MỞ ĐẦU .1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .11
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .11
1.2. Cơ sở lý thuyết .21
1.3. Khái quát về xã Cuôr Dăng.29
1.4. Người Ê-đê ở Tây Nguyên và người Ê-đê ở xã Cuôr Dăng .34
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM, NGUYÊN TẮC VÀ HÌNH THỨC KẾT HÔN .45
2.1. Một số đặc điểm và tính chất cơ bản trong hôn nhân .45
2.2. Một số nguyên tắc - hình thức kết hôn.63
2.3. Một số trường hợp hôn nhân khác .67
Chương 3: PHONG TỤC VÀ NGHI LỄ TRONG HÔN NHÂN.81
3.1. Phong tục và nghi lễ trong hôn nhân của những người đồng tộc .81
3.2. Phong tục, nghi lễ trong hôn nhân của người Ê-đê với người khác tộc.96
3.3. Phong tục, nghi lễ trong hôn nhân của những người cùng và khác tôn giáo .101
Chương 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HÔN NHÂN CỦA NGưỜI Ê-ĐÊ HIỆN
NAY Ở XÃ CUÔR DĂNG, HUYỆN Cư M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK .111
4.1. Xu hướng và nguyên nhân biến đổi trong hôn nhân của người Ê-đê .111
4.2. Một số giá trị của hôn nhân.123
4.3. Một số vấn đề đang đặt ra .128
4.4. Một số khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của hôn nhân trong
quá trình phát triển cộng đồng người Ê-đê hiện nay.135
KẾT LUẬN .143
TÀI LIỆU THAM KHẢO .146
211 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hôn nhân hiện nay của người Ê - Đê ở xã Cuôr dăng, huyện Cư m’gar, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm
thánh lễ trước đại diện người làm chứng và đôi trẻ, không có đầy đủ họ hàng như
những cặp đôi kết hôn bình thường khác. Từ 2015-2018, chỉ có một trường hợp đàn
ông theo Công giáo góa vợ, lấy vợ khác là người không có theo đạo. Trước tiên, vợ
của ông ta xin thủ tục “tha ngăn trở khác đạo” và cam kết không ngăn cản đức tin
của chồng sau kết hôn. Sau đó hai người xin làm phép tổ chức lễ cưới ở nhà thờ, do
hai người đều lớn tuổi nên ông ta không muốn tổ chức trang trọng như người trẻ,
mà chỉ tổ chức hôm không có giáo dân đi sinh hoạt và dưới sự tham dự của những
người con của ông ta (Tư liệu điền dã, tháng 3/2018 tại xã Cuôr Dăng).
77
2.3.4. Hôn nhân nối dây (Cuê nuê)
Ở người Ê-đê, trong truyền thống hôn nhân chị em vợ (sôrôrát) và hôn nhân
anh em chồng (Levirat) tương đối phổ biến, đó là tục nối dây - cuê nuê. Đây là dấu
vết của tục quần hôn – hình thức hôn nhân có từ thời kỳ nguyên thủy. Nội dung của
hình thức hôn nhân này quy định: khi người chồng chết thì anh/em trai nhà chồng
có nghĩa vụ lấy người vợ góa và ngược lại. Theo phong tục truyền thống, tục nối
dây được bảo vệ nghiêm ngặt. Sự tồn tại của tục nối dây chính là minh chứng cho
quan niệm trao đổi hôn nhân giữa các gia đình, dòng họ nhằm thiết lập sự liên minh
và củng cố sức mạnh của gia đình, dòng họ. Hình thức nối dây khác thế hệ kiểu ông
mất thì nối cháu trai, dì mất nối cháu gái vẫn còn phổ biến ở những thập niên 70 -
80 của thế kỷ XX, nhưng ngày nay gần như không còn. “Năm 1984 anh rể tôi mất,
lúc đó hai gia đình ép bà H’Ren Niê lấy anh của tôi là Y Sang. Lúc đầu bà H’Ren
không đồng ý nhưng do các con của chị gái bà đang nhỏ, nên về sau bà H’Ren chấp
nhận lấy anh của tôi. Hai người đó sống với nhau đến bây giờ và sinh thêm 1 đứa
con” (Juna Niê, buôn Cuôr Dăng A, xã Cuôr Dăng).
Thực tế, có những trường hợp hiếm hoi, khi người vợ chết, bên dòng họ của
người chết có thể xem xét để quyết định xem người chồng nếu không nối dây có
được ở lại gia đình vợ và tiếp tục nuôi con không. Thông thường, các trường hợp
khi vợ mất, ngay cả khi người chồng còn trẻ mà không có người thay thế thì người
chồng cũng phải quay về với dòng họ của mình sinh sống [51, tr.132].
