Với u màng não mỏm yên trước, nhiều đường mổ đã được lựa chọn.
Trong nghiên cứu này 66/69 trường hợp (95,7%) được phẫu thuật qua
đường mổ trán thái dương. Cũng như các tác giả khác, chúng tôi chọn
đường mổ này với nhiều ưu điểm: tiếp cận được sang thương ở vị trí
sâu nhưng vẫn phẫu tích dễ dàng, cho phép vào phẫu trường ở đường
xuyên qua khe Sylvien, dưới trán và dưới thái dương, mở sọ một mảnh
tạo thuận lợi cho việc tạo hình lại sọ, tiếp cận được sát dưới sàn sọ để
giảm bớt vén não, cho phép khống chế được nguồn nuôi u, giảm thiểu
sự mất máu.
4.5.2. Mức độ lấy u
Theo Al-Mefty u màng não ở nhóm I bao bọc động mạch cảnh
trong đoạn không có lớp màng nhện ngăn cách nên phẫu thuật lấy toàn
bộ u ở nhóm này là không thể được, việc cố gắng lấy toàn bộ u sẽ làm
tổn thương động mạch cảnh trong và các nhánh của nó là điều không
tránh khỏi. Tỷ lệ lấy toàn bộ u trong nghiên cứu của chúng tôi tương
đương với Al-Mefty và cao hơn so với Nakamura, Russell và Bassiouni.
27 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Điều trị vi phẫu thuật u màng não mỏm yên trước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trước.
- Động mạch não giữa.
1.2.2.2. Thần kinh
- Thần kinh thị giác
- Thần kinh vận nhãn
5
- Thần kinh ròng rọc
- Thần kinh vận nhãn ngoài
1.2.3. Các cấu trúc liên quan
1.2.3.1. Giải phẫu học màng não: màng cứng, màng nhện, màng mềm.
1.2.3.2. Giải phẫu học mạch máu màng não
- Sàn sọ trước: từ động mạch sàng trước, động mạch sàng sau và
nhánh quặt ngược là các nhánh của động mạch mắt và từ động mạch
màng não giữa là nhánh của động mạch hàm.
- Sàn sọ giữa: từ động mạch màng não giữa, động mạch màng não
phụ, động mạch hầu lên là các nhánh của động mạch hàm.
1.2.3.3. Giải phẫu chức năng của vỏ não vùng sàn sọ giữa:
U màng não vùng mỏm yên trước liên quan trực tiếp đến chức năng
của hai thùy não: thùy thái dương và thùy trán.
- Thùy thái dương: vùng vỏ não thính giác nguyên thủy (vùng 41
thuộc sơ đồ Brodmann), ngoài ra còn có vùng vỏ não thính giác liên
quan (vùng 42 thuộc sơ đồ Brodmann).
- Thùy trán: vùng vận động nguyên thủy thuộc vùng 4 sơ đồ
Brodmann và thuộc hồi trán trước trung tâm. Ngoài ra có vùng vận
động phụ (vùng 6 thuộc sơ đồ Brodmann) nằm trước vùng vận động
nguyên thủy thuộc hồi trán trên, còn vùng 8 phụ trách về vận động nhãn
cầu và thay đổi đồng tử nằm ở phần sau thuộc hồi trán
1.3. Giải phẫu bệnh của u màng não
Ngày nay các nhà lâm sàng học đã sử dụng phân loại của tổ chức y
tế thế giới năm 2007: U màng não mô học độ I (WHO grade I), U màng
não mô học độ II (WHO grade II), U màng não mô học độ III (WHO
grade III).
1.4. Sinh lý bệnh của u màng não
Tạo ra khuyết xương sọ, tăng sinh xương và xương dày lên, cũng
như sự choán chỗ của u.
6
1.5. Triệu chứng lâm sàng
U màng não mỏm yên trước cũng như các u trong sọ nói chung có
hai loại triệu chứng: Hội chứng tăng áp lực nội sọ và các dấu thần kinh
khu trú do u chèn ép gây ra.
- Hội chứng tăng áp lực nội sọ: Các triệu chứng chính của tăng áp
lực trong sọ bao gồm: nhức đầu, ói mửa, phù gai thị giác, về sau thường
gây giảm thị lực, động kinh, tâm thần trì trệ và có thể dẫn tới hôn mê
- Các dấu chứng thần kinh của u vùng này có thể khởi phát sớm hơn
do chèn ép vào các dây thần kinh sọ, đôi khi cũng phát hiện muộn do u
phát triển chậm, âm thầm, khi u lớn gây hội chứng tăng áp lực nội sọ:
mờ mắt, song thị, phù gai và teo gai thị thứ phát, liệt các dây thần kinh
sọ như: III, IV, VI do u chèn ép hay dính vào xoang hang.
