MỤC LỤC. i
DANH MỤC VIẾT TẮT .v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ. vi
LỜI CAM ĐOAN . viii
LỜI MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.1
2. Tổng quan nghiên cứu .3
3. Mục tiêu nghiên cứu .14
4. Câu hỏi nghiên cứu .15
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .16
6. Phương pháp nghiên cứu .17
7. Đóng góp của luận án về mặt lý luận và thực tiễn.21
8. Kết cấu luận án .21
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU,
CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP.22
1.1 KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ
KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP .22
1.1.1 Bản chất kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong
doanh nghiệp.22
1.1.2 Vai trò kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong việc
thực hiện chức năng quản lý ở doanh nghiệp .25
1.2 NỘI DUNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ
KINH DOANH TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
.27
1.2.1 Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ chức
năng lập kế hoạch .27
1.2.2 Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ chức
năng tổ chức thực hiện.37
199 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các công ty Điện Lực phía Bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng
do liên tục khắc phục khó khăn trong xử lý cung cấp điện, làm cho doanh thu bán
điện giảm dẫn đến lợi nhuận kinh doanh điện bị ảnh hưởng.
Như vậy, xuất phát từ những đặc điểm trên ảnh hưởng đến KTQT doanh thu,
chi phí và lợi nhuận đòi hỏi doanh nghiệp phải quản trị doanh thu, chi phí và kết
quả kinh doanh thông qua việc quản lý lưới điện phân phối và kinh doanh bán lẻ
điện phù hợp với đặc điểm đặc thù của hoạt động phân phối và kinh doanh điện.
Nhằm để đảm bảo tốt chất lượng công tác kế toán và đặc biệt cung cấp kịp thời
những thông tin cho quản lý để đưa ra các quyết định đúng nhất giúp doanh nghiệp
luôn phát triển bền vững.
2.1.5.2 Quy trình kinh doanh điện trong các công ty Điện lực phía Bắc Việt Nam
Quy trình kinh doanh điện năng quy định thống nhất việc tổ chức, thực hiện
cung cấp các dịch vụ điện cho khách hàng theo quy định về cung cấp dịch vụ điện
cho khách hàng và được áp dụng trong tập đoàn Điện lực Quốc Gia Việt Nam được
ban hành theo Quyết định số 1050/QĐ-EVN ngày 01 tháng 09 năm 2017 của Tập
đoàn Điện lực Việt Nam. Do đó, các đơn vị trực thuộc EVN HaNoi và EVN NPC
đáp dụng theo quy trình mà EVN quy định. Kết cấu của quy trình tổ chức kinh
doanh điện năng thông qua 08 quy trình cụ thể như sau:
87
Để quản trị doanh thu bán lẻ điện các công ty điện cần thực hiện theo đúng
quy trình kinh doanh điện năng mà EVN quy định. Các quy trình kinh doanh điện
năng này nhằm mục tiêu là cung cấp điện năng đến tận nơi người tiêu dùng. Vì thế,
các quy trình kinh doanh điện năng như: Quy trình giao dịch với khách hàng, quy
trình ký kết hợp đồng và quản lý hợp đồng mua bán điện, quy trình cấp điện, quy
trình quản lý thiết bị đo đếm, quy trình dịch vụ bán lẻ điện năng được các công ty
Điện lực thực hiện chung theo một khung mẫu chung và hiện nay các đơn vị Điện
lực quản trị tốt các giao dịch phát sinh liên quan đến các quy trình kinh doanh điện
năng này. Tuy nhiên, tác giả thấy rằng quy trình ghi số công tơ và lập hóa đơn tiền
điện, quy trình thu và theo dõi nợ tiền điện hiện nay các đơn vị điện quản lý thực
trạng vẫn còn tồn tại sai sót dẫn đến ảnh hưởng doanh thu bán điện trong kỳ hoạt
động của DN. Do đó, tác giả tập trung đi sâu vào phân tích 02 quy trình chính liên
quan doanh thu bán lẻ điện là: Quy trình ghi chỉ số công tơ và lập hóa đơn tiền điện,
quy trình thu và theo dõi nợ tiền điện.
