MỞ ĐẦU.1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .11
1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan liên kết và liên kết
phát triển vùng .11
1.1.1. Các nghiên cứu liên quan đến liên kết .11
1.1.2. Các nghiên cứu liên quan đến liên kết .13
1.2. Tổng quan về một số công trình nghiên cứu phát triển du lịch và liên
kết phát triển du lịch.15
1.3. Những vấn đề rút ra.24
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT PHÁT
TRIỂN DU LỊCH .26
2.1 Du lịch, liên kết, liên kết phát triển du lịch – Một số khái niệm và cách
tiếp cận .26
2.1.1. Du lịch, phát triển du lịch, phát triển du lịch bền vững.26
2.1.2. Vùng, liên kết, liên kết phát triển du lịch .28
2.1.3. Mục tiêu, nguyên tắc và phạm vi của liên kết vùng trong phát triển du
lịch.31
2.1.4. Điều kiện liên kết vùng trong phát triển du lịch.37
2.2. Nội dung về liên kết phát triển du lịch .40
2.2.1. Liên kết tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến xây dựng thương hiệu
du lịch .40
2.2.2. Liên kết xây dựng sản phẩm du lịch, chương trình du lịch (tour du
lịch) chung của toàn vùng .40
2.2.3. Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .41
2.2.4. Liên kết xây dựng đồng bộ hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao
thông .42
2.2.5. Liên kết huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách đầu tư
phát triển du lịch chung của vùng, rà soát quy hoạch phát triển du lịch phù
hợp với thế mạnh của từng địa phương.42
185 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỉnh miền Trung.
Trong năm 2017, Trung tâm Thông tin xúc tiến Du lịch/ Trung tâm xúc tiến
Đầu tư Thương mại và Du lịch các tỉnh đã tổ chức chương trình tham quan chéo học
tập kinh nghiệm và ký kết chương trình hợp tác về xúc tiến, quảng bá.
Công tác xúc tiến du lịch được 06 tỉnh quan tâm phối hợp thực hiện, tiêu biểu
như: "Đã tham gia Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam VITM 2018 tại Hà Nội với
chủ đề "Bốn địa phương một điểm đến" (từ ngày 28/03 đến 1/4/2018); tham gia Hội
chợ Du lịch quốc tế ITE tại TP. Hồ Chí Minh ( từ ngày 6/9 đến 8/9/2018); tổ chức
thành công chương trình Roadshow giới thiệu du lịch các tỉnh Bắc Miền Trung tại
Viêng Chăn - Lào và Udonthani vùng Đông Bắc Thái Lan (từ ngày 20-24/5/2018)...
Việc tham gia gian hàng chung đã tạo được hiệu ứng tích cực trong việc quảng bá
hình ảnh du lịch chung của 6 tỉnh trong vùng, tạo cơ hội kêu gọi đầu tư, giúp các
doanh nghiệp 06 tỉnh liên kết, tìm kiếm các đối tác, giới thiệu và chào bán các sản
phẩm, dịch vụ du lịch.
Hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch tiếp tục được chú trọng thông qua
việc xây dựng đường link liên kết các trang website của Sở du lịch; Sở văn hóa, Thể
thao và Du lịch để hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá các sự kiện tiêu biểu của các địa
phương như: Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn; Lễ hội Bà Triệu; Lễ hội Lam Kinh
(Thanh Hóa); Lễ hội biển Cửa Lò, hưởng ứng phát động 3 cuộc thi: Ảnh, video clip,
sáng tác slogan quảng bá du lịch (Nghệ An); Lễ hội biển Cửa Sót (Lộc Hà), Kỷ
niệm 50 năm chiến thắng Đồng Lộc (Hà Tĩnh ); sản xuất bản đồ chung du lịch các
tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ; đăng tin trên các ấn phẩm, bản tin chuyên ngành...
