Luận án Liên kết đào tạo và sử dụng lao động tại tỉnh Nghệ An

LỜI CAM ĐOAN.i

MỤC LỤC .ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT . v

DANH MỤC CÁC BẢNG.vi

DANH MỤC CÁC HÌNH .vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP .viii

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . 13

1.1. Tình hình nghiên cứu về liên kết đào tạo và sử dụng lao động. 13

1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến nội hàm liên kết đào tạo và sử dụng lao

động . 13

1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến mô hình liên kết và các nhân tố ảnh hưởng

đến liên kết đào tạo và sử dụng lao động . 18

1.1.3. Các nghiên cứu liên quan đến quản lý và thúc đẩy liên kết đào tạo và sử

dụng lao động . 22

1.2. Khoảng trống nghiên cứu . 24

Kết luận Chương 1 . 25

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG

LAO ĐỘNG . 26

2.1. Một số khái niệm cơ bản . 26

2.1.1. Đào tạo và sử dụng lao động . 26

2.1.2. Liên kết đào tạo và sử dụng lao động. 28

2.2. Một số lý thuyết và mô hình liên kết đào tạo và sử dụng lao động. 30

2.2.1. Lý thuyết vốn con người . 30

2.2.2. Mô hình Triple Helix về mối quan hệ trường - doanh nghiệp - chính phủ 30

2.2.3. Lý thuyết thị trường lao động và trường phái kinh tế học thể chế. 32

2.2.4. Mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết đào tạo và sử dụng lao

động. 35

2.3. Nội dung liên kết đào tạo và sử dụng lao động. 38

2.3.1. Nội dung và hình thức liên kết đào tạo và sử dụng lao động. 38

2.3.2. Mức độ liên kết đào tạo và sử dụng lao động . 45

2.3.3. Vai trò của các chủ thể chính trong liên kết đào tạo và sử dụng lao động

. 46

2.4. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến liên kết đào tạo và sử dụng lao động . 47