1.6. Hình ảnh học của u màng não mỏm yên trƣớc.
1.6.1. X quang sọ qui ƣớc: hiện nay ít xử dụng
1.6.2. Chụp cắt lớp vi tính: thấy sư dày, tăng sinh xương hoặc bào
mòn, hủy xương, u xâm lấn vào xoang sàng, đóng vôi, phù quanh u,
xuất huyết trong u. UMN thường bắt thuốc cản quang đậm và đồng nhất
(90%), đôi khi có dạng nang hoặc bắt cản quang viền.
1.6.3. Chụp cộng hƣởng từ: Cộng hưởng từ với chất tương phản
Gadolium là phương thức đánh giá trước mổ tốt nhất, mô tả chính xác u
và màng cứng liên quan cũng như độ lan rộng vào trong ổ mắt, xoang
hang và lều tiểu não. Cộng hưởng từ cũng xác định mối liên quan giữa u
và các mạch máu lớn trong sọ và cũng là phương thức theo dõi sau mổ.
Vị trí của giao thoa và dây II có thể thấy trên hình ảnh T1-weight, đặc
biệt với những u nhỏ hơn 3 cm. Hình ảnh T2-weight tốt nhất để phát
hiện mức độ phù não.
1.6.4. Chụp mạch máu não: Chụp mạch máu được sử dụng để làm
thuyên tắc mạch máu trước khi phẫu thuật. Ngoài ra chụp mạch máu để
phân biệt u màng não mỏm yên trước với túi phình động mạch cảnh
trong.
7
1.7. Phân loại u màng não mỏm yên trƣớc
- Phân loại của Cushing và Eisenhardt
- Phân loại của Nakamura
- Phân loại của Jacques Brotchi và Bonnal
- Phân loại của Al-Mefty: ngày nay được nhiều tác giả áp dụng.
1.8. Điều trị: Phẫu thuật là phương pháp điều trị lựa chọn.
1.8.1. Đánh giá bệnh nhân trƣớc phẫu thuật
1.8.2. Các đƣờng mổ (Phƣơng pháp phẫu thuật)
- Đường mổ trán thái dương (Frontal temporal approach)
Đường mổ trán thái dương được đa số các phẫu thuật viên áp dụng
vì có nhiều ưu điểm:
1. Tiếp cận được sang thương ở vị trí sâu nhưng vẫn phẫu tích dễ
dàng.
2. Cho phép vào phẫu trường ở đường xuyên qua khe Sylvien, dưới
trán, dưới thái dương.
3. Mở sọ một mảnh tạo thuận lợi cho việc tạo hình lại sọ.
4. Tiếp cận được sát sàn sọ để giảm bớt vén não.
5. Cho phép khống chế được nguồn nuôi u, giảm thiểu sự mất máu.
- Đường trán ổ mắt cung gò má (Frontal orbital zygomatic
approach)
Đường mổ trán ổ mắt cung gò má được một số tác giả áp dụng phẫu
thuật u màng não mỏm yên trước. Đường mổ này thích hợp cho các tổn
thương lớn quanh, trên yên và sau yên, thương tổn xoang hang hoặc ổ
mắt, dọc theo lều tiểu não.
1.8.3. Nguyên tắc phẫu thuật u màng não mỏm yên trước
1. Tư thế bệnh nhân, đường rạch da và mở sọ phù hợp.
2. Giảm tưới máu u nếu có thể được.
3. Định vị, bộc lộ sớm dây II, động mạch cảnh trong, tách u khỏi
dây II và động mạch cảnh trong.
4. Theo dây thần II và động mạch cảnh trong bóc tách u.
8
5. Lấy u từ bên trong.
6. Bóc tách và đốt các nguồn cấp máu cho u từ xung quanh.
7. Bảo tồn các cấu trúc thần kinh và mạch máu lân cận.
8. Lấy u, màng cứng và xương bị thâm nhiễm.
9. Tái tạo và đóng kín màng cứng.
1.7.5. Gây tắc trƣớc phẫu thuật:
Làm tắc mạch máu có giá trị khi u lớn, tăng tưới máu và mạch máu
khó kiểm soát trong quá trình phẫu thuật. Làm tắc các nhánh nuôi u từ
động mạch cảnh trong rất khó vì mức độ nhỏ và gập góc của nó. Làm
tắc nguồn nuôi từ động mạch cảnh ngoài giúp làm giảm lượng máu mất
trong phẫu thuật ở những u lớn và tăng tưới máu.
