Luận án Hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía Bắc

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU 4

Chương 1 5

TỔNG QUAN 5

1.1. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ DƯỚI 24 THÁNG TUỔI 5

1.1.1. Khái niệm 5

1.1.2. Thực trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em 6

1.1.3. Nguyên nhân suy dinh dưỡng 13

1.1.4. Giải pháp phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em 17

1.2. AN NINH THỰC PHẨM HỘ GIA ĐÌNH 20

1.2.1. Khái niệm 20

1.2.2. Các cấp độ của an ninh thực phẩm 21

1.2.3. Các thành tố của an ninh thực phẩm 21

1.2.4. Các phương pháp đánh giá an ninh thực phẩm hộ gia đình 22

1.2.5. Thực trạng an ninh thực phẩm hộ gia đình 25

1.2.6. Một số mô hình cải thiện an ninh thực phẩm hộ gia đình 29

1.3. TIẾP THỊ XÃ HỘI VÀ ÁP DỤNG TRONG CAN THIỆP SỨC KHỎE 32

1.3.1. Khái niệm 32

1.3.2. Mục đích 32

1.3.3. Đặc điểm của tiếp thị xã hội 33

1.3.4. Nguyên tắc và thành phần của tiếp thị xã hội 34

1.3.5. Một số chương trình tiếp thị xã hội phòng chống suy dinh dưỡng 35

1.4. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH CAN THIỆP 37

1.4.1. Tên mô hình 37

1.4.2. Mục tiêu 37

1.4.3. Tổ chức thực hiện 37

1.4.4. Kết quả của mô hình 38

Chương 2 41

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 41

2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 41

2.2.1. Thời gian nghiên cứu 41

2.2.2. Địa điểm 42

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 42

2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 43

2.3.3. Phương pháp chọn mẫu 45

2.3.4. Các số liệu và thời điểm thu thập 47

2.3.5. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin 48

2.3.6. Biến số, chỉ số nghiên cứu 49

2.4. SAI SỐ VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ SAI SỐ 61

2.4.1. Sai số hệ thống 61

2.4.2. Sai số ngẫu nhiên 62

2.5. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 62

2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 64

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 65

3.1. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ DƯỚI 24 THÁNG TUỔI 65

3.1.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi tại 3 tỉnh 65

3.1.2. Thực hành nuôi con của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi 71

3.1.3. Tình trạng an ninh thực phẩm hộ gia đình có trẻ dưới 24 tháng tuổi 72

3.1.4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ 76

docx188 trang | Chia sẻ: thinhloan | Ngày: 12/01/2023 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hiệu quả mô hình sản xuất thức ăn bổ sung đến an ninh thực phẩm hộ gia đình và tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 24 tháng tuổi tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huộc diện nghèo 1,56 1,04 - 2,33 <0,05 Cho trẻ ăn bổ sung không đúng thời gian 1,54 1,06 - 2,22 <0,05 An ninh thực phẩm hộ gia đình 1,11 0,76 - 1,61 >0,05 Kết quả phân tích hồi qui đa biến logictis giữa SDD thấp còi ở trẻ và các yếu tố liên quan. Các yếu tố giới tính của trẻ, số lần khám thai của mẹ khi mang thai có liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,01); tình trạng kinh tế của hộ gia đình, thời gian cho trẻ ăn bổ sung có liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bảng 3.17. Hồi quy đa biến logictis xác định yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng thể gầy còm ở trẻ dưới 24 tháng tuổi. Yếu tố liên quan OR CI (95%) p Dân tộc 0,76 0,35-1,42 > 0,05 Số con của mẹ nhiều hơn 2 1,17 1,03-2,61 > 0,05 Học vấn của mẹ dưới cấp 3 1,21 0,63-1,98 > 0,05 Thu nhập chính của gia đình từ nông nghiệp 0,96 0,62-1,79 > 0,05 Hộ gia đình thuộc diện nghèo 2,45 1,62-3,80 > 0,05 Cho trẻ ăn bổ sung không đúng thời gian 1,53 1,09-2,55 > 0,05 An ninh thực phẩm hộ gia đình 1,21 0,83 - 1,81 >0,05 Kết quả phân tích hồi qui đa biến logictis giữa SDD thể gầy còm với các yếu tố liên quan cho thấy: các yêu tố như số con trong gia đình, trình độ học vấn, hộ nghèo, thời gian cho trẻ ăn bổ sung và vấn đề an ninh thực phẩm hộ gia đình có tương quan thuận. Các yếu dân tộc và nguồn thu nhập của gia đình có tương quan nghịch. Tuy nhiên kết quả phân tích cho thấy ở tất cả các yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng thể gầy còm đều không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. 3.2. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CAN THIỆP Bảng 3.18. Số buổi truyền thông-giáo dục và lượng người tiếp cận với dịch vụ y tế tại địa bàn nghiên cứu Hình thức truyền thông và số người được tiếp cận Hà Giang Lai Châu Lào Cai Tổng số Phòng tư vấn Mặt trời bé thơ Số phòng 4 5 4 13 Số cán bộ y tế được tập huấn về tư vấn dinh dưỡng 4 5 4 13 Số lần thực hiện dịch vụ tư vấn 7.144 2.273 1.569 10.150 Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối đến phòng tư vấn 1.043 451 84 1.578 Bà mẹ tại thời điểm sinh con được tư vấn 199 159 28 386 Bà mẹ có con nhỏ dưới 6 tháng được tư vấn 1.570 560 591 2.721 Bà mẹ có con nhỏ 6-23 tháng được tư vấn 4.332 1.103 866 6.301 Truyền thông Số sự kiện 134 73 34 241 Số người tham gia sự kiện truyền thông 2.448 691 528 3.667 Tư vấn nhóm Số cuộc 133 157 121 411 Số người tham gia 2.211 735 1.342 4.288 Số phụ nữ được tập huấn về thực hành nông nghiệp tốt - - 450 450 Số phòng tư vấn Mặt trời bé thơ được thành lập tại các xã thuộc khu vực nghiên cứu là 13, trong đó tại tỉnh Lai Châu là 5 phòng, tỉnh Hà Giang và Lào Cai là 4 phòng. Số cán bộ được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho phòng tư vấn Mặt trời bé thơ là 13 người. Tổng số lượt người dân được tiếp cận với dịch vụ tư vấn trong thời gian can thiệp của dự án là 10.150 lượt. Trong đó số lượt người sử dụng dịch vụ tại tỉnh Hà Giang cao nhất là 7.144. Nhóm đối tượng là bà mẹ có con 6-23 tháng tuổi có số lượng sử dụng dịch vụ nhiều nhất 6.301 lượt, sau đó là nhóm bà mẹ có con dưới 6 tháng và phụ nữ mang thai. Thấp nhất là nhóm phụ nữ vừa sinh con, có số lượng sử dụng dịch vụ là ít nhất. Số buổi truyền thông được tổ chức tại các xã là 241 buổi với 3667 lượt người tham gia. Tỉnh Hà Giang là nơi có số lượng buổi truyền thông được tổ chức nhiều nhất với 134 buổi/sự kiện với 2448 lượt người tham dự. Tổng số buổi tư vấn nhóm nhỏ được tổ chức tại khu vực triển khai chương trình là 411 buổi với tổng số lượt người tham dự là 4.288. Trong đó tại Lai Châu nhiều nhất là 157 buổi, sau đó là tỉnh Hà Giang 133, Lào Cai là 121 cuộc. Số lượt người là nữ nông dân tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai được tập huấn nông nghiệp an toàn là 450 người. Bảng 3.19. Số lượng các sản phẩm thức ăn bổ sung đã bán qua các chương trình tiếp thị xã hội tại xã Tên sản phẩm Số lượng 1 Số lượng người đã mua sản phẩm 2.913 2 Số gói cháo ngon đã bán 28.133 3 Số trẻ ở trường mầm non được ăn bữa phụ bằng cháo ngon 2.550 4 Số gói bổ sung Protein - Lipid đã bán 10.000 5 