Luận án Fdi và ô nhiễm môi trường: Vai trò của chính sách công ở các quốc gia đang phát triển

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ix

TÓM TẮT 1

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3

1.1. Bối cảnh đề tài nghiên cứu 3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 8

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

1.4. Phương pháp nghiên cứu 9

1.4.1. Quy trình nghiên cứu 9

1.4.2 Mô hình thực nghiệm 10

1.4.3. Dữ liệu nghiên cứu 10

1.4.4 Phương pháp nghiên cứu 11

1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 11

1.6. Kết cấu luận án 12

CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 14

Giới thiệu 14

2.1. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến môi trường 17

2.1.1. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến môi trường 17

2.1.1.1. Giả thuyết về đường cong Kuznets môi trường (Environment Kuznets Curve - EKC) 17

2.1.1.2.Mô hình STIRPAT 20

 

docx160 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Fdi và ô nhiễm môi trường: Vai trò của chính sách công ở các quốc gia đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chạy đua đến đáy", và thực tiễn gây ô nhiễm, bởi thể chế yếu kém của địa phương tiếp nhận đầu tư, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về môi trường. Tiếp theo các nghiên cứu trước, Ibrahim & cộng sự (2016) nghiên cứu vai trò của FDI, chất lượng thể chế và tương tác của chúng trong việc giải thích lượng phát thải CO2 trong một mẫu dữ liệu bảng gồm 40 nước Châu Phi vùng hạ Sahara (SSA), bằng phương pháp S-GMM. Kết quả cho thấy rằng cải cách về thể chế rõ ràng là cải thiện môi trường. Trong khi đó, tác động của thương mại lên môi trường có xu hướng phụ thuộc vào bối cảnh thể chế của một quốc gia. Cụ thể hơn, FDI có hại cho môi trường ở các nước có chất lượng thể chế thấp và có lợi cho môi trường ở các nước có chất lượng thể chế cao. Điều này có nghĩa là các cải cách về thể chế là điều kiện tiên quyết đối với các nước có chất lượng thể chế thấp thực hiện các tác động môi trường có lợi của thương mại. Đối với các nước có chất lượng thể chế tốt, thương mại và thể chế củng cố lẫn nhau trong việc giảm ô nhiễm. Ibrahim và Law (2016) cho rằng chất lượng thể chế quan trọng trong mối quan hệ FDI và môi trường, trong đó chất lượng môi trường liên quan đến chính sách nghiêm ngặt về môi trường. Do đó, ngoài việc đánh giá ảnh hưởng độc lập của thể chế và thương mại về phát thải khí CO2, nghiên cứu còn phân tích vai trò giảm nhẹ hoặc bổ sung chất lượng thể chế trong quan hệ FDI - môi trường cho SSA, bằng cách đưa biến tương tác giữa các nhân tố và FDI vào phân tích. Trong khi đó, các công trình của Ahlin & Pang (2008); Botlhole & cộng sự (2012) Bhattacharyya & Hodler (2014) cũng sử dụng biến tương tác để ước lượng vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và chất lượng môi trường. Bảng 2.3 Kết quả lược khảo mối quan hệ giữa thể chế, FDI và môi trường Tác giả Phương pháp/biến Quốc gia/năm Kết quả Ibrahim, M. H., & Law, S. H. (2016). S- GMM CO2 (WDI) Trade, GDP, FDI; Urbanisation, Ins (IIAG) 40 quốc gia Châu Phi (SSA), từ năm 2000-2010 Cải cách về thể chế là cải thiện môi trường. Mở cửa thương mại có hại cho môi trường ở các nước có chất lượng thể chế thấp và có lợi cho môi trường ở các nước có chất lượng thể chế cao. Wang, D. T., & Chen, W. Y. (2014). Fixed effect SO2 FP(total, Hmt, other), IST 287 quận/huyện của Trung Quốc, giai đoạn 2002-2009 Ủng hộ giả thuyết ÔNMT. Địa phương có thể chế tốt chấp hành tốt quy định môi trường; ngược lại địa phương có thể chế kém gây ra ÔNMT. Damania & cộng sự (2003). Random effect Chỉ số môi trường Tham nhũng Độ mở thương mại Cả các quốc gia phát triển và đang phát triển, từ 1982-1992 Sự bóp méo chính sách môi trường do chủ nghĩa bảo hộ (tham nhũng) sẽ phụ thuộc vào mức độ biến dạng do tham nhũng (bảo hộ thương mại), nghĩa là bảo hộ và tham nhũng là những thay thế hay bổ sung cho việc tạo ra sự méo mó trong chính sách môi trường Cole at al (2006) RE, FE, IV (2SLS) Chỉ số môi trường Tham nhũng, FDI, GDP, TELE, TV 13 quốc gia OECD và 20 quốc gia phát triển, từ 1982-1992 FDI có tác động tích cực đến REGS trong tất cả các mô hình. Biến tương tác giữa FDI và tham nhũng là tiêu cực trong tất cả các mô hình và có ý nghĩa, cho thấy hiệu quả của FDI đối với REGS tùy thuộc vào CORRUPT. 