Luận án Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.2

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ.3

MỞ ĐẦU .6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI

CHÍNH TRONG CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT .24

1.1. Bản chất, vai trò của hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính.24

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công

ty niêm yết .29

1.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các công ty niêm yết .32

Kết luận chương 1.56

Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

TRONG CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRưỜNG

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .57

2.1. Tổng quan về các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán

Việt Nam.57

2.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty xây dựng niêm

yết trên thị trườngchứng khoán Việt Nam.65

2.3. Đánh giá khái quát thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty

xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.96

2.4. Nguyên nhân của những hạn chế.100

Kết luận chương 2.102

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH

TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ

TRưỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .103

3.1.Định hướng phát triển ngành xây dựng trong thời gian tới :.103

3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty cổ

phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.105

3.3. Điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài

chính trong công ty xây dựng niêm yết trên TTCK Việt Nam.127

Kết luận chương 3.138

KẾT LUẬN CHUNG .139

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NCKH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA

NCS.140

TÀI LIỆU THAM KHẢO .141

PHỤ LỤC LUẬN ÁN

pdf201 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động là : Vòng quay hàng tồn kho và Vòng quay tổng tài sản Đối với các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi: Các chỉ tiêu phân tích tài chính do các công ty công bố thiếu thống nhất cả về cách gọi, cách tính, số lượng chỉ tiêu, ... Hơn nữa, việc tính toán các chỉ tiêu này tại hầu hết công ty đều không chính xác. Chẳng hạn, về tên gọi, với chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản” nhưng Công ty cổ phần xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam (VCG) gọi là “Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản” nhưng Công ty cổ phần đầu tư và phát triển khu công nghiệp và đô thị Sông Đà (SJS) lại gọi là “Lợi nhuận/tổng tài sản bình quân”, ... Về số lượng chỉ tiêu, có một số công ty chỉ công bố 2 chỉ tiêu “Lợi nhuận/Tổng tài sản bình quân” và “Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu bình quân” (Công ty cổ phần Sông Đà 10 và Công ty cổ phần Licogi 16); Còn lại hầu hết 83 các công ty công bố 3 chỉ tiêu nhưng tên gọi và nội dung khác nhau; chẳng hạn, Công ty Cổ phần cổ phần xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam (VCG) công bố 3 chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản” và “Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần” và “Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu; Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển địa ốc Hòa Bình (HBC) công bố 3 chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu”, “Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu” và “Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản”. Nhìn chung không có công ty xây dựng niêm yết nào công bố đầy đủ và chính xác cả 4 chỉ tiêu như trong quy định của UBCKNN b.Khảo sát hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính theo quy định đối với công ty xây dựng niêm yết có vốn điều lệ thực tế dưới 120 tỷ đồng Bảng 2.12 : Danh sách công ty xây dựng niêm yết chọn khảo sát có vốn điều lệ thực tế dƣới 120 tỷ đồng STT Tên công ty Mã CK Vốn điều lệ (đồng) Sàn giao dịch 1 Công ty