2.4.1. Các nhân tố động cơ lợi ích thúc đẩy. 48

pdf232 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Liên kết đào tạo và sử dụng lao động tại tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C2 và TC3 là “Động cơ tài chính” - Nhân tố thứ hai bao gồm 3 biến quan sát KT1, KT2, KT3 là “Động cơ phát triển kiến thức ứng dụng”. - Nhân tố thứ ba bao gồm các biến CLGD1, CLGD2, CLGD3, CLGD4, CLGD5, CLGD6, CLGD7 được gọi là “Động cơ cải thiện chất lượng giảng dạy”. - Nhân tố thứ tư bao gồm các biến NB1, NB2, NB3 được gọi là “Rào cản nội bộ” - Nhân tố thứ năm gồm các biến KC1, KC2, KC3, KC4, KC5, KC6, KC7 được gọi là “Rào cản do khoảng cách đáp ứng nhà trường - doanh nghiệp” - Nhân tố thứ sáu gồm các biến NT1, NT2, NT3, NT4, NT5 được đặt tên là “Rào cản nhận thức”. 3.3.1.3. Mô hình điều chỉnh và giả thuyết nghiên cứu Thông qua kết quả phân tích khám phá nhân tố và đánh giá sự tin cậy (theo mục 1.2 và mục 1.3 phụ lục 5) cho thấy được sự phù hợp của dữ liệu nghiên cứu và tính nhất quán nội tại của các khái niệm nghiên cứu. Bởi vậy, kết quả phân tích khám phá cấu trúc 93 khái niệm nghiên cứu từ dữ liệu khảo sát cho thấy các yếu tố rào cản liên kết, động cơ liên kết, hình thức liên kết gồm nhiều nhân tố khác nhau. Nên mô hình nghiên cứu cần được điều chỉnh cho thích hợp với dữ liệu thực nghiệm và các giả thuyết nghiên cứu được phát biểu lại chi tiết hơn. Mô hình nghiên cứu được điều chỉnh như sau: Hình 3.10. Mô hình điều chỉnh Nguồn: tác giả tổng hợp Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra cụ thể như sau: H1a: Rào cản nội bộ có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến hình thức liên kết đào tạo H1b: Rào cản nhận thức của GV có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến hình thức liên kết đào tạo H1c: Rào cản do khoảng cách đáp ứng có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến hình thức liên kết đào tạo H2a: Rào cản nội bộ có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến hình thức liên kết sử dụng H2b: Rào cản nhận thức của GV có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến hình thức liên kết sử dụng H2c: Rào cản do khoảng cách đáp ứng có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến hình thức liên kết sử dụng H3a: Rào cản nội bộ có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến hình thức liên kết nghiên cứu chuyển giao công nghệ H3b: Rào cản nhận thức của GV có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến hình thức liên kết nghiên cứu chuyển giao công nghệ H3c: Rào cản do khoảng cách đáp ứng có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến hình thức liên kết nghiên cứu chuyển giao công nghệ H4a: Rào cản nội bộ có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến hình thức liên kết trao đổi thông tin Động cơ Tài chính Động cơ cải thiện chất lượng giảng dạy Động cơ phát triển kiến thức NHÓM ĐỘNG CƠ Liên kết đào tạo Liên kết sử dụng Liên kết chuyển giao công nghệ Liên kết trao đổi thông tin Rào cản nội bộ Rào cản nhận thức Rào cản do khoảng cách đáp ứng NHÓM RÀO CẢN 94 H4b: Rào cản nhận thức của GV có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến hình thức liên kết trao đổi thông tin H4c: Rào cản do khoảng cách đáp ứng có ảnh hưởng tiêu cực (-) đến hình thức liên kết trao đổi thông tin H5a: Động cơ tài chính có ảnh hưởng tích cực (+) đến hình thức liên kết đào tạo H5b: Động cơ cải thiện chất lượng giảng dạy có ảnh hưởng tích cực (+) đến hình thức liên kết đào tạo H5c: Động cơ phát triển kiến thức có ảnh hưởng tích cực (+) đến hình thức liên kết đào tạo H6a: Động cơ tài chính có ảnh hưởng tích cực (+) đến hình thức liên kết sử dụng H6b: Động cơ cải thiện chất lượng giảng dạy có ảnh hưởng tích cực (+) đến hình thức liên kết sử dụng H6c: Động cơ phát triển kiến thức có ảnh hưởng tích cực (+) đến hình thức liên kết sử dụng H7a: Động cơ tài chính có ảnh hưởng tích cực (+) đến hình thức liên kết nghiên cứu chuyển giao công nghệ H7b: Động cơ cải thiện chất lượng giảng dạy có ảnh hưởng tích cực (+) đến hình thức liên kết nghiên cứu chuyển giao công nghệ H7c: Động cơ phát triển kiến thức có ảnh hưởng tích cực (+) đến hình thức liên kết nghiên cứu chuyển giao công nghệ H8a: Động cơ tài chính có ảnh hưởng tích cực (+) đến hình thức liên kết trao đổi thông tin H8b: Động cơ cải thiện chất lượng giảng dạy có ảnh hưởng tích cực (+) đến hình thức liên kết trao đổi thông tin H8c: Động cơ phát triển kiến thức có ảnh hưởng tích cực (+) đến hình thức liên kết trao đổi thông tin Tác giả cũng đã mô tả mã hóa các biến độc lập và biến phụ thuộc, cụ thể xem phụ lục 1 3.3.2. Động cơ thúc đẩy và rào cản liên kết từ phía nhà trường Qua quá trình tiến hành điều tra khảo sát, tác giả đã tổng hợp được kết quả về mức độ các nhân tố tác động đến liên kết đào tạo và sử dụng lao động từ phía nhà trường như sau: (căn cứ mục 1.7 phụ lục 5) 3.3.2.1. Động cơ lợi ích liên kết từ phía nhà trường a. Động cơ tài chính Từ kết quả phân tích, các động cơ tài chính được các giảng viên đánh giá không 95 có nhiều khác biệt và đều khá cao trên thang đo Likert 5 điểm. Trong đó: Động cơ tài chính được đánh giá cao nhất “Tạo sự thu hút, quan tâm của cán bộ, giáo viên nhờ thù lao xứng đáng và thủ tục thanh toán nhanh, gọn từ hợp đồng hợp tác nghiên cứu, giảng dạy và quản lý học viên làm việc trong quá trình thực tập tại DN” (Mean = 3,517; SD = 0,938). Thông thường, Chính phủ phải lo tài trợ các nghiên cứu cơ bản, còn các nghiên cứu ứng dụng có thể "tự nó nuôi nó" nên các nhà nghiên cứu từ phía NT sẽ được trả thù lao xứng đáng... Đồng thời trong quá trình hợp tác nghiên cứu, DN sẽ tạo mọi điều kiện để cán bộ giáo viên hoàn thành thanh toán thủ tục nhanh gọn cũng như giảm mọi chi phí có thể có nhất để các nhà nghiên cứu yên tâm làm việc. Nhưng việc tạo thêm thu nhập cho giáo viên từ các nghiên cứu cơ bản này rất ít diễn ra trong hợp tác liên kết ở Nghệ An, chủ yếu là giáo viên nhận được lương thanh toán từ DN khi quản lý học viên đi thực tập ở DN ngoài lương mà NT đã trả. Mức lương này giáo viên được nhận tầm giao động từ 6 - 9 triệu/ tháng. Tiếp theo là động cơ “Thông qua các hợp đồng nghiên cứu, tư vấn, bằng phát minh sáng chế tiền bản quyền, sẽ tạo thêm thu nhập cho cán bộ, giảng viên” (Mean = 3,351; SD = 0,889). Khi các cán bộ giảng viên hợp tác với DN trong nghiên cứu ứng dụng sẽ mang lại tính hiệu quả thực tế với nhiều mảng khác nhau của nền kinh tế, từ đó GV tạo thêm được nguồn thu nhập đáng kể từ các ứng dụng này. Tuy nhiên, hầu như GV ở các trường GDNN ở Nghệ An đánh giá có hợp tác trong nghiên cứu, tư vấn, tiền bản quyền, bằng phát minh sáng chế với DN nhưng không thường xuyên nên đây không phải là động cơ cao mà GV hướng tới. Động cơ tài chính được đánh giá thấp nhất là “NT được nhận một khoản kinh phí trích từ DN thông qua việc học viên tiến hành làm việc trong quá trình đi thực tập” (Mean = 3,043; SD = 0,804). Thông qua điều tra phỏng vấn sâu một số cơ sở GDNN, hầu như các trường từ chối không nhận khoản kinh phí mà DN trích lại, bởi vì mức tiền trả cho học viên đi làm giao động từ 200 - 250 nghìn/công. Mà thông thường DN ở Nghệ An trích lại cho trường 10 - 15% trên tổng thu nhập của học viên, nên học viên sẽ bị bớt đi tiền công làm việc, trong khi khối lượng công việc thì nhiều mà mức lương được trả rất thấp so với người LĐ chính thức, do