Ngày nay, tục nối dây được thực hiện mang ý nghĩa biểu tượng hơn là sự ép
buộc: “Trong đám tang, người lớn trong dòng họ sẽ ngồi lại bàn bạc với nhau sau
đó hỏi những người khác trong dòng họ xem có ai tự nguyện làm nòi không. Nếu
không ai tự nguyện thì thôi chứ không ai ép buộc chuyện này cả” (Y Miết, 86 tuổi,
buôn Ko Hneh, xã Cuôr Dăng). Như vậy, trong cộng đồng người Ê-đê hiện nay, loại
hình hôn nhân này chỉ còn tồn tại ở những lớp người đã cao tuổi.
3.3.5. Hôn nhân của những người khác tôn giáo
Do sự du nhập của các tôn giáo từ bên ngoài vào cộng đồng người Ê-đê đã đưa
đến cho họ những quan niệm mới, thay đổi so với quan niệm truyền thống. Tất
78
nhiên, tùy theo quan niệm, đức tin, đặc điểm cách thức hành đạo của mỗi tôn giáo
mà mức độ tác động của nó đối với hệ thống tín ngưỡng, lễ tục truyền thống của
đồng bào Ê-đê cũng khác nhau. Qua trao đổi, phỏng vấn, đa số người Ê-đê không
phản đối việc kết hôn với người khác tôn giáo: “Ngày xưa ông bà thường ngăn
cấm, việc kết hôn khác tôn giáo rất khó khăn, nhưng ngày nay thì không phân biệt,
miễn là con người có đạo đức tốt, biết ăn ở hiếu thảo” (H’Luyênh, 63 tuổi, buôn
Ko Hneh, xã Cuôr Dăng).
Việc kết hôn giữa những người khác tôn giáo hiện đã diễn ra khá nhiều trên
địa bàn. Đây không phải là nguyên tắc hôn nhân được quy định bởi phong tục Ê-đê
mà được quy định bởi giáo lý tôn giáo. Theo nguyên tắc này, những người Ê-đê là
tín đồ của tôn giáo nào thì phải kết hôn với người cùng tôn giáo đó, nếu muốn kết
hôn với người ngoại đạo thì đối tượng kết hôn đó phải cải đạo. Tuy vậy, nguyên tắc
hôn nhân này không phải lúc nào cũng được tuân thủ tuyệt đối: “Trong những sự
khác biệt này thì sự khác biệt gây rắc rối một chút là vấn đề tôn giáo. Chị theo đạo
Tin Lành còn anh ấy theo Công giáo. Chị chỉ cần anh ấy tin Chúa mà bố mẹ anh và
anh thì cần chị học giáo lý để có thể lấy nhau. Ban đầu chị định bỏ anh không yêu
nữa vì chuyện này nhưng anh không chịu, anh bảo, với anh ấy chuyện đó không
quan trọng, anh ấy sẽ theo chị. Sau một thời gian ngắn, bố mẹ anh, chị em nhà chị
cũng bảo “mình đã một lần chồng rồi giờ có người tử tế thì không nên kén chọn
nữa, hai đứa sống hòa hợp thì Chúa cũng không trách tội”, mình cũng nghe theo.
Về phía gia đình nhà anh ấy cũng không khó thuyết phục lắm vì bố mẹ, gia đình anh
ấy cũng không sùng đạo. Sau này, khi quyết định về sống chung, chị quyết định
không cưới ở nhà thờ, cứ đạo ai người nấy theo là được” (Tư liệu điền dã, tháng
3/2018 tại buôn Aring, xã Cuôr Dăng). Kết quả khảo sát 200 người cho thấy, 184
người (92%) cho rằng có thể kết hôn với người khác tôn giáo, chỉ có 16 người (8%)
cho rằng không được kết hôn.
Như trên đã trình bày, ở Cuôr Dăng hiện có 4 tôn giáo đang hoạt động là Công
giáo, Tin Lành, Phật giáo và Cao Đài. Theo thống kê từ báo cáo Dân số, gia đình,
trẻ em của xã thì từ năm 2015 đến năm 2018 cả xã có 122 cặp vợ chồng kết hôn,
79
trong đó có 36 cuộc hôn nhân giữa người không theo đạo với người theo Tin Lành,
18 cuộc kết hôn giữa người không theo đạo với người theo Công giáo, 5 cuộc hôn
nhân giữa người không theo đạo với người theo đạo Phật. Trong đó, bộ phận theo
đạo Tin Lành người Ê-đê có một cách nhìn khác về chế độ hôn nhân và gia đình.