cổ phần Sông Đà 5.05 S55 7.000.000.000 HNX 2 Công ty cổ phần Sông Đà 6.04 S64 46.630.600.000 HNX 3 Công ty cổ phần xây dựng số 6 VC6 40.000.000.000 HNX 4 Công ty cổ phần xây dựng số 3 VC3 80.000.000.000 HNX 5 Công ty cổ phần Lilama 5 LO5 50.000.000.000 HNX 6 Công ty cổ phần Lilama 45.3 L43 35.000.000.000 HNX 7 Công ty cổ phần xây dựng số 2 VC2 20.000.000.000 HNX 8 Công ty cổ phần xây dựng điện VNECO3 VE3 13.197.100.000 HNX 9 Công ty cổ phần xây dựng điện VNECO9 VE9 72.000.880.000 HNX 10 Công ty cổ phần Licogi166 LCS 76.000.000.000 HNX (Nguồn : tác giả tổng hợp từ trang web : Hnx.vn) Khảo sát thực tế tại các công ty này chỉ tiêu phân tích tài chính đã công bố được tổng hợp trong bảng sau : 84 Bảng 2.13 : Bảng tổng hợp khảo sát các chỉ tiêu phân tích tài chính các công ty xây dựng niêm yết có vốn điều lệ dƣới 120 tỷ đồng đã công bố theo quy định của UBCKNN Chỉtiêu S55 S64 LO5 LCS VC2 VC3 VC6 L43 VE3 VE9 Hệ số tài ngắn hạn/ Tổng tài sản X X - - - - - - - - Hệ số tài sản dài hạn/ Tổng tài sản X X - - - - - - - - Hệ số thanh toán ngắn hạn X X X X X X X X X X Hệ số thanh toán nhanh X X X X X X X X X X Hệ số nợ / Tổng tài sản Khác Khác X X X X X X X X Hệ số nợ / Vốn chủ sở hữu Khác X X Khác X X X Khác X X Vòng quay hàng tồn kho X X X X X X X X X X Doanh thu thuần / Tổng tài sản - - X X X X X X X X Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần X X X X X X X X X X Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu X X X X X X X X X X Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản Khác - Khác Khác - Khác - - - - Hệ số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần - - X X - X X X - - (Nguồn : Tác giả tổng hợp) Qua bảng tổng hợp 2.13 có thể nhận thấy : Đối với các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản : chỉ có Công ty cổ phần Sông Đà 6.04 (S64) và Công ty cổ phần Sông Đà 5.05 (S55) tính toán và công bố hai chỉ tiêu: “Hệ số tài sản lưu động trên tổng tài sản”, và “Hệ số tài sản cố định trên tổng tài sản”. Các công ty còn lại đều không công bố 2 chỉ tiêu này Đối với các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn:Qua khảo sát, tất cả các công ty đều sử dụng các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn. Tuy nhiên, một số công ty có cách gọi tên chỉ tiêu khác quy định, như Công ty cổ phần 85 Sông Đà 6.04 (S64) và Công ty cổ phần Sông Đà 5.05 (S55) gọi tên chỉ tiêu là “Hệ số nợ/tổng nguồn vốn” thay vì “Hệ số nợ/tổng tổng tài sản”, hay Công ty Công ty cổ phần Licogi 166 (LCS) và Công ty cổ phần Lilama 45.3 (L43) gọi 2 chỉ tiêu là “Tỷ trọng nợ vay/tổng tài sản” và “Tỷ trọng nợ vay/nguồn vốn chủ sở hữu" Riêng công ty cổ phần Sông Đà 5.05 (S55) lại tính toán chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn” thay vì “Hệ số nợ / nguồn vốn chủ sở hữu” Đối với các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: Việc tính toán và công bố 2 chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán theo quy định của UBCKNN thì tất cả các doanh nghiệp đều tuân thủ. Riêng các công ty : Công ty cổ phần Sông Đà 6.04 (S64) và Công ty cổ phần Sông Đà 5.05 (S55), và Công ty cổ phần xây dựng số 2 (VC2) gọi chỉ tiêu “Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn” là “Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn” (nhưng vẫn cùng cách tính toán là bằng Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn). Đối với các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động : Hầu hết các công ty khảo sát đều tính toán và công bố 2 chỉ tiêu “Vòng quay hàng tồn kho” và “Hiệu suất sử dụng tài sản” hay “Doanh thu thuần/tổng tài sản”. Tuy nhiên hai công ty Công ty cổ phần Sông Đà 6.04 (S64) và Công ty cổ phần Sông Đà 5.05 (S55) lại chỉ công bố chỉ tiêu “Vòng quay hàng tồn kho”, mà không công bố chỉ tiêu “Hiệu suất sử dụng tài sản”. Thay vào đó 2 công ty này lại tính toán thêm 3 chỉ tiêu là : Số ngày vòng quay hàng tồn kho, Vòng quay khoản phải thu và Kỳ thu tiền