Mặc dù còn những hạn chế nhất định, nhưng các chương trình liên kết đã bước
đầu kết nối không gian (lãnh thổ) du lịch vùng Bắc Trung Bộ. Chẳng hạn, chương
trình liên kết quan những miền di sản Bắc Trung Bộ. Các hoạt động quản lý nhà
nước về du lịch trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ như phối hợp xây dựng cơ chế
chính sách, phát triển sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá và đào tạo nguồn nhân
lực đã được triển khai. Các liên kết ở cấp độ doanh nghiệp được xác lập và bước
đầu phát huy hiệu quả. Có thể nhận thấy, sự kết nối không gian về du lịch đã bắt
đầu được hình thành, tạo tiền đề cho sự liên kết du lịch vùng Bắc Trung Bộ.
Kết quả công tác quảng bá, xúc tiến cho thấy hình thức và cách thức tuyên
truyền quảng bá du lịch của các tỉnh khá phong phú cả về nội dung và hình thức, có
tác động tích cực tới việc nâng cao thương hiệu du lịch đặc sắc của vùng Bắc Trung
Bộ, tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách trong nước và quốc tế về tiềm năng du
lịch vùng Bắc Trung Bộ.
66
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát về việc nâng cao thương hiệu du lịch của các chương
trình liên kết du lịch ở Bắc Trung Bộ
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Không
có ý
kiến gì
Đồng ý
Hoàn
toàn
đồng ý
Tổng
số
Tổng số người được
điều tra (người)
0 2 35 216 133 386
Cán bộ cơ quan
QLNN về du lịch
0 0 0 6 12 18
Cán bộ các khu du
lịch & các đơn vị sự
nghiệp về du lịch
0 0 0 20 25 45
Các doanh nghiệp/ hộ
kinh doanh du lịch
0 1 10 21 35 67
Các nhà khoa học 0 0 0 6 14 20
Khách du lịch 0 1 25 163 47 236
Cơ cấu theo mức độ đồng ý (%)
Tổng số người được
điều tra (%)
0 0,52 9,07 55,96 34,46 100,00
Cán bộ cơ quan
QLNN về du lịch
0 - - 33,33 66,67 100,00
Cán bộ các khu du
lịch & các đơn vị sự
nghiệp về du lịch
0 - - 44,44 55,56 100,00
Các doanh nghiệp/ hộ
kinh doanh du lịch
0 1,49 14,93 31,34 52,24 100,00
Các nhà khoa học 0 - - 30,00 70,00 100,00
Khách du lịch 0,00 0,42 10,59 69,07 19,92 100,00
(Nguồn: Tổng hợp theo kết quả điều tra, khảo sát, 2018)
Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn người được hỏi (90,42%) cho rằng chương
rình liên kết du lịch ở vùng Bắc Trung Bộ đã có tác dụng nâng cao thương hiệu du
lịch ở Băc Trung Bộ. Nhiều tour, tuyến du lịch liên kết được hình thành và đưa vào
khai thác có hiệu quả. Nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng được xây dựng nhờ việc
kết nối các tour, tuyến, điểm du lịch. Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình đã có nhiều chương trình hợp tác liên kết xây dựng nhiều sản phẩm du
lịch đặc thù trở thành một trong những tuyến du lịch thu hút khá đông khác quốc tế.
Chất lượng du lịch cộng đồng được cải thiện đáng kể. Sự phát triển của các chương
67
trình liên kết du lịch và các tour, tuyến du lịch liên tỉnh đã tạo điều kiện từng bước
hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch. Xu hướng đầu tư vào phân khúc cao
cấp với sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực du lịch ở vùng Bắc
Trung Bộ đã hình thành. Sự liên kết giữa các tỉnh ở vùng Bắc Trung Bộ với các
trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra sức
hút đầu tư lớn. Các tỉnh Bắc Trung Bộ đã thu hút được nhiều sự án đầu tư khu du
lịch, khu nghỉ dưỡng, cơ sỏ lưu trú cao cấp, trong đố nhiều dự án xây dựng khách
sạn đạt chuẩn từ 3 – 4 sao, góp phần thay đổi diện mạo một số khu du lịch và từng
bước đáp ứng yêu cầu về chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
3.2.2. Liên kết phát triển sản phẩm du lịch
Các tỉnh cam kết phối hợp tổ chức các sự kiện du lịch trong khu vực, phát
triển sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của mỗi địa phương.