Tuy hôn nhân của đồng bào vẫn theo chế độ mẫu hệ, con sinh ra vẫn mang họ mẹ
và cư trú ở nhà vợ sau hôn nhân, nhưng khi tổ chức kết hôn vẫn dựa trên tinh thần
tự nguyện giữa hai bên, không còn tục thách cưới như truyền thống, đám cưới được
trưởng điểm nhóm Tin Lành thực hiện các nghi thức và được cưới tại nhà nguyện.
Trong sinh hoạt vợ chồng cả hai đều có quyền bình đẳng trong các mối quan hệ,
không như trước kia người vợ có quyền tối cao trong gia đình và người chồng ít có
quyền trong việc dạy dỗ, quyết định tương lai của con cái [68]. Trong khi bộ phận
người Ê-đê theo Phật giáo và Đạo Cao Đài, quan niệm và nguyên tắc - hình thức
hôn nhân gần như tương đồng với bộ phận còn giữ tín ngưỡng truyền thống.
Tiểu kết chƣơng 2
Hôn nhân của người Ê-đê mang đậm sắc thái mẫu hệ, thể hiện rõ trên các
phương diện đặc điểm, nguyên tắc - hình thức kết hôn. Thông qua thiết chế hôn
nhân, nhiều đặc trưng văn hóa truyền thống của tộc người được bảo lưu và phát
huy. Đó là kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội, quá trình giao lưu văn hóa với
các tộc người khác và tôn giáo mới. Sự biến đổi đó chứa đựng nhiều nội dung tích
cực, phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội nhưng cũng làm mai một các
giá trị văn hóa độc đáo của tộc người. Qua nghiên cứu đặc điểm, nguyên tắc - hình
thức hôn nhân hiện nay ở xã Cuôr Dăng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk cho thấy:
Trong đời sống tinh thần của người Ê-đê, hôn nhân có vai trò rất quan trọng.
Hiện nay con cái được quyền tự do trong tìm hiểu, lựa chọn bạn đời của mình,
nhưng ý kiến của cha mẹ, người trên trong gia đình, dòng họ vẫn có vai trò quan
trọng, điều này đối lập với hôn nhân do bố mẹ sắp xếp trước đây. Song có một thực
tế là cuộc sống của người Ê-đê đến nay vẫn chịu sự chi phối bởi phong tục, tập quán
riêng và được coi là giá trị trong lĩnh vực hôn nhân, đó là quan niệm về tình yêu,
tuổi kết hôn, tiêu chuẩn chọn vợ, lấy chồng, về số lượng con cái, hạnh phúc gia
80
đình. Những quan niệm này đã được kiểm nghiệm, được cộng đồng chấp nhận từ
lâu đời nên khó bị phá vỡ. Vì thế, trong quá trình thực hiện Luật pháp cần có sự
nghiên cứu chặt chẽ về hệ thống luật tục và phong tục tập quán của cộng đồng tộc
người để có sự hài hòa, hiệu quả hơn.
Nguyên tắc - hình thức hôn nhân của người Ê-đê trong thời gian qua có nhiều
đổi mới phù hợp với Luật Hôn nhân và Gia đình, đúng với đường lối chủ trương
của Đảng và Nhà nước. Nguyên tắc ngoại hôn dòng họ và nội hôn tộc người vẫn là
phổ biến nhưng không còn được thực hiện triệt để như trước. Ở người Ê-đê hiện
nay tại địa bàn nghiên cứu ngày càng xuất hiện nhiều hôn nhân hỗn hợp dân tộc, tôn
giáo với các tộc người sống cận cư, ngày càng có nhiều người Ê-đê kết hôn với
người Việt, người Thái, người Tày di cư từ phía Bắc vào, điều đó khiến cho các gia
đình hỗn hợp dân tộc này có sự thay đổi về văn hóa của mình. Hình thức cư trú sau
hôn nhân không còn tuân thủ nghiêm ngặt theo luật tục mà phụ thuộc vào điều kiện
và sự thỏa thuận của hai gia đình cũng như kết hôn với người dân tộc nào. Các
trường hợp kết hôn hỗn hợp dân tộc và khác tôn giáo bên cạnh mặt tích cực là sự
giao lưu văn hóa, mở rộng quan xã hội thì cũng có những mặt trái, đó là tính mẫu hệ
trong gia đình không còn thuần nhất, đã xuất hiện những yếu tố của song hệ như
con cái mang cả họ bố và mẹ, cư trú sau hôn nhân có thể ở một trong hai bên hoặc
ra ở riêng.
