Luận án Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống sâu cuốn lá vừng Antigastra catalaunalis (Duponchel) (Lepidoptera: Pyralidae) tại Lộc Hà, Hà Tĩnh

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục hình ix

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục đích, yêu cầu nghiên cứu của đề tài 3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5. Những đóng góp mới của đề tài 4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5

1.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước 6

1.2.1. Tổng quan nghiên cứu ở ngoài nước 6

1.2.2. Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam 21

1.2.3. Những vấn đề cần quan tâm 24

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26

2.1.1. Một vài nét về địa điểm nghiên cứu 26

2.1.2. Thời gian nghiên cứu 29

2.2. Vật liệu, dụng cụ và hóa chất nghiên cứu 29

2.2.1. Vật liệu nghiên cứu 29

2.2.2. Dụng cụ nghiên cứu 29

2.2.3. Hóa chất nghiên cứu 30

2.3. Nội dung nghiên cứu 30

2.4. Phương pháp nghiên cứu 30iv

2.4.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis 30

2.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis 31

2.4.3. Đặc điểm sinh thái học của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis 35

2.4.4. Phương pháp khảo nghiệm hiệu lực một số loại thuốc bảo vệ thực

vật phòng chống sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis 42

2.5. Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu vật 43

2.6. Giám định mẫu vật 43

2.7. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán 43

2.8. Xử lý số liệu 45

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 46

3.1. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái của sâu cuốn lá vừng

A. catalaunalis 46

3.1.1. Vị trí phân loại và tên thông dụng của đối tượng nghiên cứu 46

3.1.2. Đặc điểm hình thái của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis 46

3.2. Đặc điểm sinh vật học của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis 52

3.2.1. Tìm hiểu phổ kí chủ của sâu cuốn lá vừng 52

3.2.2. Tập tính hoạt động của ngài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis 54

3.2.3. Tập tính hoạt động của sâu non cuốn lá vừng A. catalaunalis 61

3.2.4. Tập tính hóa nhộng của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis 66

3.2.5. Thời gian phát dục các pha của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis 68

3.3. Đặc điểm sinh thái học của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis 70

3.3.1. Thành phần sâu hại vừng tại Lộc Hà, Hà Tĩnh 71

3.3.2. Mức độ gây hại của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis theo giai đoạn

sinh trưởng của cây vừng tại Lộc Hà, Hà Tĩnh 75

3.3.3. Diễn biến mật độ sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis dưới ảnh hưởng

của một số yếu tố sinh thái 77

3.3.4. Kẻ thù tự nhiên của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis 88

3.4. Biện pháp phòng chống sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis bằng

thuốc bảo vệ thực vật 101v

3.4.1. Khảo nghiệm hiệu lực một số loại thuốc bảo vệ thực vật trong

nhà lưới 101

3.4.2. Khảo nghiệm hiệu lực một số loại thuốc bảo vệ thực vật trong điều

kiện đồng ruộng 102

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 104

Kết luận 104

Đề nghị 105

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN ÁN 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

PHỤ LỤC 114

pdf184 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng chống sâu cuốn lá vừng Antigastra catalaunalis (Duponchel) (Lepidoptera: Pyralidae) tại Lộc Hà, Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dịch mật ong 50% (7,4 ngày) và cũng đẻ được lượng trứng nhiều nhất (116,0 quả/cái) so với dung dịch mật ong 10% (4,5 ngày; 91,1 quả/cái) và ngắn nhất là khi cho ăn thêm bằng nước lã (2,9 ngày; 62,8 quả/cái) ở mức ý nghĩa p ≤ 0.05 (Bảng 3.6). Thực tế đồng ruộng, trưởng thành sâu cuốn lá vừng có thể tìm được thức ăn thêm là mật hoa của cây vừng và cây cỏ dại, nên thời gian sống có thể cao hơn so với thí nghiệm bằng nước lã. So với kết quả nghiên cứu của Ahirwar et al. (2010), trưởng thành cái sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis sống khoảng 6 - 12 ngày, đẻ được 30-90 trứng, thì số liệu thí nghiệm của chúng tôi, trưởng thành sống ngắn hơn (2-9 ngày), nhưng số trứng đẻ cao hơn (47 - 150 trứng tùy theo điều kiện thức ăn thêm). Các kết quả nghiên cứu khác về sức đẻ trứng của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis biến động rất mạnh, tùy thuộc vào từng cá thể và điều kiện nuôi. Chẳng hạn, kết quả của Menon et al. (1960), sức đẻ trứng của sâu A. catalaunalis 60 giao động 14 - 95 quả; của Teotia et al. (1965) là 6 - 223 quả; của Desai and Patel (1965) là 0 - 71 quả, của Cheema (1981) là 13 - 116 quả, của Cheema and Singh (1987) là 18 - 91 quả, của Atwal and Dhaliwal (2005) là 140, và của Ahirwar et al. (2007) là 55 - 80 quả/cái ở các điều kiện thí nghiệm khác nhau về nhiệt độ và ẩm độ. Như vậy, hoạt động sinh sản của các loài côn trùng nói chung và loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis nói riêng chịu sự chi phối mạnh mẽ của nhiều yếu tố nên sức sinh sản của chúng cao hay thấp cũng đều dẫn đến kết quả duy trì một số lượng cá thể vừa phải phù hợp với yêu cầu sinh tồn của loài và cân đối với môi trường sống của chúng (Nguyễn Viết Tùng, 2008). * Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành sâu cuốn lá vừng: là đặc tính đặc trưng của mỗi loài côn trùng, thời gian đẻ trứng và số lượng trứng đẻ mỗi ngày hoặc đẻ theo đợt cách quãng của các loài khác nhau là khác nhau. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu này đối với loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis được thể hiện ở hình 3.8. Hình 3.8. Nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành sâu cuốn lá vừng Ghi chú: Nhiệt độ TB 29,2oC; Ẩm độ TB 75,1% ; n = 15, giống vừng đen V36. Thức ăn thêm cho trưởng thành là dung dịch mật ong 50%. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1 2 3 4 5 6 7 8 Thứ tự ngày đẻ trứng Số trứng (quả/con cái/ngày) 61 Ngài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis sau vũ hóa 2 ngày bắt đầu đẻ, số lượng trứng đẻ ngày đầu tiên trung bình 39,5 quả/cái, bước sang ngày thứ 3 sau vũ hóa trưởng thành cái đẻ trứng ít hơn chỉ là 27,3 quả/cái, tuy nhiên đến ngày thứ 4 sau vũ hóa ngài cái đẻ số lượng trứng tăng lên nhiều hơn ngày 3 và đạt 29,6 quả, ngày đẻ thứ 5 sau vũ hóa lượng trứng đẻ giảm nhiều còn 11,7 quả, ngày thứ 6 là 5,5 quả, ngày thứ 7 sau vũ hóa trưởng thành cái đẻ giảm rỏ rệt chỉ còn 2,3 quả và sau đó trưởng thành cái chết. Thời gian đẻ trứng của ngài cái kéo dài đến 6 ngày. Như vậy, nhịp điệu đẻ trứng của trưởng thành loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis, bắt đầu đẻ sau vũ hóa 2 ngày và đẻ nhiều nhất ở ngày đẻ đầu tiên, giảm ở ngày đẻ thứ 2 và sau đó ngày đẻ thứ 3 tăng lên rồi giảm theo chiều giảm dần, trước khi chết sinh lý. 3.2.3. Tập tính hoạt động của sâu non cuốn lá vừng A. catalaunalis 3.2.3.1. Tỷ lệ nở của trứng sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis Tỷ lệ nở của trứng của mỗi loài côn trùng cũng là một chỉ tiêu sinh học đáng quan tâm. Một loài muốn gia tăng mật độ quần thể trên đồng ruộng thì phải có sức sinh sản lớn, tỷ lệ trứng nở phải cao. Kết quả nghiên cứu tỷ lệ trứng nở của loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis trong phòng thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.7. Bảng 3.7. Tỷ lệ trứng nở của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis Tháng theo dõi Trong điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm Số trứng theo dõi (quả) Sổ trứng nở (quả) Tỷ lệ trứng nở (%) Nhiệt độ trung bình (oC) Ẩm độ trung bình (%) Tháng 8/2012 100 79 79,0 30,2 86,8 Tháng 9/2012 100 87 87,0 28,1 83,3 Trung bình 83 83,0 Ghi chú: Giống vừng đen V36 Kết quả theo dõi tỷ lệ trứng nở sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis trong điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm ở bảng 3.7 cho thấy vào tháng 8, tháng 9 tỷ lệ trứng 62 nở lần lượt là 79%, 87%, trung bình là 83%. Như vậy trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ trung bình của tháng 8 (30,2oC; 86,8%) tỷ lệ nở của trứng sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis thấp hơn điều kiện nhiệt độ và ẩm độ trung bình của tháng 9 (28,1oC; 83,3%). So với kết quả nghiên cứu của Cheema and Singh (1987) tỷ lệ trứng nở của sâu A. catalaunalis đạt 78%, thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi 5%. 3.2.3.2. Tập tính hoạt động của sâu non và triệu chứng gây hại * Tập tính hoạt động của sâu non + Sâu non tuổi 1: khi mới nở đã hoạt động rất nhanh nhẹn, chúng có thể bò khắp lá và bắt đầu hoạt động ăn lá. Chúng gặm sâu vào trong và ăn diệp lục của lá. Sâu non tuổi 1 chưa có khả năng nhả tơ cuốn lá, nó chỉ có khả năng nhả một lớp tơ mỏng trên bề mặt lá (Hình 3.9). Hình 3.9. Sâu non A. catalaunalis mới nở bắt đầu hoạt động ăn lá + Sâu non tuổi 2: bắt đầu phân tán, chúng bò ra ngoài mép lá, nhả tơ quấn 2 mép lá lại với nhau hoặc chập 2-3 lá lại nằm trong đó để ăn. + Sâu non tuổi 3: bắt đầu gây hại mạnh, chúng có khả năng nhả tơ dong mình đu đưa nhờ gió để nhảy dù sang chỗ khác lẩn trốn nếu có tác động từ bên ngoài. 63 + Sâu non tuổi 4: lớn rất nhanh, có khả năng di chuyển tốt, chúng nhả tơ gập lá theo chiều dọc thành tổ từ 1 - 4 lá. Sâu non thường bò lên ngọn, cuốn các lá ngọn lại với nhau, nằm trong đó thò đầu ra ăn. + Sâu non tuổi 5: Ăn rất khỏe, lúc này chúng nhả tơ cuốn cả những lá bánh tẻ thành tổ, nằm trong tổ gặm ăn lá, có thể các búp lá non trên cây đã bị ăn hết làm cho cây vừng không có khả năng hồi phục. Khi đẫy sức thì ngừng ăn hoàn toàn, di chuyển chậm chạp tìm nơi hóa nhộng, hoặc nhả tơ dong mình xuống đất, tìm chỗ kín ở tầng lá rụng, gốc cây vừng, cây cỏ tiến hành hóa nhộng. Trước khi hóa nhộng, sâu non nhả tơ dệt một kén mỏng bao bọc lấy mình rồi hóa nhộng trong kén. * Triệu chứng gây hại của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis Sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis tấn công cây vừng ngay từ giai đoạn cây con ra lá mầm hoặc có 1 đến 2 lá thật, thường sâu non tuổi 1 ăn các lá vừng và đến tuổi 2 sâu non nhả tơ cuốn các lá lại thành tổ tiến hành ăn và cư trú trong tổ. Đặc điểm chính của nhóm sâu cuốn lá ở chỗ chuẩn bị một thể nền cơ học để tránh sự tấn công của nhiều kẻ thù tự nhiên (Vũ Quang Côn, 2007). Thường chỉ có một sâu non cuốn lá vừng tuổi 2- 5 trên một tổ, nhưng cũng có những tổ bên trong có từ 2 đến 3 con sâu non. Khi sâu non cuốn lá vừng A. catalaunalis tấn công cây vừng ở giai đoạn cây con, do sâu cuốn lá bao lấy đỉnh sinh trưởng và tiến hành đục ăn lá và đỉnh sinh trưởng cây con vì vậy hầu hết cây vừng con sau khi bị