Trên cơ sở Báo cáo kinh tế kỹ thuật của dự án EU và phát triển sản phẩm du
lịch Bắc miền Trung, các địa phương đã chủ động làm việc với Hiệp hội Du lịch,
triển khai, chia sẻ Báo cáo đến các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn
tỉnh để khuyến khích, hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng sản phẩm đặc trưng
chung của vùng theo hai chủ đề: "Con đường di sản miền Trung", "Con đường sinh
thái, văn hóa tâm linh Bắc miền Trung gắn với du lịch có trách nhiệm và bền vững".
Sở du lịch Nghệ An đã chủ động phối hợp với 3 tỉnh triển khai quảng bá, giới
thiệu các sản phẩm mới: Khu du lịch sinh thái Mường Thanh Safari Diễn Lâm, Tổ hợp
khách sạn, khu vui chơi giải trí, biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl Cửa Hội, du lịch cộng
đồng tại xã Yên Khê (Con Cuông), du lịch đảo chè xã Thanh An (Thanh Chương)...
Sở du lịch tỉnh Quảng Bình đã chủ trì phối hợp với Sở Du lịch/Sở
VH,TT&DL, Hiệp hội Du lịch các tỉnh thực hiện nhiều chuyến khảo sát, xây dựng
sản phẩm chung cho khách du lịch quốc tế qua đường bay quốc tế Đồng Hới -
Chiang Mai cũng như đường bộ qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh đã tổ chức Hội Thảo khoa học
"Giải pháp phát triển du lịch Hà Tĩnh" với sự tham gia của các đại biểu, chuyên gia
du lịch đến từ 6 tỉnh Bắc Trung Bộ. Qua đó, đã giới thiệu được một số điểm đến du
lịch tiềm năng như: Khu du lịch sinh thái Hải thượng Lãn Ông, khu du lịch nước sổ
Sơn Kim, Khu du lịch Quỳnh Viên Lê Khôi, các điểm đến về nguồn,...góp phần bổ
sung khắc phục tính mùa vụ, tăng khả năng thu hút khách du lịch đến với Hà Tĩnh
nói riêng và khu vực Bắc Trung Bộ nói chung.
Nhằm liên kết, khai thác, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của 6 tỉnh Bắc
Trung Bộ, năm 2018, các Sở Du lịch/Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động
tổ chức đón, làm việc và ký kết hợp tác với đoàn Famtrip trong và ngoài nước, tiêu
biểu như: Đón đoàn Famtrip thành phố Hồ Chí Minh; đoàn Famtrip các doanh
nghiệp lữ hành Bắc - Trung - Nam (Hà Tĩnh); phối hợp đón đoàn Famtrip các tỉnh
Đông Bắc Thái Lan khảo sát các điểm du lịch Quảng Bình - Hà Tĩnh - Nghệ An -
Thanh Hóa; tham dự các sự kiện do Thanh Hóa chủ trì gồm: tổ chức buổi tọa đàm
Kết nối du lịch Thanh Hóa với du lịch các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan; khảo sát
68
tour du lịch tại Thanh Hóa qua đường Hồ Chí Minh; Hội nghị chuyên đề về xây
dựng thương hiệu sản phẩm du lịch chung 4 tỉnh Bắc miền Trung. Phối hợp với
Hiệp hội Du lịch trong việc triển khai các nội dung ký kết hợp tác, khai thác sản
phẩm du lịch, đồng thời hướng dẫn cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch xây
dựng các sản phẩm đặc trưng của 04 tỉnh Bắc miền Trung.
Thông qua các chương trình khảo sát, tọa đàm, kết nối...các doanh nghiệp du
lịch trong và ngoài nước đã đánh giá cao khả năng kết nối, hợp tác du lịch của các
tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình. Từ đó, hướng tới tăng cường
khả năng thu hút và đáp ứng dịch vụ tại các khu, điểm du lịch, đồng thời làm phong
phú thêm các sản phẩm du lịch tại các địa phương, thu hút ngày càng nhiều khách
du lịch, nhất là khách quốc tế đến 06 tỉnh Bắc Trung Bộ.
