g
MỞ ĐẦU --------------------------------------------------------------------------
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI, LUẬN ÁN------------------------------------------------
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ-TƯ TƯỞNG CHO CÔNG NHÂN CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP ------------------------------------------------------------------------
1.1. Khái niệm giáo dục chính trị - tư tưởng ----------------------------------------
1.2. Công nhân các khu công nghiệp và công tác giáo dục chính trị - tư tưởng
cho công nhân các khu công nghiệp---------------------------------------------------
1.3. Hiệu quả, phân loại và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác giáo dục chính
trị - tư tưởng cho công nhân các khu công nghiệp----------------------------------
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM; NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ THỰC
TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ - TƯ
TƯỞNG CHO CÔNG NHÂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở MIỀN
ĐÔNG NAM BỘ HIỆN NAY--------------------------------------------------------
2.1. Đặc điểm; những yếu tố tác động đến hiệu quả công tác giáo dục chính trị
- tư tưởng cho công nhân các khu công nghiệp ở miền Đông Nam Bộ hiện
nay-----------------------------------------------------------------------------------------
2.2. Kết quả và thực trạng hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho
công nhân các khu công nghiệp ở miền Đông Nam Bộ----------------------------
2.3. Những vấn đề đặt ra về hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tư tưởng
cho công nhân các khu công nghiệp ở miền Đông Nam Bộ hiện nay------------
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO
DỤC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CHO CÔNG NHÂN CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ-----------------------------------------------
3.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các chủ thể; quan tâm xây
dựng tổ chức, bộ máy, con người------------------------------------------------------
3.2. Nâng cao tính tự giác, chủ động của đối tượng; trình độ chính trị và ý
thức trách nhiệm của người công nhân-----------------------------------------------
3.3. Nắm vững đặc điểm của công nhân các khu công nghiệp ở miền Đông
Nam Bộ để lựa chọn nội dung phù hợp-----------------------------------------------
3.4. Lựa chọn phương pháp, hình thức, phương tiện phù hợp---------------------
3.5. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người công nhân, xây dựng môi
trường xã hội lành mạnh----------------------------------------------------------------
3.6. Huy động và sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực-------------------------
KẾT LUẬN------------------------------------------------------------------------------
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO-------------------------------------------
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ-----------
PHỤ LỤC--------------------------------------------------------------------------
01
07
34
34
40
46
69
69
84
120
132
132
145
150
154
156
163
169
171
188
189
212 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hiệu quả công tác giáo dục chính trị - Tư tưởng cho công nhân các khu công nghiệp tại miền đông nam bộ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân
()” [120, tr.24].
Ngoài ra, định kỳ 06 tháng và hàng năm, LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh đều xác
định các mục tiêu phù hợp thực tiễn tình hình, theo hướng dẫn của cấp trên. Tất
cả các mục tiêu xác định hàng năm của công tác GDCT-TT cho công nhân đều
tập trung vào các nội dung chính là: Đa dạng hóa các hình thức, biện pháp thông
tin thời sự, học tập Nghị quyết phù hợp điều kiện đặc thù của công nhân nhằm
hướng tới tuyên truyền có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước. Cải tiến, nâng cao chất lượng Báo Người Lao động, Sổ
tay Công đoàn, Chương trình truyền hình Công nhân - Công đoàn, Chương trình
phát thanh Tạp chí Người lao động nhằm thực hiện tốt công tác định hướng
93
thông tin chính trị đồng thời giới thiệu kinh nghiệm hoạt động thực tiễn đến công
đoàn cơ sở. Đối với các mục tiêu cụ thể, tùy tình hình, nhiệm vụ hàng năm,
LĐLĐ Thành phố sẽ xác định và đề ra các mục tiêu cụ thể, gắn với nhiệm vụ
chính trị và các sự kiện chính trị lớn hàng năm diễn ra trên địa bàn13.