sâu cuốn lá ăn hết thức ăn và di chuyển nơi khác, cây con bị hại hầu như không có khả năng phục hồi sinh trưởng và sẽ bị chết. Đây là điều cần được đặc biệt lưu ý trong phòng chống loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis này. Vì vậy, phải thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm sự xuất hiện, tổ chức phòng trừ sâu cuốn lá vừng kịp thời và hiệu quả. Sâu non cuốn lá vừng A. catalaunalis ăn lá, cắn khuyết hoa vừng, đục hoa và đục quả chui vào bên trong quả vừng tiếp tục phá hại quả vừng cho đến khi quả già, 64 gây biến dạng, phình to và cong queo thân cây vừng, gây nên tác hại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất hạt vừng Sâu cuốn lá vừng gây hại cây con Vết cắn của sâu cuốn lá vừng trên hoa, lá và ngọn cây vừng Có nhiều sâu non gây hại trên cùng một tổ sâu 65 Vết gây hại của sâu cuốn lá vừng trên hoa Vết hại của sâu cuốn lá vừng làm cây bị biến dạng Vết hại của sâu cuốn lá vừng trên quả non và quả già Hình 3.10. Hình ảnh về triệu chứng gây hại của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis 66 3.2.4. Tập tính hóa nhộng của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis 3.2.4.1. Vị trí hóa nhộng Sâu non cuốn lá vừng A. catalaunalis tuổi cuối khi đẫy sức, một số cá thể nhả tơ cuốn các lá hoặc hoa lại làm tổ rồi hóa nhộng ở trong đó. Một số cá thể khác thì hóa nhộng ngay trong tổ lá trên cây vừng. Còn phần lớn các cá thể khác thì di chuyển xuống mặt đất, tìm chỗ kín dưới tầng lá rụng hoặc dưới cây cỏ gần gốc cây vừng rồi mới hóa nhộng. Số liệu nghiên cứu cho thấy, sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis hóa nhộng trong tổ cuốn hoa chiếm một tỷ lệ rất thấp (6,5%); tương tự tỷ lệ chúng hóa nhộng trong tổ lá trên cây vừng cũng chỉ đạt 13,3%. Chủ yếu là chúng nhả tơ dong mình đu xuống mặt đất, rồi bò tìm những chỗ kín để hóa nhộng (80,2%). Qua đây có thể thấy, tập tính hóa nhộng của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis là những chỗ kín ở trên mặt đất dưới gốc cây vừng. Bảng 3.8. Vị trí hóa nhộng của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis Số cá thể theo dõi Vị trí hóa nhộng Trong hoa vừng Tổ lá trên cây vừng Trên mặt đất Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) (I) 35 2 5,7 6 17,1 27 77,1 (II) 42 3 7,2 4 9,5 35 83,3 Tỷ lệ trung bình (%) 6,5 13,3 80,2 Ghi chú: (I). Tháng 4/2013; (II). Tháng 5/2013 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Ahirwar et al. (2010), hầu hết các cá thể nhộng sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis đều hóa trên mặt đất dưới tàn dư của cây cỏ. 3.2.4.2. Tỷ lệ sống sót trước pha trưởng thành sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ sống sót của loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis được trình bày ở bảng 3.9. 67 Bảng 3.9. Tỷ lệ sống sót các pha trước trưởng thành sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis Pha phát dục Tỷ lệ sống sót (%) Tổng cá thể theo dõi (con) Số cá sống sót (con) Tỷ lệ sống sót (%) Trứng 120 100 83,3 Sâu non Tuổi 1 100 77 77,0 Tuổi 2 77 62 80,5 Tuổi 3 62 54 87,1 Tuổi 4 54 49 90,7 Tuổi 5 49 45 91,8 Nhộng 45 40 88,9 Ghi chú: Nhiệt - ẩm độ trung bình: 29,2oC, 75,1%; thức ăn sâu giống vừng đen V36 Kết quả cho thấy, trứng sâu cuốn lá vừng có tỷ lệ nở là 83,3% và khi nuôi 100 cá thể sâu non mới nở ở điều kiện nhiệt độ, ẩm độ trung bình là 29,2oC và 75,1% thì thấy sâu non tuổi 1 chết nhiều nhất, tỷ lệ sống sót chỉ còn 77%. Điều này có lẽ do cơ thể sâu non tuổi 1 mới nở còn yếu, non nớt, sức chịu đựng kém với điều kiện môi trường nên tỷ lệ số cá thể bị chết cao (Bảng 3.9). Sang tuổi 2, do cơ thể đã lớn hơn, sức sống cao hơn nên số lượng sâu chết ít hơn. Tỷ lệ sống sót của sâu non tuổi 2 đạt 80,5% (Bảng 3.9). Đến tuổi 3, tuổi 4, tuổi 5 kích thước cơ thể lớn, quen với môi trường sống hơn các tuổi nhỏ, sức ăn lá khỏe hơn nhiều nên tỷ lệ sống sót rất cao. Tỷ lệ sống sót ở các tuổi 3, 4 và tuổi 5 tương ứng là 87,1; 90,7 và 91,8%. Đến thời kỳ nhộng, tỷ lệ các cá thể sống sót đến vũ hóa trưởng thành rất cao (88,9 %). Tuy nhiên, nhìn tổng thể về tỷ lệ sống sót của loài A. catalaunalis được thể hiện là thấp. Từ 100 cá thể sâu non tuổi 1 ban đầu, nuôi cho đến lúc nhộng vũ hóa trưởng thành chỉ còn 40% (Bảng 3.9). 68 3.2.5. Thời gian phát dục các pha của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis Thời gian phát dục các pha của một loài sinh vật là một trong những đặc tính sinh học rất quan trọng, nắm được vòng đời chúng ta có thể dự tính, dự báo được thời gian phát sinh, phát triển của các lứa tiếp theo, từ đó đề ra các biện pháp chỉ đạo phòng trừ đem lại hiệu quả cao trong công tác phòng chống sâu hại nói chung và sâu cuốn lá vừng nói riêng. Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu này của loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis được trình bày ở bảng 3.10. Thời gian phát dục của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis khá ngắn, trong điều kiện nhiệt-ẩm độ trung bình 29,2oC và 75.1%, vòng đời của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis dao động trong khoảng 16,5 - 31,5 ngày, trung bình 22,28 ± 3,16 ngày. Trong đó, thời gian phát dục của trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành tiền đẻ trứng tương ứng là 3,04; 11,54; 4,65 và 3,38 ngày (Bảng 3.10). Bảng 3.10. Thời gian phát dục các pha của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis Pha phát dục Thời gian phát dục (ngày) Ngắn nhất Dài nhất Trung bình ± SE Trứng 2,0 4,0 3,04 ± 0,44 Sâu non Tuổi 1 1,5 3,0 2,28 ± 0,34 Tuổi 2 1,5 2,5 1,98 ± 0,26 Tuổi 3 1,5 2,0 1,60 ± 0,21 Tuổi 4 1,5 2,5 2,00 ± 0,28 Tuổi 5 2,5 4,5 3,35 ± 0,43 Tổng pha sâu non 8,5 14,5 11,54 ± 0,65 Nhộng 4,0 8,0 4,65 ± 0,70 Trưởng thành (trước đẻ) 2,0 5,0 3,38 ± 0,50 Vòng đời 16,5 31,5 22,28 ± 3,16 Thời gian sống trưởng thành 2 9 4,50 ± 1,20 Ghi chú: Nhiệt - ẩm độ trung bình: 29.2oC, 75.1%; Số cá thể theo dõi mỗi pha N=30 (riêng pha trứng N=100) Thức ăn cho sâu non: Lá non giống vừng đen V36. 69 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu gần đây nhất của Nayer et al. (2013) về thời gian phát dục các pha của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis. Theo ông, thời gian phát dục tương ứng của trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành là 2,45; 10,2 ± 1,05; 4,9 ± 0,21; 1,1 ± 0,25 ngày. Trưởng thành sống 6,18 ± 0,2 ngày. Kết quả này cũng tương tự như của các tác giả Selvanarayanan and Baskaran (2000) thời gian phát dục của trứng, sâu non, nhộng là 2,4; 10,8; 4,5; trưởng thành sống 5,9 ngày. Vòng đời 21,26 ± 0,64 ngày. Kết quả nghiên cứu của Singh et al. (1992), thời gian phát dục các pha của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis trong các tháng nghiên cứu (tháng 6 năm 1988 và tháng 1 năm 1989) tương ứng là: trứng 2,1 - 7,1 ngày, sâu non 9,8 - 28,3, nhộng 5,4 - 14,0; trưởng thành tiền đẻ trứng 2,0 - 6,5 ngày. Vòng đời 18,0 ngày ở điều kiện nhiệt ẩm độ của tháng 6/1988 và 49,4 ngày ở tháng giêng 1989. So với kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở điều kiện nhiệt ẩm độ trung bình là 29,2oC, 75,1% (tháng 8), vòng đời của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis giao động 16,5 - 31,5 ngày, trung bình 22,28 ngày; dài hơn kết quả nghiên cứu của Singh et al. (1992) (nuôi vào tháng 6 năm 1988) 4,5 ngày. Song lại ngắn hơn rất nhiều (27,12 ngày) so với kết quả nghiên