Số gói bột rau đã bán 19.860 Số lượng người đã tiếp cận được với cháo ngon có bổ sung sắt và kẽm là 2.913 người với tổng số gói cháo được bán ra trong giai đoạn triển khai dự án là 28.133 gói. Số lượng gói bổ sung Protein-Lipid và số gói bột rau được bán là 10.000 và 19.860 gói. Bên cạnh các trẻ dưới 2 tuổi được tiếp cận các sản phẩm của nghiên cứu, có 2550 trẻ ở trường mầm non của 9 xã đã được ăn bữa phụ bằng cháo ngon, gói bổ sung Protein - Lipid và bột rau. Hình 3.3. Sự thay đổi thực hành chăm sóc thai và nuôi con của bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi Hình 3.3 cho thấy có thay đổi tỉ lệ bà mẹ khám thai nhiều hơn 3 lần trong thời mang thai đã tăng 7,0% từ 46,5% lên 53,5%. Tỉ lệ bà mẹ không vắt sữa non trước khi cho con bú cũng có sự thay đổi, tuy nhiên sự thay đổi là không đáng kể. Tỉ lệ bà mẹ cho trẻ bú trong vòng 1 giờ sau sinh cũng tăng 5,7% từ 60,5% lên 66,2%. Tuy nhiên sự khác biệt về tỉ lệ giữa thời điểm trước và sau can thiệp trong chăm sóc thai nghén và nuôi dưỡng trẻ là không có ý nghĩa thống kê. Đối với tỉ lệ bà mẹ cho trẻ ăn thức ăn không phải là sữa mẹ sau khi sinh có sự thay đổi là 12,7% từ 58,4% xuống còn 45,7% và có sự khác biệt có ý nghĩa thống với p<0,05. Tỉ lệ trẻ được cho ăn bổ sung đúng thời điểm tăng 8,2% từ 48% lên 56,2%. Tỉ lệ trẻ bị viêm đường hô hấp và bị tiêu chảy có chiều hướng giảm, tuy nhiên sự khác biệt tỉ lệ này trước và sau can thiệp không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. 3.3. CẢI THIỆN AN NINH THỰC PHẨM HỘ GIA ĐÌNH THÔNG QUA MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIẾP THỊ THỨC ĂN BỔ SUNG 3.3.1. Cải thiện tình trạng thiếu thực phẩm tại hộ gia đình Bảng 3.20. Thay đổi tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình liên quan đến khả năng tiếp cận Thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình trong 30 ngày qua Trước can thiệp (n=799) Sau can thiệp (n=680) p (χ2-test) n % n % Lo lắng thiếu thức ăn Có 267 33,8 94 13,8 <0,01 Không 532 66,2 586 86,2 Thiếu tiền mua thức ăn ưa thích Có 292 37,0 75 11,0 <0,01 Không 507 63,0 605 89,0 Ăn đi ăn lại một loại thức ăn Có 254 32,2 77 11,3 <0,01 Không 545 67,8 603 88,7 Tỉ lệ gia đình lo lắng thiếu thức ăn trong 30 ngày qua ở thời điểm sau can thiệp 13,8% thấp hơn 20% so với trước can thiệp là 33,8%. Tỉ lệ hộ gia đình không có tiền mua thức ăn ưa thích giảm 26%, giảm từ 37,0% trước can thiệp xuống còn 11,0% sau can thiệp. Tỉ lệ gia đình phải ăn đi ăn lại một loại thức ăn vì thiếu tiền mua giảm 20,9% trước và sau can thiệp. Sự khác biệt về tỉ lệ hộ gia đình thiếu an ninh thực phẩm ở các mức độ theo khả năng tiếp cận trước và sau can thiệp là có ý nghĩa thống kê p<0,01. Hình 3.4. Sự thay dổi mức độ và tần suất thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình liên quan đến khả năng tiếp cận. Ở hầu hết các mức độ thiếu ANTPHGĐ đều có xu hướng giảm tỉ lệ xảy ra các vấn đề và tần suất xuất hiện. Tình trạng thiếu ANTPHGĐ xảy ra mức độ: hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên có chiều hướng giảm ở các cấp độ ở thời điểm trước và sau can thiệp. Ở mức độ thỉnh thoảng thiếu ANTPHGĐ là phổ biến nhất. Hộ gia đình thiếu ANTPHGĐ ở mức độ thường xuyên ít khi xảy ra. Bảng 3.21. Thay đổi tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình liên quan đến số lượng và chất lượng bữa ăn Thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình trong 30 ngày qua