1.7.6. Biến chứng phẫu thuật:
Máu tụ nội sọ, phù não sau phẫu thuật: do vén não quá mức trong
quá trình phẫu thuật, thương tổn mạch máu, thương tổn các dây thần
kinh sọ, rò dịch não tủy, viêm màng não, động kinh.
1.7.7. Xạ phẫu:
Xạ phẫu là phương thức điều trị được lựa chọn khi:
1. U tái phát sau khi phẫu thuật lấy u không toàn bộ.
2. Lấy u bán phần để tránh tổn thương thần kinh do phẫu thuật.
3. Bệnh nhân lớn tuổi hoặc có các bệnh nguy cơ kèm theo.
4. Giải phẫu bệnh là dạng không điển hình hoặc ác tính.
1.8. Tái phát u
Tỷ lệ tái phát sau mổ u màng não mỏm yên bướm trước sau phẫu
thuật từ 54 – 60%. Các tác giả cho rằng, cần phân biệt hai loại tái phát:
tái phát thật sự sau khi lấy toàn bộ u và u tiến triển sau khi lấy gần toàn
bộ u. Bassiouni theo dõi sau mổ với thời gian trung bình 83 tháng nhận
thấy rằng, u tái phát chiếm tỷ lệ 39% và u tiến triển sau mổ là 39%.
1.9. Di căn của u màng não
U màng não di căn do sự tổn thương các cấu trúc mạch máu và tế
bào u đi theo hệ thống tuần hoàn, ngoài ra tế bào u còn đi theo dịch não
9
tủy. Nói chung tỷ lệ di căn của u màng não rất thấp. Các vị trí di căn
hay gặp: phổi (60%), cơ quan ở bụng (34%), thân sống (11%), các
xương dài và khung chậu (11%).
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
69 bệnh nhân được chẩn đoán xác định u màng não mỏm yên trước
được phẫu thuật bằng vi phẫu tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/01/2008 đến
31/12/2012.
* Tiêu chuẩn chọn lựa: Bệnh nhân được chẩn đoán u màng não
mỏm yên trước bằng kỹ thuật chụp phim cộng hưởng từ không và có
thuốc tương phản từ, bệnh nhân được điều trị bằng vi phẫu thuật lấy u.
* Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân được chẩn đoán u màng não
mỏm yên trước được điều trị bằng vi phẫu thuật nhưng kết quả giải
phẫu bệnh lý không phải là u màng não.
* Cỡ mẫu nghiên cứu:
Mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá kết quả vi phẫu thuật
trên bệnh nhân u màng não mỏm yên trước. Sử dụng thang điểm
Karnofsky để đánh giá tình trạng lâm sàng của bệnh nhân trước và sau
can thiệp vi phẫu thuật, do đó cỡ mẫu được tính theo công thức:
2)ES(
)r1(
C2N
Trong đó:
C = (Zα/2 + Zβ)
2: với sai sót α = 0.05, β = 0.20 thì C = 7.85.
r là hệ số tương quan giữa hai lần đánh giá, chọn hệ số này là 0,8.
ES là hệ số ảnh hưởng chưa được biết. Dựa theo nghiên cứu của
Bassiouni (2009), điểm Karnofsky trung bình trước mổ là 82, độ lệch
chuẩn 16,7 và điểm trung bình sau mổ là 86. Vậy hệ số ảnh hưởng là:
10
ES = (86 – 82)/16,7 = 0,24
Cỡ mẫu tính được n = [2 x 7,85 x (1 – 0,8)]/(0,24)2 = 55
Với tỷ lệ mất dấu ước tính là 10%, vậy phải chọn tối thiểu là
55/0,9=61 bệnh nhân.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu giả thực nghiệm, so sánh trước và sau điều trị (Before-
and-after study design).
Nghiên cứu tiền cứu mô tả hàng loạt ca. Chúng tôi tiền cứu các yếu
tố về:
2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.3.1. Thời gian nghiên cứu:
- Thời gian bắt đầu và kết thúc thu thập số liệu: Từ 01/ 01/ 2008 đến
31/ 12/ 2013.
- Thời gian theo dõi từ khi bắt đầu thu thập số liệu (tháng 01/2008)
đến khi kết thúc thu thập số liệu (tháng 12/2012) mười hai tháng.
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu: Tại khoa Phẫu thuật Thần kinh bệnh viện
Chợ Rẫy.