cứu này khi nuôi ở điều kiện mùa đông (tháng 1 năm 1989). Còn theo kết quả nghiên cứu của Ahirwar et al. (2010), thời gian phát dục các pha của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis tương tự với kết quả nghiên cứu của chúng tôi trừ pha tiền nhộng (pha trứng phát dục 2 - 3 ngày, sâu non 10 - 15 ngày, tiền nhộng 2 - 8 ngày, nhộng 4 - 12 ngày, trưởng thành tiền đẻ trứng 3-6 ngày). Do vậy, thời gian vòng đời (22 - 29) của loài sâu này theo Ahirwar et al. (2010) dài hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi do pha tiền nhộng kéo dài hơn. 70 Hình 3.11. Vòng đời sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis Kết quả nghiên cứu của một số tác giả trước đây cũng cho thấy, thời gian phát dục các pha của sâu A. catalaunalis biến động rất mạnh tùy thuộc vào điều kiện khí hậu. Chẳng hạn số liệu của Cheema (1981) thời gian phát dục của trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành và vòng đời là 2 - 6,5; 9 - 32, 4 - 20, 5 - 6, 18 - 61 (ngày) ở vùng Ludhiana (Punjab, Ấn Độ). Còn theo Cheema and Singh (1987), thời gian phát dục tương ứng là: 2-6; 9,6 - 30,5; 4 - 15, 5 - 11, 18 - 51 (ngày). Tương tự, số liệu của Ahuja and Backhetia (1995) là 2 - 9, 8 - 33, 3 - 20, 4 -16, 17 - 78 (ngày) cũng ở vùng Ludhiana (Punjab, Ấn Độ). 3.3. Đặc điểm sinh thái học của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis Mỗi loài sinh vật đều chịu tác động của các yếu tố sinh thái (thuận lợi và bất lợi), gây nên sự thay đổi số lượng (tăng/giảm). Biến động số lượng có thể theo quy luật dưới tác động của gen di truyền và ngoại cảnh (thời gian phát dục, lứa). 4 – 8 ngày Sâu non Nhộng Vòng đời 16,5 - 31,5 ngày 8,5 – 14,5 ngày 2 – 4 ngày 2-5 ngày 71 3.3.1. Thành phần sâu hại vừng tại Lộc Hà, Hà Tĩnh Cây vừng có thời gian sinh trưởng và phát triển tương đối ngắn, nhưng bị nhiều loài sâu hại tấn công. Sâu hại vừng đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của vừng như: Gây hại cây con, chồi non, lá, hoa, thân và quả. Điều tra nghiên cứu thành phần sâu hại vừng trên sinh quần ruộng vừng trong những năm 2010 - 2012 tại Lộc Hà, Hà Tĩnh (bảng 3.11). Qua điều tra năm 2010 đã thu thập được 16 loài sâu hại thuộc 5 bộ, 10 họ. Bộ cánh vảy có số lượng loài nhiều nhất (5 loài, chiếm 31,25% tổng số loài thu được), sau đó đến bộ cánh cứng, bộ cánh thẳng và bộ cánh nửa, mỗi bộ có 3 loài (18,75%), ít nhất là bộ cánh đều (2 loài, chiếm 12,5%). Sâu hại chính trên cây vừng có 3 loài, đó là: Sâu cuốn lá vừng Antigastra catalaunalis. họ Pyralidae, Sâu khoang Spodoptera litura. họ Noctuidae và Rệp đen Aphis craccivora., họ Aphididae (Bảng 3.11). Số loài sâu hại vừng thu được năm 2011 có15 loài (15 loài so với 16 loài của năm 2010). Điều này cho thấy thành phần sâu hại trên cây vừng trong 2 năm 2010 và 2011 là tương tự nhau. Tuy nhiên, năm 2011 có thêm 2 loài khác so với năm 2010 là Câu cấu xanh nhỏ (P. sieversi) và Bọ trĩ (Thrips sp.), nhưng có 3 loài giảm so với năm 2010 là Châu chấu voi C. rosea rosea), Ban miêu đen (E. impressicornis) và Sâu cuốn lá đầu nâu (O. indicata) (Bảng 3.11). Sự thay đổi không đáng kể này rất có thể là do tác động của thời tiết. Mùa đông 2010 rét đậm kéo dài (43 ngày), nhiều đợt rét đậm rét hại đã kéo theo sự chậm trễ của sản xuất vừng, người nông dân phải gieo vừng muộn hơn. Mức độ phổ biến của các loài sâu trên vừng nói chung thấp hơn năm 2010. Số loài xuất hiện ở vụ xuân hè 2011 là 13 loài, ở vụ hè thu là 12 loài. Số loài xuất hiện với mức độ phổ biến cao ở năm 2011 cũng ít hơn năm 2010. So sánh thành phần sâu hại vừng ở các tỉnh phía Bắc năm 1967-1968 (28 loài) (Viện BVTV, 1976) thì số loài sâu hại vừng trong 2 năm (2010-2011) ít 72 phong phú hơn