Các chương trình liên kết đã bước đầu giới thiệu được các sản phẩm du lịch
đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ và từng nhóm địa phương cũng như sản phẩm
đặc thù của từng địa phương.
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát về việc giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng vùng
Tây Bắc của các chương trình liên kết du lịch
Hoàn
toàn
không
đồng ý
Không
đồng ý
Không
có ý
kiến gì
Đồng ý
Hoàn
toàn
đồng ý
Tổng
số
Tổng số người được
điều tra (người)
0 2 48 250 86 386
Cán bộ cơ quan
QLNN về du lịch
0 0 0 6 12 18
Cán bộ các khu du
lịch & các đơn vị sự
nghiệp về du lịch
0 1 9 22 13 45
Các doanh nghiệp/ hộ
kinh doanh du lịch
0 0 11 26 30 67
Các nhà khoa học 0 0 8 11 1 20
Khách du lịch 0 1 20 185 30 236
Cơ cấu theo mức độ đồng ý (%)
Tổng số người được
điều tra (%)
0,00 0,52 12,44 64,77 22,28 100,00
Cán bộ cơ quan
QLNN về du lịch
0,00 0,00 0,00 33,33 66,67 100,00
69
Cán bộ các khu du
lịch & các đơn vị sự
nghiệp về du lịch
0,00 2,22 20,00 48,89 28,89 100,00
Các doanh nghiệp/ hộ
kinh doanh du lịch
0,00 0,00 16,42 38,81 44,78 100,00
Các nhà khoa học 0,00 0,00 40,00 55,00 5,00 100,00
Khách du lịch 0,00 0,42 8,47 78,39 12,71 100,00
(Nguồn: Tổng hợp theo kết quả điều tra, khảo sát, 2018)
Kết quả khảo sát cho thấy, với tổng số phiếu khảo sát là 386 phiếu trả lời, bao
gồm cán bộ trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, cán bộ ở các khu du
lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các nhà khoa học và khách du lịch về kết
quả của chương trình liên kết đối với sản phẩm du lịch đặc trưng vùng Bắc Trung
Bộ được thể hiện ở bảng 3.7. Kết quả cho thấy có đến 87,05% số người được hỏi
đồng ý cho rằng các chương trình liên kết du lịch ở vùng Bắc Trung Bộ đã có tác
dụng giới thiệu được các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng.
3.2.3. Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực du lịch và chất lượng nguồn nhân lực du lịch là nhân tố hết
sức quan trọng trong phát triển du lịch. Tuy nhiên, qua kết quả thống kê của vùng
cho thấy, tỷ lệ lao động có trình độ văn hóa chưa tốt nghiệp phổ thông trung học là
khá cao, chiếm khoảng 19,95% trong tổng số lao động phục vụ ngành du lịch. Hầu
hết lực lượng lao động trong ngành du lịch của vùng được chuyển công tác từ các
bộ phận và chuyên ngành khác nhau đến làm du lịch vì thế kiến thức, nghiệp vụ
chuyên môn về du lịch chủ yếu được tiếp thu qua các lớp tập huấn ngắn ngày, qua
học tập kinh nghiệm , nên hiện nay số lao động trong chưa đáp ứng được nhu cầu
của khách du lịch, quản lý và kinh doanh hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với
tiềm năng du lịch sẵn có. Trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước
được quan tâm đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tuy nhiên, với nhiều
lĩnh vực liên quan thì năng lực của đội ngũ còn có những hạn chế nhất định. Cụ thể:
kỹ năng giao tiếp, đàm phán; kiến thức quản lý, lãnh đạo, ngoại ngữ, tin học và
cả về năng lực chuyên sâu: hoạch định chính sách; quy hoạch, kế hoạch phát triển
du lịch; thống kê du lịch; quản trị du lịch; nghiên cứu thị trường; marketing, xúc
tiến, quảng bá du lịch; quản lý phát triển các loại hình du lịch .v.v., còn có những
hạn chế.
