăn cản bất cứ quốc gia hoặc nhóm quốc gia nào phá vỡ thế cân bằng được duy trì ở châu Âu hoặc nơi khác.48 Từ chính sách này đã tạo điều kiện cho nước Anh chiếm lĩnh những thị trường mới thông qua những hoạt động kinh tế. Tóm lại, trong giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX, tình hình quốc tế có bước xoay chuyển cùng với những thay đổi về vị thế của các cường quốc châu Âu. Nếu trước hội nghị Vienne, nước Pháp đóng vai trò chi phối tình hình châu Âu thì sau năm 1815, vị trí này được nhường lại cho nước Anh. Trật tự quốc tế ở châu Âu đã tác động nhất định đến vị thế của họ trong việc tranh giành những vùng lãnh thổ của họ ở hải ngoại, trong đó có Philippines. 3.1.2. Sự ra đời của tư tưởng kinh tế chính trị mới ở châu Âu vào thế kỷ XVIII Chủ nghĩa trọng kim là học thuyết kinh tế ra đời sớm nhất và thống trị ở các nước châu Âu từ thế kỉ XV đến đầu thế kỷ XVIII, khi hệ thống các quốc gia-dân tộc hiện đại bắt đầu hình thành. Trên lý thuyết, cũng gần như trong thực tế, Chủ nghĩa trọng kim bắt đầu bị giảm vai trò từ cuối thế kỷ thứ XVII. Ở nhiều nước châu Âu, Chủ nghĩa trọng kim dần bị thay thế bởi chủ nghĩa “thặng dư thương mại” và sau đó là “tự do thương mại”. 48 Điển hình, nước Anh phản đối sự can thiệp của Pháp vào cuộc cách mạng ở Tây Ban Nha hoặc hoạt động của Đồng minh Thần thánh núp dưới danh nghĩa trợ giúp quốc vương Tây Ban Nha nhằm lặp lại “trật tự” ở Mỹ latinh. 80 Chủ nghĩa “thặng dư thương mại” là giai đoạn phát triển hoàn chỉnh của CNTT. Về cơ bản, chính sách kinh tế vẫn đề cao vai trò của tích lũy tiền tệ nhưng đã quan tâm hơn đến phát triển sản xuất.49 Năm 1724, nhà trọng thương nổi tiếng của Tây Ban Nha Gerónimo de Uztariz, đã xuất bản công trình “Theorica y practica de Comercio” (Lý thuyết và thực hành thương mại) theo đường lối của nhà trọng thương người Pháp Colbert. Trong tác phẩm này, Uztariz một lần nữa khẳng định lại tài sản quốc gia chính là các kim loại quý, nhưng ông đã đưa ra những quan điểm mới. Thứ nhất, muốn giữ được kim loại quý không phải bằng cách ngăn chặn sự rò rỉ của các kim loại này thông qua các hạn chế, mà cần nhập và duy trì thông qua một cán cân thương mại thuận lợi. Biện pháp khắc phục chung là thúc đẩy sản xuất và tổ chức lại giao dịch. Thứ hai, Một dân tộc không thể hùng mạnh nếu không có một nền thương mại phát triển, và một thương mại hữu ích thì không thể không có những nhà sản xuất. Thứ ba, giảm thuế nội bộ, kèm theo việc tổ chức lại trong thuế quan xuất nhập khẩu hàng hoá, tăng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, hạn chế về sự xâm nhập của các sản phẩm nước ngoài cần được tiến hành kết hợp với sự phát triển của ngành công nghiệp quốc gia. Cuối cùng, ông ủng hộ việc thúc đẩy ngành công nghiệp tư nhân, xây dựng công ty thương mại nước ngoài. Ông kêu gọi cải cách của Hội đồng Thương mại, với sự ra đời trong đó người được đào tạo và có kinh nghiệm. Ông ủng hộ việc mở tuyến đường thủy và cải thiện đường giao thông và cảng [123]. Mặc dù chủ nghĩa “thặng dư thương mại” đã có những điểm tiến bộ so với “chủ nghĩa trọng kim” nhưng những tư tưởng cốt lõi của nó vẫn nằm trong giới hạn của CNTT, tức là không khuyến khích sản xuất nông nghiệp mà quan tâm hơn đến sản xuất công nghiệp, áp đặt những khoản thuế cao đối với những hàng hóa nhập khẩu, và cung cấp những khoản trợ cấp cho các ngành công nghiệp trong nước. Các nước này cũng 49 Chẳng hạn ở Pháp, nhà kinh tế Colbert (1619-1693), cho rằng “chỉ có sự dồi dào về tiền bạc mới làm nổi bật sự vinh quang và sự hùng mạnh của một quốc gia” và “người ta chỉ có thể tăng thêm tiền bạc trong một vương quốc khi đồng thời lấy đi một số lượng như vậy ở các quốc gia láng giềng”. Vì thế, ông chủ trương trước hết là phát triển thương mại thông qua các công ty độc quyền Nhà nước: Điều kiện để phát triển buôn bán của quốc gia chính là nguồn cung hàng hóa. Ông cho rằng “các công ty là những đạo quân của Nhà vua và các công trường ở Pháp là những đội quân dự bị”. Đường lối của Colbert gồm ba nội dung cơ bản: Thứ nhất, thu thuế tàu nước ngoài một cách có hiệu quả; Thứ hai, phát triển sản xuất (từ năm 1663, ông lập ra hơn 400 công trường thủ công sản xuất từ hàng hóa tiêu dùng đến hàng hóa xa xỉ và hàng xuất khẩu); Cuối cùng là thiết lập các công ty độc quyền thương mại. Công ty Đông Ấn (1664) được nhận độc quyền thương mại và hàng hải trong năm mươi năm ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Công ty Cận Đông (1670 - 1680) được hưởng những khoản trợ cấp và những giao ước với các công trường thủ công sản xuất dạ và đường. Nhờ sự thiết lập những công ty độc quyền thương mại mà sự có mặt của Pháp trên thị trường thế giới được mở rộng: Saint Dominique (1665), lưu vực Mississipi (1673), Pondichery (1674) [2, tr.75]. 81 thường theo đuổi những chính sách làm lợi cho quốc gia mình nhưng lại gây hại cho quốc gia khác. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, sự tăng cường nhu cầu trao đổi thương mại, vào nửa sau thế kỷ XVIII, CNTT bị công kích ở nhiều quốc gia châu Âu50, mạnh mẽ nhất là ở Anh với sự ra đời của tác phẩm kinh điển “Sự giàu có của Quốc gia” (Wealth of Nations) của Adam Smith (1776). Tư tưởng tự do kinh tế mà Adam Smith ủng hộ đã dẫn tới những lập luận cho rằng chủ nghĩa trọng thương là sai lầm. Trong những chỉ trích đối với chủ nghĩa trọng thương, Smith cho rằng việc một quốc gia cố gắng sản xuất một sản phẩm vốn có thể được sản xuất một cách rẻ hơn ở các nước khác là một hành vi không năng suất. Lập luận này trở thành cơ sở cho lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo, nền tảng về lý thuyết cho chính sách “tự do thương mại”. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà Anh trở thành quốc gia tiên phong thực hiện chính sách tự do thương mại. “Nước Anh mở tất cả các cảng của nó, nó đã phá đổ tất cả các hàng rào ngăn cách các quốc gia. Nước Anh làm chủ mặt biển vào cuối các cuộc chiến tranh của Napoleon, nước Anh mở rộng đế chế và thương mại của nó ra cả thế giới, nước Anh công xưởng của thế giới, nước Anh rõ rệt là cường quốc buôn bán thứ nhất ở thế kỉ XIX” [2, tr.172]. Ở Tây Ban Nha, những nhà cải cách kinh tế như Capmany, những nhà lí thuyết chính trị như Campomanes, Aranda và Floridablanca đã cố gắng loại bỏ những ảnh hưởng của CNTT và đặt kinh tế trở thành một khoa học cơ bản. Thông qua các tác phẩm, nhiều ý tưởng về cải cách kinh tế đã ra đời – thường gọi là trường phái “phản trọng thương”. Đặc biệt là công trình “Proyecto económico” (Dự án kinh tế) của Bernardo Ward.51 Trong công trình này, ông đã đề xuất cải cách hệ thống thuộc địa, đồng thời bày tỏ sự đồng tình đối với chính sách tự do kinh tế của Anh áp dụng tại các thuộc địa của nước này (Dẫn theo) [11, tr.93-94]. Vua Charles III bị lôi cuốn bởi những tư tưởng kinh tế mới và dần dần những nhà cải cách đã giành được những vị trí trong các Bộ và Chính phủ. 50 Chẳng hạn ở Pháp, những tư tưởng kinh tế mới ra đời như: Vincent de Gournay (1712–1759) là một trong những người đầu tiên của chủ nghĩa trọng nông trong kinh tế ; François Quesnay (1694–1774) tin rằng thương mại và công nghiệp không phải là nguồn gốc cho sự giàu