Hai là, Công đoàn các KCN các tỉnh, thành với việc xác định và đề ra các
mục tiêu
Là tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đoàn viên công đoàn tại
các KCN, công đoàn các KCN còn có nhiệm vụ rất quan trọng là tuyên truyền
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho công
nhân. Đây là nơi mà nếu các mục tiêu được xác định càng rõ bao nhiêu, càng dễ
13 Chẳng hạn: Nhiệm vụ cụ thể được xác định năm 2014 là: Tổ chức Chương trình Gương sáng đảng viên; sơ
kết 03 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh; tuyên dương, khen thưởng, nhân rộng gương cá nhân điển hình Người tốt, việc
tốt; tổ chức các hoạt động kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, tổ chức Hội thi Vinh quang
Công đoàn Việt Nam; thực hiện việc cải tạo, bổ sung tư liệu Phòng Truyền thống Công nhân Công đoàn
Thành phố; triển khai kế hoạch Tháng Công nhân năm 2014 với 05 nội dung trọng tâm: Chương trình Gặp
gỡ và đối thoại, Đồng hành cùng doanh nghiệp, Giờ thứ 9, Bàn tay vàng, Cùng công nhân vượt khó đến các
cấp công đoàn; phối hợp Công an Thành phố xây dựng Kế hoạch tăng cường thành lập và nâng cao chất
lượng tổ công nhân tự quản gắn với việc xây dựng các mô hình: Khu nhà trọ Văn minh - Nghĩa tình, Khu nhà
trọ văn minh - sạch đẹp - an toàn góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu 03 giảm, Phong trào quần
chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc”, Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Phối hợp Đài
Truyền hình Thành phố tổ chức chương trình Giờ thứ 09. Triển khai thực hiện Đề án xây dựng đời sống văn
hóa công nhân ở các KCN Năm 2015, các mục tiêu cụ thể được xác định là: Tiếp tục thực hiện Kết luận
79-KL/TW ngày 25-12-2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28-
01-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tiếp tục tăng cường thực hiện có hiệu quả các
hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục nâng cao hiểu biết chính trị; nâng cao trình độ học vấn, chuyên
môn, tay nghề cho công nhân; giáo dục nâng cao nhận thức về chủ quyền biển, đảo và truyền thống yêu
nước trong công nhân. Trong đó tập trung tổ chức có hiệu quả các đợt hoạt động cao điểm kỷ niệm 85 năm
Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống
nhất đất nước; kỷ niệm 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với các hoạt động Mừng Đảng-
Mừng Xuân; tập trung tuyên truyền đại hội Đảng các cấp; công tác chăm lo đời sống tinh thần cho công
nhân nhân dịp Tết Ất Mùi và tổ chức tốt hoạt động Tháng công nhân lần 07 năm 2015. Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, vận động công nhân tham gia thực hiện Quy chế giám sát, phản biện xã hội và Quy định tham
gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của tổ chức công đoàn. Tiếp tục đổi mới hình thức nội
dung tuyên truyền trong công nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Truyền hình thành
phố, Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố, chương trình truyền hình Công nhân-Công đoàn, Phát thanh công
nhân, Báo Người Lao động, Sổ tay Công đoànPhát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền
viên pháp luật tại các cấp công đoànCác mục tiêu cụ thể của năm 2018 bao gồm: Tiếp tục thực hiện Kết
luận 79-KL/TW ngày 25-12-2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày
28-01-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình hành
động số 38-Ctr/TU của Thành ủy và Chương trình hành động của Tổng LĐLĐ Việt Nam về đẩy mạnh thực
hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28-01-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục
xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan báo, đài tổ chức thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà
nước, Luật Lao động, Luật Công đoàn và các luật có liên quan; thực hiện công tác phát hành Báo Người Lao