Hôn nhân là một trong những thiết chế xã hội phản ánh rõ nét đặc trưng văn
hóa tộc người. Trong hôn nhân luôn tuân thủ các quan niệm, nguyên tắc - hình thức
truyền thống của của dân tộc và đôi khi trở thành những chuẩn mực trong quan hệ
xã hội. Tuy nhiên, hôn nhân không phải lúc nào cũng nhất thành bất biến mà luôn
biến đổi và thích nghi với điều kiện mới. Những biến đổi trong trong đặc điểm,
nguyên tắc - hình thức hôn nhân ở người Ê-đê như phân tích ở trên ngày càng phù
hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, phản ánh quá trình hòa hợp một cách tự nhiên
trong quá trình phát triển giữa các tộc người.
81
Chƣơng 3
PHONG TỤC VÀ NGHI LỄ TRONG HÔN NHÂN
3.1. Phong tục và nghi lễ trong hôn nhân của những ngƣời đồng tộc
3.1.1. Lễ xin phép được đi lại tìm hiểu
Có ba hình thức bắt đầu một quá trình hôn nhân ở người Ê-đê thường thấy đó
là: 1) Do người con trai và người con gái yêu nhau rồi đi tới quyết định hôn nhân;
2) Do người con gái khởi xướng, khi cô gái ưng ý một chàng trai nào đó thì báo với
dam dei của mình để dam dei trao đổi với gia đình và tiến hành đi hỏi ý kiến chàng
trai cùng gia đình anh ta; 3) Do bố mẹ của cả hai người đã có hôn ước từ khi hai
người con nhỏ, đây là trường hợp hôn nhân được ưa chuộng, thường được diễn ra
giữa anh em họ chéo ruột thịt hay họ gần, cưới con trai hay con gái của ông cậu và
bà cô.
Trong trường hợp người con trai và người con gái yêu nhau rồi quyết định tiến
tới hôn nhân thì hai người chỉ cần thông báo cho bố mẹ hai bên biết, sau đó dam dei
của cô gái sẽ tới nhà chàng trai để truyền đạt ý muốn kết hôn của cô gái đối với
chàng trai. Thực ra việc này diễn ra chỉ là hình thức vì cả hai bên đã yêu nhau và
muốn tiến tới hôn nhân. Đây là trường hợp phổ biến nhất hiện nay: đôi trai gái
được tự do tìm hiểu, hứa hẹn tiến đến hôn nhân, nếu hai người không đến với nhau
thì cũng không ai phạt ai (Y Nhuần Niê Kdăm, 56 tuổi, buôn Cuôr Dăng A, xã Cuôr
Dăng). Trong trường hợp này, việc tiến hành các nghi lễ hôn nhân rất thuận lợi.
Trường hợp thứ hai là do cô gái ưng ý, hoặc do bên nhà cô gái khởi xướng thì
dam dei của cô gái thay mặt gia đình tới đặt lời dạm hỏi với gia đình chàng trai. Các
dam dei của cô gái nhân danh cô đặt lời dạm hỏi với bố mẹ chàng trai, lời dạm hỏi
được chuyển đến cho anh ta ngay sau đó. Nếu chàng trai ưng thuận thì anh ta sẽ
cầm lấy chiếc vòng của các dam dei trao cho, nếu từ chối hôn ước thì mọi việc sẽ
dừng lại ở đó.
Trường hợp thứ ba là bố mẹ của cả hai người đã có hôn ước cho các con từ khi
chúng còn nhỏ (klei bi mcuôp). Đây thường là kiểu hôn nhân con cô - con cậu và là
82
loại hôn nhân tốt nhất theo quan niệm truyền thống của người Ê-đê. Trường hợp
nếu chàng trai hoặc cô gái từ chối hôn ước thì phải nộp một khoản bồi thường đã
được ấn định lúc hứa hôn.