2.3.3. Công cụ nghiên cứu:
- Bảng phân độ cơ lực
- Phân độ Kazner (1981) đánh giá mức độ phù quanh u
- Phân độ Simpson: đánh giá mức độ lấy u
- Phân loại Al-Mefty: phân loại u màng não mỏm yên trước
- Chẩn đoán giải phẫu bệnh dựa trên tiêu chuẩn của WHO theo ấn
phẩm "Pathology & Genetic Tumor of the Nervous System" của Hiệp
hội Ung thư thế giới năm 2005.
- Đọc và phân tích kết quả giải phẫu bệnh lí do khoa Giải Phẫu
Bệnh bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện.
- Bảng thu thập số liệu: gồm bộ câu hỏi đã soạn sẵn để thu thập các
biến số nghiên cứu.
11
2.3.4. Phƣơng tiện và trang thiết bị
- Máy chụp cắt lớp vi tính Siemens 12 và 64 lát cắt.
- Máy chụp cộng hưởng từ Siemens 1.5 Tesla.
- Kính vi phẫu thuật Leica F50, Zeiss OPMI Vario S88.
2.3.5. Phƣơng thức tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị bệnh nhân
Bước 2: Khám và đánh giá trước phẫu thuật
Bước 3: Thu thập các dữ liệu hình ảnh học
Bước 4: Thực hiện vi phẫu thuật
Bước 5: Theo dõi và đánh giá hậu phẫu
Bước 6: Theo dõi sau xuất viện
2.3. Lƣu trữ và phân tích số liệu
Tiến hành mã hóa dữ liệu theo qui ước cho từng biến số và toàn bộ
số liệu thu thập được nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0. Kết
quả nghiên cứu sẽ được trình bày dưới dạng bảng phân phối và biểu đồ
minh họa.
Phân tích thống kê:
Thống kê mô tả:
- Biến số định tính: tần số, tỷ lệ phần trăm.
- Biến số định lượng: tính giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình và
độ lệch chuẩn ( SDX ).
Thống kê phân tích:
- Dùng phép kiểm Chi bình phương so sánh các tỷ lệ.
- Để khảo sát mối liên quan giữa kích thước khối u và các yếu tố
thời gian khởi phát đến khi nhập viện, độ phù quanh u, lượng máu
truyền trong phẫu thuật với các biến số định lượng khi có ít nhất một kỳ
vọng có giá trị lý thuyết nhỏ hơn 5: dùng phép kiểm chính xác Fisher’s
exact.
- Để đánh giá mối liên quan của các yếu tố tuổi, kích thước cùa u,
phân loại u, tình trạng bệnh nhân trước mổ đến kết quả sau phẫu thuật,
12
là một biến số danh định (tốt, vừa và xấu): sử dụng kiểm định chi bình
phương McNemar.
- Ngưỡng có ý nghĩa thống kê được chọn là p < 0,05.
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân
- Trong thời gian nghiên cứu có 69 bệnh nhân được phẫu thuật.
Trong đó có 51 nữ và 18 nam, tỷ lệ nữ/nam là 2,83/1, nữ chiếm đa số
trong nhóm nghiên cứu.
- Tuổi nhỏ nhất là 12 tuổi và lớn nhất là 71 tuổi, tuổi trung bình là
49 tuổi với độ lệch chuẩn là 11,9, hai nhóm tuổi tập trung nhiều nhất từ
40-49 và 50-59. Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, u màng não
mỏm yên trước tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi 40-59 chiếm tỷ lệ 59,4%.
3.2. Đặc điểm lâm sàng
- Thời gian khởi bệnh sớm nhất là 1 tháng và lâu nhất là 48 tháng.
Thời gian trung bình là 10,7 tháng với độ lệch chuẩn 13,1 tháng.Thời
gian từ lúc khởi phát đến khi nhập viện thường dưới 12 tháng (74%).
Một số trường hợp có thời gian khởi phát đến lúc nhập viện trên 2 năm
(15,9%).
- Triệu chứng thường gặp của u màng não mỏm yên trước là đau
đầu: 62/69 trường hợp (89,9%) và giảm thị lực: 22/69 trường hợp
(31,9%). 11/69 trường hợp (15,9%) động kinh trong bệnh sử và cũng là
triệu chứng nhập viện của bệnh nhân.
- Triệu chứng nhức đầu chiếm tỷ lệ cao nhất (62/69 trường hợp)
89,9%. Triệu chứng giảm thị lực (29/69 trường hợp) chiếm tỷ lệ 42%,
với 12 trường hợp có phù gai và 8 trường hợp teo gai. Động kinh và rối
loạn vận động có tỷ lệ thấp hơn (12/69 trường hợp) chiếm tỷ lệ 17,4%.