* Về quy mô
Bắc Trung Bộ là vùng có quy mô nhân lực lớn, dân số chủ yếu tập trung tại
vùng nông thôn. Năm 2018, dân số toàn vùng là 10.513.694 người, trong đó dân số
nông thôn chiếm đến 82,9%. Dân cư thưa thớt, mật độ thấp hơn so với các khu vực
(121 người/km2). Cơ cấu dân số trẻ, số người thuộc nhóm dưới 15 tuổi là 3.082.271
(26,84%). Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động năm 2018 chiếm có 62,2%
dân số (nam 15-60 tuổi, nữ 15-55 tuổi).
Những năm gần đây, quy mô nhân lực vùng Bắc Trung Bộ có xu hướng gia
70
tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong cơ cấu lực lượng lao động cả nước. Năm 2018,
6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Huế có 2.749,1
nghìn lao động, chiếm 5,16% lao động cả nước. Mặc dù tỷ trọng lao động của vùng
so với cả nước là nhỏ, song đã có sự gia tăng qua các năm từ 2010 đến nay. Đáng
lưu ý là, tỷ trọng này cao hơn mức trung bình cả nước.
Quy mô tuyển sinh của các cơ sở dạy nghề trong vùng đã tăng lên: Tổng tuyển
sinh dạy nghề giai đoạn 2013-2018 là 415.884 người (tăng 11% so với giai đoạn
2010-2012) và tỷ lệ việc làm sau đào tạo, đạt 77,6% (thấp hơn bình quân chung cả
nước 0,2%, tăng 3,3% so với giai đoạn 2010-2012). Dạy nghề cho lao động nông
thôn giai đoạn 2013-2018 được 268.835 người (tăng 30,7% so với giai đoạn 2010 -
2012); trong đó chủ yếu là người dân tộc thiểu số (chiếm 62%), thuộc hộ nghèo và
cận nghèo (chiếm 19%), học xong chủ yếu tự tạo việc làm (chiếm 87%), một số ít
được doanh nghiệp tuyển dụng hoặc thành lập các tổ, nhóm sản xuất nhỏ (chiếm
13%). Công tác tuyển sinh, đào tạo nghề tại các tỉnh vùng trung du, miền núi Bắc
Trung Bộ tập trung chủ yếu đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên
(chiếm 89,3%), đào tạo nghề trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ lệ thấp (cao
đẳng chiếm 2,2% và trung cấp chiếm 8,5%).
* Về chất lượng
Chất lượng nhân lực là một sự tổng hoà của nhiều chỉ số thành phần, có thể
đại diện bằng các chỉ tiêu như: tỷ lệ mù chữ, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ
thông, trung học cơ sở, đại học, cao đẳng, trường nghề trên quy mô dân số ...
Trong những năm gần đây, đối với vùng Bắc Trung Bộ, các chỉ tiêu này có
những thay đổi tích cực ban đầu, song, vẫn bộc lộ rõ những khoảng cách lớn so
với các vùng khác trong toàn quốc.
Lực lượng lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo của vùng Bắc
Trung Bộ thấp hơn so với mức trung bình cả nước và không đồng đều giữa các tỉnh.
Ngoài Nghệ An, Quảng Bình có sự gia tăng đáng kể lực lượng lao động đã qua đào
tạo, các tỉnh còn lại gồm Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị tỷ lệ lao động đã qua đào
tạo thấp hơn rõ rệt.
Nguồn nhân lực mỏng và ít được đào tạo. Năm 2018, mỗi tỉnh có khoảng 300-
700 nghìn lao động trên địa bàn. Với diện tích lớn và giàu tiềm năng kinh tế, nguồn
nhân lực như vậy chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
Trình độ lao động chưa cao: năm 2018, tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên đã qua
đào tạo của Thanh Hóa là 12%, Huế là 16,2%, Hà Tĩnh là 13,7%, Quảng Trị là
11,8% (cả nước là 17,9%). Quảng Bình có tín hiệu tốt hơn là 17,9% và Nghệ An là
18,9%. Tỷ lệ này thể hiện phần nào chất lượng nhân lực vùng Bắc Trung Bộ, có ảnh
hưởng quan trọng đến các chính sách, mục tiêu phát triển du lịch của vùng. Tỷ lệ dân
số từ 15 tuổi trở lên biết chữ của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ thấp nhất trong toàn
quốc. Nếu như, tỷ lệ dân số biết chữ của cả nước là 94,8%, thì tỷ lệ này ở vùng Bắc
Trung Bộ chưa đạt được mức 90%.