Ngày nay, trong ba trường hợp hôn nhân trên thì trường hợp thứ ba ngày càng
ít diễn ra, các đôi trai gái ưa thích tự tìm hiểu rồi cùng tiến tới hôn nhân hơn là được
bố mẹ mình hứa hôn cho từ nhỏ. Trong mọi trường hợp, chàng trai hoàn toàn tự do
từ chối nhưng một khi đã chấp thuận rồi mà sau đó lại rút lời, anh ta sẽ phải trả cho
cô gái một món nộp phạt được ấn định, dẫu đó mới chỉ là lời hỏi dạm chứ không
phải là thỏa ước chính thức. Trong các bước tiếp theo của nghi lễ hôn nhân, nhà gái
luôn là bên chủ động, đồng thời nhà trai có quyền cân nhắc để yêu cầu nhà gái đáp
ứng yêu cầu của mình.
3.1.2. Lễ dạm hỏi hay còn gọi là lễ trao vòng (pô mtruh kông)
Ngày nay, các bước cơ bản trong lễ dạm hỏi thường được gộp lại thành một,
không còn rạch ròi như trước. Sự rút gọn các phong tục truyền thống để tạo điều
kiện cho quá trình hôn nhân mới không chỉ tiết kiệm về thời gian mà cả về chi phí.
Sau khi người con gái đã tìm được đối tượng ưng ý để kết hôn, cô gái ngỏ lời với bố
mẹ. Gia đình nhờ dam dei (hoặc một người có uy tín bên dòng họ mẹ - nếu không
có dam dei), tìm hiểu mọi mặt về gia đình chàng trai. Dam dei là người có vai trò
quan trọng, đại diện cho nhà gái đứng ra nói chuyện, bàn bạc để hỏi cưới chàng trai
cũng như thỏa thuận về các vấn đề liên quan đến lễ vật thách cưới, thủ tục, trình tự
của các nghi lễ trong đám cưới, Vì vậy, dam dei phải là người am hiểu phong tục
tập quán và có khả năng ứng xử khéo léo. Khi có ý định kết hôn, gia đình nhà gái
cùng với dam dei đưa chiếc vòng đồng (kông ciăng)4 tới nhà trai để mở đầu cho
việc thỏa thuận. Có thể lần đầu tiên khi dam dei đưa chiếc vòng tới nói chuyện thì
chàng trai sẽ từ chối để lấy lệ [51, tr. 300]. Đây là hình thức vì mọi người đã biết
4
Vòng ở đây là vòng đeo tay, được làm bằng đồng thau, được chế tác theo phương pháp thủ công theo nhiều
kích cỡ khác nhau, mặt ngoài vòng đồng có trang trí bằng những họa tiết nhỏ. Đây là loại vòng hiện vẫn được
dùng làm trang sức phổ biến ở người Ê-đê. Ngày nay, trong nhiều trường hợp, chiếc vòng đồng được thay
bằng tờ tiền mệnh giá 10 nghìn đồng hoặc 20 nghìn đồng. Thay vì chạm vào vòng đồng, đôi trai gái sẽ chạm
vào tờ tiền.
83
chàng trai đã ưng thuận, thể thức này gọi là bi khăp mă (yêu nhau lấy nhau). Sau
một vài lần từ chối thì chàng trai đồng ý bằng cách chạm vào chiếc vòng, sau đó
nhà gái sang nhà trai tổ chức lễ trao vòng. Trường hợp chàng trai không đồng ý thì
lễ hỏi phải dừng lại, người ta không thể ép buộc được chàng trai. Sau khi chàng trai
đã chạm vào vòng thì những dam dei của nhà gái sẽ trao cho bên nhà chàng trai một
chiếc bát đồng (mtĩ êa ksâo) để trả giá cho chỗ sữa mẹ (êa ksâo) đã nuôi anh ta thuở
nhỏ [51, tr. 300]. Lễ trao vòng chỉ được diễn ra khi đã có sự đồng ý của chàng trai,
cô gái và hai bên gia đình.
3.1.3. Lễ hỏi chồng (Nao emuh)
Cô gái cùng dam dei và bố mẹ của mình cùng một số người trong gia đình
mang theo lễ vật gồm một ché rượu, một con gà, một chiếc vòng đồng. Chiếc vòng
không chỉ có ý nghĩa như một lễ vật cầu hôn mà còn mang tính chất kết nối hai vợ
chồng vào với nhau trong hôn lễ. Việc chạm vào chiếc vòng có nghĩa đồng ý kết
hôn. Chiếc vòng là vật chứng giám hôn nhân của đôi vợ chồng, được dam dei nhà
gái đặt giữa chiếu để cho đôi trẻ tự đi đến chạm vào, không ai bắt ép hay cầm tay ai
chạm vào vòng đồng.