Các triệu chứng ít gặp hơn như rối loạn ngôn ngữ (5,8%), giảm tri giác
(4,3%) và rối loạn tâm thần (4,3%).
13
- 18 bệnh nhân nhập viện với Karnofsky từ 0 - 40 điểm, trong đó có
3 bệnh nhân giảm tri giác, 14 bệnh nhân giảm thị lực nghiêm trọng (thị
lực mắt cùng bên u bóng bàn tay hoặc mù) và 1 bệnh nhân liệt nửa
người. Có 15 bệnh nhân nhập viện với Karnofsky từ 80 - 100 điểm, biểu
hiện chủ yếu là nhức đầu nhưng có thể làm việc được.
3.3. Chẩn đoán hình ảnh học
3.3.1. Đặc điểm khối u và các cấu trúc liên quan trên phim cắt lớp
vi tính
- Phần lớn các u màng não tăng đậm độ so với chất xám (83,1%),
bắt cản quang khi bơm thuốc (95,4%), phù não quanh u (89,2%). Chỉ có
4/65 (6,2%) trường hợp u có nang và 8/65 trường hợp (12,3%) có vôi
hóa.
- Tỷ lệ phù quanh u trên chụp cắt lớp vi tính là 89,2%, trong đó phù
độ III theo Kazner chiếm tỷ lệ 20%.
3.3.2. Hình ảnh trên phim cộng hƣởng từ
- Chúng tôi chọn cách chia kích thước như trên theo tác giả Lee. U
có đường kính nhỏ nhất là 3 cm, lớn nhất là 8,5 cm, trung bình là 5,5
cm (1SD = 1 cm). Phần lớn bệnh nhân nhập viện với u có kích thước
lớn và khổng lồ, 61/69 (88,4%) trường hợp u có kích thước lớn hơn 4
cm.
- Phần lớn các trường hợp đồng (60,9%) hoặc giảm (39,1%) tín hiệu
so với chất xám trên T1W.
- 64/69 trường hợp (92,8%) tăng tín hiệu đồng nhất sau khi tiêm
chất tương phản từ, 60/69 trường hợp (87%) kèm phù não quanh u.
- 28/69 trường hợp (34,8%) chèn ép dây thần kinh thị giác và 28/69
trường hợp (40,6%) trường hợp bao bọc động mạch cảnh và các nhánh
của nó.
3.4. Điều trị phẫu thuật
- Trong 69 bệnh nhân được phẫu thuật thì có 66 bệnh nhân được mổ
qua đường mở sọ trán thái dương, chỉ có 3 bệnh nhân được mổ qua
14
đường mở sọ trán ổ mắt cung gò má, trong đó 1 bệnh nhân do u lớn
xâm lấn sàn sọ, xoang hang và 2 bệnh nhân u xấm lấn trần và thành bên
ổ mắt.
- Có 57/69 bệnh nhân (82,6%) được phẫu thuật lấy toàn bộ u, có
12/69 bệnh nhân (17,4%) phẫu thuật lấy gần toàn bộ u, để lại phần u
dính vào động mạch cảnh trong.
- Có 16 bệnh nhân (23,2%) không truyền máu trong quá trình phẫu
thuật và có 3 ca truyền trên 4 đơn vị, trong đó có có 1 ca truyền 7 đơn vị
máu. Lượng máu truyền trung bình là 1,77 đơn vị (1SD = 1,49).
- Thời gian của cuộc mổ ngắn nhất là 160 phút, dài nhất là 490
phút. Thời gian trung bình của cuộc mổ là 280 phút (1SD = 66,98 phút).
3.5. Phân loại Al – Mefty.
Phần lớn các u màng não mỏm yên trước có lớp màng nhện ngăn
cách giữa u và mạch máu, có thể bóc tách được trong quá trình phẫu
thuật 51/69 trường hợp (73,9%).
3.6. Kết quả phẫu thuật
3.6.1. Kết quả phẫu thuật: Sau phẫu thuật, có 56/69 bệnh nhân
(81,2%) đạt kết quả tốt. Có 6 bệnh nhân cho kết quả xấu sau mổ do tổn
thương động cảnh trong trong quá trình phẫu thuật, trong đó có 5 bệnh
nhân tử vong và 1 bệnh nhân liệt nửa người.
3.6.2. Kết quả phẫu thuật và các yếu tố liên quan
3.6.2.1. Liên quan giữa tuổi và kết quả phẫu thuật: chúng tôi nhận
thấy không có mối liên quan giữa tuổi và kết quả sau phẫu thuật (Kiểm
định chi bình phương McNemar, p = 0,792).