+ Quy trình ghi chỉ số công tơ và lập hóa đơn tiền điện
Sơ đồ 2.4: Quy trình kinh doanh điện năng
(Nguồn: EVN NPC)
Sơ đồ 2.3: Quy trình kinh doanh điện năng
(Nguồn: EVN NPC)
5. 2. Tổ chức quy trình
giao dịch KH
6. 2. Tổ chức quy
trình giao dịch KH
1. 3. Quy trình cấp điện
2. Sơ đồ 2.3: Quy trình
kinh doanh điện
năng3. Quy trình cấp
điện
3. 4. Quy trình ký kết và
quản lý HĐ MBĐ
4. 4. Quy trình ký kết và
quản lý HĐ MBĐ
1. Tổ chức
7. quy trình chung
1. Tổ chức
8. quy trình chung
9. 5. Quy trình
quản lý thiết bị
đo đếm
10. 5. Quy trình
quản lý thiết bị
đo đếm
11. 6. Quy trình ghi số
công tơ và lập HĐ
tiền điện
12. 6. Quy trình ghi số
công tơ và lập HĐ
tiền điện
13. 7. Quy trình thu
và theo dõi nợ
tiền điện
14. 7. Quy trình thu
và theo dõi nợ
tiền điện
15. 8. Quy trình
dịch vụ bán lẻ
điện năng
16. 8. Quy trình
dịch vụ bán lẻ
điện năng
88
Quy trình ghi chỉ số công tơ:
Tổ chức trình tự thực hiện Trách nhiệm thực hiện
- Công ty Điện lực
- Dữ liệu GCS được quản lý theo
sổ GCS điện tử trong chương
trình CMIS và đồng bộ với thiết
bị GCS, hệ thống MDMS/HES
- GCS trực tiếp: Việc giao nhận thực
hiện giữa hệ thống CMIS và thiết bị
điện tử GCS theo định dạng thống
nhất trong CMIS
- GCS từ xa: Việc giao nhận thực
hiện tự động giữa hệ thống
MIDS/HES và chương trình CMIS
- Quản lý dữ liệu GCS: Phát hành hóa
đơn tiền điện và lưu trữ điện tử
trong 05 năm
- Công ty Điện lực
- Khách hàng
- Công ty Điện lực
- Công ty Điện lực
- Công ty Điện lực
- Công ty Điện lực
- Khách hàng
1. Lập lịch ghi chỉ số
2. Lập lịch ghi chỉ số
2. Lập và quản lý ghi chỉ số
2. Lập và quản lý ghi chỉ số
3. Quản lý và giao nhận dữ liệu
GCS
3. Quản lý và giao nhận dữ liệu
GCS
4. Thực hiện GCS
4. Thực hiện GCS
5. Kiểm tra GCS
5. Kiểm tra GCS
6. Thông báo kết quả GCS
6. Thông báo kết quả GCS
7. Phúc tra GCS
7. Phúc tra GCS
8. Giải quyết kiến nghị GCS
Sơ đồ 2.4: Tổ chức quy trình
thực hiện ghi chỉ số công tơ8.
Giải quyết kiến nghị GCS
Sơ đồ 2.5: Tổ chức quy trình thực hiện ghi chỉ số công tơ
(Nguồn: EVN NPC)
Sơ đồ 2.4: Tổ chức quy trình thực hiện ghi chỉ số công tơ
(Nguồn: EVN NPC)
89
Quy trình lập hóa đơn tiền điện:
Tổ chức trình tự thực hiện Trách nhiệm thực hiện
- BP theo dõi hợp đồng mua bán
điện
- BP cập nhật chỉ số vào CMIS
- BP GCS công tơ
- BP lập HĐ tiền điện
- BP lập hóa đơn
- BP in hóa đơn
- BP in hóa đơn hoặc giấy biên
nhận
- BP quản lý thu tiền điện
+ Quy trình thu và theo dõi nợ tiền điện
Quy trình thu tiền điện
Các đơn vị điện tổ chức thực hiện quy trình thu tiền điện được thực hiện
theo quy trình chung và thống nhất, phải đảm bảo thuận lợi cho khách hàng thanh
toán theo mọi hình thức đã thỏa thuận với khách hàng. Khuyến khích khách hàng
thanh toán bằng các hình thức không thanh dùng tiền mặt. Quy trình thu tiền điện
được hạch toán theo sơ đồ sau:
1. Cập nhật thay đổi thông tin của
khách hàng vào CMIS
2. Cập nhật thay đổi thông tin của
khách hàng vào CMIS
2. Cập nhật chỉ số vào chương trình
CMIS. Kiểm tra các KH có chỉ số
bất thường
2. Cập nhật chỉ số vào chương trình
CMIS. Kiểm tra các KH có chỉ số
bất thường
3. Tính toán hóa đơn tiền điện
3. Tính toán hóa đơn tiền điện
4. Kiểm tra, xử lý sai sót trước khi
phát hành và lập HĐ để lưu trữ
4. Kiểm tra, xử lý sai sót trước khi
phát hành và lập HĐ để lưu trữ
5. In và phát hành HĐ hoặc giấy
biên nhận. Phát hành HĐ giao thu
Sơ đồ 2.5: Tổ chức quy trình thực
hiện lập hóa đơn tiền điện5. In và
phát hành HĐ hoặc giấy biên nhận.