động và Báo Lao động, Sổ tay công đoàn... nâng cao chất lượng Trang thông tin điện tử của các cấp công
đoàn, thực hiện viết tin, bài, cung cấp tư liệu cho trang tin điện tử của LĐLĐ Thành phố
94
thực hiện và càng khả thi bấy nhiêu. Các mục tiêu về tuyên truyền, GDCT-TT
cho công nhân không những chỉ bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ của LĐLĐ các
tỉnh, thành mà còn phải cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình của công nhân
các KCN. Chẳng hạn ở Đồng Nai, năm 2018 đã xác định nhiều mục tiêu, trong
đó có những mục tiêu hoàn toàn mới để phù hợp với tình hình của năm như:
Tuyên truyền Nghị quyết Đại hội lần thứ V Công đoàn KCN, Nghị quyết Đại hội
X Công đoàn tỉnh và Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam (tổ chức đại
hội trong năm 2018); tuyên truyền về biển đảo Việt Nam; về thực hiện Chỉ thị
05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 03-KH/TW ngày
25-7-2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Đẩy mạnh học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp tục tuyên truyền Chỉ thị số 22-
CT/TW của Ban Bí thư về Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng
quan hệ lao động hài hòa ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp; tuyên
truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản[46]. Có thể thấy, trong số các nội dung
được xác định này có những công việc đã được triển khai từ trước, tuy nhiên
cũng có những nội dung là các công việc dự báo, đón đầu để phù hợp tình hình.
Ở tỉnh Bình Dương, các mục tiêu được xác định chủ yếu là: Tuyên truyền các
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tổ
chức công đoàn. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, luật công đoàn và
các chính sách có liên quan đến người lao động như: Luật việc làm, Luật Bảo
hiểm y tế, Luật Bảo hiểm xã hộiTuyên truyền về ý thức pháp luật, tác phong
lao động công nghiệp, kỷ luật lao động. Phát động và thực hiện các phong trào
thi đuaNgoài ra, rất nhiều các mục tiêu luôn được xác định hàng năm như: Xét
chọn và giới thiệu đoàn viên công đoàn ưu tú để giới thiệu kết nạp Đảng, thành
lập các chi bộ Đảng tại doanh nghiệp khi đủ điều kiện, phấn đấu tăng tỷ lệ kết
nạp đảng viên trong công nhân.
Ở TP. Hồ Chí Minh, các mục tiêu mà Công đoàn các KCX, KCN Thành
phố đề ra về cơ bản đều bám sát với các mục tiêu chung mà LĐLĐ Thành phố đã
xác định. Tùy đặc điểm và nhiệm vụ cụ thể mà công đoàn các KCX, KCN đưa ra
những nội dung thực hiện mang nét đặc thù riêng. Chẳng hạn mục tiêu xác định
cho năm 2016 và 2017 có những nội dung như: Tập trung nắm tình hình tư
tưởng trong công nhân, tiếp tục tuyên truyền về biển đảo, về TPP; đẩy mạnh hoạt
95
động tuyên truyền, phổ biến những chính sách liên quan trực tiếp đến người lao
động; vận động công nhân nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công
nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật[48], [49]. Riêng năm 2018, các mục tiêu,
nhiệm vụ xác định khá phong phú như: Tổ chức có hiệu quả các hoạt động tuyên
truyền trước, trong và sau Đại hội Công đoàn các KCX, KCN Thành phố lần
thứ V tiến đến Đại hội Công đoàn Thành phố lần thứ XI và Đại hội Công đoàn
Việt Nam lần thứ XII nhiệm kỳ 2018-2023; thông tin về hoạt động công đoàn,
về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước và Thành phố trong tình hình
mới; về các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, các
gương điển hình trong học và làm theo Bác; tuyên truyền các hoạt động của tổ
chức công đoàn, thực hiện công tác phát hành Báo Người Lao động và Báo Lao
động, Sổ tay công đoànNgoài ra, nhiều mục tiêu khác cũng đã được xác định
như: Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác tuyên giáo; kịp thời bổ sung
kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ công đoàn phụ trách công tác tuyên giáo tại
công đoàn cơ sở; tổ chức các hình thức học tập phù hợp với đặc thù cơ quan, đơn
vị, doanh nghiệp...[50].