Trước khi lễ hỏi chồng chính thức diễn ra, họ hàng nhà trai ngồi riêng ở một
căn phòng cùng bàn bạc thỏa thuận về số lễ vật sẽ thách cưới nhà gái. Việc bàn luận
diễn ra rất sôi nổi giữa dam dei phía nhà trai và những người bà con thân thích của
chàng trai. Bố mẹ của chàng trai thường không có ý kiến gì, họ giao hoàn toàn công
việc này cho những người anh em của mình thực hiện. Việc quyết định lễ vật thách
cưới phụ thuộc hoàn toàn vào dam dei và những người đại diện họ nhà trai tham gia
lễ hỏi chồng. Sau khi đi đến thống nhất, cả họ nhà trai đi đến căn phòng lớn, nơi họ
nhà gái đang đợi sẵn để tiến hành lễ hỏi chồng.
Dam dei hai gia đình ngồi bên cạnh nhau trên một cái chiếu trải ở gian khách,
thường thì dam dei nhà trai ngồi phía bên trong còn dam dei nhà gái ngồi phía bên
ngoài, trước khi bắt đầu lễ hỏi chồng, người con gái ngồi chung với họ hàng và dam
dei nhà gái, chàng trai ngồi phía họ nhà trai (xem phụ lục 6, hình 25). Thường thì
84
dam dei nhà trai nói trước, mở đầu cuộc trò truyện bằng những câu Klei duê nghe
rất êm tai để hỏi chuyện nhà nhà gái “Qua bên này có việc gì?”; tiếp đó là câu trả
lời của nhà gái: “Bởi vì đi tìm con gái vắng nhà đã lâu, không thấy về, bây giờ đã
thấy đây rồi”. Đây là một trong những cách mở đầu cuộc trò truyện. Dam dei nhà
trai lại hỏi cô gái qua đây làm gì, cô gái nói ra mục đích của mình khi qua đây là để
“lấy chồng”, lúc này dam dei hỏi là muốn lấy ai thì người con gái sẽ trả lời đích
danh người mà mình muốn lấy để tránh nhầm lẫn với người khác [62, tr.320].
Thường dam dei nhà trai trả lời một cách khiêm tốn rằng người con trai đó chưa biết
làm việc, còn vụng về trong cuộc sống, còn trẻ và chưa chín chắn. Nhưng bên dam
dei nhà gái tỏ ra thái độ vẫn thích người con trai đó. Khi đó, dam dei nhà trai gọi
chàng trai vào và hỏi anh muốn lấy vợ chưa? có đồng ý lấy cô gái đó làm vợ không?
Dam dei nhà trai nói xong, nếu chàng trai đồng ý tiến tới hôn nhân với cô gái thì
tiến tới và chạm vào chiếc vòng, và tới lượt cô gái cũng vậy. Tiếp đến đại diện hai
bên gia đình có mặt lần lượt chạm vào chiếc vòng đồng ý cùng nhau tiến tới hôn
nhân và họ coi đó như lời giao ước hôn thú, có sự chứng giám của thần linh, có sự
công nhận của cộng đồng và sự thống nhất của cặp uyên ương.
Sau khi chàng trai, cô gái và hai bên đã chạm vào chiếc vòng hay tờ tiền giấy,
dam dei của hai nhà tiến hành hỏi ý kiến của bố mẹ hai bên. Dam dei hỏi về việc bố
mẹ hai bên cho phép hai con tiến tới hôn nhân và sau khi đã đồng ý thì không được
có lời ra tiếng vào, cản trở việc hôn nhân của hai con, có trách nhiệm hỗ trợ giúp đỡ
cho đôi vợ chồng trẻ, nếu như bố mẹ hai bên đồng ý thì lần lượt đi lên chạm vào
vòng đồng, tờ tiền theo thứ tự nhà trai trước, nhà gái sau. Từ sau lễ này, hai gia đình
đã chính thức kết mối thông gia.
Lúc này, dam dei tuyên bố trước đại diện hai họ và chàng trai, cô gái: Hôm
nay gia đình hai bên làm lễ đính ước cho đôi trai gái, có Yang và thần linh chứng
giám, từ nay hai đứa đã có đôi, phải yêu thương nhau, phải thương yêu nhau,
không được thay đổi, nếu ai trả lại vòng phải chịu phạt trước thần linh và buôn
làng. Việc chạm vào vòng trong lễ hỏi chồng không chỉ là sự hòa hợp và gắn bó
85
mối quan hệ giữa nam và nữ mà mối quan hệ sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn gắn
kết khác. Kể từ khi chạm vòng, chàng trai và cô gái thường ngồi bên cạnh nhau.