Phát hành HĐ giao thu
Sơ đồ 2.6: Tổ chức quy trình thực hiện lập hóa đơn tiền điện
(Nguồn: EVN NPC)
Sơ đồ 2.5: Tổ chức quy trình thực hiện lập hóa đơn tiền điện
(Nguồn: EVN NPC)
90
Quy trình quyết toán tiền điện, số tiền phải thu hàng tháng:
Quy trình quyết toán số tiền phải thu và số dư nợ tại tập đoàn EVN quy định
chung cho các công ty Điện lực cấp dưới đều thực hiện theo một quy trình chung đó
là: Căn cứ vào các loại bảng kê phát sinh nợ trong tháng thực hiện quyết toán số
tiền thực thu theo từng loại phát sinh hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Chuyển
bảng kê, chứng từ thu cho bộ phận xóa nợ (bộ phận kinh doanh) và bộ phận TCKT
(để theo dõi). Sau đó, đối chiếu số tiền thu trên bảng kê với bộ phận quản lý tài
khoản thu tiền điện thuộc phòng TCKT. Hàng tháng bộ phận quyết toán tiền điện
phải tính toán số tiền phải thu theo từng khoản tiền ở điều 1 của quy trình này:
TPT = DDK + TPS
Trong đó:
TPT : Tổng số tiền phải thu trong tháng
DDK : Số dư nợ đầu kỳ
TPS : Tổng số tiền trên các hóa đơn trong tháng (Kể cả số tiền được
điều chỉnh do hủy bỏ, lập lại, truy thu và thoái hoàn hóa đơn trong tháng)
Hàng tháng, căn cứ vào bảng kê hóa đơn, bảng kê hủy bỏ, lập lại, truy thu và
thoái hoàn; chứng từ thu; bảng kê theo dõi nợbộ phận quyết toán tiền điện (bộ
phận kinh doanh) của đơn vị phải thực hiện đối chiếu và kiểm tra số liệu hạch toán
các loại tiền như: Số phải thu, số thu được, số dư nợ với bộ phận quản lý thu tiền và
Công ty Điện Lực
Công ty Điện Lực HĐ
GTGT
HĐ
GTGT
Khách hàng
Khách hàng
Quầy thu tiền ĐL
Sơ đồ 2.6: Tổ chức
quy trình thu tiền
điệnQuầy thu tiền
ĐL
Qua Ngân Hàng
Qua Ngân Hàng
Khác
Khác
Sơ đồ 2.6: Tổ chức quy trình thu tiền điện
(Nguồn:Tác giả tổng hợp)
Sơ đồ 2.6: Tổ chức quy trình thu tiền điện
(Nguồn:Tác giả tổng hợp)
91
bộ phận chấm xóa nợ của đơn vị, đảm bảo số liệu chính xác, kịp thời và khớp đúng
giữa các bộ phận. Số dự nợ cuối kỳ được tính theo công thức:
DCK = TPT - TTD
Trong đó:
TPT : Tổng số tiền phải thu trong tháng
DCK : Số dư nợ cuối kỳ
TTD : Tổng số tiền thu được trong tháng
Tỷ lệ thu tiền điện hàng năm phải đạt >= 99,7%, tỷ lệ này được xác định theo
công thức sau:
Tỷ lệ thu tiền điện = TTD/ (DDK + TPS – DTN - TPS5 - DCS)
Trong đó:
TTD : Tổng số tiền thu được trong tháng
DDK : Số dư nợ đầu kỳ
TPS : Tổng số tiền trên các hóa đơn trong tháng (Kể cả hóa đơn điều
chỉnh do hủy bỏ, lập lại, truy thu và thoái hoàn hóa đơn trong tháng)
TPS5 : Tổng số tiền trên các hóa đơn trong 05 ngày cuối tháng (Kể cả
hóa đơn điều chỉnh do hủy bỏ, lập lại, truy thu và thoái hoàn hóa đơn trong tháng)
DTN : Số dư nợ thủy nông trong hạn hoặc quá hạn nhưng được xác
định do nguyên nhân bố trí ngân sách của chính quyền địa phương
DCS : Số dư nợ chiếu sáng do nguyên nhân bố trí ngân sách của chính
quyền địa phương
2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC PHÍA BẮC VIỆT
NAM
Để làm rõ thực trạng KTQT doanh thu, chi phí và kế quả kinh doanh trong
việc thực hiện chức năng quản lý tại các công ty Điện lực. Tác giả trình bày chi tiết
các nội dung về KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh gắn với từng chức
năng quản lý như sau:
92
Hình 2.2: Thực trạng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh tại các công ty Điện lực phía Bắc Việt Nam
Thực trạng xây dựng định mức chi phí trong khâu lưới điện
phân phối
Thực trạng định mức chi phí trong khâu lưới điện phân phối Thực trạng dự toán chi phí trong khâu lưới điện phân phối
Thực trạng dự toán chi phí trong khâu lưới điện phân phối Thực trạng xây dựng định mức chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp
Thực trạng định mức CP bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Lập
kế
hoạch
Lập
kế
hoạch
Thực trạng dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Thực trạng dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Thực trạng xây dựng định mức chi phí mua điện khâu kinh
doanh bán lẻ điện
Thực trạng định mức CP mua điện khâu kinh doanh bán lẻ
điện
Thực trạng dự toán chi phí mua điện khâu kinh doanh bán lẻ
điện
Thực trạng dự toán CP mua điện khâu kinh doanh bán lẻ điện
Thực trạng dự toán doanh thu khâu kinh doanh bán lẻ điện
Thực trạng dự toán doanh thu khâu kinh doanh bán lẻ điện h c trạng thu nhận thông tin ban đầu về kế toán quản trị
doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
Tổ chức thu nhận thông tin ban đầu về doanh thu, chi phí và
kết quả kinh doanh
Tổ
chức
thực
hiện
Tổ
chức
thực
hiện
Thực trạng hệ thống hóa, xử lý và cung cấp thông tin KTQT về
doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
+ Thực trạng hệ thống hóa, xử lý thông tin kế toán quản trị về
doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh: Thực trạng nhận
diện, phân loại chi phí; Thực trạng vận dụng phương pháp tài
khoản kế toán; Thực trạng vận dụng phương pháp sổ kế toán.
+ Thực trạng cung cấp thông tin kế toán quản trị về doanh thu,
chi phí và kết quả kinh doanh: Thực trạng báo cáo kế toán.
Thực trạng hệ thống tài khoản kế toán
Thực trạng hệ thống sổ kế toán
Thực trạng hệ thống báo cáo kế toán
Thực trạng thực hiện quản trị chi phí khâu lưới điện phân
phối
Thực trạng thực hiện quản trị doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh khâu kinh doanh bán lẻ điện
Tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin KTQT về doanh thu,
chi phí và kết quả kinh doanh
Tổ chức nhận diện, phân loại chi phí
Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Tổ chức thực hiện quản trị chi phí khâu lưới điện phân phối
Tổ chức thực hiện quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh khâu kinh doanh bán lẻ điện
KTQT chi phí phục vụ chức năng kiểm tra, đánh giá
KTQT chi phí phục vụ chức năng kiểm tra, đánh giá
KTQT doanh thu phục vụ chức năng kiểm tra, đánh giá
KTQT doanh thu phục vụ chức năng kiểm tra, đánh giá
KTQT kết quả kinh doanh phục vụ chức năng kiểm tra, đánh
giá
KTQT kết quả kinh doanh phục vụ chức năng kiểm tra, đánh
giá
Kiểm
tra
đánh
giá
Kiểm
tra
đánh
giá
Ra quyết định trong dài ạn đối với thi cô các trạm iện,
đường điện, trạm cao áp, trạm biến thế, máy biến áp liên
quan quản trị lưới điện
Ra quyết định trong dài hạn đối với thi công các trạm điện,
đường điện, trạm cao áp, trạm biến thế, máy biến áp liên
quan quản trị lưới điện
R
quyết
định
Ra
quyết
định
Ra quyết định khi phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng -
lợi nhuận
Ra quyết định khi phân tích mối quan hệ chi phí - k ối lượng -