Trước can thiệp (n=799) Sau can thiệp (n=680) p (χ2-test) n % n % Ăn thức ăn không thích Có 237 30,0 61 9,0 <0,01 Không 562 70,0 619 91,0 Ăn ít hơn nhu cầu Có 93 11,8 38 5,6 <0,01 Không 706 88,2 642 94,4 Ăn ít bữa hơn Có 47 5,9 31 4,6 >0,05 Không 705 94,1 649 95,4 Tỉ lệ thiếu ANTPHGĐ do phải ăn thức ăn không thích trước can thiệp là 30,0% và sau can thiệp 9,0% và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ hộ gia đình phải ăn ít hơn so với nhu cầu giảm 5,4%, giảm từ 11,8% trước can thiệp xuống còn 5,6% sau can thiệp, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Tỉ lệ gia đình phải ăn ít bữa trong ngày trước can thiệp là 5,9%, sau can thiệp là 4,6%, sự khác biệt giữa trước và sau can thiệp là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Hình 3.5. Tần suất xảy ra thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình liên quan đến số lượng và chất lượng bữa ăn Biều đồ 3.5 cho thấy mức độ xảy ra thiếu ANTPHGĐ liên quan đến thiếu tiền mua thức ăn của các hộ gia đình gặp phổ biến ở mức độ thỉnh thoảng, tiếp đó là hiếm khi gặp và thấp nhất là mức độ thường xuyên gặp. Mức độ cải thiện về tần xuất gặp thiếu ANTPHGĐ ở thời điểm trước và sau can thiệp là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 3.22. Thay đổi tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình có ảnh hưởng tới sức khỏe Thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình trong 30 ngày qua Trước can thiệp (n=799) Sau can thiệp (n=680) p (χ2-test) n % n % Không có gì để ăn Có 47 5,9 19 2,8 <0,05 Không 752 94,1 661 97,2 Nhịn đói đi ngủ Có 9 1,1 7 1,0 >0,05 Không 790 98,9 673 99,0 Nhịn đói cả ngày Có 8 1,0 3 0,4 >0,05 Không 791 99,0 677 99,6 Tỉ lệ gia đình trong 30 ngày qua không có gì để ăn giảm 3,1% từ 5,9% trước can thiệp xuống còn 2,8% sau can thiệp, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Hộ gia đình có người phải nhịn đói đi ngủ trước và sau can thiệp có sự thay đổi không đáng kể, lần lượt là 1,1% và 1,0%. Tỉ lệ hộ gia đình có người phải nhịn đói cả ngày giảm 0,6% trước và sau can thiệp (từ 1,0% xuống còn 0,4% sau can thiệp). Sự khác biệt về tỉ lệ gia đình có người phải nhịn đói khi đi ngủ và nhịn đói cả ngày do không có thức ăn trước và sau can thiệp là không có ý nghĩa thống kê p>0,05. Hình 3.6. Tần suất xảy ra thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình có ảnh hưởng đến sức khỏe Hình 3.6 cho thấy hình thức và tần suất xảy ra thiếu ANTPHGĐ có ảnh hưởng đến sức khỏe trước và sau can thiệp. Thiếu ANTPHGĐ thể hiện qua việc không có thức ăn chủ yếu gặp ở mức độ thỉnh thoảng; tiếp đó là mức độ hiếm khi và cuối cùng là thường xuyên gặp (14,9% trước can thiệp và 10,5% sau can thiệp). Thiếu ANTPHGĐ thể hiện qua việc phải nhịn đói đi ngủ chỉ gặp ở mức độ hiếm khi và thỉnh thoảng ở cả thời điểm trước và sau can thiệp. Mức độ hiếm khi gặp phổ biến hơn (66,7% trước can thiệp và 57,1% sau can thiệp). Thiếu ANTPHGĐ thể hiện qua việc phải nhịn đói cả ngày chỉ gặp ở mức độ hiếm khi gặp ở cả 2 thời điểm trước và sau can thiệp. 