trung bình Đối với các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi: Các công ty được khảo sát chỉ thống nhất nhau về tên gọi và cách tính toán đối với 2 chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần” và chỉ tiêu “Hệ số lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu” . Hai chỉ tiêu còn lại các công ty công bố không thống nhất, cụ thể : 86 + Với chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản” một số công ty gọi là “Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân” (Công ty cổ phần xây dựng số 3, Công ty cổ phần Lilama 5, và Công ty cổ phần Licogi 166), riêng Công ty cổ phần Sông Đà 5.05 lại gọi là “Tỷ suất sinh lời của tài sản” + Với chỉ tiêu “Hệ số Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần” chỉ có một số công ty tính toán và công bố là Công ty cổ phần xây dựng số 3 (VC3), Công ty cổ phần xây dựng số 6 (VC6), Công ty cổ phần Lilama 5 (LO5), Công ty cổ phần licogi 166 (LCS), và Công ty cổ phần Lilama 45.3 (L43) Về số lượng chỉ tiêu, có 5/10 các công ty chỉ công bố 3 chỉ tiêu “Lợi nhuận/Tổng tài sản bình quân”, “Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu bình quân” và “tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần’’ ; 5/10 các công ty công bố 4 chỉ tiêu là Công ty cổ phần xây dựng số 3 (VC3), Công ty cổ phần xây dựng số 6 (VC6), Công ty cổ phần Lilama 5 (LO5), Công ty cổ phần licogi 166 (LCS), và Công ty cổ phần Lilama 45.3 (L43). Riêng chỉ có 2 công ty công bố 5 chỉ tiêu là Công ty cổ phần xây dựng số 2 (VC2) công bố thêm chỉ tiêu Hệ số EPS, và Công ty cổ phần Lilama 45.3 (L43) tính toán và công bố thêm chỉ tiêu Hệ số thu nhập bình quân/cổ phiếu Như vậy, qua khảo sát hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các nhóm công ty xây dựng niêm yết, tác giả nhận thấy nhóm các công ty xây dựng niêm yết có hình thức sở hữu tư nhân và nhóm các công ty xây dựng niêm yết có quy mô vốn điều lệ thực tế trên 120 tỷ đồng tính toán và công bố các chỉ tiêu tài chính tương đối thống nhất và đầy đủ theo quy định của UBCKNN. Còn nhóm các công ty xây dựng niêm yết có hình thức sở hữu Nhà nước và nhóm các công ty xây dựng niêm yết có quy mô vốn điều lệ thực tế dưới 120 tỷ đồng công bố hệ thống các chỉ tiêu phân tích thiếu tính thống nhất và chưa đầy đủ theo quy định của UBCKNN. 87 2.2.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính các công ty xây dựng niêm yết tính toán và sử dụng phục vụ quản trị trong nội bộ 2.2.2.1. Khảo sát thực trạng sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của các công ty xây dựng niêm yết Căn cứ vào phiếu khảo sát cho thấy, 100% các công ty xây dựng niêm yết được điều tra đều tính toán và sử dụng các chỉ tiêu Tỷ trọng của từng tài sản, ngồn vốn so với tổng tài sản, nguồn vốn. Qua trị số của các chỉ tiêu này, các công ty xây dựng niêm yết nhận diện được cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp mình trong từng giai đoạn để có những quyết định tài trợ hợp lý Tuy nhiên, ngoài hai chỉ tiêu này, các công ty xây dựng niêm yết không tính toán thêm chỉ tiêu nào mang tính đặc thù riêng cho các công ty xây dựng Hình 2.1: Tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản của Tổng công ty cổ phần XNK và xây dựng Việt Nam(mã VCG) (Nguồn: Trích báo cáo quản trị của Tổng công ty cổ phần XNK và xây dựng Việt Nam từ năm 2010-2014) 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ trọng TSDH/Tổng TS Tỷ trọng TSNH/Tổng TS 88 2.2.2.2. Khảo sát thực trạng sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài trợ của các công ty xây dựng niêm yết Căn cứ vào phiếu khảo sát cho thấy, 100% các công ty xây dựng niêm yết được điều tra đều tính toán và sử dụng các chỉ tiêu Vốn lưu chuyển và Chi phí sử dụng vốn bình quân Dựa trên kết quả phiếu khảo sát thì tất cả các công ty xây dựng niêm yết (40/40 công ty) đều tính toán và sử dụng các chỉ tiêu phân tích cân bằng khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp mình, bao gồm Hệ số tài trợ và Hệ số tài trợ thường xuyên Qua việc tính toán và sử dụng các chỉ tiêu này, các công ty xây dựng niêm yết đều định hình được mô hình tài trợ mà doanh nghiệp mình theo đuổi. Tuy nhiên, ngoài hai chỉ tiêu này, các công ty xây dựng niêm yết không tính toán thêm chỉ tiêu nào mang tính đặc thù riêng cho các công ty xây dựng. Hình 2.2: Tổng tài sản, doanh thu, Vốn lƣu chuyển của Công ty cổ phần Sông Đà 10 (mã SDT) Đơn vị tính : VNĐ (Nguồn: Trích báo cáo quản trị của Công ty CP Sông Đà 10 từ năm 2010-2014) Vốn lưu chuyển Doanh thu Tổng tài sản -2E+11 0 2E+11 4E+11 6E+11 8E+11 1E+12 1.2E+12 1.4E+12 1.6E+12 1.8E+12 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 89 2.2.2.3. Khảo sát thực trạng sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ và khả năng thanh toán của các công ty xây dựng niêm yết Đối với nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ : Qua khảo sát hầu hết các công ty xây dựng niêm yết đều không tính toán và sử dụng đầy đủ các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ. Cụ thể : + Các chỉ tiêu Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả, Hệ số các khoản phải thu, Hệ số các khoản phải trả : chỉ có 12/40 (chiếm 30%) các công ty được khảo sát tính toán và sử dụng các chỉ tiêu này + Chỉ tiêu Hệ số thu hồi nợ chỉ có 5 (chiếm 12,5%) doanh nghiệp tính toán và sử dụng + Chỉ tiêu Kỳ thu hồi nợ bình quân có 30/40 (chiếm 75%) các doanh nghiệp khảo sát tính toán chỉ tiêu này + Cá biệt có chỉ tiêu Hệ số hoàn trả nợ và Kỳ trả nợ bình quân thì không có công ty xây dựng niêm yết nào tính toán chỉ tiêu này phục vụ mục tiêu quản trị Đối với nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán : Dựa trên kết quả phiếu khảo sát thì tất cả các công ty xây dựng niêm yết đều sử dụng các chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, Hệ số khả năng thanh toán nhanh, và Hệ số khả năng thanh toán tức thời. Cũng theo khảo sát thì 100% các công ty xây dựng niêm yết đều tính toán và sử dụng các chỉ tiêu Hệ số khả năng chi trả lãi vay. Riêng chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền thì chỉ có 12/40 (chiếm 30%) các công ty được khảo sát tính toán và sử dụng chỉ tiêu này. 90 Hình 2.3 : Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền của Công ty cổ phần Sông Đà 10 (mã SDT) Đơn vị tính : % (Nguồn : Trích báo cáo quản trị của Công ty cổ phần Sông Đà 10 từ năm 2010-2014) 2.2.2.4. Khảo sát thực trạng sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh của các công ty xây dựng niêm yết Căn cứ vào phiếu khảo sát cho thấy: + Tất cả các công ty xây dựng niêm yết (40/40) được khảo sát đều tính toán và sử dụng các chỉ tiêu : Tổng luân chuyển thuần, Lợi nhuận trước thuế và lãi vay, Lợi nhuận sau thuế + Các chỉ tiêu Hệ số giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần, Hệ số chi phí bán hàng trên doanh thu thuần, Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần cũng được hầu hết các doanh nghiệp tính toán và sử dụng với30/40 doanh nghiệp sử dụng (chiếm 75%) + Các chỉ tiêu : Hệ số lợi nhuận ròng từ bán hàng, Hệ số sinh lời từ bán hàng, Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh đã được các doanh nghiệp -6,000 -4,000 -2,000 0 2,000 4,000 6,000 8,000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 91 sử dụng rộng rãi (36/40) để xác định mức độ sinh lời của từng hoạt động trong các hoạt động của doanh nghiệp mình + Chỉ tiêu Hệ số chi phí thì không có công ty xây dựng niêm yết được điều tra nào tính toán và sử dụng. Lý do các doanh nghiệp đưa ra khi thực hiện khảo sát trực tiếp với các nhà quản trị là việc tính toán quá phức tạp và hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhân công.. cho tất cả các công trình dựa theo quy định của Nhà nước Hình 2.4 : Hệ số Giá vốn hàng bán trên Doanh thu thuần của Công ty cổ phần Lilama 5 (mã LO5) Đơn vị tính : % (Nguồn : Trích báo cáo quản trị của Công ty