lợi nhuận
93
2.2.1 Thực trạng kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
phục vụ chức năng lập kế hoạch
2.2.1.1 Thực trạng kế toán quản trị chi phí phục vụ chức năng lập kế hoạch
Thực trạng xây dựng định mức chi phí trong khâu lưới điện phân phối
Lưới điện phân phối là phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm điện có
cấp điện áp đến 110kV. Cụ thể cấp điện áp danh định trong hệ thống phân phối điện
bao gồm 110kV, 35kV, 15kV, 10kV, 0,6kV và 0,4kV. Vậy quản trị khâu lưới điện
phân phối thì các đơn vị điện cần quản trị hai nội dung quan trọng nhất là quản trị
hệ thống lưới điện và trạm biến áp điện. Kết quả khảo sát cho thấy 100% tại các
đơn vị phân phối điện có trách nhiệm lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống
điện phân phối theo năm, tháng và tuần. Việc lập kế hoạch này được ban kỹ thuật
(B04) thực hiện nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp điện an
toàn, ổn định, tin cậy và liên tục.
Đối với kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tại các đơn vị điện được lập theo năm,
tháng và tuần do B04 của các đơn vị điện xây dựng. Cứ trước ngày 01/12 hàng năm,
trước ngày 25 hàng tháng và thứ 5 hàng tuần thì B04 sẽ xây dựng kế hoạch bảo
dưỡng, sửa chữa đường dây, thiết bị điện cho 02 năm tiếp theo/ tháng/ 02 tuần đối
với lưới điện 110kV và 01 năm tiếp theo/ tháng/ 02 tuần đối với lưới điện trung áp
bao gồm: Danh mục đường dây, thiết bị; Lý do bảo dưỡng; Nội dung công việc;
Thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc; Các yêu cầu khác liên quan công tác bảo
dưỡng, sửa chữa.
Đối với kế hoạch vận hành tại các đơn vị điện được lập theo năm, tháng và
tuần do B04 của các đơn vị điện xây dựng. Cứ trước ngày 01/12 hàng năm, trước
ngày 25 hàng tháng và 16h thứ 5 hàng tuần thì B04 sẽ xây dựng kế hoạch vận hành
hệ thống điện phân phối cho năm/ tháng/ 02 tuần tiếp theo đối với lưới điện phân
phố bao gồm: Dự báo nhu cầu phụ tải điện; Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa; Dự kiến
sản lượng điện năng phát cho năm/ tháng/ 02 tuần tới.
Cụ thể đối với việc quản trị hệ thống lưới điện trong các đơn vị điện đó là
công việc vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng lưới điện. Theo đó, EVN đã ban hành bộ
định mức, dự toán được quy định tại văn bản số 228/QĐ-EVN ngày 08/12/2015 về
94
Bộ định mức, dự toán sửa chữa công trình lưới điện. Ban B04 tiến hành lập định
mức sửa chữa công trình lưới điện dựa trên văn bản số 228/QĐ-EVN bao gồm các
loại định mức về: Thay thế cột điện; Sơn các cấu kiện sắt thép; Thay sứ- phụ kiện;
Thay cột điện; Thay dây; Sửa chữa- thay thế máy biến áp, máy cắt điện, biến dòng
điện, biến điện áp, dao cách ly, công tơ điện, tủ điện khiển, bảng mạch, tủ chiếu
sáng, thiết bị trung hạ thế. Chi tiết từng định mức cho từng công việc sửa chữa, thay
thế, bảo dưỡng như sau:
- Định mức công thác thay thế cột điện: Vật liệu là sơn; Nhân công
- Định mức công tác sơn các cấu kiện sắt thép: Vật liệu gồm: Sơn màu, xăng
thường, giẻ lau; Nhân công
- Định mức công tác thay sứ đứng trung và hạ thế: Vật liệu gồm: Giẻ lau, cồn
công nghiệp; Nhân công theo cột tròn và cột vuông; Máy thi công – xe nâng
người.