Ngày nay, thông thường chiếc vòng đồng được thay thế bằng tiền, thường là
tờ mệnh giá 10 nghìn đồng, 20 nghìn đồng hoặc 50 nghìn đồng. Thay cho việc
chạm tay vào vòng đồng như trong truyền thống họ chạm vào tờ tiền. Biểu tượng
gắn kết hôn nhân được thay từ chiếc vòng đồng sang tờ tiền, từ một vật mang tính
chất biểu trưng cho sự liên kết của hai người, cho sự chứng giám của thần linh và
mọi người về sự kết hợp giữa hai con người cùng đi tới hôn nhân chuyển sang một
tờ tiền có thể được chuyển đổi từ tay người này sang người khác, dùng để luân
chuyển trong xã hội để phục vụ mục đích mua bán. Như vậy, giá trị vật chất và chức
năng tuy tương đồng nhưng ý nghĩa không còn như xưa.
Tiếp đến là việc chọn “bố mẹ mới” hay người đỡ đầu cho đôi vợ chồng. Chàng
trai có thể chọn người đỡ đầu từ người mà bố mẹ của người vợ nêu ra, thông thường
thì bố mẹ của cô gái chọn người cậu của cô gái để làm người đỡ đầu cho chàng trai,
người đỡ đầu sẽ được gọi là Miết Ava. Hoặc chàng trai được một gia đình nào đó
trong buôn nhận đỡ đầu, do thấy chàng trai chăm chỉ, đức tính tốt hay do gia cảnh
khó khăn. Từ đây người đỡ đầu không chỉ thay mặt gia đình giúp đôi trẻ trong mọi
nghi lễ để thành vợ thành chồng, mà trong suốt cuộc đời còn lại sau này người đỡ
đầu luôn đóng vai trò như cha mẹ, khuyên răn chú rể, cô dâu và hoà giải mọi bất
hoà giữa hai gia đình, mọi việc liên quan tới gia đình của đôi vợ chồng mới cưới sẽ
có sự tham gia của người đỡ đầu. Tuy vậy, việc chọn người đỡ đầu thường do nhà
gái chọn cho chàng trai, họ thường chọn những người thân quen với gia đình cô gái
để sau này nếu xảy ra vấn đề xích mích thì mọi người sẽ tập trung hòa giải theo xu
hướng bênh vực cho con gái họ.
Sau khi hoàn tất lễ trao vòng, nhà trai tổ chức một buổi lễ để mời nhà gái ăn
uống. Mọi người cùng ngồi ăn, uống rượu, chúc tụng cho đôi trai gái yêu thương
nhau trọn đời. Cũng trong bữa tiệc này, dam dei và hai bên gia đình bàn bạc những
công việc và các bước tiếp theo hôn lễ, như: lễ vật thách cưới, thời gian nộp lễ vật,
86
thời gian tổ chức đám cưới, Sau khi trao vòng đôi trai gái không được có quan hệ
tính giao với bất cứ ai, nếu vi phạm thì bị coi như là ngoại tình. Ngoài ra, lễ trao
vòng cũng có thể bị tan vỡ nếu một trong hai người trai hoặc gái hủy bỏ hôn ước, từ
chối kết hôn do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Hiện nay có nhiều trường hợp nam nữ Ê-đê không sử dụng chiếc vòng như vật
để chứng tỏ mình đã kết hôn mà họ chuyển sang sử dụng nhẫn, thường là nhẫn
vàng, được đeo vào ngón áp út của mỗi người. Nếu cô dâu và chú rể không phải là
người theo đạo thì nhẫn thường được hai người trao nhau trong đám cưới, được tổ
chức sau lễ hỏi chồng. Còn nếu hai người theo đạo thì nhẫn sẽ được trao trong buổi
lễ kết hôn theo nghi lễ tôn giáo.
3.1.4. Lễ ăn hỏi hay lễ thoả thuận (Knăm)
Lễ ăn hỏi là nghi lễ lớn nhất trong các lễ thức của giai đoạn trước đám cưới.