đó trường không muốn học viên có tâm lí chán, thất vọng và bỏ việc. Bên cạnh đó, mục đích của trường chỉ mong muốn học viên biết cách thực hành làm việc, ra trường tiếp cận được công việc nhanh. Nên động cơ này không được giáo viên đánh giá cao trong quá trình thúc đẩy hợp tác. b. Động cơ phát triển kiến thức ứng dụng Nhận thấy được tầm quan trọng của phát triển kiến thức ứng dụng này, trong những năm qua NT luôn đặt sự gắn kết với các DN lên hàng đầu. Nhờ có sự liên kết chặt chẽ, nhiều công ty đã hỗ trợ trang thiết bị cho NT. Chẳng hạn, Công ty Toyota Việt Nam đã hỗ trợ xưởng thực hành với đầy đủ trang thiết bị, phụ tùng cơ khí ô tô để học 96 viên làm quen với máy móc, sửa chữa, lắp ráp phụ tùng ô tô... Trong khi đó, nhiều công ty khác đã đặt phòng thí nghiệm tại trường với trang thiết bị hiện đại. Kết quả phân tích dữ liệu điều tra cho thấy: Điểm trung bình cao nhất là động cơ “Tạo cơ sở để NT đưa lý thuyết vào thực tế, nâng cao kiến thức cho giảng viên, cán bộ” (Mean = 4,280; SD = 0,74). Thực tế, đa số công nghệ thực hành tại các trường hiện nay đều lạc hậu hơn nhiều so với các DN. Do đó, các cơ sở GDNN muốn dẫn đầu về công nghệ thì phải hợp tác với các DN. Tiếp theo là việc “Tăng cường thông tin từ DN cho các đề tài nghiên cứu ứng dụng, rút ngắn khoảng cách giữa nghiên cứu cơ bản ở trường và nghiên cứu ứng dụng tại DN” (Mean = 4,222; SD = 0,737). Trong quá trình hợp tác, các nhà nghiên cứu từ phía NT được tiếp xúc trao đổi kinh nghiệm ứng dụng thực tế với các cá nhân, nhà quản lý DN, nên sẽ thu thập được rất nhiều thông tin về nhiều vấn đề. Thấp nhất là động cơ “Tăng cường hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu” (Mean = 4,166; SD = 0,768). Trong khi có hàng loạt kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ được cất vào tủ, thì các DN đang đau đáu đi tìm những công trình nghiên cứu có thể biến thành sản phẩm mang lại giá trị cho cộng đồng. Tuy nhiên, động cơ này trong hợp tác giữa trường và DN ở tỉnh Nghệ An diễn ra hiện nay còn rất hạn chế. c. Động cơ cải thiện chất lượng giảng dạy Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát cho thấy các động cơ cải thiện chất lượng giảng dạy không có khác biệt đáng kể nhưng đều có điểm trung bình được các giảng viên đánh giá ở mức khá cao trên thang đo Likert 5 điểm. Trong đó: Động cơ “Tạo điều kiện cho học viên liên hệ với thực tế nghề nghiệp từ quá trình thực tập, nghiên cứu tại DN” được đánh giá cao nhất, trung bình đạt 4,178 điểm. Bất cứ chương trình đào tạo nào, trong cấu trúc của nó, đều có sự cân đối theo tỷ lệ nhất định giữa lý thuyết và thực hành. Tùy theo cấp độ, trình độ đào tạo và lĩnh vực ngành nghề đào tạo mà sự cân đối giữa lý thuyết và thực hành có sự khác nhau về tỷ lệ... Tuy vậy, không phải trường nào cũng có đầy đủ cơ sở thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm cho học viên. Đây là một trong những nguyên nhân nảy sinh nhu cầu xã hội hóa công tác đào tạo, đưa quy trình đào tạo dựa vào các cơ quan, DN có cùng lĩnh vực hoạt động chính phù hợp với nội dung đào tạo để tận dụng ưu thế của các bên. Thông qua hợp tác với DN, các trường có điều kiện để đổi mới cơ cấu tổ chức và quản lý theo hướng hiệu quả; điều chỉnh, cập nhật chương trình, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu phù hợp với nhu cầu thực tế của DN - nhà tuyển dụng. Thực tiễn cho thấy: người học luôn muốn được học tập ở những cơ sở giáo dục có mối liên kết chặt chẽ với DN để tăng khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp. Thực tế đã chứng minh những trường có cơ chế và tổ chức theo hướng DN thường có cơ hội tốt hơn trong việc cập nhật phương pháp dạy học tiên tiến. 