Thực tế giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực tại các tỉnh thuộc địa bàn
71
Bắc Trung Bộ gặp rất nhiều khó khăn; trình độ lao động lại có sự chênh lệch giữa
các tỉnh và biến động khó kiểm soát.
Ở bậc học phổ thông, nhìn chung, số lượng học sinh theo học của vùng Bắc
Trung Bộ có gia tăng qua các năm, song, hầu hết tập trung tại bậc tiểu học, số học
sinh theo học trung học cơ sở và trung học phổ thông ít. Học sinh tiểu học chiếm
hơn 50% trong số lượng học sinh của vùng. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông
của các tỉnh Tây Bắc thuộc nhóm thấp nhất trong cả nước và có xu hướng giảm.
Ở các cấp học cao hơn như đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề, số lượng
sinh viên theo học tại vùng Bắc Trung Bộ là rất ít và hầu hết theo học tại các trường
công lập. Đây là thực trạng chung của các vùng khó khăn và có sự cách trở về địa lý
như Bắc Trung Bộ. Hiện nay, vùng Bắc Trung Bộ đã có hệ thống các cơ sở đào tạo
nhân lực nói chung và có cơ sở đào tạo nhân lực du lịch nói riêng. Những cơ sở đào
tạo chính trong hệ thống bao gồm: Đại học Vinh, Đại học Văn hóa, Thể thao và Du
lịch Thanh Hóa, Đại học Quảng Bình, Đại học Huế v.v.. Ngoài ra còn có các cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực như các Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo
dục thường xuyên cũng tham gia tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. Theo thống kê, ngoài
các cơ sở đào tạo nêu trên, hiện nay, toàn vùng có 404 cơ sở dạy nghề, gồm 14
trường cao đẳng nghề, 24 trường trung cấp nghề, 173 trung tâm dạy nghề và 183 cơ
sở khác có nhiệm vụ dạy nghề.
Tuy nhiên tình trạng thiếu giáo viên chuyên môn về các lĩnh vực du lịch tại
các cơ sở đào tạo; nội dung đào tạo chưa thống nhất ở các bậc trong ngành du lịch;
cơ sở thực tập, thực hành còn hạn chế; sự thiếu hiệu quả trong liên kết đào tạo nhân
lực du lịch.v.v., đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
3.2.4. Liên kết xây dựng đồng bộ hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng giao thông
Hạ tầng giao thông trong khu vực được chú trọng đầu tư. Về giao thông
đường bộ, các dự án lớn (dự án nâng caaos mạng lưới giao thông khu vực miền
Trung – ADB5, dự án nâng cấp mở rộng đường Hồ Chí Minh, dự án cầu vượt ngã
ba Huế - Đà Nẵng,), đã được xúc tiến triển khai nhằm đẩy mạnh sự giao lưu giữa
các vùng Bắc – Nam Trung Bộ với các cực phát triển của cả nước là đồng bằng
sông Hồng (phía Bắc) và Đông Nam bộ (phía Nam) góp phần tạo nền tảng phát
triển kinh tế xã hội, qua đó thúc đẩy hoạt động du lịch. Trong vùng, hệ thống vận tải
đường bộ giữ vai trò chủ đạo, chiếm 90% thị phần vận tải, các phương thức khác
chỉ đảm nhận thị phần nhỏ (hàng không 2,2% hành khách), đường sắt (4,49% hành
khách). Hệ thống giao thông đường bộ về cơ bản đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng
hóa và hành khách nội vùng, liên vùng và vận tải quốc tế, nhất là vận tải quá cảnh
quốc tế. Hệ thống cầu trên quốc lộ 1A được cải tạo, nâng cấp, xây mới đã nâng cao
đáng kể năng lực lưu thông của hệ thống giao thông đường bộ trong vùng.