3.6.2.2. Liên quan giữa kích thƣớc u và kết quả sau phẫu thuật
Bảng 3.11. Liên quan giữa kích thước u và kết quả sau phẫu thuật
Kích thước Tốt Vừa Xấu Tổng cộng
< 4cm 7 1 0 8 (11,6%)
4 - < 6 cm 40 4 2 46 (66,7%)
6 cm trở lên 9 2 4 15 (21,7%)
Tổng cộng 56 7 6 69
15
Chúng tôi nhận thấy rằng này sự khác biệt này chưa có ý nghĩa
thống kê (Kiểm định chi bình phương McNemar, p = 0,072).
3.6.2.3. Tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện và kết quả sau phẫu
thuật:
Bảng 3.12. Liên quan về tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện và kết quả
Karnofsky
trƣớc mổ
Kết quả
Tốt
(0 – 40)
Vừa
(50 – 70)
Xấu
(80 – 100)
Tổng cộng
0 – 40 13 3 2 18 (26,1%)
50 – 70 29 4 3 36 (52,2%)
80 – 100 14 0 1 15 (21,7%)
Tổng cộng 56 7 6 69 (100%)
Chúng tôi nhận thấy rằng có mối liên quan rõ rệt giữa tình trạng
bệnh nhân trước phẫu thuật và kết quả sau phẫu thuật (Kiểm định chi
bình phương McNemar, p < 0,001).
3.6.2.4. Liên quan giữa phân loại u và kết quả sau phẫu thuật
Bảng 3.13. Liên quan giữa phân loại u và kết quả
Phân loại
Kết quả
Tốt
(0 – 40)
Vừa
(50 – 70)
Xấu
(80 – 100)
Tổng cộng
I 8 1 6 15 (21,7%)
II 45 6 0 51 (73,9%)
III 3 0 0 3 (4,3%)
Tổng cộng 56 7 6 69 (100%)
Qua phân tích bảng trên, chúng tôi nhận thấy rằng có mối liên quan
rõ rệt giữa phân loại u và kết quả sau phẫu thuật (Kiểm định chi bình
phương McNemar, p < 0,001).
3.6.2.5. Liên quan giữa thời gian mổ và kết quả sau phẫu thuật
Chúng tôi nhận thấy rằng thời gian phẫu thuật không liên quan đến
kết quả sau mổ (Kiểm định chi bình phương McNemar, p = 0,685).
16
3.7. Kết quả giải phẫu bệnh lý:
Phần lớn u màng não mỏm yên trước là dạng thượng mô: 58/69
trường hợp (84,1%). Có 2/69 trường hợp (2,9%) là u màng não ác tính.
3.8. Theo dõi sau mổ
3.8.1. Giai đoạn trƣớc khi ra viện:
- Rối loạn tri giác: Có 3/69 bệnh nhân vào viện trong tình trạng rối
loạn tri giác với Karnofsky: 30- 40, được chống phù não tri giác cải
thiện, sau đó được phẫu thuật và kết quả tỉnh táo sau mổ.
- Rối loạn vận động: Có 12/69 bệnh nhân yếu nửa người trước mổ,
khi ra viện 8 bệnh nhân phục hồi, 3 bệnh nhân không thay đổi và 1 bệnh
nhân xấu hơn trước mổ.
- Động kinh: có 12/69 bệnh nhân có động kinh trước mổ, sau mổ
đến khi ra viện, ghi nhận có 1 bệnh nhân còn động kinh.
- Rối loạn tâm thần: có 3 bệnh nhân rối loạn tâm thần kiểu hội
chứng thùy trán trước mổ, khi ra viện ghi nhận cả 3 bệnh nhân đều cải
thiện rõ.
- Giảm thị lực: có 29 bệnh nhân giảm thị lực trước mổ, khi ra viện
có 18 bệnh nhân hồi phục, còn 11 bệnh nhân giảm thị lực nghiêm trọng
chưa ghi nhận cải thiện.
- Lồi mắt: Có 6 bệnh nhân lồi mắt trước mổ do u hủy xương và xâm
lấn thành hốc mắt, trong đó có 4 bệnh nhân cải thiện rõ rệt sau mổ.
- Rối loạn vận nhãn: 6/6 bệnh nhân có rối loạn vận nhãn trước mổ
không thay đổi tại thời điểm ra viện.