CP Lilama 5 từ năm 2010-2014) 2.2.2.5. Khảo sát thực trạng sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tình hình hiệu suất sử dụng vốn của các công ty xây dựng niêm yết Dựa trên kết quả phiếu khảo sát thì tất cả các công ty xây dựng niêm yết (40/40) đều tính toán và sử dụng các chỉ tiêu Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, Số vòng luân chuyển vốn lưu động, Kỳ luân chuyển vốn lưu động Các chỉ tiêu Số vòng quay hàng tồn kho, Kỳ hạn tồn kho bình quân, Số vòng quay các khoản phải thu, Kỳ thu tiền bình quân cũng được đa số các 0.65 0.7 0.75 0.8 0.85 0.9 Năm 2010 Năm2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 92 công ty xây dựng niêm yết khảo sát (32/40) tính toán và sử dụng Hình 2.5: Vòng quay nợ phải thu của Công ty cổ phần Licogi 16 (mã LCG) (Nguồn : Trích báo cáo quản trị của Công ty CP Licogi 16 từ năm 2010-2014) Hình 2.6 : Kỳ thu tiền bình quân của Công ty cổ phần Licogi 16 (mã LCG) (Nguồn : Trích báo cáo quản trị của Công ty CP Licogi 16 từ năm 2010-2014) 0 1 2 3 4 5 6 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Vòng quay nợ phải thu (vòng) Vòng quay nợ phải thu (vòng) 0 200 400 600 800 1000 1200 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 93 2.2.2.6. Khảo sát thực trạng sử dụng các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của các công ty xây dựng niêm yết Căn cứ vào phiếu khảo sát cho thấy, 100% các công ty xây dựng niêm yết được điều tra đều tính toán và sử dụng các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi để phục vụ mục đích quản trị là Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP), Hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA), Hệ số lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE). Tuy nhiên, ngoài ba chỉ tiêu này, các công ty xây dựng niêm yết cũng không tính toán thêm chỉ tiêu nào mang tính đặc thù riêng cho các công ty xây dựng Hình 2.7 : Hệ số sinh lời của Công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng và địa ốc Hòa Bình (mã HBC) Đơn vị tính: đồng (Nguồn : Trích báo cáo quản trị của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và địa ốc Hòa Bình từ năm 2010 - 2014) 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 BEP ROA ROE 94 2.2.2.7. Khảo sát thực trạng sử dụng các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của công ty cổ phần của các công ty xây dựng niêm yết Dựa trên kết quả phiếu khảo sát thì tất cả các công ty xây dựng niêm yết đều tính toán và sử dụng hai chỉ tiêu phân tích tài chính liên quan đến cổ phần, bao gồm :Lợi nhuận bình quân một cổ phiếu thường đang lưu hành (EPS), Hệ số giá so với lợi nhuận (P/E) Tuy nhiên hai chỉ tiêu Mức cổ tức so với giá trị thị trường của cổ phiếu(DYR) và Hệ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (P/B), Hệ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (M/B)thì chỉ có 28/40 (chiếm 70%) các công ty được khảo sát tính toán và sử dụng chỉ tiêu này. Hình 2.8: Lợi nhuận bình quân một cổ phiếu thƣờng đang lƣu hành (EPS) của Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam ( mã PVX) Đơn vị : Đồng/cổ phiếu (Nguồn : Trích báo cáo quản trị của Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam từ năm 2010 - 2014) -5,000.00 -4,000.00 -3,000.00 -2,000.00 -1,000.00 0.00 1,000.00 2,000.00 Năm 2010 Năm 2011 năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 EPS 95 2.2.2.8. Khảo sát thực trạng sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tình hình lưu chuyển tiền của các công ty xây dựng niêm yết Khảo sát tình hình sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tình hình lưu chuyển tiền cho thấy tất cả các của các công ty xây dựng niêm yết đều tính toán và sử dụng 2 chỉ tiêu là : Dòng tiền thu vào trong kỳ và Luân chuyển tiền thuần trong kỳ. Riêng chỉ tiêu Tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động thì chỉ có số ít doanh nghiệp tính toán và sử dụng (8/40, chiếm 25%) Hình 2.9: Luân