Về giao thông đường thủy, hệ thống cảng biển của các tỉnh được chú trọng
trong các nhăm qua đã góp phần hình thành các điểm đến của các tour du lịch quốc
tế. Điển hình là cảng Chân Mây (Thừa Thiên – Huế) với khả năng đón tàu du lịch
quốc tế cỡ lớn (3000 khách) cũng là lựa chọn điểm dừng chân cho các du thuyền ở
72
khu vực Đông Nam Á. Từ năm 2015 đến nay, cảng Chân Mây đã đón hàng triệu
lượt khách du lịch từ Hồng Koong, Italia, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ, đã mở ra một
hướng đi mới trong việc phát triển du llichj tàu biển.
Về giao thông hàng không, vùng Bắc Trung Bộ có 4 cảng hàng không, chiếm hơn
19% tổng số cảng hàng không của cả nước (có 21 cảng hàng không): Thọ Xuân (Thanh
Hóa), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình), cảng hàng không quốc tế Phú Bài
(Huế). Các cảng hàng không này được đầu tư cơ bản hiện đại, đáp ứng được nhu cầu đi
lại của khách du lịch. Một số cảng hàng không đã phục vụ khá tốt nhu cầu của khách
hàng thể hiện qua công suất sử dụng cao như cảng hàng không Phú Bài (77,3%).
Bên cạnh đó, các cơ sở lưu trú được nâng cấp và mở rộng, nhiều điểm đến đã
phục vụ hiệu quả nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Các khu đô thị, khu du
lịch lớn như Kinh thành Huế (Thừa Thiên – Huế); Cửa Lò (Nghệ An), Đồng Hới
(Quảng Bình); Sầm Sơn (Thanh Hóa),.. với các thương hiệu nổi tiếng như:
Vingroup, Mường Thanh, FLC,..đã tạo lập các cơ sở quan trọng để thiết lập và mở
rộng các liên kết du lịch giữa các địa phương trong vùng.
Đồng thời, hạ tầng đô thị được chú trọng đầu tư và đạt được kết quả bước đầu.
Các đô thị hạt nhân được cấp vùng như thành phố Vinh, thành phố Huế,.. đã được
xây dựng và phát triển nhằm phát huy lợi thế biển, lợi thế về du lịch. Bên cạnh đó,
các đô thị vừa (thành phố, thị xã thuộc tỉnh), các đô thị nhỏ (thị trấn) và các đô thị
mói cũng góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực về kết cấu hạ tầng đô thị.
3.2.5. Liên kết huy động vốn đầu tư và xây dựng cơ chế chính sách đầu tư
phát triển du lịch chung của vùng, rà soát quy hoạch phát triển du lịch phù hợp
với thế mạnh của từng địa phương
Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, nhu cầu vốn
cho đầu tư phát triển du lịch vùng đến năm 2030 là 165.025 tỷ đồng (tương đương
khoảng 8,05 tỷ USD). Mục tiêu này cũng đặt ra không ít thách thức đối với vùng
Bắc Trung Bộ, bởi đây là vùng còn nhiều khó khăn về nguồn lực phát triển kinh tế -
xã hội nói chung và nguồn lực phát triển du lịch nói riêng.
Công tác thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch của các địa phương trong vùng
nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu thực tiễn, chưa tương xứng với
những tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch của vùng. Đặc biệt, còn thiếu các
giải pháp chính sách mang tính liên kết vùng để thu hút vốn đầu tư phát triển các
loại hình du lịch đặc thù, các hình thức liên kết trong du lịch... trong bối cảnh vốn
đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) cho phát triển du lịch của vùng còn hạn chế.
Để giải quyết được vấn đề vốn cho đầu tư phát triển du lịch vùng Bắc Trung
Bộ trong bối cảnh toàn cầu hóa du lịch và địa phương hóa du lịch như hiện nay thì
một trong những giải pháp quan trọng cần phải đẩy mạnh đó là xã hội hóa huy động
mọi nguồn lực trong và ngoài nước.