97 Động cơ “Giúp DN đổi mới công nghệ trong sản xuất, tạo sự cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay” (Mean = 4,098; SD = 0,767) và “Thông qua các khoản tài trợ của DN sẽ cung cấp thêm trang thiết bị, cơ sở vật chất cho trường để phục vụ hoạt động nghiên cứu, giảng dạy” (Mean = 3,858; SD = 0,761) được đánh giá thấp nhất trong 7 động cơ. Hiện nay, các cơ sở GDNN ở Nghệ An vẫn chú trọng về công tác đào tạo là chính, còn hoạt động nghiên cứu khoa học chưa được chú trọng mấy. Mặc dù, trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 cấp thiết hiện nay thì hoạt động này đã được đẩy mạnh nhưng để hỗ trợ DN đổi mới công nghệ vẫn chưa được đánh giá cao. Bên cạnh đó, hầu như DN làm gì cũng mục tiêu vì lợi nhuận, khi liên kết với trường về SXKD thì DN sẽ đưa máy móc dây chuyền sản xuất đến đặt tại trường, nhưng hết đợt sản xuất DN sẽ đưa trang thiết bị về. Nên động cơ này được giáo viên đánh giá thấp nhất. 3.3.2.2. Rào cản liên kết từ phía nhà trường a. Rào cản nội bộ và tính chủ động hợp tác của hai bên Xu hướng cho thấy các rào cản nội bộ ở mức trung bình trên thang Likert 5 điểm. Trong đó: Đánh giá cao nhất ở rào cản “quy định và quy trình làm việc của trường ngăn cản sự liên kết với DN” có điểm trung bình 3,314; độ lệch chuẩn 0,988. Trên thực tế, DN và NT là 2 thể chế khác biệt, có những mục tiêu khác nhau, cho nên không thể nào có sự hài lòng đạt được một cách dễ dàng và đơn giản. Số đông DN ở Nghệ An, nhất là DN vừa và nhỏ đều coi đào tạo là nhiệm vụ của NT, phần lớn chỉ quan tâm đến việc sử dụng nhân lực, chỉ có DN rất lớn là những người có kinh nghiệm lâu dài tích lũy, có tầm nhìn xa, có tiềm lực kinh tế lớn thì họ mới quan tâm ít nhiều đến đào tạo nhân lực. Vì vậy, thách thức lớn nhất cho các cơ sở GDNN khi tiếp cận DN hợp tác đó là: Thủ tục hành chính ở các trường hiện nay vẫn còn phức tạp, thời gian đào tạo dài, chi phí cao, rủi ro nhiều và thiếu sự quan tâm cần thiết của các chủ thể. Bên cạnh đó, các trường chưa năng động, chưa có bộ phận chuyên trách kết nối với DN để tiếp cận với DN ngay từ khâu tuyển sinh, tuyển dụng, việc làm, để việc liên kết được liên tục, kịp thời đáp ứng các yêu cầu về đào tạo hiện tại và tương lai của DN. Thông qua phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý của trường, họ cho biết một quy định cũng làm ngăn cản khá lớn quá trình tuyển dụng học viên. Đầu năm học, các trường GDNN sẽ tuyển sinh học viên tầm độ tuổi từ 15,16 tuổi trở lên, còn DN chỉ tuyển LĐ từ 18 tuổi trở lên. Do đó, có những học viên chỉ đào tạo sơ cấp, trung cấp thì khi hoàn thành xong khóa học vẫn chưa đủ tuổi LĐ. Rào cản được đánh giá tiếp theo là “Cấu trúc tổ chức của trường không đáp ứng được nhu cầu hợp tác với DN” (Mean=3,077; SD=0,967). Hầu như khi đi tiến hành điều tra phỏng vấn các cơ sở GDNN, thấy rằng các trường ở Nghệ An hiện nay đang tiến hành cải cách cấu trúc cho phù hợp với cách làm việc với DN, để tạo mọi điều kiện đáp ứng đầu vào và đầu ra của quá trình đào tạo sử dụng. Nên đây không phải là yếu tố ngăn 98 cản cao từ phía đánh giá của GV. Rào cản được đánh giá thấp nhất là “trường không có chính sách khuyến khích các hoạt động hợp tác với DN” có điểm trung bình 2,895 và độ lệch chuẩn 0,879. Một tình trạng hiện nay các trường ĐTN ở cả nước chưa có cơ chế, chính sách để thu hút DN tham gia đào tạo, cũng như chưa thường xuyên mời DN tham gia xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo để chương trình, giáo trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu thực tế. Do đó, cơ sở GDNN tại Nghệ An cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó, nhưng hầu như nó không tác động nhiều đến hoạt