3.3.2. Cải thiện khả năng tiếp cận thực phẩm của hộ gia đình Bảng 3.23. Thay đổi tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình liên quan đến cấp độ tiếp cận thực phẩm Hình thức thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình Trước can thiệp (n=799) Sau can thiệp (n=680) p (χ2-test) n % n % Không có đủ chất lượng thức ăn Có 315 39,9 91 13,4 <0,01 Không 484 60,1 589 86,6 Không có đủ số lượng thức ăn Có 117 14,9 50 7,4 <0,01 Không 682 85,1 630 92,8 Tỉ lệ thiếu ANTPHGĐ liên quan đến khả năng cấp độ tiếp cận thực phẩm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,01 ở thời điểm trước can thiệp. Hộ gia đình không có đủ thức ăn về số lượng giảm 13,4%, giảm từ 39,9% trước can thiệp xuống còn 13,4% sau can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Số hộ gia đình không đủ số lượng thực phẩm và gây hậu quả trong 30 ngày qua giảm 7,5%, giảm từ 14,9% trước can thiệp xuống còn 7,4% sau can thiệp, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,01) về tỉ lệ thiếu ANTPHGĐ giữa thời điểm trước và sau khi can thiệp. 3.3.3. Cải thiện an ninh thực phẩm hộ gia đình theo điểm Bảng 3.24. Thay đổi trung bình điểm đánh giá thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình HFIAS theo địa phương nghiên cứu. Thời điểm Lai Châu Lào Cai Hà Giang Chung Trước can thiệp (X ± SD) 7,01 ± 4,53 6,45 ± 4,78 5,49 ± 3,08 6,40 ± 4,3 Sau can thiệp (X ± SD) 6,95 ± 4,42 6,35 ± 4,63 4,28 ± 3,53 5,86 ± 4,19 Chênh lệch điểm HFIAS trước-sau can thiệp 0,19 0,10 1,21 0,55 p (t-test) > 0,05 > 0,05 > 0,05 > 0,05 Có sự thay đổi trung bình điểm HFIAS (thời điểm trước can thiệp là 6,40 ± 4,3 và sau can thiệp 5,86 ±4,19) chung cho cả 3 địa phương tham gia nghiên cứu, tuy nhiên mức giảm chưa có ý nghĩa thống kê. Mức độ giảm điểm trung bình HFIAS trước và sau can thiệp tại tỉnh Lai Châu và Lào Cai là tương đương nhau, đều giảm khoảng 0,2 điểm. Hai tỉnh này có điểm thiếu ANTPHGĐ cao hơn so với tỉnh Hà Giang (điểm trung bình HFIAS thấp hơn là 5,49 ± 3,08 trước can thiệp và 4,28 ± 3,53 sau can thiệp). Bảng 3.25. Thay đổi trung bình điểm đánh giá thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình HFIAS theo dân tộc. Thời điểm Thiểu số Kinh Chung Trước can thiệp (X ± SD) 6,45 ± 4,78 5,49 ± 3,08 6,40 ± 4,3 Sau can thiệp (X ± SD) 6,35 ± 4,63 4,28 ± 3,53 5,86 ± 4,19 Chênh lệch điểm HFIAS trước-sau can thiệp 0,1 1,21 0,55 p (t-test) > 0,05 > 0,05 > 0,05 Trung bình HFIAS của gia đình người Kinh thấp hơn so với người dân tộc thiểu số ở hai thời điểm trước và sau can thiệp. Trung bình điểm HFIAS đều có sự thay đổi giữa hai thời điểm trước và sau can thiệp. Tuy nhiên sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê p>0,05. 3.3.4. Cải thiện an ninh thực phẩm hộ gia đình theo mức độ Bảng 3.26. Thay đổi tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình trước và sau can thiệp. Thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình Trước can thiệp (n=799) Sau can thiệp (n=680) p (χ2-test) n % n % Có 346 43,3 114 16,8 <0,01 Không 453 56,7 566 83,2 Tỉ lệ thiếu ANTPHGĐ đã giảm 26,7% từ 43,3% trước can thiệp là xuống còn 16,8% sau can thiệp. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01) về tỉ lệ thiếu ANTPHGĐ trước và sau can thiệp có ý nghĩa thống kê. Hình 3.7. Thay đổi tỉ lệ thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình theo các mức độ trước và sau can thiệp. Tỉ lệ thiếu ANTPHGĐ các mức độ nhẹ, vừa và nghiêm trọng đều giảm khi so sánh giữa 2 thời điểm trước và sau can thiệp. Mức độ nhẹ giảm nhiều nhất là 10,6%, giảm từ 15,5% trước can thiệp xuống còn 4,9% sau can thiệp. Tiếp theo là ở mức độ thiếu vừa giảm 12,4%, giảm từ 20,8% xuống còn 8,4% sau can thiệp. Thiếu ANTPHGĐ ở mức độ nghiêm trọng chỉ giảm 3,5%, giảm từ 7,0% trước can thiệp xuống còn 3,5% sau can thiệp. 