- Những hạn chế: Việc đề ra mục tiêu nếu càng cụ thể, rõ ràng thì việc
thực hiện càng thuận lợi. Đề ra mục tiêu chung chung, không có số liệu cụ thể sẽ
rất khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện. Trong phần phương
hướng, nhiệm vụ mà Đại hội LĐLĐ các tỉnh, thành ở vùng ĐNB đặt ra; nhiều
mục tiêu cơ bản được xác định. Chẳng hạn, ở tỉnh Bình Dương còn cụ thể hơn
nữa khi xác định riêng mục tiêu dành cho hai nhóm đối tượng là công nhân trong
các doanh nghiệp Nhà nước và ngoài Nhà nước. Đối với GDCT-TT cho công
nhân các KCN; chủ thể chịu trách nhiệm và tác nghiệp chính là Công đoàn các
KCN. Thế nhưng, trong cả ba địa phương mà đề tài nghiên cứu, hàng năm đều
không có KCN ở địa phương nào xác định mục tiêu bằng những con số cụ thể,
tất cả các mục tiêu được xác định đều là định tính14.
14 Chẳng hạn phương hướng, nhiệm vụ năm 2018 về GDCT-TT cho công nhân của Công đoàn các KCN tỉnh
Đồng Nai được xác định là: “Tuyên truyền các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật Nhà
nướcvề vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Namvề tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây
dựng quan hệ lao động hài hòa ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp” [46]. Hoặc như ở TP. Hồ Chí
Minh, khi xác định phương hướng, nhiệm vụ cho năm 2016 là: Tập trung nắm bắt tình hình tư tưởng công
nhân, tiếp tục tuyên truyền các sự kiện chính trị, xã hội cho công nhân; tuyên truyền, phổ biến những chính
sách có liên quan đến người lao động[50]. Ở tỉnh Bình Dương hầu như càng ít các mục tiêu cụ thể, cá biệt,
96
Mục tiêu là cái cụ thể, cái nhìn thấy, tức nó phải là những con số cụ thể.
Thế nhưng, mục tiêu về GDCT-TT cho công nhân các KCN trên địa bàn - như
đã phân tích nêu trên - lại thường chỉ được xác định chung chung, không có số
liệu cụ thể. Việc xác định chung chung sẽ rất khó để các chủ thể có thể so sánh
tương quan giữa mục tiêu và kết quả. Khó so sánh tương quan giữa mục tiêu và
kết quả cũng đồng nghĩa với việc khó đánh giá hiệu quả đích thực đạy được.
Cũng vậy, mục tiêu được xác định định tính mà không phải là những số liệu cụ
thể nên rất khó để dự trù, phân bổ kinh phí. Chẳng hạn, có địa phương xác định
mục tiêu hàng năm, 06 tháng là: Tuyên truyền, giáo dục các nghị quyết của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình thời sự nổi bật, các chính sách mới ra
đời có liên quan đến người lao động. Nhìn vào mục tiêu xác định này, không hề
có bất kỳ con số cụ thể nào. Vậy thì lấy gì để so sánh, để dự trù và phân bổ ngân
sách, các nguồn lực khác.
Có những nội dung mà gần như tất cả các tỉnh, thành đều xác định hàng
năm là: Triển khai, tuyên truyền, sâu rộng trong công nhân về đường lối chủ
trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nghị định của Chính phủ, Luật
Công đoàn (sửa đổi), Luật lao động (sửa đổi), Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm xã
hội, Nghị quyết Đại hội công đoàn các cấp; tăng cường công tác tuyên truyền về
biển đảo. Vận động cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đăng ký và phấn đấu đạt
chuẩn đơn vị văn hóa hàng năm. Vận động công nhân, đoàn viên công đoàn
hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ
hàng năm; hưởng ứng Tháng công nhân, Tuần lễ Thanh niên công nhân Bình
Dương được tổ chức hàng năm (bắt đầu từ năm 2008). Nhìn vào việc xác định
các mục tiêu như trên, thực chất đó không phải mục tiêu, đó là các nội dung cần
tuyên truyền, giáo dục.