động hợp tác với DN. Nên phía CBGD không thấy hình thức này là rào cản quá lớn trong liên kết đào tạo và sử dụng LĐ. b. Rào cản khoảng cách đáp ứng Nghệ An là một trong những tỉnh có nhiều học viên sau khi ra trường rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc làm việc không đúng chuyên ngành. Điều này chứng tỏ đào tạo nghề đang trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu, mà nguyên nhân chủ yếu là: khoảng cách đáp ứng của các trường so với kỳ vọng của DN còn lớn là một nguyên nhân làm cho mức độ hợp tác giữa hai bên thấp. Qua kết quả khảo sát, đối với các rào cản do khoảng cách đáp ứng, điểm trung bình từ đánh giá của các giảng viên không có nhiều khác biệt giữa các rào cản với nhau. Các rào cản về khoảng cách hiện tại được đánh giá khá cao với điểm đánh giá trên mức trung bình trong thang đo Likert 5 điểm. Trong đó: GV đánh giá rào cản cao nhất là “Chưa đáp ứng nhu cầu nghiên cứu của DN về cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu của trường” (Mean=3,262; SD=0,775). Hiện nay, hàng năm các trường GDNN ở Nghệ An được cấp kinh phí từ ngân sách của nhà nước khá hạn hẹp để mua sắm trang thiết bị nên điều kiện vật chất của trường còn rất hạn chế. Bởi vậy, học viên khi ra trường thường yếu về kỹ năng thực hành và vận hành các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong DN. Còn DN muốn kết hợp nghiên cứu một sản phẩm mới hay hợp tác sản xuất thì hầu như DN đều tự đưa dây chuyền sản xuất đến. Vì vậy, đánh giá về nhận thức mức độ phù hợp của máy móc, thiết bị... tại NT so với yêu cầu của DN được đánh giá là cản trở liên kết khá cao. Rào cản về kinh nghiệm thực tế của trường còn hạn chế do sự khác biệt mục tiêu của trường và DN được đánh giá khá cao với điểm trung bình là 3,129 (SD = 0,818). Một thực tế nhiều trường GDNN chưa nhận thức một cách đầy đủ hoặc có thấy lợi ích nhưng không có đủ điều kiện khả năng để thực hiện hình thức hợp tác với DN. Một số cơ sở đào tạo còn hiểu sai về nội dung, mô hình và phương thức liên kết nên có một số biểu hiện lệch lạc, như: việc mở tràn lan các khóa đào tạo dưới danh nghĩa “liên kết”, “đào tạo theo yêu cầu của DN” để thu học phí, bất chấp có đủ điều kiện đảm bảo chất lượng hay không. Bên cạnh đó, giáo viên chưa nhận thức chính xác về lợi ích đưa lại từ các hoạt động liên kết với DN. 99 Rào cản tiếp theo là về “năng lực nghiên cứu của giảng viên các trường chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế từ DN” với điểm trung bình là 2,966 (SD = 0,814). Về trình độ chuyên môn và tác phong sư phạm của cán bộ, giảng viên của các trường đào tạo nghề được đánh giá chưa thật sự khoa học, lãng phí thời gian mà hiệu quả chưa cao. Lãnh đạo NT thì chưa chú trọng đến việc nâng cao trình độ vận hành máy móc, thiết bị mới cho cán bộ, giáo viên. Rào cản được đánh giá tiếp theo là “Vị trí địa lý của trường gây khó khăn cho việc tiếp cận DN” (Mean=2,960; SD=0,825). Trong quá trình đi điều tra phỏng vấn, GV cho rằng các DN trên cả nước đặc biệt ở khu công nghiệp Bắc Ninh, Hồ Chí Minh, Hà Nội còn đến tuyển dụng học viên của các trường GDNN ở Nghệ An. Bởi vậy, khoảng cách không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Hầu như các DN ở Nghệ An không khó khăn mấy trong tiếp cận với trường trong hợp tác đào tạo và sử dụng lao động. Rào cản được đánh giá thấp nhất là: “Liên kết với DN ảnh hưởng tiêu cực đến nhiệm vụ sư phạm giảng dạy của GV” (Mean=2,665; SD=0,798). Việc hợp tác với DN thường đưa lại lợi ích giữa hai bên, trong đó GV được tiếp cận với chương trình tiên tiến, cập nhật nội dung mới và kĩ năng thực tế chứ rất ít ảnh hưởng đến nhiệm vụ sư phạm của GV. Vì vậy, rào cản này được đánh giá tác động rất ít đến liên kết. c. Rào cản về nhận thức Một trong những nguyên nhân dẫn đến rào cản trong quá trình liên kết giữa DN và cơ sở GDNN là xuất phát từ nhận thức không đúng về lợi ích giữa các bên tham gia. Mục tiêu của trường là hướng tới khoa học và đào tạo, còn của DN lại từ lợi nhuận. Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát cho thấy các rào cản nhận thức được các giảng viên từ các trường đánh giá tương đương nhau. Xu hướng cho thấy điểm đánh giá các rào cản nhận thức dao động xung quanh mức trung bình trên thang đo Likert 5 điểm. Trong đó: Giáo viên đánh giá rào cản cao nhất là “Mục tiêu nghiên cứu của trường và DN có sự khác biệt vì DN hướng tới mục tiêu lợi nhuận, còn trường hướng tới mục tiêu khoa học, đào tạo” (Mean=3,228; SD=0,735). Thực tế, DN chỉ tiến hành hợp tác với cơ sở GDNN ở một số hoạt động mà đưa lại lợi nhuận như: tuyển dụng LĐ nhiều, chất lượng nhưng giá rẻ. Còn các hợp tác khác về chuyển giao công nghệ hay cùng nghiên cứu tạo ra sản phẩm thì thường không diễn ra, cũng như DN rất ít đầu tư trang thiết bị vào trường. Trong khi đó các trường lại hướng đến đào tạo học viên đảm bảo tốt chất lượng và số lượng, để học viên ra trường có khả năng đáp ứng và mức thu nhập cao. Nên hướng mục tiêu hai bên là chênh nhau nên đó cũng là một rào cản khá lớn. Rào cản nhận thức có điểm thấp nhất là “DN không quan tâm đến hợp tác với các trường” và “GV coi hợp tác với DN không phải là nhiệm vụ của mình”. Do chưa có cái 100 nhìn đúng đắn về sự cần thiết của liên kết nên DN có xu hướng không quan tâm đến việc hợp tác với trường trong nghiên cứu chuyển giao công nghệ và cho rằng đó là nhiệm vụ của Viện nghiên cứu, chỉ liên kết trong đào tạo và sử dụng lao động. 3.3.2.3. Kết quả phân tích mô hình hồi quy đánh giá tác động của động cơ thúc đẩy và rào cản liên kết đến liên kết đào tạo và sử dụng lao động từ phía nhà trường Phân tích hồi quy được thực hiện với 06 biến độc lập, bao gồm : (1) Động cơ tài chính, (2) Động cơ phát triển kiến thức, (3) Động cơ chất lượng giảng dạy, (4) Rào cản nội bộ, (5) Rào cản nhận thức, (6) Rào càn khoảng cách đáp ứng; 04 biến phụ thuộc bao gồm: (1) Liên kết đào tạo, (2) Liên kết sử dụng, (3) Liên kết trao đổi thông tin, (4) Liên kết nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Vì luận án tập trung nghiên cứu đến các hình thức liên kết đào tạo và sử dụng lao động tại Nghệ An. Nên luận án đi sâu phân tích 4 mô hình hồi quy của 4 hình thức liên kết và kết quả mô hình thể hiện bảng sau: (căn cứ mục 1.5 phụ lục 5) Bảng 3.9. Kết quả hồi quy mô hình Biến phụ thuộc Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4 LKĐT LKTĐ LKNC LKSD Β β chuẩn hóa Β β chuẩn hóa β β chuẩn hóa β β chuẩn hóa (Constant) 0,854*** 2,604*** 0,407 3,525*** TC 0,026 0,028 0,031 0,024 0 0 -0,046 -0,046 KT 0,346*** 0,352*** 0,266*** 0,199*** 0,306*** 0,271*** 0,139*** 0,133*** CLGD 0,398*** 0,395*** 0,31*** 0,227*** 0,539*** 0,467*** 0,163*** 0,152*** NB -0,241*** -0,289*** -0,339*** -0,3*** -0,331*** -0,347*** -0,223*** -0,251*** KC -0,195*** -0,215*** -0,511*** -0,415*** -0,319*** -0,307*** -0,336*** -0,347*** NT 0,381*** 0,354*** 0,371*** 0,254*** 0,39*** 0,316*** 0,414*** 0,36*** R2 điều chỉnh 0,587 0,478 0,663 0,415 F 77,764 50,370 107,269 39,383 Sig. 0,000b 0,000b 0,000b 0,000b (*: sig<=0,1: có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 90%; **: sign<=0,05 có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%;***: sign<=0,1: có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99%) Nguồn: Kết quả thống kê từ khảo sát của luận án a. Kết quả hồi quy của hình thức liên kết đào tạo (LKĐT) Kết quả mô