3.4. CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ DƯỚI 2 TUỔI TẠI 3 TỈNH LAI CHÂU, LÀO CAI VÀ HÀ GIANG Bảng 3.27. Thay đổi trung bình chỉ số Z-score ở trẻ dưới 24 tháng tuổi trước và sau can thiệp Thời điểm WAZ HAZ WHZ Trước can thiệp (X ± SD) -0,93± 1,02 -1,13 ± 1,22 -0,41 ± 0,9 Sau can thiệp (X ± SD) -0,73 ± 1,09 -1,11 ± 1,21 -0,16 ± 1,06 Chênh lệch điểm z-score trước-sau can thiệp 0,2 0,02 0,25 p (t-test) < 0,01 > 0,05 < 0,01 Trung bình chỉ số WAZ tăng từ -0,93 ± 1,02 trước can thiệp lên -0,73 ± 1,09 sau can thiệp; Chỉ số WHZ cũng tăng từ -0,41 ± 0,9 trước can thiệp lên -0,16 ± 1,06 sau can thiệp. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trung bình WAZ và WHZ ở thời điểm trước và sau can thiệp (p<0,01). Đối với trung bình chỉ số HAZ có sự thay đổi không đáng kể từ -1,13 ± 1,22 trước can thiệp lên -1,11 ± 1,21 sau can thiệp, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) ở chỉ số này. Hình 3.8. Thay đổi tỉ lệ suy dinh dưỡng các thể ở trẻ dưới 24 tháng tuổi trước và sau can thiệp. Tỉ lệ SDD ở trẻ em dưới 24 tháng tuổi có chiều hướng giảm ở cả 3 thể trước và sau can thiệp, cụ thể: thể nhẹ cân giảm từ 15,0% xuống 12,3%; thể thấp còi giảm từ 24,0% xuống 23,2%; thể gày còm giảm từ 8,8% xuống 7,7%. Hình 3.9. Thay đổi tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ theo nhóm tuổi trước và sau can thiệp. Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân ở nhóm 0-5 tháng tuổi giảm từ 11,4% trước can thiệp xuống còn 5,9% sau can thiệp, nhóm 6-11 tháng tuổi giảm từ 14,2% trước can thiệp xuống còn 10,4% sau can thiệp và nhóm 18-23 tháng tuổi giảm từ 22,7% trước can thiệp xuống còn 18,8% sau can thiệp. Riêng ở nhóm tuổi 12-17 tháng, tỉ lệ SDD sau can thiệp cao hơn so với trước can thiệp, tăng từ 13,4% trước can thiệp lên 14,8% sau can thiệp. Tuy nhiên, sự khác biệt của các tỷ lệ này chưa có ý nghĩa thống kê p>0,05. Hình 3.10. Thay đổi tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ theo tuổi trước và sau can thiệp. Tỉ lệ thể thấp còi ở nhóm 6-11 và 18-23 tháng tuổi giảm tương ứng là 3,5% (từ 18% xuống 14,5%) và 2,6% (45,3% xuống 41,7%). Ở nhóm 0-5 tháng tuổi tỉ lệ giảm không đáng kể. Riêng ở nhóm trẻ 12-17 tháng tuổi tỉ lệ suy dinh dưỡng tăng 2,5% từ 26,8% trước can thiệp lên 29% sau can thiệp. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở các nhóm tuổi của trẻ có sự thay đổi trước và sau khi can thiệp. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Chương 4: BÀN LUẬN 4.1. TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM DƯỚI 2 TUỔI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU NĂM 2016 4.1.1. Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 24 tháng tuổi Giai đoạn trẻ em dưới 24 tháng (1000 ngày đầu đời) của con người là thời kì cơ thể phải thích nghi, làm quen với môi trường sống bên ngoài cơ thể mẹ, với thức ăn và các tác nhân gây bệnh đến từ ngoại cảnh. Đây là giai đoạn sinh trưởng và phát triển rất nhanh của trẻ, cơ thể trẻ cần có lượng năng lượng và chất dinh dưỡng đủ lớn để phục vụ cho nhu cầu duy trì sự sống, tăng trưởng và chống lại tác nhân gây bệnh. Trẻ em ở độ tuổi này có nguy cơ cao bị SDD, mắc bệnh nhiễm khuẩn do cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề SDD ở trẻ là do trẻ được cung cấp thiếu thức ăn, thiếu chất dinh dưỡng, gia đình của trẻ nghèo, không có đủ thức ăn, thiếu điều kiện chăm sóc y tế và sức khỏe, kiến thức và thói quen nuôi dưỡng trẻ của người mẹ còn hạn chế. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng thấp so với tuổi) phản ánh tình trạng thiếu năng lượng mà trẻ được cung cấp nhằm đáp ứng cho nhu cầu chuyển hóa cơ bản và tăng trưởng của cơ thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ SDD thể nhẹ cân ở nhóm trẻ dưới 24 tháng tuổi là 15%. Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân có ở tất cả các nhóm tuổi từ 0-24 tháng và tỉ lệ tăng cao khi trẻ được 6 tháng tuổi và tăng dần theo tuổi. Tỉ lệ SDD ở nhóm trẻ 6-11 tháng tuổi là 14,2%, nhóm 12-17 tháng tuổi là 13,4%, nhóm 18-23 tháng tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 22,6%. Khi trẻ được 6 tháng tuổi, là thời kì mà cơ thể trẻ có nhu cầu cao về năng lượng do cơ thể đã lớn đồng thời cũng là đây là giai đoạn trẻ tập làm quen với các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Giai đoạn này người mẹ cũng bắt đầu đi làm trở lại sau thời kì nghỉ đẻ không có thời gian để chăm sóc cũng như trẻ bắt đầu phải làm quen với thức ăn bổ sung từ bên ngoài. Những yếu tố nêu trên có nguy cơ ảnh hưởng tới tình trạng nhẹ cân do trẻ có nguy cơ bị thiếu năng lượng được cung cấp từ thức ăn. Tỉ lệ SDD trong kết quả này cho thấy, tỉ lệ SDD thể nhẹ cân thấp hơn tỉ lệ SDD toàn quốc ở trẻ em dưới 5 tuổi theo kết quả điều tra dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng năm 2019 là 19,6% [25]. Kết quả của nghiên cứu này cũng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu trên trẻ em người Mông tại Hà Giang của tác giả Phạm Thị Bích Hồng (2019) ở nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi là 39,1% và nhóm 12-23 tháng tuổi là 32,0% [30]. Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân trong nghiên cứu này là 15% cũng thấp hơn so với kết quả điều tra tại khu vực trung du và miền núi phía Bắc là 16,3%. Trong kết quả này cũng cho thấy sự khác biệt vể tỉ lệ SDD thể nhẹ cân tại giữa các địa phương (bảng 3.4). Tỉ lệ SDD ở nhóm trẻ em tại tỉnh Hà Giang 19,5% tương đương với tỉ lệ trong niên giám thống kê năm 2019 là 19,7%; tại tỉnh Lào Cai và Lai Châu tỉ lệ SDD thể nhẹ cân trong nghiên cứu này thấp hơn 4,7% và 6,5% so với niêm giám thống kê năm 2019 [26]. Đa số các trường hợp SDD thể nhẹ cân ở trẻ trong nghiên cứu này đều ở mức độ vừa, chỉ có một phần nhỏ trẻ em bị SDD ở mức độ nặng (hình 3.1). Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân trong kết quả này vẫn còn cao và có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo phân loại của WHO-2018. Mặc dù tỉ lệ SDD thể nhẹ cân trong nghiên cứu này còn cao, nhưng tỉ lệ này vẫn thấp so với kết quả điều tra dinh dưỡng năm 2019 [25]. Ở vào thời điểm trẻ bắt đầu chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang thời kì tập ăn là lúc trẻ thường xuất hiện thiếu cân nhiều nhất. Tình trạng này xảy ra cho tới khi trẻ được khoảng 3 tuổi thì tỉ lệ này lại giảm dần. Khi trẻ được 6 tháng trở lên ngoài sữa mẹ ra, trẻ cần được bổ sung thêm thức ăn khác như nước cơm, sữa, bột, cháo. Thời điểm bắt đầu cho trẻ tập ăn bên cạnh thức ăn ra thì kiến thức, kĩ năng sử dụng thức ăn và điều kiện kinh tế hộ gia đình, sự sẵn có của thực phẩm quyết định rất nhiều đến sự tăng cân nặng của trẻ. Tóm lại, cân nặng của trẻ em có sự thay đổi phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của thức ăn. Ở giai đoạn 0-5 tháng tuổi sữa mẹ cơ bản cung cấp đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển nên cân nặng giai đoạn này ít có sự khác biệt giữa vùng miền, quốc gia cũng như dân tộc. Tuy nhiên khi trẻ được 6 tháng tuổi trở nên, năng lượng và chất dinh dưỡng được cung cấp thêm từ thức ăn. Chính vì vậy, cân nặng của trẻ sẽ phụ thuộc vào thức ăn được cha/mẹ hoặc người nuôi dưỡng cho ăn. Chất lượng, số lượng và sự phù hợp của thức ăn đối với trẻ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế, việc làm, nguồn lực của gia đình cũng như kiến thức kỹ năng của cha, mẹ. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cân nặng cũng như tỉ lệ trẻ nhẹ cân ở trẻ em giữa các vùng miền, chủng tộc và điều kiện của gia đình cũng như trình độ học vấn của cha/mẹ trẻ. Bên cạnh đó, do việc chọn chủ đích các xã nghiên cứu thuộc địa bàn miền núi phía bắc nhưng dễ tiếp cận để có thể triển khai hoạt động can thiệp là tiếp thị xã hội nên mặt bằng về phát triển kinh tế xã hội và y tế ở mức khá hơn so với các xã thuộc diện khó khăn trên cùng một tỉnh, điều đó cũng ảnh hưởng đến thực trạng về dinh dưỡng của trẻ em trên địa bàn. Suy dinh dưỡng thể thấp còi được sử dụng để mô tả tình trạng trẻ em không đạt được chiều cao theo độ tuổi, giới. Đây là thể SDD mạn tính, phản ánh sự tích luỹ lâu dài quá trình SDD hoặc nhiễm khuẩn lặp đi lặp lại, và các thiếu hụt khác kéo dài qua nhiều thế hệ.  Tỉ lệ SDD thấp còi chung của nhóm trẻ trong nghiên cứu này là 24,0%, trong đó nhóm trẻ ở Lai Châu là 31,5% chiếm tỉ lệ cao nhất, tại Hà Giang là 20,5% và tại Lào Cai là 18,4%. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ SDD thể thấp còi thấp hơn so với kết quả của niên giám thống kê năm 2019 tại các tỉnh Hà Giang 31,7%, Lai Châu 32,1% và Lào Cai 31,0% [26] nhưng lại cao hơn so với tỉ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi theo kết quả điều tra dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng năm 2019 là 19,6% [25]. Đồng thời kết quả về tỉ lệ SDD thấp còi cũng thấp hơn so với kết quả của tác giả Phạm Thị Bích Hồng (2019) nghiên cứu ở trẻ em người dân tộc Mông tại huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang là 45,1% [30]. Mặc dù SDD thể thấp còi trong nghiên cứu này thấp hơn so với tỉ lệ chung trên cả nước [25],[26], tuy nhiên tỉ lệ SDD ở vẫn có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (WHO-2018) ở mức độ cao chung cho toàn bộ trẻ thuộc đối nghiên; ở mức độ rất cao đối với trẻ em ở tỉnh Lai Châu, tỉ lệ SDD ở trẻ em tại tỉnh Hà Giang ở mức cao và tại Lào Cai cũng tiệm cận với mức cao. Sở dĩ có sự khác biệt giữa tỉ lệ SDD thể thấp còi trong nghiên cứu này với với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác là do đối tượng nghiên cứu có sự khác nhau về điều kiện kinh tế, học vấn, độ rộng hẹp của đối tượng điều tra. Trước đây 20 năm, vào đầu những năm 2000 tỉ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ dưới 24 tháng tuổi rất cao là 36,5%, có ý nghĩa sư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_hieu_qua_mo_hinh_san_xuat_thuc_an_bo_sung_den_an_nin.docx
  • docxTRÍCH YẾU LUẬN ÁN tiếng việt- LÊ THẾ TRUNG.docx
  • docxTRÍCH YẾU LUẬN ÁN tiếng anh- LÊ THẾ TRUNG.docx
  • docxTHÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI - LÊ THẾ TRUNG.docx
  • pdfDoc Apr 27, 2022, 13.33_01 quyet dinh cap Vien.pdf
  • docAbstract in Vienamese (Trung 25. 4-2022).doc
  • docAbstract in english (Trung 25. 4-2022) chuẩn.doc
Tài liệu liên quan