2.3.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của chính sách công đối trong mối quan hệ giữa FDI và chất lượng môi trường Như López & Palacios (2014) nhận định, một yếu tố chính sách đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến ô nhiễm mà cho đến nay phần lớn các nghiên cứu bỏ qua là chính sách tài khóa. Tác động của chính sách tài khóa đã được chứng minh là quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các chính sách tài khóa và chất lượng môi trường đã nhận được rất ít sự chú ý trong tài liệu. Antweiler & cộng sự (2001) hình thành một khung lý thuyết để xem xét ảnh hưởng của dòng vốn FDI lên ÔNMT theo quy mô, kỹ thuật và thành phần tác động. Mô hình này xem xét vai trò và hành vi của người tiêu dùng đối với ô nhiễm, và các biện pháp ứng phó của chính phủ để giảm thiểu ô nhiễm. Điểm cân bằng của mô hình lý thuyết cho thấy dòng vốn FDI có tác động tốt lên môi trường. Mô hình cho thấy có sự gắn kết giữa thương mại (các hình thức đầu tư và giao thương xuyên quốc gia như dòng vốn FDI) và nguồn thu thuế của chính phủ với khả năng giảm ô nhiễm khí thải giữa các quốc gia. Nghiên cứu C. Zhang & Zhou (2016) kiểm định tác động của chi tiêu chính phủ đối với lượng khí thải của ba chất ô nhiễm điển hình với trường hợp 106 thành phố Trung Quốc trong thời kỳ 2002-2014. Các tác động được chia thành hai loại: tác động trực tiếp, chi tiêu của chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đến ô nhiễm; và các tác động gián tiếp, các ảnh hưởng gián tiếp của chi tiêu khu vực công đối với ÔNMT thông qua các tác động của nó đến GDP bình quân đầu người. Để kiểm soát mức độ nội sinh tiềm năng và giới thiệu tính năng động, phương pháp GMM được ứng dụng. Tuy nhiên, kết quả kiểm định chỉ ra rằng tổng tác động của chi tiêu chính phủ đối với ba chất gây ô nhiễm này rất khác nhau. Tương tự, Adewuyi (2016) đã xác minh ảnh hưởng của chi tiêu chính phủ đến lượng khí thải CO2 ở nhiều quốc gia giai đoạn 1990-2015. Tổng hiệu ứng được chia thành các hiệu ứng trực tiếp và gián tiếp, và cả hai tác động ngắn hạn và dài hạn đều được thảo luận tương ứng, tuy nhiên, kết quả kiểm định còn nhiều tranh luận. Halkos & Paizanos (2016) kiểm định tác động của chính sách tài khóa đến chất lượng môi trường với dữ liệu hàng quý của Hoa Kỳ từ năm 1973 đến 2013. Nghiên cứu phân tích các tương tác ngắn hạn và trung hạn giữa chính sách tài khóa và phát thải khí CO2 bằng cách sử dụng các cú sốc tài khóa. Kết quả chỉ ra rằng việc thực hiện chính sách tài khóa mở rộng mang lại hiệu quả giảm thiểu phát thải từ cả hai nguồn gây ô nhiễm do sản xuất và do tiêu dùng, trong khi cắt giảm thuế được tài trợ bởi thâm hụt có liên quan đến sự gia tăng phát thải CO2 do tiêu dùng. Có thể thấy rằng, các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến mức độ ÔNMT rất đa dạng và được phát triển theo nhiều hướng khác nhau. Theo thời gian, các nghiên cứu gần đây ngày càng khám phá đầy đủ và chi tiết hơn các nhân tố tác động đến mức độ ÔNMT. Nghiên cứu của Canh & cộng sự (2019) là một nghiên cứu thực nghiệm điển hình, khám phá tác động của các nhân tố như mức thu nhập, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, mức độ tiêu thụ năng lượng, vốn trực tiếp nước ngoài FDI, chính