hình 1 phân tích cho thấy chỉ có duy nhất yếu tố “động cơ tài chính” không có ảnh hưởng tới việc lựa chọn hình thức liên kết đào tạo (p-value > 0.05), tất cả các nhân tố khác trong mô hình đều có ảnh hưởng tới việc lựa chọn liên kết đào tạo (p- value < 0.05). Trong đó, rào cản nội bộ và rào cản khoảng cách đáp ứng có ảnh hưởng ngược 101 chiều tới việc lựa chọn hình thức liên kết đào tạo với DN (b< 0). Điều này có thể cho thấy những cản trở bên trong gây khó khăn cho hoạt động liên kết đào tạo giữa cơ sở GDNN và DN. Đồng thời, khoảng cách đáp ứng của trường trước kỳ vọng của DN làm giảm đi hình thức liên kết đào tạo giữa hai bên. Các nhân tố động cơ phát triển kiến thức, động cơ cải thiện chất lượng giảng dạy và rào cản nhận thức của giảng viên có ảnh hưởng cùng chiều với việc lựa chọn hình thức liên kết đào tạo (b > 0). Điều này chứng tỏ nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ tích cực của động cơ phát triển kiến thức và ứng dụng, động cơ cải thiện chất lượng giảng dạy đến các hình thức phối hợp liên kết đào tạo của NT. Điều này cho thấy giáo viên có động cơ cải thiện chất lượng giảng dạy mạnh và động cơ phát triển kiến thức ứng dụng của mình sẽ tích cực hơn trong việc thúc đẩy sử dụng các giải pháp chủ động liên kết với DN. Đồng thời GV và CBQL nhà trường nhìn nhận được rào cản do nhận thức về việc hợp tác có thể quyết tâm thực hiện các hoạt động liên kết hơn. Kết quả phân tích cũng cho thấy: giá trị R2 hiệu chỉnh đạt 0,587 cho thấy các 6 biến độc lập giải thích được 58,7% sự biến thiên của biến phụ thuộc LKĐT, bên cạnh đó kiểm định Anova có Sig.=0,000 <0,05 chứng tỏ mô hình hồi quy là phù hợp và các khuyết tật của mô hình không có ảnh hưởng tới kết quả ước lượng. Theo hệ số β chuẩn hóa thì thứ tự tác động của các nhân tố từ cao đến thấp lần lượt là CLGD, NT, KT, NB và KC. b. Kết quả hồi quy của hình thức liên kết sử dụng lao động (LKSD) Kết quả phân tích mô hình 4: cho thấy động cơ tài chính không ảnh hưởng tới việc lựa chọn hình thức liên kết đào tạo (p-value > 0.05), các nhân tố còn lại trong mô hình đều có ảnh hưởng tới việc lựa chọn hình thức liên kết sử dụng LĐ (p-value < 0.05). Các nhân tố động cơ phát triển kiến thức, động cơ cải thiện chất lượng giảng dạy và rào cản do nhận thức của giảng viên có ảnh hưởng cùng chiều với các hình thức liên kết sử dụng LĐ (b>0). Điều này cho thấy giáo viên có động cơ cải thiện chất lượng giảng dạy mạnh và động cơ phát triển kiến thức ứng dụng của mình sẽ tích cực hơn trong việc thúc đẩy hình thức liên kết sử dụng với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, GV nhận thấy nhận thức giữa hai bên về lợi ích của tính hợp tác càng cao thì mối quan hệ liên kết trong sử dụng lao động càng tốt. Các nhân tố rào cản nội bộ và rào cản do khoảng cách đáp ứng giữa cơ sở GDNN và DN có ảnh hưởng ngược chiều đến việc phối hợp liên kết sử dụng. Nghiên cứu cũng cho thấy rào cản nội bộ và rào cản do khoảng cách đáp ứng giữa trường và doanh nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực đến liên kết sử dụng lao động. Nhân tố “rào cản nội bộ” và “khoảng cách đáp ứng giữa trường và doanh nghiệp” cao thì dẫn đến hình thức phối hợp liên kết sử dụng càng giảm. Kết quả phân tích cũng cho thấy giá trị R2 hiệu chỉnh đạt 0,415 cho thấy các 6 biến 102 độc lập giải thích được 41,5% sự biến thiên của biến phụ thuộc liên kết sử dụng, bên cạnh đó kiểm định Anova có Sig.=0,000 <0,05 chứng tỏ mô hình hồi quy là phù hợp và các khuyết tật của mô hình không có ảnh hưởng tới kết quả ước lượng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_lien_ket_dao_tao_va_su_dung_lao_dong_tai_tinh_nghe_a.pdf
Tài liệu liên quan