Lễ này thường có sự tham gia đầy đủ của những người thân hai dòng họ, vì vậy
thường được tổ chức khá linh đình và tốn kém. Thường một lễ ăn hỏi của người Ê-
đê có khoảng 150-200 người tham dự, được tiến hành tại nhà chàng trai trước sự
chứng kiến của hai bên gia đình và dòng họ, được diễn ra sau lễ dạm hỏi một hoặc
hai tháng. Ngày ăn hỏi, đoàn nhà gái mang theo lễ vật gồm 1 chăn dệt, 1 chiếc bát, 1
con heo khoảng 60kg, 1 bao gạo khoảng 25kg sang nhà trai5. Đây là lễ vật bắt buộc
nhà gái phải mang sang trong ngày ăn hỏi. Hai dam dei đại diện cho hai bên gia
đình trực tiếp điều hành lễ này, những công đoạn liên quan đến việc cưới xin và trao
vòng cho đến việc lập Biên bản cam kết hôn nhân6 (Klei Bi Kă Kuôl Ung Mỗ).
Ngoài ra, phía chàng trai cũng mổ 1 con heo khoảng 50 - 60kg để đãi tiệc. Trong
nghi lễ này các dam dei hai bên gia đình thường “trò truyện” để giải quyết những
vấn đề sau:
5
Các loại nước giải khát, gia vị, rau củ quả sử dụng trong đám hỏi thì nhà trai sẽ tính toán và quy ra tiền, nhà
gái thanh toán sau đám hỏi kết thúc.
6“Biên bản cam kết hôn nhân” hay “hôn ước” “giao ước hôn thú” đây là cách gọi chung cho giao ước trong
hôn nhân của người Ê-đê. Thông thường, Biên bản cam kết hôn nhân không được ghi bằng tiếng Việt mà
được ghi bằng tiếng Ê-đê.
87
- Thời gian “ở dâu” của cô gái: Tục gửi dâu (đi dôk sang) hay thun đi dôk là
khoảng thời gian chờ đợi gia đình cô gái chuẩn bị lễ vật thách cưới hai bên đã thỏa
thuận, cô gái phải đến sống ở nhà bố mẹ chồng. Đây là tục lệ phổ biến ở các tộc
người Malayo – Polynesian cư trú ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên. Thời gian “ở
dâu” là để người con gái đền đáp công ơn cha mẹ chồng đã sinh ra người con trai
(sắp tới trở thành người nuôi) trong gia đình mình. Thời gian này thường từ 1 – 3
năm nhưng nếu nhà cô gái có điều kiện khá giả thì nộp thêm một khoản “đền bù”
cho thời gian này ngoài số lễ vật đã thỏa thuận để cô gái không phải “ở dâu”. Thời
gian “ở dâu” càng lâu thì lễ vật thách cưới càng giảm. Có thể sau khoảng thời gian
“ở dâu”, chàng trai khước từ hôn thú nếu như thấy cô dâu không thích hợp với mình
thông qua "Lễ trả cô gái" (mtruh). Hiện nay, tục “gửi dâu” không còn phổ biến, gia
đình cô gái cố gắng chuẩn bị tiền để đền bù cho việc trả ơn mà gia đình chồng có
quyền trông đợi ở cô gái. Thông thường một năm tương ứng với một chỉ vàng, số
vàng này được giao cho nhà trai cùng với lễ vật thách cưới.
- Khoản lễ vật thách cưới (thỏa thuận về ngăn nũ hay mnu): Thực chất là hai
gia đình bàn về lễ vật thách cưới do nhà trai đưa ra. Đây là công việc ra sôi nổi,
thậm chí gay gắt và tốn nhiều thời gian. Đối với các gia đình giàu có, đồ thách cưới
thường gồm tiền, vàng, bò Những gia đình bình thường thì tuỳ điều kiện mà đưa
ra đồ thách cưới nhiều hay ít, nhưng nhất thiết phải có một ché rượu và một cái
chăn dệt. Thường thì nhà trai thách cưới một con bò, một con heo, một con gà, 10
ché rượu, 2 kiềng đồng (hoặc vàng). Có nhiều đám hỏi phải hoãn lại đến vài năm vì
nhà gái quá nghèo, không lo đủ đồ thách cưới [71]. Cũng có khi nhà trai thông cảm
cho "cưới tạm" và nhà gái trả nợ sau. Ngoài ra còn có những lễ vật đi kèm bao gồm:
một số tiền tặng anh chị em dòng họ nhà trai (juê ngai traih raih mbha hay ami ra
ami ring), số tiền này được chia đều cho các thành viên trong gia đình, họ hàng thân
thích của chàng trai, tùy vai vế của người đó trong gia đình và tùy vào số tiền nhà
gái trao mà mỗi người sẽ được nhận nhiều hay ít; lễ vật hiến sinh cho nhà trai (ngăn
kpi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_hon_nhan_hien_nay_cua_nguoi_e_de_o_xa_cuor_dang_huye.pdf