- Định mức công tác thay cột điện: Vật liệu gồm: Gỗ kê, đinh đỉa, vật liệu khác;
Nhân công theo chi tiết, theo công đoạn; Máy cẩu thi công,
- Định mức thay dây: Vật liệu gồm: Cồn công nghiệp, Tre Ø 8÷10mm,
L=6÷8m, dây thép d=10mm, puly nhôm; Nhân công; Máy thi công: Máy rải dây,
tời máy 5 tấn, tời máy 2 tấn, máy ép thủy lực 100 tấn.
- Định mức sửa chữa, thay thế máy biến áp: Vật liệu gồm: Xăng A76, A83, Giẻ
lau, gỗ nhôm 4, dầu biến thế vệ sinh, cồn, sơn chống rỉ, sơn màu, vải phin trắng,
giấy nhám, vật liệu khác; Nhân công: Vệ sinh tháo, lắp, rút ruột kiểm tra sửa chữa,
sấy máy, sửa chữa bộ phận phân áp, thay phụ kiện, hạt hút ẩm, rút-nạp dầu khí ni
tơ, sửa bên ngoài, sơn hoàn thiện, vận chuyển ra vào, lắp đặt lại; Máy thi công:
cần trục bánh hơi 5 tấn, máy lọc dầu ly tâm 15001/h, cần trục bánh hơi 5 tấn, 7
tấn.
- Định mức máy cắt điện: Vật liệu gồm: Sơn, vải, giấy nhám, chổi sắt, giấy
chụp sóng, mỡ các loại, khí SF6, xăng, dung dịch NaOH, dung dịch Chloroten;
Nhân công: Tháo dời, sửa chữa hệ thống truyền động, thay thế, kiểm tra, hiệu chỉnh,
xử lý, lắp ráp; Máy thi công: Máy nạp khí, cần trục 5T, xe thang.
95
- Định mức biến dòng điện: Vật liệu gồm: Dầu biến thế vệ sinh, xăng, vải phin,
sơn, năng lượng điện, cồn công nghiệp, xăng A92, keo dán, giấy ráp mịn, giẻ lau,
Vagơlin, vật liệu phụ; Nhân công: Chuẩn bị, tháo, lắp, vệ sinh, rút nạp dầu, sấy,
hoàn thiện; Máy thi công: máy bơm, lọc dầu, cần cẩu 5 tấn, cần cẩu 3,5 tấn, xe
thang nâng 2 tấn.
- Định mức biến điện áp: Vật liệu gồm: Cồn công nghiệp, xăng A92, keo dán,
giấy ráp mịn, giẻ lau; Nhân công; Máy thi công: Cần cẩu 5 tấn, cần cẩu 10 tấn, xe
thang nâng 2 tấn.
- Định mức dao cách ly: Vật liệu gồm: Mỡ bôi trơn, giấy nhám, sơn, vật liệu
phụ, giấy ráp mịn, Vagơlin, mỡ YOC, giẻ lau ; Nhân công: Vệ sinh, xử lý tiếp xúc,
hiệu chỉnh bộ truyền động, sơn, hoàn thiện; Máy thi công: Cẩu 3,5 tấn, 10 tấn, 5
tấn, xe thang.
- Định mức công tơ điện: Vật liệu gồm: Ống kim loại, ống nhựa, hộp, dây dẫn,
dây thép d3-4, cầu chì, ổ cắm, Aptomat, vật liệu phụ; Máy thi công: Máy khoan tay
- Định mức tủ điện khiển, bảng mạch, đèn chiếu sáng: Xi măng PC30, cồn công
nghiệp, giẻ lau, gỗ kê, dây thép d=2, ghen nhựa d=6, giẻ lau, vật liệu khác; Nhân
công; Máy thi công: Cẩu 5 tấn, xe nâng 2 tấn,
- Định mức thiết bị trung hạ thế: Vật liệu gồm: Xăng A92, giấy nhám, Vagơlin,
vật liệu khác, mỡ YOC, vải trắng mộc 0,8m, cồn công nghiệp, giẻ lau, băng nilông,
bu lông d>16 và l>60, xi măng PC30, thép lá 1mm, sơn chống ăn mòn, ; Nhân
công: Trên dàn, trên cột, trong tủ; Máy thi công: Cẩu 5 tấn, xe nâng 2 tấn.