sách tài khóa, đến mức độ ÔNMT tại 106 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nghiên cứu của các tác giả chú trọng phân tích vai trò của nền kinh tế ngầm (Shadow economy) đến mức độ ÔNMT. Tương tự, các nghiên cứu của Wu & cộng sự (2016), Ertugrul & cộng sự (2016), Sadorsky (2014) tập trung phân tích chi tiết hơn vai trò của các nhân tố khác như mức độ đô thị hóa hay độ mở thương mại. Khác với nghiên cứu trên, luận án tập trung phân tích tác động của FDI đến mức độ ÔNMT thông qua việc làm rõ vai trò của chính phủ ở hai góc độ là thể chế và chính sách công. Ngoài ra, bổ sung nghiên cứu của Canh & cộng sự (2019) về tác động của chính sách công (chính sách tài khóa), luận án xem xét tác động của thuế đối với mức độ ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển. Cùng hướng nghiên cứu với luận án, nghiên cứu của Canh & cộng sự (2018) nghiên cứu vai trò của thể chế và hội nhập kinh tế đối với mức độ ÔNMT tại 36 quốc gia mới nổi. Tương tự, Huynh & Hoang (2019) khám phá vai trò của FDI và thể chế đối với ô nhiễm không khí tại 19 quốc gia Châu Á. Điểm khác biệt của luận án so với hai nghiên cứu trước là luận án không chỉ khám phá vai trò của thể chế mà còn cả chính sách tài khóa trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển. 2.3.5. Khoảng trống nghiên cứu Qua lược khảo các nghiên cứu cho thấy, tác động của FDI lên môi trường cho nhiều kết quả khác nhau và còn nhiều tranh luận. Từ những nghiên cứu này, tác giả nhận thấy các khoảng trống nghiên cứu như sau: Các nhân tố tác động đến mức độ ô nhiễm môi trường vẫn còn nhiều tranh luận. Bằng chứng thực nghiệm về tác động của FDI đến chất lượng môi trường ở các quốc gia đang phát triển chưa rõ ràng và còn nhiều tranh luận. Vai trò của chính phủ ở góc độ thể chế cần được xem xét trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường ở các quốc gia đang phát triển. Vai trò của chính phủ ở góc độ chính sách công cần được xem xét trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường ở các quốc gia đang phát triển. Từ cơ sở nhận định này, tác giả xác định mục tiêu khái quát của luận án là làm rõ vai trò của thể chế và chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT tại trường hợp các quốc gia đang phát triển. Trong đó, nội dung luận án hướng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau: (1) Các nhân tố nào tác động đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển? (2) Tác động của FDI đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển là như thế nào? (3) Vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển là như thế nào? (4) Vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển là như thế nào? Theo đó, từ việc lược khảo lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước, luận án hình thành các giả thuyết nghiên cứu ban đầu như sau: Bảng 2.4 Bảng tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu của luận án Mục tiêu nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu (1) Đánh giá thực nghiệm tác động của các nhân tố đến mức độ ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển (1) Các nhân tố nào tác động đến mức độ ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển? (2) Đánh giá thực nghiệm tác động của FDI đến đến mức độ ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển. (2) Tác động của FDI đến mức độ ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển là như thế nào? Giả thuyết 1: FDI có tác động dương đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. (3) Đánh giá thực nghiệm vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường. (3) Vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển là như thế nào? Giả thuyết 2: Thể chế có tác động âm đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. Giả thuyết 3: Thể chế làm làm giảm