Vì không có số liệu cụ thể, trong xây dựng kế hoạch hàng năm, 06 tháng
không thể có dự kiến về chi phí nguồn lực, chủ yếu sẽ được tính toán theo các
hoạt động tổ chức cụ thể nên rất khó để đánh giá và so sánh. Không xác định
có những năm không xác định mục tiêu cho năm sau. Chẳng hạn, năm 2017, các mục tiêu về GDCT-TT cho
công nhân các KCN đã không được xác định trước sẽ làm những nội dung gì[41].
97
nguồn lực dự toán trước, rất khó để so sánh với chi phí đã bỏ ra; khó đánh giá
tính tiết kiệm về nguồn lực ở mức độ nào; sử dụng nguồn lực có hiệu quả hay
không. Việc đề ra mục tiêu chung chung không có số liệu cụ thể sẽ gây khó khăn
cho quá trình đánh giá thực chất kết quả / hiệu quả.
2.2.2.2. Nhận thức chính trị - tư tưởng của công nhân
Một là, về mức độ tham gia các quá trình truyên truyền, GDCT-TT: Đã có
một bộ phận công nhân các KCN ở miền ĐNB quan tâm tìm hiểu về Chủ nghĩa
C. Mác - V.I. Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy
đã có 50.5% % số ý kiến được hỏi cho biết đã thường xuyên tham gia các buổi
tuyên truyền, giáo dục về Chủ nghĩa C. Mác - V.I. Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh. Mức độ này xếp cao nhất là Đồng Nai với 73.5%, Bình Dương 44.5% và
TP. Hồ Chí Minh là 33.5%. Tuy nhiên, đối với các buổi tuyên truyền về pháp
luật, số ý kiến cho biết tham gia đông hơn, lên tới 71.16% [phụ lục 2].
Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy vẫn còn 49.5% ý kiến cho biết không
thường tham gia các buổi tuyên truyền về Chủ nghĩa C. Mác - V.I. Lênin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, TP Hồ Chí Minh là địa phương có tỷ lệ cao nhất
với 49%. Đối với việc tham gia các buổi tuyên truyền về pháp luật; có 15.83% ý
kiến cho biết lúc có, lúc không và 12% ý kiến cho biết không thường tham gia
[phụ lục 2].
Hai là, về mức độ hứng thú: Đã có một bộ phận công nhân trên địa bàn
cho biết có hứng thú khi tham dự các buổi tuyên truyền, giáo dục này (10.5% ý
kiến). Riêng ý kiến cho biết hứng thú khi tham dự các buổi nghe tuyên truyền về
pháp luật là 67.16%. Kết quả này cho thấy, công nhân các KCN trên địa bàn
hứng thú nhiều hơn với các nội dung tuyên truyền về pháp luật. Cũng vậy, những
nội dung tuyên truyền về chủ nghĩa C. Mác - V.I. Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
chưa tạo được hứng thú đối với người nghe khi có tới 39.16% ý kiến được hỏi
trả lời về mức độ hứng thú là lúc có, lúc không; 50.33% ý kiến cho biết không
hứng thú. Cũng vậy, mức độ hứng thú khi tham dự các buổi nghe tuyên truyền
98
pháp luật vẫn có 20.83% ý kiến cho biết lúc có, lúc không và 12% ý kiến cho
biết không hứng thú [phụ lục 2].
Với kết quả đạt được như trên (qua điều tra, khảo sát), rõ ràng, công tác
GDCT-TT cho công nhân trên địa bàn chưa đạt hiệu quả mong muốn.