nhiều. Nhưng so với kết quả điều tra côn trùng cơ bản ở các tỉnh phía Nam 1975-1976 (Viện BVTV, 1999) (8 loài), thì số loài sâu hại trên cây vừng ở Lộc Hà, Hà Tĩnh năm 2010, 2011 thuộc dạng trung bình. Sự biến động thành phần loài sâu hại vừng rất có thể do tác động chủ yếu của thuốc hóa học. Còn trên thế giới, thành phần loài sâu hại vừng cũng biến động mạnh tùy quốc gia, tùy vùng sinh thái. Theo tác giả Nualsri (1991), trên cây vừng ở Thái Lan có 18 loài côn trùng và 2 loài nhện nhỏ gây hại, số liệu này ở Việt Nam chỉ ít hơn 2-3 loài. Sintim et al. (2010) thí nghiệm đánh giá sự hiện diện các loài chân đốt (Arthropoda) trên 56 dòng vừng thu thập ở châu Á và châu Phi, chỉ ghi nhận được 7 loài sâu hại. Số liệu này rất thấp so với số liệu thu được trên vừng ở Lộc Hà, Hà Tĩnh. Điều tra thu thập thành phần sâu hại vừng tại Lộc Hà, Hà Tĩnh đươc tiếp tục năm 2012 (bảng 3.11). Năm 2012 xuất hiện 17 loài sâu hại trên cây vừng và 1 loài kiến ăn hạt. Về cơ bản, 15 loài (1 - 15) xuất hiện tương tự năm 2011, song mức độ phổ biến thấp hơn. Điều sai khác ở năm 2012 là loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis xuất hiện với mức độ phổ biến cao ở cả vụ xuân hè lẫn vụ hè thu. Thêm vào đó, giai đoạn gieo hạt, có kiến xuất hiện, chúng ăn hạt, tha hạt về tổ, làm giảm mật độ cây vừng. Giai đoạn cây sinh trưởng sinh dưỡng xuất hiện sâu sa xanh, chúng ăn lá, chồi non, làm giảm đáng kể diện tích quang hợp của lá cây vừng, gián tiếp làm giảm năng suất. Trong 2 vụ vừng thì vụ xuân hè có số loài sâu hại thu được (16 loài) cao hơn vụ hè thu (13 loài). Điều này cũng dễ hiểu là do vụ xuân hè, thời tiết ấm và ẩm, thuận lợi cho côn trùng tồn tại và phát triển hơn so với vụ hè thu, do mùa hè thời tiết nắng nóng hơn, nhiệt độ có những thời điểm quá cao, nên một số loài có thể di trú đến nơi có điều kiện nhiệt - ẩm độ thích hợp hơn. 7 3 Bảng 3.11. Thành phần sâu hại vừng năm 2010 – 2012 tại Lộc Hà, Hà Tĩnh Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ phận bị hại Mức độ phổ biến Năm 2010 Năm 2011 Nă m2013 Vụ xuân hè Vụ hè thu Vụ xuân hè Vụ hè thu Vụ xuân hè Vụ hè thu I. BỘ CÁNH THẲNG – ORTHOPTERA Họ châu chấu Acrididae 1. Châu chấu lúa Oxya velox (Fabr.) Lá + + + + + - 2. Cào cào Atractomorpha sinensis (Bolivar.) Lá + 0 0 + 0 + 3. Châu chấu voi Chondracris rosea rosea (De Geer) Lá + 0 0 - 0 0 II. BỘ CÁNH ĐỀU – HOMOPTERA Họ rệp muội Aphididae 4. Rệp muội đen Aphis craccivora (Koch.) Chồi non ++ - ++ 0 + 0 Họ rầy nhảy Cicadellidae 5. Rầy xanh lá mạ Empoasca flavescens (Fabr.) Lá, Chồi non ++ ++ + ++ + + III. BỘ CÁNH NỬA – HEMIPTERA Họ bọ xít 5 đốt râu Pentatomidae 6. Bọ xít xanh Nezava viridula (Linnaeus.) Lá ++ + + ++ ++ + 7. Bọ xít xanh vai đỏ Piezodorus hybneri (Gmelin) Lá 0 + 0 + - + 8. Bọ xít nâu 2 chấm trắng Eysarcoris guttiger (Thunb.) Lá, nụ, hoa 0 0 0 0 0 ++ Họ bọ xít mép Coreidae 9. Bọ xít dài Leptocorisa acuta (Thunb.) Lá + 0 - 0 - 0 IV. BỘ CÁNH TƠ – THYSANOPTERA Họ Bọ trĩ Thripidae 10. Bọ trĩ Thrips sp. Lá, Chồi non 0 0 +++ - ++ - 7 4 V. BỘ CÁNH CỨNG – COLEOPTERA Họ vòi voi Curculionidae 11. Câu cấu xanh lớn Hypomeces squamosus (Fabr.) Lá, Chồi non ++ + + + - 0 12. Câu cấu xanh nhỏ Platymicterus sieversi (Reitter) Hoa, Chồi non 0 0 - 0 - 0 Họ Ban miêu Meloidae 13. Ban miêu đen Epicauta impressicornis (Pic.) Hoa, Chồi non + 0 0 0 0 0 Họ Ánh kim Chrysomelidae Lá 14. Bọ nhảy sọc cong Phyllotreta striolata (Fabr.) Lá + ++ + - + 0 VI. BỘ CÁNH VẢY – LEPIDOPTERA Họ Ngài sáng Pyralidae 15. Sâu cuốn lá vừng Antigastra catalaunalis (Dup.) Lá, Hoa, Quả, Chồi non +++ +++ ++ +++ +++ +++ 16. Sâu cuốn lá đầu nâu Omiodes indicata (Fabr.) Lá + 0 0 0 0 0 Họ Ngài đêm Noctuidae 17. Sâu khoang Spodoptera litura (Fabr.) Lá ++ ++ ++ + - + 18. Sâu xanh Helicoverpa armigera (Hübner) Lá, Chồi non ++ ++ + ++ + + 19. Sâu đo xanh Chrysodeixis sp. Lá + - + - + - Họ Ngài trời Sphingidae 20. Sâu sa xanh Agrius sp. Lá, Chồi non 0 0 0 0 + + Họ Kiến Formicidae 21. Kiến Solenopsis sp. Hạt 0 0 0 0 + + Tổng số loài thu được theo vụ 15 11 13 12 16 13 Tổng số loài thu được theo năm 16 15 17 Ghi chú: 0: Không bắt gặp; –: Rất ít phổ biến (< 20% độ thường gặp); +: Ít phổ biến (20-40%); ++: Trung bình phổ biến (> 40-60%); +++: Rất phổ biến (> 60%). 