tác động dương của FDI đối với mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. (4) Đánh giá thực nghiệm vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT. (4) Vaitrò của chính sáchcông trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT tại các nước đang phát triển là như thế nào? Giả thuyết 4: Chi tiêu công có tác động âm đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. Giả thuyết 5: Thuế có tác động âm đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. Giả thuyết 6: Chi tiêu công làm giảm tác động dương của FDI đối với mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. Giả thuyết 7: Thuế làm giảm tác động dương của FDI đối với mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. Kết luận chương 2 Chương hai trình bày cơ sở lý luận về mối liên hệ giữa dòng vốn trực tiếp nước ngoài FDI và vấn đề ÔNMT. Lược khảo cho thấy, mặc dù mối quan hệ giữa ĐTTT nước ngoài FDI và môi trường đã được nghiên cứu trong những năm gần đây, song mối quan hệ này vẫn chưa rõ ràng và còn nhiều điểm cần được làm sáng tỏ. Trong đó, vai trò của chính phủ được xem xét ở cả hai góc độ, thể chế và tài chính công, đều đóng vai trò quan trọng trong việc lý giải mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT. Ngoài ra, các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan cũng được trình bày trong nội dung của chương. Luận án trình bày cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến mức độ ÔNMT thông qua hai lý thuyết chính là giả thuyết về đường cong Kuznets môi trường - EKC và mô hình STIRPAT. Giả thuyết EKC trình bày lý thuyết về sự đánh đổi giữa mục tiêu tăng trưởng và bảo vệ môi trường. Trong khi đó, mô hình STIRPAT lý giải 3 nhân tố tác động ÔNMT là dân số (Population), sự sung túc (Affluence) và công nghệ (Technology). Ở phần tiếp theo của chương, luận án tập trung phân tích mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT. Trong khi phần lớn các nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực của yếu tố này đến tăng trưởng kinh tế, tác động của FDI đến ÔNMT vẫn chưa rõ ràng và chưa đạt được sự thống nhất. Lược khảo cho thấy, tác động của FDI đến ÔNMT được lý giải theo nhiều hướng khác nhau với hai giả thuyết trái chiều. Giả thuyết “cải thiện ô nhiễm” (pollution halo hypothesis) luận giải, FDI sẽ giúp cải thiện các vấn đề môi trường; các công ty nước ngoài thực hiện quản lý tốt hơn và sử dụng các công nghệ tiên tiến làm cho giảm thiểu ÔNMT ở các nước được đầu tư. Trong khi đó, giả thuyết “thiên đường ô nhiễm “(pollution haven hypothesis) nhận định, các quốc gia đang phát triển, nơi thu hút nhiều dòng vốn đầu tư FDI, sẽ dần trở thành “thiên đường ô nhiễm” so với các nước phát triển bởi quá trình công nghiệp hóa. Cuối cùng, lược khảo các nghiên cứu trước chỉ ra vai trò quan trọng của chính phủ trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT, tuy nhiên, phần lớn các công trình chú trọng phân tích vai trò chính phủ ở góc độ thể chế. Các nghiên cứu vai trò của chính phủ đối với môi trường ở góc độ chính sách công còn khá khiêm tốn và mối quan hệ này còn chưa rõ ràng và nhiều tranh luận. Từ những nhận định trên, tác giả xác định mục tiêu khái quát của luận án là làm rõ vai trò của thể chế và chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT tại trường hợp các quốc gia đang phát triển. Trong đó, nội dung luận án hướng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau: (1) Các nhân tố nào tác động đến mức độ ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển? (2) Tác động của FDI đến mức độ ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển là như thế nào? (3) Vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển là như thế nào? (4) Vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển là như thế nào ? Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, các chương tiếp theo lần lượt sẽ thiết lập mô hình, cách thu thập số liệu; áp dụng các phương pháp định lượng trên mô hình và dữ liệu đã thu thập; kết quả sẽ giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. CHƯƠNG 3 – QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Giới thiệu Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đặt ra ở chương trước, chương này trình bày các mô hình thực nghiệm để ước lượng thực nghiệm tác động của vốn ĐTTT đến mức độ ÔNMT cũng như đánh giá vai trò của thể chế và chính sách công trong mối quan hệ giữa hai yếu tố này. Theo đó, kế thừa mô hình thực nghiệm từ các công trình của Gani & Scrimgeour (2014), Abid & cộng sự (2016), luận án lần lượt triển khai, hiệu chỉnh và mở rộng mô hình thực nghiệm nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Mô hình sau là phần mở rộng của mô hình trước đó. Cụ thể, luận án lần lượt thiết lập bốn mô hình thực nghiệm như sau: (1) Kiểm định tác động của các nhân tố đến mức độ ÔNMT tại trường hợp các quốc gia đang phát triển; (2) Ước lượng thực nghiệm tác động của dòng vốn FDI đến ÔNMT tại các nền kinh tế đang phát triển; (3) Ước lượng thực nghiệm vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT tại các quốc gia đang phát triển và (4) Ước lượng thực nghiệm ảnh hưởng của chính sách công trong mối liên hệ giữa FDI và ÔNMT tại các nước đang phát triển. Để kiểm định các mô hình thực nghiệm , luận án sử dụng phương pháp ước lượng GMM hệ thống hai bước Arellano-Bond (S-GMM). Phương pháp này được xem là hiệu quả đối với dữ liệu bảng có số đơn vị chéo lớn. Hơn nữa, phương pháp này cũng được xem là hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề kinh tế lượng như phương sai không cố định, tương quan chuỗi và nhất là giải quyết hiện tượng nội sinh. Ngoài ra, “các kiểm định Hansen/Sargan về biến công cụ và tương quan chuỗi bậc hai AR(2) được thực hiện trong phương pháp GMM hệ thống.” Dữ liệu nghiên cứu của luận án là các dữ liệu thứ cấp được trích xuất từ nguồn dữ liệu của Ngân hàng thế giới World Bank (World Development Indicators- WDI và Worldwide Governance Indicators-WGI). Nghiên cứu đã trích xuất dữ liệu của 86 quốc gia đang phát triển 2002 – 2014. Các chỉ số được trích xuất nhằm đo lường các yếu tố được mô tả tương ứng trong mô hình. Vì vậy, nội dung của chương được cấu trúc thành ba phần cụ thể: Phần 1 là các mô hình thực nghiệm, phần 2 trình bày phương pháp ước lượng trong khi phần 3 là mô tả dữ liệu và lựa chọn biến đại diện. 3.1 Mô hình thực nghiệm Để hoàn thành được bốn mục tiêu nghiên cứu đề ra của luận án, tác giả thiết lập phân tích và thực hiện ước lượng bốn mô hình thực nghiệm như sau: Đánh giá tác động của các nhân tố đến mức độ ô nhiễm môi trường. Ước lượng thực nghiệm tác động của dòng vốn FDI đến ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. Ước lượng thực nghiệm vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. Ước lượng thực nghiệm vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển. Mô hình (1): Đánh giá tác động của các nhân tố đến mức độ ô nhiễm môi trường Để đánh giá tác động của của các nhân tố đến ô nhiễm môi tại quốc gia đang phát triển từ 2002-2014, dựa vào giả thuyết EKC và mô hình STIRPAT, nghiên cứu triển khai mô hình của Gani & Scrimgeour (2014), Abid & cộng sự (2016) và mở rộng như sau: lnco2it=αit+β1lnco2it-1+ β2 lnrgdpit+β3Zit+ηi+ξit (3.1) Trong đó, i và t đại diện cho quốc gia i và năm thời gian t co2it là biến đại diện cho mức độ ÔNMT, được đo lường lượng khí thải CO2 bình quân đầu người năm t tại quốc gia i dạng logarithm. lnrgdpitlà biến đại diện cho thu nhập, được đo lường bằng thu nhập bình quân đầu người thực năm t tại quốc gia i dạng logarithm. Zitlà tập hợp các biến kiểm soát: đầu tư trong nước; độ mở