Ba là, về mức độ mong muốn tìm hiểu: Trong đội ngũ công nhân hiện nay,
dù mong muốn tìm hiểu về chủ nghĩa C. Mác - V.I. Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh không chiếm tỷ lệ lơn, nhưng qua khảo sát, cũng có một bộ phận người lao
động có nhu cầu và mong muốn tìm hiểu về nội dung này. Kết quả khảo sát cho
thấy có 17.16% ý kiến cho biết có nhu cầu. Tuy nhiên, tỷ lệ này so với nhu cầu
tìm hiểu về pháp luật có khoảng cách rất xa (nhu cầu tìm hiểu về pháp luật là
67.16%) [phụ lục 2].Vẫn có tới 33.66% ý kiến cho biết họ có lúc có, lúc không
về mong muốn tìm hiểu về Chủ nghĩa C. Mác - V.I. Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh. Có tới 49.16% ý kiến cho biết không hứng thú khi tìm hiểu về nội dung
này [phụ lục 2]. Như vậy, có thể thấy, hầu hết công nhân hiện nay có mong
muốn tìm hiểu về pháp luật, nhưng chưa quan tâm nhiều đến việc tìm hiểu Chủ
nghĩa C. Mác - V.I. Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bốn là, mức độ quan tâm đến những sự kiện, hiện tượng đang diễn ra:
Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, nhất là tiện ích từ mạng xã
hội, internet mang lại, dù muôn hay không thì các thông tin hàng ngày, hàng giờ
vẫn diễn ra và tác động đến đông đảo công nhân. Tất nhiên, trong số những
thông tin ấy, có cả những thông tin tích cực và những thông tin tiêu cực. Đặc
trưng của người công nhân các KCN ở miền ĐNB là họ quan tâm nhiều đến
những vấn đề có liên quan đến lợi ích thiết thâ, quan tâm đến những thông tin
mang tính giải trí và tất nhiên, một bộ phận trong số họ cũng quan tâm đến tình
hình thời sự trong và ngoài nước, nhưng phải là những nội dung gắn với đời
sống của họ. Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy có 74.16% ý kiến cho biết có
quan tâm đến các vấn đề thời sự trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn
18.83% ý kiến cho biết không quan tâm và 07% ý kiến khó trả lời [phụ lục 2].
Có một điều đáng chú ý là, TP. Hồ Chí Minh là địa bàn lớn, năng động, khả
năng tiếp cận thông tin nhanh, dễ dàng nhưng kết quả khảo sát cho thấy những ý
kiến trả lời không quan tâm đến tình hình thời sự trong nước và quốc tế trong
99
công nhân ở TP. Hồ Chí Minh lại chiếm tỷ lệ cao hơn ở Đồng Nai. Xếp theo thứ
tự lần lượt là Bình Dương: 28.5%, TP. Hồ Chí Minh: 20.5% và Đồng Nai 7.5%
[phụ lục 2].
2.2.2.3. Kiến thức chính trị - tư tưởng của công nhân
Một là, mức độ hiểu biết về chủ nghĩa C. Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; chủ trương, nghị quyết của Đảng
Việc tuyên truyền về chủ nghĩa C. Mác - V.I. Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; chủ trương, nghị quyết của Đảng cho công nhân được các tỉnh, thành
trong khu vực thực hiện từ rất sớm. Ở Đồng Nai, trước khi Trung ương ban hành
Nghị quyết về công nhân, tỉnh đã có nghị quyết chuyên đề trước đó. Một trong
các nội dung quan trọng mà nghị quyết xác định chính là nâng cao mức độ hiểu
biết mức độ hiểu biết về chủ nghĩa C. Mác - V.I. Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
chủ trương, nghị quyết của Đảng cho công nhân. Các tỉnh, thành khác, nhất là
TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương cũng đã sớm quan tâm đến nội dung này. Có lẽ
vì vậy mà trong đội ngũ công các các KCN trên địa bàn cũng đã có những hiểu
biết cơ bản về các nội dung trên. Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy, có 22.66%
ý kiện tự nhận có hiểu biết tốt và khá. Trong số ý kiến tự nhận có hiểu biết tốt thì
TP. Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ cao nhất với 16.5%, tiếp theo là Đồng Nai 6% và
Bình Dương 3.5% [phụ lục 3]. Tuy nhiên, vẫn có tới 55.66% tự nhận chỉ có hiểu
biết ở mức trung bình và 21.67% tự nhận có hiểu biết kém [phụ lục 3].