chuyển tiền thuần của Công ty cổ phần xây dựng số 7 (mã VC7) Đơn vị : Việt Nam đồng (Nguồn : Trích báo cáo quản trị của Công ty cổ phần xây dựng số 7 từ năm 2010 - 2014) 2.2.2.9. Khảo sát thực trạng sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tình hình tăng trưởng của các công ty xây dựng niêm yết Qua khảo sát thì các công ty xây dựng niêm yết chưa thực sự quan tâm đến việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh tình hình tăng trưởng của doanh nghiệp mình. Cụ thể : (150,000,000,000) (100,000,000,000) (50,000,000,000) - 50,000,000,000 100,000,000,000 150,000,000,000 2010 2011 2012 2013 2014 LCT từ HĐ tài chính LCT từ hoạt động đầu tư LCT từ HĐ kinh doanh 96 Các chỉ tiêu : Tốc độ tăng (giảm) về tổng tài sản, Tốc độ tăng (giảm) về vốn chủ sở hữu,Tốc độ tăng (giảm) về doanh thu thuần, Tốc độ tăng (giảm) về tổng luân chuyển thuần, Tốc độ tăng (giảm) về tổng lợi nhuận ròng, Tốc độ tăng (giảm) về dòng tiền thuần chỉ được 8 công ty xây dựng niêm yết tính toán (chiếm 25%) Các chỉ tiêu về tăng trưởng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp như Tốc độ tăng (giảm) về giá trị sổ sách cổ phiếu, Tốc độ tăng (giảm) về giá trị thị trường cổ phiếu, Tốc độ tăng (giảm) về thu nhập bình quân cổ phiếu thường theo khảo sát thì chưa được các công ty xây dựng niêm yết quan tâm sử dụng Chỉ tiêu Tỷ lệ tăng trưởng bền vữngchỉ có rất ít doanh nghiệp tính toán (5/40 doanh nghiệp tính toán, chiếm 12,5%) 2.2.2.10. Khảo sát thực trạng sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính và cảnh báo rủi ro tài chính của các công ty xây dựng niêm yết Trong nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính và cảnh báo rủi ro tài chính thì tất cả các doanh nghiệp được khảo sát đều lưu tâm đến chỉ tiêu Đòn bẩy tài chính. Thông qua tính toán chỉ tiêu này, các doanh nghiệp đều định hướng cho mình theo một mô hình tài trợ vốn tối ưu để gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, tất cả các doanh nghiệp được khảo sát đều chưa lưu tâm kết hợp nhóm các chỉ tiêu khác nhau để đánh giá và cảnh báo mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp mình. 2.3. Đánh giá khái quát thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong công ty xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam 2.3.1. Đối với hệ thống chỉ tiêu công ty xây dựng niêm yết phải công bố theo quy định của pháp luật 2.3.1.1. Về khía cạnh tài chính mà các nhóm chỉ tiêu phản ánh Các nhóm chỉ tiêu phân tích tài chính được các công ty xây dựng niêm yết công bố theo quy định của pháp luật hiện hành là các nhóm chỉ tiêu: 97 nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn, nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động và nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lợi. Tuy nhiên 4 nhóm chỉ tiêu này vẫn chưa phản ánh được thực sự đầy đủ các khía cạnh tài chính khác nhau của doanh nghiệp. Do vậy các chỉ tiêu phân tích tài chính trên chưa thể hiện được toàn bộ các mặt kết quả và hiệu quả hoạt động của công ty xây dựng niêm yết. Ngoài ra, các chỉ tiêu trong cùng một nhóm chỉ tiêu được tính toán và công bố có sự khác biệt giữa các công ty, và khác nhau giữa các nhóm khảo sát, do đó rất khó để có thể so sánh tương quan tình hình tài chính khái quát giữa hai hay nhiều công ty xây dựng niêm yết với nhau. 2.3.1.2. Về số lượng, nội dung các chỉ tiêu trong từng nhóm khảo sát : Thứ nhất : Qua khảo sát, số lượng các chỉ tiêu các công ty xây dựng niêm yết tính toán công bố không thống nhất với nhau giữa các công ty trong cùng một nhóm và giữa hai nhóm với nhau. Thứ hai : Về tên gọi và cách tính các chỉ tiêu tài chính giữa các công ty xây dựng niêm yết cũng không thống nhất, nên không thể so sánh đầy đủ được các thông tin tài chính giữa các công ty trong cùng nhóm và giữa các nhóm khảo sát với nhau. Mặc dù chế độ kế toán đã thay đổi nhưng nhiều công ty vẫn sử dụng tên gọi các chỉ tiêu không phù hợp, như nhiều công ty vẫn sử dụng thuật ngữ “tài sản lưu động”. Hơn nữa quan điểm về cách tính các chỉ tiêu của các công ty có một số điểm không đồng nhất. Một số công ty sử dụng các chỉ tiêu thay thế mà không tính các chỉ tiêu theo quy định, như chỉ tiêu “nợ vay/tổng tài sản” thay cho “nợ phải trả/tổng nguồn vốn”, chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn” thay cho “Hệ số nợ/ Vốn chủ sở hữu”.. 