cửa giao thương, mức độ tiêu thụ năng lượng, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng cũng như mức đô thị hóa. Việc lựa chọn và sử dụng các biến kiểm soát được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu trước, cụ thể: Mức độ đô thị hóa (urban) và mức độ công nghiệp hóa (industry) lần lượt được đo lường bằng tỷ lệ dân số thành thị so với tổng dân số và tỷ lệ giá trị tăng thêm của các ngành công nghiệp chính so với GDP. Các nghiên cứu gần đây cho thấy mức độ đô thị hóa và công nghiệp hóa có tác động mạnh đến ÔNMT (Canh & cộng sự, 2018; Canh & cộng sự, 2019; Wu & cộng sự, 2016). Mức độ đô thị hóa và công nghiệp hóa càng lớn dẫn đến các hoạt động sản xuất, tiêu dùng diễn ra nhiều hơn, qua đó, làm gia tăng lượng khí thải CO2. Đầu tư trong nước (dinv) là tổng đầu tư nội địa hàng năm (% GDP). Đầu tư trong nước được xem là một trong các nguồn gây ra ô nhiễm hiện nay. Việc gia tăng đầu tư nhằm mở rộng sản xuất góp phần làm tăng lượng khí thải từ các hoạt động này (Jorgenson & cộng sự, 2007; Jiang, 2015; Sapkota & Bastola, 2017). Vì vậy, gia tăng đầu tư nhiều khả năng sẽ làm tăng thêm lượng khí thải CO2. Độ mở cửa thương mại (open) được xác định bằng tổng lượng xuất nhập khẩu (% GDP). Hoạt động xuất nhập khẩu giúp kích thích sản xuất và tiêu dùng. Cả hoạt động sản xuất lẫn hoạt động tiêu dùng đều góp phần rất lớn vào việc thải ra các khí có hại cho môi trường (Abid, 2016; Abdouli & Hammami, 2017; Solarin & cộng sự, 2017). Cole (2004) cho rằng độ mở thương mại có thể làm giảm ô nhiễm bởi vì các nước đã cải thiện khả năng tiếp cận với các công nghệ thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, hiệu ứng ngược lại cũng có thể xảy ra. Theo giả thuyết về thiên đường ô nhiễm, các nước phát triển có thể xuất khẩu các ngành công nghiệp dơ bẩn của họ, chẳng hạn như các ngành công nghiệp hóa dầu và xi măng, sang các nước đang phát triển với các tiêu chuẩn môi trường thấp hơn. Trong kịch bản như vậy, độ mở thương mại cao hơn có thể làm tăng các vấn đề về môi trường. Mức độ tiêu thụ năng lượng (energy): mối quan hệ đồng biến giữa mức độ tiêu thụ năng lượng và lượng phát thải khí CO2 được nhiều nghiên cứu về biến đổi khí hậu luận giải (Bollen & cộng sự, 2010; Ezzati & cộng sự, 2004; Jacobson, 2009; Tsuji & cộng sự, 2002). Việc tiêu thụ nhiều năng lượng trong sản xuất và sinh hoạt là nguyên nhân chính của gây ra hiệu ứng nhà kính, góp phần làm biến đổi khí hậu (Ezzati & cộng sự, 2004). Đáng chú ý, tình hình đặc biệt nghiêm trọng tại các quốc gia đang phát triển. Theo Chan & Yao (2008) phân tích, tiêu thụ năng lượng quá mức là tác nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng tại các siêu đô thị ở Trung Quốc. Vì vậy, vấn đề tranh luận nhận được sự quan tâm nhiều nhất trong các hội thảo về quản lý năng lượng là các giải pháp nhằm hạn chế sự nguy hại của việc tiêu thụ năng lượng quá mức đến môi trường (Tsuji & cộng sự, 2002). Theo đó, tác giả kỳ vọng mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ tiêu thụ năng lượng và lượng phát thải khí CO2. Cơ sở hạ tầng (tinf) được đo lường bằng chỉ số số thuê bao điện thoại trên 100 dân (logarithm). Việc phát triển cơ sở hạ tầng vừa có tác động trực tiếp lẫn gián tiếp đến lượng khí thải. Tác động trực tiếp đến từ hoạt động xây dựng chính cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cảng, viễn thông, Trong khi đó, tác động gián tiếp là thúc đẩy các hoạt động sản xuất thông qua phân phối hàng hóa dễ dàng và thuận tiện hơn. Các nghiên cứu liên quan sử dụng biến cơ sở hạ tầng như Bakhsh & cộng sự (2017) hay Cole & cộng sự (2006) đều cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa sự phát triển cơ sở hạ tầng và lượng khí thải CO2. Theo đó, tác giả kì vọng tác động dương của cơ sở hạ tầng đến lượng khí thải CO2. Tuy