Minh họa số liệu xây dựng định mức chi phí trong quản trị lưới điện là sửa
chữa trạm biến áp tại đơn vị Điện lực Đan Phượng về định mức sửa chữa máy biến
áp 3 pha 25-:-2000KVA, điện áp 6, 10, 15kV tại công trình: Đại tu, thay thế cầu dao
trên lưới điện trung thế năm 2020. Qua quá trình khảo sát tại các công ty điện cho
thấy công tác xây dựng định mức chi phí được tính toán trên phần mềm Excel và
quá trình xây dựng định mức không được tích hợp trên hệ thống ERP của công ty.
Quá trình xây dựng thông tin liên quan đến tương lai trong tổ chức xây dựng định
mức chi phí thì không thuê chuyên gia xây dựng mà do B04 đảm nhiệm cụ thể như
sau:
96
Đối với định mức chi phí vật liệu được xây dựng dựa trên lượng vật liệu tiêu
hao và giá thị trường của vật liệu đó (Phụ lục 2.1). Cụ thể định mức chi phí vật
liệu được tính như sau (Phụ lục 2.2).
Định mức chi phí vật
liệu dầu biến áp
=
Định mức lượng vật liệu
dầu biến áp
x
Định mức giá vật
liệu dầu biến áp
= 8 x 24.775
= 198.200 (đồng)
Đối với định mức chi phí nhân công được tính trên đơn giá ngày công và
lượng lao động tiêu hao. Trong đó, đơn giá nhân công được dựa trên giá nhân công
thị trường theo thông tư 05/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ xây dựng (Phụ
lục 2.3), hệ số theo nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004. Cụ thể định mức
nhân công sửa chữa máy biến áp (Phụ lục 2.2).
Định mức nhân công
sửa chữa máy biến áp
=
ĐM lượng nhân công
sửa chữa máy biến áp
x
ĐM giá nhân công
sửa chữa máy biến áp
= 20 x 243.942
= 4.878.840 (đồng)
Đối với định mức máy thi công về đơn giá ca máy thi công được các đơn vị
điện căn cứ vào QĐ 689/QĐ-BXD ngày 09/02/2017, còn đối với các loại định mức
hao phí được căn cứ theo QĐ số 1134/QĐ-BXD như: Định mức khấu hao, định
mức sửa chữa, định mức hệ số thu hồi khi thanh lý, định mức về chi phí khác, định
mức về hệ số điều chỉnh, định mức về nhân công điều khiển máy. Từ đó sẽ xác định
được định mức máy thi công (Phụ lục 2.2).
Định mức máy
lọc dầu ly tâm
=
Định mức lượng về số
ca máy lọc dầu ly tâm
x
Định mức giá máy
lọc dầu ly tâm
= 1 x 757.784
= 757.784 (đồng)
Thực trạng dự toán chi phí trong khâu lưới điện phân phối
Qua quá trình khảo sát tác giả thấy rằng sau khi B04 xây dựng định mức chi
phí liên quan đến quản trị lưới điện phân phối, công việc tiếp theo B04 thu thập
thông tin liên quan tương lai và xây dựng dự toán chi phí của các công trình. Quá
trình xây dựng dự toán được B04 tiến hành làm trên phần mềm Excel mà không
thông quá hệ thống ERP do công ty chưa tích hợp phân hệ lập kế hoạch, dự toán
97
cho ban B04. Vì thế, B04 không có quyền truy cập vào hệ thống ERP và cũng
không biết được toàn bộ thông tin về chi phí thực tế phát sinh liên quan trong quá
trình triển khai dự án. Việc xây dựng hệ thống dự toán chi phí tốt sẽ là cơ sở giúp
cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn. Cụ thể để tính ra dự toán công
trình liên quan sửa chữa lớn thì ban B04 căn cứ vào bảng định mức chi phí và xây
dựng dự toán chi phí cho hạng mục này như sau:
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp dự toán kinh phí sửa chữa lớn
Công trình: Đại tu, thay thế cầu dao trên lưới điện trung thế năm 2020
STT Hạng mục chi phí Giá trị trước thuế Thuế VAT Giá trị sau thuế
1 Chi phí thiết bị 403.720.388 40.372.040 444.092.428
2 Chi phí xây dựng 47.892.664 4.789.264 52.681.928
3 Chi phí khác 4.144.480 414.448 4.558.928
4 Chi phí dự phòng 25.066.664 25.066.664
Tổng giá trị dự toán 480.824.196 45.575.752 526.399.948
(Nguồn: Ban 04 – Điện lực Đan Phượng)
Bảng tổng hợp dự toán kinh phí sửa chữa lớn lưới điện trung thế năm 2020
được chi tiết tại (Phụ lục 2.4). Đối với chi phí dự toán này sẽ được B04 tính như sau:
(1): Chi phí thiết bị bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị và chi phí vận chuyển,
chi phí tháo dỡ lắp đặt, căn chỉnh, thí nghiệm, hiệu chỉnh (Phụ lục 2.5).