có, và trong cuốn sách của ông, Tableau économique (1758, Cái bảng kinh tế), Quesnay lập luận rằng thặng dư trong nông nghiệp, chảy vào nền kinh tế dưới hình thức tiền thuê, tiền lương và thương mại nông nghiệp, là động lực đích thực của nền kinh tế; Jacques Turgot (1727–1781) với tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, Réflexions sur la formation et la distribution des richesses (1766, Những suy nghĩ về sự hình thành và phân bố của cải) phát triển học thuyết của Quesnay cho rằng đất đai là nguồn gốc của sự giàu có. 51 Là Bộ trưởng thương mại Hoàng gia Tây Ban Nha, cố vấn của vua Charles III (1759-1788) 82 Trong suốt thế kỉ XVIII, và đặc biệt dưới vương triều Charles III (1759-1788), vương triều Bourbon áp dụng những chính sách nhằm khôi phục lại sức mạnh kinh tế của Tây Ban Nha và các thuộc địa. Một phần không thể thiếu của những chính sách này là sự tái khẳng định quyền lực của nhà nước đối với những hoạt động khác nhau: chính trị, xã hội và kinh tế, mà dưới vương triều Hapsburg, đã bị rơi vào tay của những lợi ích cá nhân hoặc địa phương. Những cải cách của vương triều Bourbon vì thế là một nỗ lực để tạo ra bản sao của vương triều Bourbon Pháp trong hình thành nhà nước chuyên chế dẫn đầu của châu Âu. Những cải cách này được chia thành 2 phạm trù: (1) những chính sách kinh tế được xây dựng để tăng khả năng sản xuất ở Tây Ban Nha và những thuộc địa, điều này sẽ đưa lại nguồn thuế nhiều hơn, (2) những cải cách chính trị để mở rộng và củng cố sự kiểm soát của nhà nước đối với xã hội và kinh tế. Trong phạm trù thứ nhất, vương triều Bourbon tìm kiếm sự khuyến khích đối với công nghiệp và nông nghiệp ở Tây Ban Nha và khai thác mỏ ở Tân thế giới. Sự kết nối giữa mẫu quốc và kinh tế thuộc địa được tăng cường bằng mở rộng thương mại. Sau những cuộc thử nghiệm đầu tiên vào đầu thế kỉ với những công ty buôn bán độc quyền đặc quyền của nhà nước52, những người làm chính sách của Tây Ban Nha đã kết luận rằng việc nới lỏng sự hạn chế sẽ là cách hiệu quả nhất để khuyến khích thương mại với thuộc địa, vì thế năm 1765, vua Charles III đã ban hành sắc lệnh mở cửa nhiều hải cảng của Tây Ban Nha và các cảng khác ở thuộc địa, thực hiện chính sách tự do thương mại. Để gia tăng hoạt động kinh tế, Tây Ban Nha xây dựng hệ thống thuế mới và thực hiện thu thuế một cách hiệu quả [38, tr.110]. Trong xu thế đó, các Toàn quyền như Marques de Ovando (1750-1754), Pedro Manuel de Arandia (1754-1759), Simon de Anda (1770-1776), và đặc biệt là Basco y Vargas (1778-1787) là những đại diện tiêu biểu cho cải cách kinh tế Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines. Dưới sự bảo trợ của những tư tưởng kinh tế mới, được xúc tiến bởi những quan chức cấp cao chính phủ và những cá nhân, họ bắt đầu tạo dựng những quy tắc mới phù hợp với xu thế của thế giới, tập trung vào phát triển tài nguyên thiên nhiên và nỗ lực tạo ra sự tác động có lợi cho sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp thay vì chỉ tập trung vào thương mại trong suốt 200 năm trước đó. Nhiều kế hoạch được triển khai như phát triển các loại cây quế, tiêu, mía, thuốc lá, gỗ mộc và gỗ 52 Công ty Hoàng gia Caracas của Guipuzcoan được thành lập năm 1728 phụ trách thương mại giữa tỉnh Basque của Guipuzcoa với Venezuela. Với sự độc quyền kéo dài đến tận 1780, công ty phát triển thịnh vượng, lợi nhuận từ việc bùng nổ cacao trong những thập kỉ giữa thế kỉ XVIII và đã lấy lại thương mại với Venezuela từ tay người Hà Lan 83 làm thuốc nhuộm hay khai thác các mỏ sắt ở Mambulao, Camarines, San Isidro, Lanatin Valley, 3.1.3. Anh xâm chiếm Manila (1762-1764) và nhu cầu phục hồi thương mại quốc tế, duy trì quyền cai trị của Tây Ban Nha ở Philippines Trong lúc những thay đổi về chính sách kinh tế ở Philippines đang được thúc đẩy thì một sự kiện chấn động xảy đến đó là cuộc tấn công Manila của nước Anh năm 1762. Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cuộc chiến tranh này là do ngày 25-8-1761, vua Charles III của Tây Ban Nha đã kí với Pháp văn bản “Liên minh triều đại” (Family Compact), trong đó ông đồng ý giúp đỡ người bà con của mình là vua Pháp Louis XV (cùng dòng họ Bourbon) chống lại Anh. Để trả đũa, vua Anh George III tuyên chiến với Tây Ban Nha vào ngày 2-1-1762. Ngày 6-1-1761, Chính phủ Anh và quan chức Bộ Hải quân đã tổ chức cuộc họp bí mật để thảo luận phương sách chống lại liên minh Pháp-Tây Ban Nha53. Tại cuộc họp, Bá tước của Egremont đã giới thiệu một đề nghị về việc tấn công Philippines của Trung tá quân đoàn 79 của Anh ở Ấn Độ, William Draper. Ông thuyết phục rằng “một cuộc tấn công Manila thành công, thủ đô của đảo Luzon, một đảo ở Philippines, sẽ không chỉ đem đến sự tức giận và đau đớn to lớn cho kẻ thù mà sẽ còn có đóng góp đối với an ninh và có thể là sự mở rộng thương mại của Công ty Đông Ấn” [66, tr.3]. Sau cuộc gặp gỡ giữa Anson với Laurance Sullivan (Chủ tịch Công ty Đông Ấn ở London) vào ngày 28-12-1761 và giữa Sullivan với Giám đốc Công ty Đông Ấn vào ngày 30-12-1761, kế hoạch chiếm Manila đã được thông qua. Kế hoạch của Draper là sử dụng đoàn quân viễn chinh và tàu chiến từ Ấn Độ để tấn công Manila với kì vọng rằng điều này có thể thực hiện trước khi những tin tức về cuộc chiến tranh bùng nổ giữa Tây Ban Nha và Anh đến Philippines. Trung tá Draper được bổ nhiệm làm chức Thiếu tướng chỉ huy lực lượng quân sự. Kế hoạch này đồng thời được gửi đến Công ty Đông Ấn Anh và chỉ huy Hạm đội Đông Ấn là Đô đốc Samuel Cornish ở Ấn Độ. Do thiếu thông tin và sự phòng bị, chính quyền Tây Ban Nha ở Manila nhanh chóng thất thủ và Manila bị người Anh chiếm đóng trong vòng 2 năm (từ ngày 5-10- 1762 đến ngày 31-5-1764). Anh trao trả Manila lại cho Tây Ban Nha do hiệp ước Paris kết thúc cuộc Chiến tranh Bảy năm được kí vào ngày 10-2-1763. Mặc dầu vậy, sự rút đi của họ đã để lại cho chính quyền Tây Ban Nha những thách thức lớn: 53 Tham dự cuộc họp gồm có: George Anson (Bộ trưởng Bộ Hải quân); Ligonier (Tổng Tư lệnh Quân đội Anh); Greville (Công tước của Devonshire); Công tước Newcastle đồng thời là Bộ trưởng Ngân khố; Bá tước của Egremont và Bá tước của Bute đồng thời là Thủ tướng [66, tr.3]. 84 Thứ nhất, người Anh đã thành công trong việc phá vỡ “chính sách đóng cửa và cô lập” của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines được thực thi trong suốt thế kỷ XVII, XVIII. Trong hai năm Anh chiếm Manila, người Anh cho phép “mở cửa” thương mại trực tiếp với Trung Quốc, Ấn Độ và những quốc gia lân cận. Từ đây, “sự chú ý của thế giới tập trung vào Manila, trong vài tháng thành phố đã mở cửa cho ngoại thương và các thương nhân ngoại quốc đến đây để nghiên cứu khả năng của Manila với tư cách là một trung tâm thương mại” [6, tr.1015]. Việc “mở cửa” này cộng với việc Công ty Đông Ấn Anh đang từng bước xâm nhập và uy hiếp hành lang phía Đông đã đặt thuộc địa Philippines vào tình thế đe dọa về an ninh. Bởi lẽ người Tây Ban Nha hiểu là theo chân người Anh có thể là những thế lực cạnh tranh khác, thậm chí là người Anh cũng có thể xuất hiện tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chinh_sach_dong_cua_va_mo_cua_cua_tay_ban_nha_o_thuo.pdf
Tài liệu liên quan