98 Thứ ba, Trên thực tế khảo sát thì không có công ty nào công bố được đầy đủ và chính xác các chỉ tiêu trong báo cáo thường niên như quy định của UBCKNN. Hơn nữa, các công ty xây dựng niêm yết được khảo sát đều công bố một hệ thống chỉ tiêu trong báo cáo thường niên qua các năm mà không có sự thay đổi hay điều chỉnh, cải thiện nào. Cá biệt có một số công ty công bố các chỉ tiêu trùng lắp : ví dụ như Công ty cổ phần xây dựng số 3 (VC3) công bố đồng thời cả hai chỉ tiêu Khả năng thanh toán hiện thời và chỉ tiêu Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 2.3.2. Đối với hệ thống chỉ tiêu các công ty xây dựng niêm yết sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp xây dựng niêm yết Đối với hệ thống chỉ tiêu phục vụ quản trị trong nội bộ doanh nghiệp thì các công ty xây dựng niêm yết (thuộc cả 4 nhóm khảo sát) đều không tính toán và sử dụng các chỉ tiêu một cách đầy đủ và thống nhất trên hầu hết các nhóm chỉ tiêu được khảo sát. Ngoài ra, các công ty xây dựng niêm yết cũng không tính toán và sử dụng những chỉ tiêu mang tính phân tích chuyên sâu hay các chỉ tiêu phản ánh tính đặc thù trong sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng. 2.3.3. Đối với nguồn lấy số liệu tính toán Các tài liệu chủ yếu mà các công ty xây dựng niêm yết sử dụng khi tính toán các chỉ số tài chính là các BCTC. Tuy nhiên, do đặc thù về kết cấu của BCTC nên nguồn dữ liệu này còn những điểm chưa hoàn thiện: - BCTC là những tài liệu được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. BCTC chủ yếu cung cấp những thông tin cần thiết nhất phục vụ các đối tượng. Có rất nhiều khoản mục, chỉ tiêu mà nếu chỉ nhìn vào BCTC không cho thấy hết thông tin. Vì vậy những thông tin trên BCTC chủ yếu mang tính căn cứ trong 99 việc phân tích, nghiên cứu và phát hiện. Nếu muốn đưa ra những kết luận chi tiết và những hoạch định cho tương lại thì BCTC chưa thể đáp ứng hết. - Các số liệu trên BCTC là những số liệu được sử dụng khi tính toán các chỉ số tài chính. Tuy nhiên các số liệu, thông tin trên đó chỉ mang tính lịch sử. Vì vậy, để đưa ra các số liệu, thông tin có thể sử dụng được trong tương lại nhưng lại dựa vào số liệu quá khứ đương nhiên sẽ rất khó khăn đòi hỏi người sử dụng cần kết hợp nhiều thông tin và phương pháp khác. Chẳng hạn dưới tác động của lạm phát, phương pháp hoạch toán nợ vay cũng có khuynh hướng khuếch đại các giá trị trong bảng cân đối với kế toán. Nghĩa là những người đi vay nợ sẽ trả gốc với số tiền có giá trị nhỏ hơn, giá trị thực của những khoản nợ vay sẽ giảm trong thời kỳ lạm phát. Tuy nhiên các kế toán đã bỏ qua sự sụt giảm này, dẫn đến kết quả là số nợ trên danh nghĩa của doanh nghiệp đã bị thổi phồng hơn thực tế. Lạm phát cũng làm thiên lệch giữa lợi nhuận trong báo cáo tài chính và lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự hợp lý khi tính toán các chỉ tiêu tài chính. - Thực tế còn tồn tại hiện tượng, thông tin và số liệu trên BCTC bị bóp méo, phản ánh không trung thực tình hình thực tế tại doanh nghiệp. Sự không trung thực này xuất phát từ nhiều khâu. Từ khâu ghi chép, hạch toán vào các hóa đơn, chứng từ sai lệch; đến khâu phản ánh vào các sổ, các BCTC cuối cùng cũng được xử lý sao cho đáp ứng được lợi ích của một nhóm nhỏ. Doanh nghiệp có lãi hoặc làm ăn thua lỗ nhưng kết quả trên BCTC lại ghi nhận ngược lại nhằm đạt được những mục đích như: đi vay, gọi vốnNhiều doanh nghiệp, nợ phải trả rất lớn nhưng lại kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_hoan_thien_1251_1853690.pdf
Tài liệu liên quan