nhiên, mô hình (3.1) là mô hình tuyến tính. Mô hình này chưa thể hiện mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập và ÔNMT như giả thuyết đường cong môi trường Kuznets thể hiện. Vì vậy, để kiểm tra hiệu ứng hình chữ U ngược của giả thuyết EKC, luận án đưa vào biến lnrgdpit2. Dựa trên các nghiên cứu Halkos (2003), Tamazian & Rao (2010), luận án đề xuất mô hình (3.2) như sau: lnco2it=αit+β1lnco2it-1+ β21 lnrgdpit+β22 lnrgdpit2+β3Zit+ηi+ξit 3.2 Theo đó, giả thuyết EKC xảy ra khi β21 >0 và β22 0). Khi nền kinh tế phát triển đến một mức độ nhất định, tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường (β22 < 0) Mô hình (2): Tác động của FDI đến ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển Nhằm kiểm định tác động của dòng vốn FDI đến mức độ ÔNMT, dựa theo các nghiên cứu của Cole (2006), luận án đưa thêm biến FDI vào mô hình thực nghiệm. Nếu FDI tác động dương đến lượng phát thải khí CO2, giả thuyết “thiên đường ô nhiễm” được ủng hộ ở trường hợp nghiên cứu này. Ngược lại, nếu kết quả kiểm định cho thấy tác động âm, giả thuyết “ cải thiện ô nhiễm” được thể hiện. Theo đó, mô hình thực nghiệm như sau: lnco2it=αit+β1lnco2it-1+ β2 lnrgdpit+β3 fdiit+β4Zit+ηi+ξit (3.3) Trong đó, FDI là biến đại diện cho vốn ĐTTT nước ngoài, được đo lường bằng lượng vốn FDI đầu tư vào nước i trong năm t (% GDP). Mô hình (3): Đánh giá vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển Để đánh giá ành hưởng của thể chế trong sự tương quan giữa dòng vốn FDI và mức độ ÔNMT, người viết lần lượt đưa thêm các biến thể chế và biến tương tác giữa hai yếu tố vào mô hình thực nghiệm. Theo đó, mô hình thực nghiệm sẽ có dạng như sau: lnco2it=αit+β1lnco2it-1+ β2 lnrgdpit+β3 fdiit+β4 insijt+β5Zit+ηi+ξit (3.4) lnco2it=αit+β1lnco2it-1+ β2 lnrgdpit+β3 fdiit+β4 insijt+ β5 ins x fdiit+β6Zit+ηi+ξit (3.5) Trong đó, insijt là biến đại diện cho thể chế, được xác định lần lượt bằng các chỉ số đo lường quản trị công j của nước i trong năm t và chỉ số quản trị công trung bình. 6 chỉ số quản trị công gồm: Kiểm soát mức độ tham nhũng (ins1); Hiệu quả chính phủ (ins2); Ổn định chính trị và không bạo lực (ins3); Chất lượng các quy định (ins4); Nhà nước pháp quyền (ins5) và Tiếng nói và giải trình (ins6). Các chỉ số dao động trong khoảng -2.5 – +2.5 ins x fdiit là biến tương tác giữa chỉ số quản trị công trung bình và lượng vốn FDI. Dựa trên cơ sở khung khái niệm thể chế môi trường và 6 chỉ số quản trị công (thể chế) của Ngân hàng Thế giới WGI, luận án đưa ra các luận giải về vai trò của thể chế đối với bảo vệ môi trường ở từng khía cạnh như sau: - Khía cạnh Kiểm soát tham nhũng: Goel & Nelson (1998) và La Porta & cộng sự (1999) cho rằng tham nhũng có xu hướng tăng theo quy mô của chính phủ. Trong khi đó, tham nhũng cũng xung đột với các quy định của pháp luật. Vì vậy, các xung đột này tạo ra hệ quả là ở các xã hội tham nhũng, các quan chức có thể bị hối lộ và các quy tắc không được tuân theo, trong đó có các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. Theo đó, nhiều nghiên cứu kết luận rằng tham nhũng có tác động tiêu cực đến các chính sách môi trường, dẫn đến sự gia tăng phát thải ô nhiễm không khí. Welsch (2004) cung cấp bằng chứng cho thấy ở mức thu nhập thấp, mức độ ô nhiễm không khí (ví dụ: NO2 và CO2) tăng mạnh với tham nhũng. Biswas & cộng sự (2012) cho thấy kiểm soát tốt hơn tham nhũng làm giảm tác động tiêu cực nền kinh tế ngầm đến chất lượng không khí. Tương tự, Povitkina (2015) xem xét tác động giữa dân chủ và năng lực quan chức (kiểm soát tham nhũng) đến chất lượng môi trường; kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả của dân chủ đối với khí thải carbon diox

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_fdi_va_o_nhiem_moi_truong_vai_tro_cua_chinh_sach_con.docx
Tài liệu liên quan