100
Biểu đồ 2.1. Tự đánh giá trình độ nhận thức về chủ nghĩa C. Mác - V.I.
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, nghị quyết của Đảng
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Đồng Nai Bình Dương Tp. Hồ Chí
Minh
Tổng cộng
20
32.5
12.5 21.7
63.5
54.5
49
55.6
10.5
9.5
22
14
6 3.5 16.5 8.7
Tốt
Khá
Trung bình
Kém
Hai là, mức độ hiểu biết về chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là
những vấn đề liên quan trực tiếp đến bản thân người công nhân
Công tác tuyên truyền pháp luật cho công nhân ở các KCN ở miền ĐNB
luôn được quan tâm triển khai thực hiện thường xuyên, liên tục. Hầu như tất các
các chính sách liên quan đến công nhân khi ra đời đều được triển khai cơ bản kịp
thời. Đến nay, đã 100% người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến
pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh
nghiệp, hơn 85% công nhân được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động
cũng như các quy định pháp luật liên quan tới quyền và nghĩa vụ của công dân
và người lao động; nhờ đó góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức chấp
hành pháp luật đối với người sử dụng lao động và công nhân; xây dựng quan hệ
lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp cũng như giúp người
công nhân nâng cao hiểu biết để bảo vệ quyền lợi chính đáng, góp phần xây
dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy, có 43.67% ý kiến cho biết bản thân
có hiểu biết tốt và khá về pháp luật. Tuy nhiên, vẫn có tới 45.5% ý kiến tự nhận
có nhận thức trung bình và 10.83% tự nhận có nhận thức kém [phụ lục 3].
101
Biểu đồ 2.2. Tự đánh giá trình độ nhận thức về pháp luật
0
10
20
30
40
50
60
Đồng Nai Bình Dương Tp. Hồ Chí Minh Tổng cộng
10.5
7
17.5
11.67
36.5
17.5
42
32
45.5
58
33
45.5
7.5
17.5
7.5
10.83
Tốt
Khá
Ba là, về những tri thức mới tiếp nhận: Đa số công nhân các KCN ở miền
ĐNB đều là những người có tuổi đời còn trẻ (73.83% có độ tuổi dưới 30) 59%
có trình độ học vấn tiểu học và trung học cơ sở (theo khảo sát). Như vậy, có thể
thấy trước khi trở thành công nhân, phần đông trong số họ chưa có điều kiện tiếp
nhận những tri thức chính trị một cách thường xuyên và hệ thống, đó là lý do đa
số ý kiến khi được hỏi cho biết những hiểu biết về các mặt chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội của đất nước mà bản thân họ tiếp nhận được là sau khi vào làm công
nhân (68.16%). Chỉ có 24.83% cho biết có hiểu biết trước và 07% cho là cả
trước và sau [phụ lục 3].