- Xuất hiện các triệu chứng mới: trong quá trình bóc tách và lấy u ở
gần xoang hang, có 11 bệnh nhân tổn thương dây III sau mổ, trong đó 2
bệnh nhân hồi phục trước khi xuất viện.
3.8.2. Giai đoạn sau khi ra viện:
Tất cả bệnh nhân được hẹn tái khám và theo dõi sau phẫu thuật tại
thời điểm 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và mỗi một năm. Thời gian bắt đầu
theo dõi từ bệnh nhân đầu tiên trong nghiên cứu này (tháng 2/2008) và
17
kết thúc theo dõi 12 tháng sau khi bệnh nhân cuối cùng xuất viện
(12/2013). Tất cả các bệnh nhân tái khám được đánh giá tình trạng lâm
sàng, sự cải thiện các triệu chứng, sự xuất hiện các triệu chứng và tái
phát u với thời gian theo dõi trung bình 19 tháng (thấp nhất là 3 tháng
và dài nhất 42 tháng, SD = 2,4 tháng).
Chƣơng 4. BÀN LUẬN
4.1. Một số đặc điểm về dịch tễ học
4.1.1. Tỷ lệ về giới
Trong các thống kê về u màng não, nữ giới thường chiếm tỷ lệ cao
hơn, tỷ lệ nam / nữ từ 1 /1,3 đến 1 / 3. Theo thống kê của Claus, u màng
não chiếm khoảng 20% các u trong sọ ở nam và 38% ở nữ, tần suất u
màng não trong 100.000 dân là 5,04 ở nữ và 2,46 ở nam. Trong nhóm
nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam / nữ là 1 / 2,8.
4.1.2. Tỷ lệ về tuổi
So sánh độ tuổi trung bình của nghiên cứu chúng tôi so với tác giả
trên thì u màng não mỏm yên trước trong nghiên cứu của chúng tôi
thường gặp ở lứa tuổi trẻ hơn.
Tuổi của bệnh nhân là một trong những yếu tố quan trọng trong
việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật. Thời gian phẫu thuật u màng
não mỏm yên trước thường kéo dài làm tăng nguy cơ các bệnh lý nội
khoa ở những bệnh nhân lớn tuổi. Với một số bệnh nhân lớn tuổi, các
bệnh lý nội khoa kèm theo, phẫu thuật lấy u bán phần kèm hoặc xạ phẫu
hỗ trợ sau mổ hoặc xạ phẫu đơn thuần là phương pháp điều trị được lựa
chọn.
4.2. Đặc điểm lâm sàng
4.2.1. Thời gian từ lúc khởi bệnh đến lúc nhập việ
Thời gian từ lúc xuất hiện triệu chứng đến khi nhập viện có liên
quan đến kích thước của u và phần lớn bệnh nhân có kích thước u lớn
18
và khổng lồ (89,4%), một số trường hợp triệu chứng kéo dài trên 2 năm
(15,9%). Điều này chứng tỏ rằng u đã phát triển âm thầm trong một thời
gian dài, có biểu hiện lâm sàng và bệnh nhân tự điều trị và chịu đựng
được, đến khi u phát triển lớn, triệu chứng rầm rộ hơn, không thể tiếp
tục công việc và bệnh nhân đến khám và điều trị
4.2.2. Lý do nhập viện
Nhức đầu và giảm thị lực là hai triệu chứng khởi phát sớm và chiếm
tỷ lệ cao trong loại u này nhưng cũng dễ chẩn đoán nhầm do nghĩ đến
các bệnh về xoang hay mắt. Vì vậy, để phát hiện sớm u khi bệnh nhân
đến khám vì các triệu chứng trên, đồng thời với sự phổ cập các phương
tiện chẩn đoán hiện nay thì chỉ định chụp cắt lớp vi tính hay cộng
hưởng từ cho bệnh nhân trong trường hợp này là điều cần thiết.
4.2.3. Triệu chứng lâm sàng
Nhức đầu luôn là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân u màng não
mỏm yên trước, của nghiên cứu hiện tại là 89,9%, cũng tương tự như
các tác giả khác Nakamura (82,7%), Ringel (88%). Giảm thị lực chiếm
tỷ cao ở nghiên cứu này 42%, cũng tương đương với nghiên cứu của
Ringel (44,4%) và có thấp hơn Nakamura 60,9% và Tobias (53,9%).
Ngoài ra các triệu chứng khác như rối loạn tri giác (4,3%), như rối loạn
vận nhãn (8,7%), lồi mắt (8,7%) cũng có tỷ lệ tương tự như các tác giả
khác Tobias, Ringel, Nakamura.