(2): Chi phí xây dựng bao gồm: (Phụ lục 2.6)
- Chi phí vật liệu theo mua sắm: Biển báo an toàn, cầu dao phụ tải
- Chi phí nhân công: Chi phí nhân công theo định mức và được áp dụng theo
theo văn bản số 228/QĐ-EVN ngày 08/12/2015 và văn bản số 4970/QĐ-BTC ngày
21/12/2016.
- Chi phí máy thi công: Chi phí máy thi công theo khối lượng số ca máy hoạt
động và được áp dụng theo theo QĐ 228/QĐ-EVN ngày 08/12/2015 và QĐ
4970/QĐ-BTC ngày 21/12/2016.
- Chi phí chung đường dây điện = 65% x chi phí nhân công áp dụng theo QĐ
228/QĐ-EVN và QĐ 4970/QĐ-BTC.
Chi phí chung máy biến áp = 45% x chi phí nhân công áp dụng theo QĐ
228/QĐ-EVN và QĐ 4970/QĐ-BTC.
98
Chi phí chung xây dựng = 5,5% x (chi phí vật liệu + chi phí nhân công + chi
phí máy thi công theo QĐ 228/QĐ-EVN và QĐ 4970/QĐ-BTC).
Định mức tỷ lệ chi phí chung được các công ty điện áp dụng theo văn bản số
5938/EVN-ĐT về tỷ lệ chi phí chung trong dự toán chi phí sửa chữa thiết bị và
kiểm định phương tiện đo đếm. Cụ thể như đối với công tác sửa chữa ngoài trời tại
các trạm biến áp được áp dụng tỷ lệ chi phí chung là 45% chi phí nhân công; đối
với công tác sửa chữa đường dây diện được áp dụng định mức tỷ lệ tương tự đối với
công tác xây lắp đường dây được bộ xây dựng hướng dẫn tại TT06/2016/TT-BXD
ngày 10/03/2016 từ 55-65% chi phí nhân công.
(3): Chi phí khác: Được tính trên chi phí khảo sát và thiết kế dự toán.
(4): Chi phí dự phòng: Được tính bằng 5% của các loại chi phí thiết bị, chi phí
xây dựng và chi phí khác.
Thực trạng xây dựng định mức chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Qua quá trình khảo sát tại các đơn vị điện, ngoài việc xây dựng các định mức
chi phí phục vụ trong công tác quản trị lưới điện phân phối thì tại các đơn vị điện
được hỏi 100% tiến hành xây dựng định mức chi phí liên quan quá trình bán hàng,
định mức chi phí quản lý cho từng đội, phòng, từng huyện trong khâu kinh doanh
bán lẻ điện. Hai khoản mục chi phí được các công ty Điện lực coi là các chi phí biến
động trong kỳ. Định mức chi phí này được xây dựng bởi ban tài chính kế toán
(B05) xây dựng và giao định mức cho các đơn vị cấp huyện chịu trách nhiệm thực
hiện. Định mức này được các đơn vị Điện lực giao trong quy chế chi tiêu nội bộ và
tiến hành kiểm soát thông qua chứng từ phát sinh thực tế tại đơn vị. Mặc dù hệ
thống ERP đã tích hợp 100% các công ty điện cho bộ phận B05 như công ty Điện
lực Nam Định, Ninh Bình, Lào Cai, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hà
Giang thuộc tổng công ty Điện lực Miền Bắc và công ty Điện lực Hoàn Kiếm,
Cầu Giấy, Đan Phượng, Hoài Đức, Ba Đình thuộc tổng công ty Điện lự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_ke_toan_quan_tri_doanh_thu_chi_phi_va_ket_qua_kinh_d.pdf