75 Tóm lại, qua 3 năm điều tra nghiên cứu nhận thấy rằng, thành phần sâu hại vừng tại Lộc Hà, Hà Tĩnh biến động không mạnh (15-18 loài) và tổng số cả 3 năm là 21 loài (bảng 3.11) và số lượng thấp hơn 7 loài so với kết quả điều tra của Viện BVTV (1976). Song mức độ phổ biến có thay đổi tùy vụ, tùy năm và tùy theo loài. Nhưng điều đáng chú ý là loài sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis thì trong cả 3 năm điều tra, chúng đều xuất hiện với mức độ phổ biến cao nhất. Cũng so với Viện BVTV (1976), loài sâu cuốn lá vừng chưa có trong danh lục, điều này phù hợp với nhận xét của nhiều tác giả, sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis là loài di trú mạnh (Ahirwa et al., 2010; Egonyu et al., 2005). 3.3.2. Mức độ gây hại của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis theo giai đoạn sinh trưởng của cây vừng tại Lộc Hà, Hà Tĩnh Trong thực tế sản xuất sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis đã gây hại và làm giảm năng suất và phẩm chất vừng, giảm hiệu quả đầu tư. Vì vậy, việc đánh giá tỉ lệ thiệt hại đến năng suất vừng ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau của cây vừng trong sản xuất, làm cơ sở cho việc quyết định tiến hành phòng trừ chúng, nhằm tránh những thiệt hại về năng suất, phẩm chất hạt, cũng như tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất vừng là rất cần thiết (bảng 3.12). Giai đoạn cây con 1-2 lá, nếu bị sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis gây hại có thể giảm năng suất 100% đây là điểm quan trọng được rút ra trong quá trình thí nghiệm. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng trong sản xuất vừng giai đoạn cây con cần được bảo vệ cẩn thận trước sự tấn công của sâu cuốn lá vừng (bảng 3.12). Thực tế đã minh chứng trong sản xuất nhiều nông dân đã phải bỏ ruộng khi sâu cuốn lá vừng tấn công giai đoạn cây con và đã phải cày, bừa để làm lại. Trong khi đó ở giai đoạn cây 3-5 lá khi sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis gây hại vụ xuân hè thiệt hại 18,16%, vụ hè thu thiệt hại 19,13%. Tỉ lệ thiệt hại tăng lên khi sâu cuốn lá vừng gây hại giai đoạn ra hoa-quả non 22,31% ở vụ xuân hè và 21,44% vụ hè thu. Đáng chú ý khi cây vừng ở giai đoạn ra hoa kết trái có sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis gây hại thì tỉ lệ thiệt hại là 37,22% trong vụ xuân hè và 33,51% trong vụ hè thu. 76 Bảng 3.12. Mức độ gây hại của sâu cuốn lá vừng A. catalaunalis theo giai đoạn sinh trưởng của cây vừng đến năng suất vụ hè thu năm 2012 tại Lộc Hà, Hà Tĩnh Giai đoạn sâu A. catalaunalis gây hại Vụ xuân – hè Vụ hè – thu Năng suất Giảm so với đối chứng Năng suất Giảm so với đối chứng (Tạ/ha) (%) (Tạ/ha) (%) Đối chứng 7,71 7,37 Cây con 1-2 lá 0 100 0 100 3-5 lá 6,31a 18,16 5,96a 19,13 6 - 8 lá 5,99b 22,31 5,79a 21,44 Hoa - quả non 4,84c 37,22 4,90b 33,51 LSD 0,05 0,16 0,19 CV% 3,5 4,4 Ghi chú: Trong phạm vi cùng cột, các giá trị mang cùng chữ cái chỉ sự sai khác không có ý nghĩa ở mức P ≤ 0.05, Giống vừng đen V6, mật độ trồng: 35 cây/m2. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbvtv_la_nguyen_duc_khanh_5266_2005189.pdf
Tài liệu liên quan