4.2.5. Tình trạng bệnh nhân lúc nhập viện
Tình trạng bệnh nhân u màng não mỏm yên trước lúc nhập viện
cũng tương tự như các vị trí khác của u màng não.
4.3. Chẩn đoán hình ảnh học
4.3.1. Giá trị của các phƣơng tiện chẩn đoán hình ảnh
Trong nghiên cứu này với 69 trường hợp u màng não mỏm yên có
65 trường hợp được chẩn đoán ban đầu với chụp cắt lớp điện toán và tất
cả 69 trường hợp đều được chụp cộng hưởng từ có tiêm thuốc tương
phản. Theo chúng tôi, chụp cắt lớp vi tính có cản quang có thể cho biết
19
những thông tin cần thiết để chẩn đoán, tuy nhiên với vị trí đặc biệt này
cần chụp thêm cộng hưởng từ để khảo sát thêm các mối liên quan với
những cấu trúc quan trọng quanh u để phẫu thuật viên hoạch định và
tiên lượng tốt cuộc phẫu thuật. Trong nghiên cứu này, có 5 trường hợp
được chụp mạch máu với cộng hưởng từ, có 3 trường hợp được chụp
khảo sát mạch máu xóa nền và thuyên tắc mạch trước phẫu thuật.
4.3.2. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính
Trong nghiên cứu này, 62/65 trường hợp (95,4%) u bắt cản quang
khi bơm thuốc, cũng tương đương với các tác giả khác như Greenberg
95% và Osborn là trên 90%. Cũng theo Greenberg và Osborn, tỷ lệ u
màng não có canxi hóa là 15 – 27% và 20 – 25%. Theo các tác giả thì
sự canxi hóa có liên quan đến u màng não dạng thể cát. Trong nghiên
cứu của chúng tôi u có canxi chiếm tỷ lệ 12,3%, tuy nhiên chỉ có 1
trường hợp u màng não dạng thể cát (1,5%).
4.3.3. Một số đặc điểm của u trên phim cộng hƣởng từ
- Phần lớn bệnh nhân u màng não mỏm yên trước nhập viện trong
nghiên cứu này với kích thước u lớn hơn so với các tác giả khác
- Trong nghiên cứu này 92,8% u tăng tín hiệu đồng nhất sau khi
bơm thuốc tương phản, tỷ lệ này cũng tương đương với Osborn (90%)
và Zimmerman (92%).
- Bao bọc động mạch cảnh trong và phù não quanh u trong nghiên
cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ 40,6% và 87% cũng không khác biệt so
với Nakamura 44,5% và 85,2%.
4.4. Phân loại u màng não mỏm yên trƣớc
Theo phân loại của Al-Mefty, u màng não mỏm yên trước nhóm I
bao bọc động mạch cảnh và không có lớp màng nhện ngăn cách giữa u
và động mạch, việc cố gắng bóc tách lấy toàn bộ u là tăng tỷ lệ tử vong
thương tật sau mổ, xạ phẫu dao Gamma là phương thức điều trị hỗ trợ
sau phẫu thuật đối với u nhóm này. U màng não mỏm yên trước nhóm
II có thể bóc tách lấy toàn bộ u, tỷ lệ tử vong thương tật và tái phát thấp,
20
u màng não mỏm yên trước nhóm III xuất phát từ mỏm yên trước phát
triển vào lỗ và ống thị giác liên quan đến chức năng của thần kinh này.
Ngày nay, phân loại của Al-Mefty được nhiều tác giả áp dụng phân loại
trong phẫu thuật u màng não mỏm yên trước.
4.5. Điều trị vi phẫu thuật
4.5.1. Phƣơng pháp phẫu thuật lấy u
Với u màng não mỏm yên trước, nhiều đường mổ đã được lựa chọn.
Trong nghiên cứu này 66/69 trường hợp (95,7%) được phẫu thuật qua
đường mổ trán thái dương. Cũng như các tác giả khác, chúng tôi chọn
đường mổ này với nhiều ưu điểm: tiếp cận được sang thương ở vị trí
sâu nhưng vẫn phẫu tích dễ dàng, cho phép vào phẫu trường ở đường
xuyên qua khe Sylvien, dưới trán và dưới thái dương, mở sọ một mảnh
tạo thuận lợi cho việc tạo hình lại sọ, tiếp cận được sát dưới sàn sọ để
giảm bớt vén não, cho phép khống chế được nguồn nuôi u, giảm thiểu
sự mất máu.
4.5.2. Mức độ lấy u
Theo Al-Me
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_la_nsc_tran_huy_hoan_bao_1472_1854851.pdf