Trong thực tế, để đánh giá hiệu quả công tác GDCT-TT không thể đánh
giá ngay mà phải được đánh giá từ từ, dần dần và lâu dài. Mỗi một quá trình,
mỗi đợt tuyên truyền, GDCT-TT chắc chắn sẽ mang lại những hiểu biết nhất
định, cơ bản cho đối tượng. Bởi vậy, kết quả khảo sát của đề tài cho thấy 69.17%
ý kiến được hỏi cho biết sau mỗi buổi, mỗi đợt tuyên truyền, giáo dục về Chủ
nghĩa C. Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng;
chính sách, pháp luật của Nhà nước họ nhận thấy được tăng thêm về tri thức
mới. Thế nhưng, vẫn còn 23.83% ý kiến cho biết các tri thức mới tiếp thu có
tăng thêm nhưng không nhiều và chỉ có 07% cho rằng không tăng thêm. Kết quả
102
này có thể nói là đã phản ánh khá trung thực thực tiễn hiện nay, bởi khi các tri
thức đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng mới, có thể sẽ là thông tin, tri thức
nhàm chán đối với những người đã biết trước đó [phụ lục 3].
2.2.2.4. Về niềm tin
Một là, mức độ tin tưởng vào sự đúng đắn của Chủ nghĩa C. Mác - V.I.
Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước, tin tưởng vào sự đảm bảo công bằng của các cơ quan công
quyền
ĐNB bao gồm các tỉnh thành đã có quá trình phát triển công nghiệp từ rất
sớm. Nơi đây cũng là trung tâm về khoa học, công nghệ của miền Nam. Có lẽ vì
vậy mà người công nhân, không phải đến bây giờ mà từ trước đây cũng là những
người đã có điều kiện tiếp cận với những giá trị mới. Khi việc tuyên truyền Chủ
nghĩa C. Mác - V.I. Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được tiến hành thường xuyên, liên tục,
khi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn, thiết
thực hơn đối với người công nhân, nhất là những chính sách về việc làm, thu
nhập, nhà ởthời gian qua đã góp phần làm cho người công nhân tin tưởng hơn
vào tính đúng đắn, tin tưởng hơn vào các cơ quan công quyền.
Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy có 63.67% số ý kiến được hỏi cho
biết tin tưởng và có lúc tin tưởng, có lúc không đối với Chủ nghĩa C. Mác - V.I.
Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Ở mức độ không tin tưởng vẫn còn 24% ý kiến
và có 12.23% ý kiến khó trả lời. [phụ lục 4]. Về mức độ tin tưởng vào các chủ
trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước hiện nay đối với người
lao động, đa số công nhân các KCN trên địa bàn cho biết tin tưởng với 61% ý
kiến và có 14.33% ý kiến cho biết lúc có, lúc không. Tuy nhiên, vẫn còn 24.66%
ý kiến cho biết không được quan tâm và khó trả lời [phụ lục 4]. Như vậy, có thể
thấy, mức độ tin tưởng vào các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của
Nhà nước cao hơn rất nhiều so với với mức độ tin tưởng vào tính đúng đắn của
Chủ nghĩa C. Mác - V.I. Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.
103
Hai là, mức độ định hướng và đánh giá đúng các sự kiện, kiên định lập
trường, quan điểm, nhất là trong các tình huống khó khăn
Tuy đời sống, lao động và việc làm của người lao động trong các KCN ở
ở miền vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Thế nhưng, qua khảo sát, nhiều công
nhân có những đánh giá các sự kiện cơ bản khách quan. Về các chính sách của
Đảng và Nhà nước đối với người lao động tại các doanh nghiệp hiện nay: Đối
với các chính sách của Đảng và Nhà nước về công nhân, kết quả khảo sát của đề
tài cho thấy có 46,67% ý kiến cho biết đã được quan tâm. Tuy nhiên, vẫn còn
40.83% cho biết ít được quan tâm, 7.33% cho rằng không được quan tâm và
5.17% ý kiến cho biết khó trả lời [phụ lục 4]. Về các chế độ, chính sách tại các
doanh nghiệp: Đối với các chế độ, chính sách tại các doanh nghiệp về tiền
lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thỏa ước lao động tập thể, phụ cấp độc
hại, phụ cấp tăng ca, kết quả khảo sát của đề tài cho thấy có 48.5% ý ki
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hieu_qua_cong_tac_giao_duc_chinh_tri_tu_tuong_cho_co.pdf