Thu hút vốn đầu tư là các hoạt động của chủ thể ở các địa phương, vùng lãnh
thổ (Chính phủ, chính quyền địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và dân cư địa
phương hay vùng lãnh thổ), nhằm xúc tiến, kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi để các
73
nhà đầu tư bỏ vốn thực hiện các dự án đầu tư (thực hiện hoạt động đầu tư vốn) hình
thành vốn sản xuất trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Để có chính sách thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế bền vững, cần phân
loại nguồn vốn đầu tư và đánh giá đúng tầm quan trọng của từng nguồn vốn. Ở góc
độ chung nhất trong phạm vi một quốc gia, nguồn vốn đầu tư được chia thành 2
nguồn (Vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài).
Nguồn vốn đầu tư trong nước gồm có: Nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn từ
khu vực tư nhân. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài hình thành từ tiết kiệm của các chủ
thể kinh tế nước ngoài và được huy động thông qua các hình thức: Viện trợ phát
triển chính thức và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
* Kênh huy động vốn từ nguồn ngân sách nhà nước
NSNN là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của mỗi quốc gia, mỗi vùng. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự
án kết cấu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của DN đầu tư
vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho các công tác lập và thực hiện
các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ.
Đối với chi NSNN cho phát triển du lịch tại các địa phương vùng Bắc Trung
Bộ giai đoạn 2011-2018 có một số kết quả nổi bật như: Nguồn vốn đầu tư của Nhà
nước thời gian qua đã tập trung cho phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du
lịch cho các Khu du lịch quốc gia trên địa bàn Vùng (cụ thể như đường giao thông
kết nối di tích Thành Nhà Hồ; hệ thống đường giao thông và tu bổ di tích Khu du
lịch quốc gia Nam Đàn; hệ thống đường ven biển Đô thị du lịch Cửa Lò; đường kết
nối Khu du lịch quốc gia Thiên Cầm; đường vào khu du lịch Lăng Cô). Tính đến
tháng 12/2016 đã có trên 800 nghìn tỷ đồng được đầu từ trong toàn vùng Bắc Trung
Bộ, các hạng mục đầu tư tập trung vào đường giao thông kết nối với các khu du lịch
quốc gia, đường giao thông ven biển, đường cấp điện cho các khu du lịch Xét
theo địa phương, tỉnh Hà Tĩnh là địa phương có tổng nguồn chi từ NSNN cho phát
triển du lịch lớn nhất, với 148,8 tỷ đồng, tiếp theo là Thanh Hóa với 138,4 tỷ đồng.
Địa phương có số chi từ NSNN cho phát triển du lịch thấp nhất trong vùng là
Quảng Bình, với 117,9 tỷ đồng.
* Kênh huy động vốn từ khu vực tư nhân
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích
lũy của các DN dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế
ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy
động triệt để. Đối với nguồn đầu tư tư nhân cho phát triển du lịch vùng Bắc Trung
Bộ giai đoạn 2011-2018 cho thấy, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 9,75%/năm với
tổng mức vốn đầu tư đạt 15.794 tỷ đồng. Xét theo các địa phương trong vùng cho
thấy, tỉnh Nghệ An có tổng mức vốn đầu tư tư nhân cho du lịch cao nhất với 5.527
tỷ đồng, tỉnh Thừa Thiên - Huế đứng thứ 2 trong Vùng, khi đầu tư vào du lịch đạt
5.125 tỷ đồng ; tổng mức vốn đầu tư thấp nhất là tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng
Trị với tổng mức vốn đầu tư đạt trên 1 nghìn tỷ đồng.
74
Bảng 3.6. Huy động vốn từ khu vực tư nhân cho phát triển du lịch trên địa bàn
các tỉnh Bắc Trung Bộ (2011 – 2018)
Tỉnh
Năm
2011 2014 2015 2018 Cộng
Thanh Hóa 193 137 1157 115 1602
Nghệ An 597 841 1257 958 3653
Hà Tĩnh 133 167 150 237 6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_lien_ket_phat_trien_du_lich_vung_bac_trung_bo.pdf